logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/12/2020 lúc 11:59:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhạc Sĩ Lam Phương Đã Qua Đời Tại Quận Cam Hưởng Thọ 83 Tuổi

UserPostedImage
GARDEN GROVE (VB) – Người nhạc sĩ tài năng đa dạng có hơn 200 bản nhạc đã được hát khắp nơi từ đầu thập niên 1950 cho đến nay ở trong và ngoài nước mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe nhạc của ông, Nhạc Sĩ Lam Phương, đã từ giã cõi đời vào chiều tối ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại Thành Phố Fountain Valley, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Theo Bách Khoa Từ Điển Mở, Nhạc Sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 193 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và đến đời cha của Nhạc Si Lam Phương thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa. Nhạc Sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, Nhạc Sĩ Lam Phương nhập ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Tiểu Bang Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, Nhạc Sĩ Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,... Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris. Sang đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.

Năm 1995, Nhạc Sĩ Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam Phương đã dần bình phục, dù không thể được như xưa.

Lần xuất hiện gần đây nhất vào tháng 8 năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của Trung Tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình Ca Lam Phương in Singapore.

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời vào lúc 6 giờ 7 phút tối ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại Thành Phố Fountain Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến, hưởng thọ 83 tuổi, theo trang Facebook của Trung Tâm Thúy Nga Paris cho biết.

Theo Bách Khoa Từ Điển Mở, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Nhạc Sĩ Lam Phương còn viết nhạc nền cho ban kịch Kim Cương và ban kịch Thẩm Thúy Hằng. Năm 1959, Lam Phương và Túy Hồng kết hôn. Năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch - Đoàn kịch "Sống - Túy Hồng". Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được "giới thiệu" trong một vở kịch của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục "thoại kịch" và những vở kịch của ban kịch "Sống – Túy Hồng" bao giờ cũng thu hút nhiều người xem.

Nhạc Sĩ Lam Phương là một nhạc sĩ tiêu biểu của nhạc đại chúng, nhạc trữ tình tân nhạc Việt Nam với hơn 200 nhạc phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay. Cần ghi nhận: theo nhà văn Trịnh Thanh Thủy trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Lam Phương trong dịp nhạc sĩ mừng sinh nhật 80, số lượng ca khúc Lam Phương sáng tác là khoảng 200 bài.

Từ nhiều năm nay, ca khúc nổi tiếng nhất của Nhạc Sĩ Lam Phương được hát khắp Việt Nam là bài "Thành Phố Buồn." Nhạc sĩ Lam Phương từng trả lời nhà văn Trịnh Thanh Thủy trong tháng 3/2017 trên Việt Báo như sau: "Họ nói gì thì nói, bài hát “Thành phố buồn” hiện là bài hát ăn khách và chạy nhất trong nước. Bây giờ các ca sĩ nổi tiếng trong nước hay hát và thu băng. Tác giả Nguyễn Ngọc Giang có viết, “Trong các bản nhạc viết về Đà Lạt thì bài hát “Thành phố buồn” là một trong những bài hát có nét độc đáo riêng. Bài hát viết về Đà Lạt nhưng không có một từ nào trong bài có chữ “Đà Lạt”. Đây là kĩ thuật miêu tả gián tiếp rất khó. Cố nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn cũng đã từng sử dụng kĩ thuật miêu tả gián tiếp này trong bài hát “Diễm xưa” để viết về xứ Huế mơ mơ thực thực. Kĩ thuật này cho đến nay vẫn hiếm người sử dụng thành công trong thơ, trong nhạc. Chính vì thế, bài hát “Thành phố buồn” có một dấu ấn không thể thay thế trong lòng bạn nghe nhạc.”

Bài phỏng vấn "Ngày nhạc sĩ Lam Phương 80" của Trịnh Thanh Thủy ở đây:

https://vietbao.com/a265...ay-nhac-si-lam-phuong-80

Nhạc Sĩ Lam Phương ra đi là một mất mát rất lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam trong và ngoài nước.

Tòa Soạn Việt Báo thành kính chia buồn cùng gia đình người thân của Nhạc Sĩ Lam Phương và cầu nguyện ông an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

Theo Việt Báo
song  
#2 Đã gửi : 23/12/2020 lúc 12:04:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lam Phương, tác giả ca khúc ‘Thành Phố Buồn,’ ra đi ở tuổi 83

LITTLE SAIGON, California (NV) – Nhạc sĩ Lam Phương, một trong những người sáng tác nhiều bài hát làm rơi lệ biết bao người, mà nổi tiếng nhất là bài “Thành Phố Buồn,” vừa ra đi ở tuổi 83, vào lúc chiều tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai.
Tin này được một phụ nữ từng “rất thân thiết” với nhạc sĩ xác nhận với nhật báo Người Việt.
UserPostedImage
Nhạc sĩ Lam Phương trong một lần đến thăm nhật báo Người Việt. (Hình: Người Việt)

“Chú đi thật rồi cháu ơi. Đi chiều nay. Chỉ biết ra đi trong bệnh viện, nhưng không biết bệnh viện nào. Bây giờ cô cũng lớn tuổi rồi, không muốn nói gì cả. Các con cô đang rất xúc động. Bây giờ người nhà của chú Lam Phương đang lo liệu mọi việc,” phụ nữ này chỉ nói như thế, và không nói gì hơn.
Người phụ nữ này yêu cầu nhật báo Người Việt không nêu danh tính “vì cả Little Saigon này ai cũng biết cô là ai rồi.”
Nhiều nguồn trên mạng xã hội cho biết nhạc sĩ tài ba và đào hoa này ra đi lúc 6 giờ 7 phút chiều tại Fountain Valley, ngay trong vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.
Theo Wikipedia, nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 Tháng Ba, 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).
Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và đến đời cha của nhạc sĩ thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa.
Nhạc sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.
Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn.
Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng.”
Ca khúc đầu tay của ông là bài “Chiều Thu Ấy,” viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, nhạc sĩ Lam Phương càng miệt mài sáng tác.
Ba năm sau, ông tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là “Khúc Ca Ngày Mùa,” được hầu hết các trường học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.
Năm 1958, ông nhập ngũ QLVNCH. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
Sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, ông phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,…
Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau.
Sau đó, ông sang Paris, Pháp, làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông theo người khác.
Năm 1995, nhạc sĩ Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm.
Lần xuất hiện gần đây nhất vào Tháng Tám, 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình Ca Lam Phương in Singapore.
Ngoài những ca khúc kể trên, ông còn sáng tác nhiều bài khác, được nhiều ca sĩ hát, mà đáng kể là “Kiếp Nghèo,” “Duyên Kiếp,” “Tình Bơ Vơ,” “Đèn Khuya,” “Nắng Đẹp Miền Nam,” “Tình Anh Lính Chiến,” “Đoàn Người Lữ Thứ,” “Biển Tình,” “Lầm,” “Say,” “Bài Tango Cho Em,” “Mùa Thu Yêu Đương,” “Tình Vẫn Chưa Yên,”…
Theo báo Người Việt





UserPostedImage

THẢNH PHỐ BUỒN

Thành phố nào nhớ không em? Nơi chúng mình tìm phút êm đềm

Thành phố nào vừa đi đã mỏi

Đường quanh co quyện gốc thông già

Chiều đan tay nghe nắng chan hòa, nắng hôn nhẹ làm hồng môi em

Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn.

Một sáng nào nhớ không em ngày chủ nhật ngày của riêng mình

Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa

Người lưa thưa chìm dưới sương mù

Qùy bên em trong góc giáo đường

Tiếng kinh cầu đẹp mộng yêu đương

Chúa thương tình, sẽ cho mình mãi mãi gần nhau.

Rồi từ đó vì cách xa duyên tình thêm nhạt nhòa, rồi từ đó trốn phong ba em làm dâu nhà người

Âm thầm anh tiếc thương đời đau buồn em khóc chia phôi

Anh về gom góp kỷ niệm tìm vui.

Thành phố buồn lắm tơ vương cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn

Và con đường ngày xưa lá đổ, giờ không em sỏi đá u buồn

Giờ không em hoang vắng phố phường

Tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương

Tiễn đưa người quên núi đồi, quên cả tình yêu.

Sửa bởi người viết 23/12/2020 lúc 12:19:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 26/12/2020 lúc 12:29:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhạc sĩ Lam Phương: tác giả của những tác phẩm lan tỏa trong lòng người Việt !

Một vài báo Nhà nước Việt Nam như VnExpress, VietNamNer, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… trong ngày 22 tháng 12 đã dành một chỗ trang trọng với lời lẽ thân thiện về một nhạc sĩ tài danh đã không còn. Các báo dẫn phát biểu của nhiều nghệ sĩ từng tiếp xúc hay hát các bài hát của người vừa tạ thế.
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh quán tại Rạch Giá, Kiên Giang, một người bình dị, dễ gần như nhận xét của nhạc sĩ Trần Chí Phúc:
“ Nhạc sĩ Lam Phương viết khoảng 200 ca khúc chủ đề quê hương và tình yêu, được coi là một trong vài nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Nhắc đến nhạc sĩ Lam Phương tôi nghĩ đến “Khúc Ca Ngày Mua”, giai điệu lóng lánh nắng đẹp miền Nam màu mỡ hiền hòa”
“Không ngạc nhiên khi mấy báo lớn trong nước đăng tin Lam Phương qua đời. Rõ ràng một số năm đổ lại đây nhạc Lam Phương rất phổ biến tại Việt Nam, những ca sĩ nổi tiếng như Lệ Quyên đã làm một CD hát nhạc Lam Phương và bán rất chạy. Tên tuổi của Lam Phương, sự ái mộ của đồng bào quê nhà đối với Lam Phương giống như thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Tin nhạc sĩ qua đời là tin lớn nên báo chí phải đăng”.
Kèm theo tin buồn về nhạc sĩ Lam Phương, báo chí ở Việt Nam gần như cùng nhắc đến ca khúc tiêu biểu mà ông sáng tác trước năm 75, bài “Thành Phố Buồn”. Đối với ca sĩ Chế Linh, “Thành Phố Buồn đưa anh vào kỷ niệm buồn có vui có: 
“ Sau 75 Chế Linh có tham gia một chương trình văn nghệ ở Thốt Nốt, Cần Thơ, trong đó có anh Thanh Việt, anh Trường Hải, chị Nhật Thiên Lan , anh Thanh Việt và nhiều ca sĩ khác. Chế Linh hát những bài họ cho phép như cái bài “Bồ Câu Trắng”, đại khái thế. Nhưng đến cuối thì khan giả mà đa số là bộ đội, yêu cầu bài Thành Phố Buồn và chỉ Thành Phố Buồn mà thôi. Chế Linh không thể từ chối được  vì họ không cho kéo màn, Chế Linh đã hát bài hát này. Cuối bài thì 4 cây súng đưa Chế Linh đi vào Ủy ban Quân quản, một kỷ niệm hết sức đâu buồn”
“Năm 2011, Chế Linh chính thức được giấy phép hát tại Mỹ Đình của Hà Nội, chổ đó có sức chưa hơn 4.000 người. Coi như buổi hát nào cũng không thể thiếu Thành Phố Buồn. Cảm nghĩ của tôi dòng nhạc Lam Phương là  dòng nhạc bolero sống vững lại, là giá trị tốt cho người nghe và cho cả chính quyền”.
Được ưa chuộng trong nước, được báo trong nước tiếc thương khi qua đời là kết quả từ dòng nhạc đi thẳng vào tim óc người nghe mà không cần bất cứ lý luận hay định kiến nào, là lời ca sĩ Thanh Tuyền, năm 2016 từng hát một nhạc phẩm của Lam Phương một thời bị cấm ở Việt Nam  
“ Không có thể nào ngờ khi Thanh Tuyền hát nhạc phẩm Chuyện Buồn Ngày Xuân  của anh Lam Phương tại thủ đô Hà Nội thì sự cảm xúc của những người yêu nhạc dâng trào. Khi đó tôi mới thấy dòng nhạc Lam Phương đi khắp mọi miền đất nước, phá tan sự cách biệt,  vượt qua quan điểm và ý thức chính trị. Khi tôi về thì khan giả trong nước vẫn yêu cầu tôi hát nhạc Lam Phương. Khi anh nằm xuống mà được sự trân trọng thương yêu thì tôi thấy rằng nhạc Lam Phương sẽ sống mãi”.
Bạn chẳng thể nhân danh điều gì để dập tắt một hay nhiều tác phẩm âm nhạc, bởi dòng suối đầy sức quyến rũ đó từ những Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lam Phương đã len vào huyết quản người nghe từ lúc nào. Đây là khẳng định của người tên Lộc, biệt danh Lộc Vàng, vì quá yêu và thích hát nhạc vàng mà đã lập một nhóm bạn chuyên hát nhạc vàng. Năm 1968 thì cả nhóm bị bắt:  
“  Nhà Nước miền Bắc Việt Nam bảo chúng tôi là phản động, cuối cùng tôi bị Nhà Nước xử 10 năm tù cộng 4 năm mất quyền cộng dân là 14 năm. Khi ra tù, về tới ga Lào Cai thì tôi mới ngã ngửa ra, tất cả những quán nước ở ga Lào Cai mở đầy những bản nhạc ngày xưa chúng tôi hát. Cả nước hát những bản nhạc trữ tình chủ đề tình yêu tình người từ trong miền Nam tràn ra miền Bắc”
“ Đến bây giờ báo chí ca tụng nhạc sĩ Lam Phương, tôi nghĩ một khi đã không đè bẹp được làn sóng âm nhạc Lam Phương thì người ta phải chấp nhận, phải thừa nhận. Những gì hay đẹp sẽ tồn tại mãi mãi dù anh có muốn vùi dập cũng không vùi dập nỗi đâu”.
Với nhạc sĩ Tuấn Khanh, cũng là một blogger, chuyện nhạc sĩ hải ngoại Lam Phương qua đời và được báo chí trong nước ca ngợi khả năng sáng tác, nhắc nhớ một  giai đoạn đen tối của văn hóa nghệ thuật dưới một chính sách trái khoáy, đi ngược thị hiếu của quảng đại quần chúng:
“Âm nhạc miền Nam Việt Nam, của hai nền Cộng Hòa, sau 1975 bị coi là tàn dư của chế độ cũ. Những tác giả như Lam Phương, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng vân vân bị dìm, bị sỉ nhục không thương tiếc. Nhạc của Lam Phương bị gọi là dòng nhạc ủy mị, rên rỉ, làm băng hoại tâm hồn.Nhiều nhạc sĩ còn ở lại Việt Nam ngậm ngùi chứng kiến mình bị chà đạp một cách công khai như vậy”
“ Sau gần 45 năm thì những người cầm quyền đã nhận ra một điều là g những bài hát đó  vẫn nằm trong những ngôi nhà nhỏ, chỉ một người hay một nhóm bạn hát khe khẻ với nhau, bất chấp  họ có thể ngồi tù giống anh Lộc Vàng ngoài Hà Nội vậy”
“ Mới đây nhạc sĩ Trần Long Ẩn còn kêu gọi hủy bỏ văn hóa văn nghệ của miền Nam. Đó là tiếng kêu tuyệt vọng. Cách đây không bao lâu Nhà Nước đưa ra quyết định không còn cấm nhạc trước năm 1975 nữa. Thực sự nhìn lại đã có bao giờ họ cấm được những thứ đó đâu, những tên tuổi như Lam Phương trong nền âm nhạc vàng son của miền Nam vẫn cứ như một làn sóng xâm thực chầm chậm, vẫn tiếp tục sáng lên trong đời thường”.
Mọi người nhắc lại bài “Thành Phố Buồn” của nhạc sĩ Lam Phương khi ông vừa nằm xuống không hẳn vì bản nhạc quá hay mà vì người ta bị tác động bởi điều gọi là tự do sáng tác.  
Sáng tác tự do, blogger Tuấn Khanh nhấn mạnh,  là bài học để nhà cầm quyền thấy rằng tự do trong sáng tạo dẫn đến một nền âm nhạc nhân bản nằm sẵn trong lòng một chế độ đang vô cùng căm ghét nó. 
Nhạc sĩ tài danh Lam Phương, với những sáng tác bị cấm sau 30/4/1975, rồi mãnh liệt sống lại hơn một thập kỷ qua ở Việt Nam, đã vĩnh viễn ra đi  lúc 6 giờ 07 phút chiều giờ địa phương ngày 22/12/2020 tại California, Hoa Kỳ.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.