logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/12/2020 lúc 12:32:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trong hơn 100 năm, các nhà hoạt động đã khiến công chúng chú ý tới việc miêu tả cơ thể người phụ nữ khỏa thân trong nghệ thuật. Đã đến lúc ta nhìn lại chúng bằng quan điểm mới.
Vào thời gian xảy ra phong trào Black Lives Matter ở Anh Quốc, cả quốc gia này chú ý tập trung vào bức tượng một nhà buôn nô lệ, trong khi đó, có một nhà hoạt động lại nhấn mạnh đến cách miêu tả hình ảnh phụ nữ trong cách tạc tượng.
"Hãy nhìn vào cách mà bạn đang bị xã hội hóa để coi đó là chuyện bình thường…" tờ rơi của nhà hoạt động viết, nhấn mạnh đến một tượng đài bên ngoài Trung tâm Trafford ở Manchester.
Bức tượng thể hiện một người đàn ông ngồi rửa chân, vây quanh là một nhóm phụ nữ bán khỏa thân khúm núm quỵ lụy.
Một nội dung khác viết bên cạnh hình ảnh bức tượng ở Iowa, Mỹ - về một phụ nữ bằng đồng không mặc áo, uốn lưng và nâng ngực lên như thể nàng đang cố ý tôn vinh đường rãnh trên cơ thể - tờ rơi này viết: "Iowa như biểu tượng bà mẹ đang dành sự nuôi dưỡng cho con của nàng? Yeah."
Người cầm tờ rơi này là ArtActivistBarbie (AAB - Nhà hoạt động nghệ thuật Barbie), một búp bê Barbie đứng tạo dáng trước các tác phẩm nghệ thuật và tượng đài, và là hiện thân vui vẻ của Sarah Williamson, giảng viên cao cấp ở Đại học Huddersfield.
Williamson bắt đầu dự án như một cách giúp sinh viên tương tác với ý tưởng về nữ quyền, chủ yếu là trong cách nghệ thuật mô tả nữ giới.
"Bằng cách này, tôi có thể nhẹ nhàng dẫn dắt người xem vào cuộc đối thoại," Williamson nói với BBC Culture. "Đó là tiếng nói ngầm về nữ quyền - tiếng nói của tôi, cất lên từ bên thứ ba với AAB, tương tự như người lồng tiếng cho bù nhìn."
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Sarah Williamson/Twitter
Chụp lại hình ảnh,
ArtActivistBarbie tạo dáng bên chú hổ đồ chơi, nhái lại bức họa Circe của họa sĩ Wright Barker vẽ năm 1889, mô tả một phụ nữ để ngực trần với bầy sư tử vây quanh
Trong một nội dung đăng trên Twitter, ArtActivistBarbie tưởng tượng về người đặt hàng cho bức họa Circe của họa sĩ Wright Barker vẽ năm 1889, miêu tả người phụ nữ để ngực trần với bầy sư tử vây quanh.
"Tôi muốn một cô gái trẻ quyến rũ, bán khỏa thân, vây quanh là bầy thú lớn,' người bảo trợ nghệ thuật nói", nội dung trên Twitter viết.
"Xem thử bức Circe xem sao, là có khoảng 5 đến 6 con hổ?'" họa sĩ nói. 'Mọi người sẽ ngưỡng mộ sự quan tâm uyên bác của ông với Thần thoại Hy Lạp.'"
Với nụ cười nửa miệng, ArtActivistBarbie đặt câu hỏi liệu đây là bức tranh mô tả khung cảnh cổ điển hay chỉ là một bức tranh khiêu dâm kín đáo thời Victoria.
Giáo sư về nghệ thuật cổ điển Mary Beard hỏi câu tương tự trong loạt chương trình truyền hình của bà có tên Cú sốc Khỏa thân (Shock of the Nude), lên sóng đầu năm nay ở Anh Quốc.
Chương trình tìm hiểu nhiều cách mà các nam họa sĩ cố gắng diễn giải sự hiện diện của phụ nữ trần truồng trong tranh vẽ của họ: khỏa thân nằm nghiêng được coi là vô tình bị bắt gặp, còn lúc đang tắm hay đang buồn ngủ lfa lý do có thể dùng để giải thích cho trạng thái không mặc đồ.
Vậy ta đang xem tranh nghệ thuật hay đang xem hình khiêu dâm?
"Đây là câu hỏi phức tạp và bất kỳ ai nghĩ rằng họ biết câu trả lời thì hãy nên xem xét kỹ lưỡng hơn một chút," Giáo sư Beard nói với BBC Culture.
"Quan điểm của tôi là lằn ranh giữa nghệ thuật và khiêu dâm luôn luôn gian trá, và khi nhìn về quá khứ là ta phải nhìn vấn đề trong bối cảnh quá khứ cũng như trong bối cảnh thời đại chúng ta. Ta phải học cách nhìn thẳng vào quá khứ và những lỗi lầm trong quá khứ."
[img]Vấn đề gây tranh cãi[/img]
Trong hơn 100 năm qua, các nhà nữ quyền đã gây chú ý tới thái độ kỳ thị giới tính trong thế giới nghệ thuật.
Vào năm 1914, nhà vận động đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, Mary Richardson dùng rìu tấn công bức họa Thần Vệ Nữ Rokeby của Velazquez.
Bức tranh miêu tả Thần Vệ Nữ soi gương, xoay lưng về phía công chúng và để lộ phần mông ở trung tâm bức tranh.
Richardson tuyên bố sự phản kháng của bà một phần nhắm phản đối cách những người đàn ông sững sờ nhìn ngắm bức tranh treo tại Bảo tàng Quốc gia London.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Năm 1914, gương mặt đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, Mary Richardson, đã tấn công bức Thần Vệ Nữ Rokeby của Velazquez, đẻ tỏ thái độ phản kháng cách thức bức tranh mô tả phụ nữ khỏa thân
"Phụ nữ liệu có phải trần truồng để được bước vào Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm?" một tấm biển quảng cáo do nhóm vận động nữ quyền nghệ thuật Guerrilla Girls đăng tải vào thập niên 1980 viết.
Vào thời đó có vẻ đúng là như vậy - có chưa đến 4% họa sĩ trong mảng nghệ thuật hiện đại của bảo tàng là nữ giới, nhưng 76% tranh khỏa thân là vẽ phụ nữ.
Với thông điệp thông minh và rõ ràng thông qua biển quảng cáo quy mô lớn, nhóm Guerilla Girls đã gọi tên và chỉ mặt việc giới nghệ thuật coi thường phụ nữ và những nhóm thiểu số khác trong nghệ thuật.
Vào năm 2018, họa sĩ người Anh Sonia Boyce có cách tiếp cận khác khi bà tháo bỏ bức tranh Hylas and the Nymphs của John William Waterhouse, ngay trước mắt công chúng, tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Manchester.
Không gian trên tường, vị trí treo bức tranh miêu tả một nhóm các cô gái trẻ bán khỏa thân dụ dỗ Hylas vào bồn tắm đầy hoa huệ, đã bị để trống trong một tuần.
"Mục đích của tôi là gây chú ý và đặt câu hỏi về cách bảo tàng quyết định cho khách tham quan xem gì, trong bối cảnh gì và dán nhãn chúng là gì," Boyce nói sau khi sự việc gây ra làn sóng phản tác dụng, theo đó phe phản đối cáo buộc sự kiểm duyệt, đúng đắn chính trị (political correctness) và chủ nghĩa nữ quyền cực đoan.
"Gỡ bỏ bức tranh là để bắt đầu một thảo luận, không phải để kích thích cơn phẫn nộ truyền thông." Nó gây ra cả hai. Chủ đề nghệ thuật và khiêu dâm là chủ đề gây tranh cãi.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Guerilla Girls
Chụp lại hình ảnh,
Trong thập niên 1980, nhóm các nhà vận động nghệ thuật nữ quyền Guerilla Girls nổi tiếng khi đặt câu hỏi "Liệu phụ nữ liệu có phải trần truồng để được bước vào Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm?"
"Lằn ranh luôn luôn mờ nhạt," Hans Maes, giảng viên lịch sử nghệ thuật ở Đại học Kent, người từng viết chuyên sâu về đề tài này, cho biết.
"Nói chung, mọi người cho rằng khiêu dâm có hai tính chất cơ bản: Nó mô tả trần trụi yếu tố tính dục và mục đích là kích thích người xem về mặt tình dục. Vâng, trong suốt lịch sử và nhiều nền văn hóa, bạn có thể tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có những tính chất này."
"Hãy nghĩ đến một số tranh ghép ở Pompeii, các tượng điêu khắc Kama Sutra hoặc một số tranh vẽ trần trụi của Gustav Kilmt. Nếu muốn, hãy so sánh bức tranh Maja Khỏa thân của danh họa Goya với bức ảnh cỡ lớn trên tạp chí Playboy và nói tôi nghe xem, ranh giới liệu có bị xóa nhòa chưa."
Năm 2014, nghệ sĩ trình diễn Deborah de Robertis tìm cách thể hiện quan điểm này bằng cách phơi bày thân thể của chính bà trước bức tranh Cội nguồn Thế giới của Gustave Courbet trong Bảo tàng Musée d'Orsay ở Paris, nhằm tái hiện hình ảnh cận cảnh bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
Sau đó, bà đã bị bắt vì khỏa thân trước bức tranh Olympia của Manet, cũng trong bảo tàng Musée d'Orsay.
Mục đích của bà là khơi lên câu hỏi: Tại sao cùng là thể hiện bộ phận cơ thể con người nhưng một thứ thì được coi là nghệ thuật, còn một thứ khác thì lại bị coi là khiêu dâm?
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Bức Maja Khỏa thân của họa sĩ Goya (hình trên), bức Cội nguồn Thế giới của Courbet và những tranh vẽ trần trụi của Klimt là các tác phẩm mà giới hoạt động và sử học coi là "lằn ranh bị xóa nhòa"
Trong quá khứ, sự kiểm duyệt hình ảnh trần trụi thường bắt nguồn từ những giá trị tôn giáo, từ sự bảo thủ và từ nỗi sợ tha hóa đạo đức.
Ngược lại, các nhà nữ quyền chống lại việc vật thể hóa hình ảnh tính dục vì muốn sự bình đẳng cho phụ nữ, và họ sợ rằng lan tỏa những hình ảnh vật thể hóa này gây bất lợi cho mục đích đó.
Vào thời gian xảy ra sự can thiệp của Boyce ở Manchester, làn sóng nữ quyền thứ tư đang dâng lên giữa làn sóng cáo buộc Harvey Weinstein, Jeffrey Epstein và những người khác. Sự căng thẳng dâng cao trong cách ứng xử với tác phẩm nghệ thuật ra đời dưới những giá trị đạo đức khác biệt so với thời đại của chúng ta.
Bạn không cần phải nhìn rất xa để tìm ví dụ. Benvenuto Cellini một mực muốn sử dụng nữ đồng trinh làm người mẫu và "khai hoa" họ sau khi ông hoàn thành bức vẽ về họ. Eric Gill dùng các con gái của chính mình làm người mẫu và xâm hại tình dục chúng.
"Có lẽ ta nên phân biệt giữa sự sùng bái và sự sáng tạo," Maes nói với BBC Culture. "Nếu ta biết một họa sĩ xâm hại phụ nữ và thái độ xâm hại đó cũng thể hiện trong tác phẩm, thì nó ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm. Tự thân tác phẩm sẽ xuất hiện một cách gớm ghiếc và có vấn đề về đạo đức, một khi bạn biết về chuyện đó."
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Vào năm 2018, họa sĩ Sonia Boyce gỡ bức tranh Hylas and the Nymphs của họa sĩ John William Waterhouse khỏi Phòng trưng bày Nghệ thuật Manchester
Trong bộ phim tài liệu gần đây trên Netflix về Jeffrey Epstein, một trong những sĩ quan cảnh sát đến bắt giữ đã bình luận về số lượng tranh khỏa thân treo trong dinh thự của kẻ xâm hại tình dục. Nếu đặt trong phòng tranh, những bức khoả thân tương tự có thể là các tác phẩm được ngưỡng mộ.
"Vâng, đúng là nó khiến bạn phải nghĩ," Sarah Williamson đồng tình. "Có rất nhiều tranh trong các bảo tàng nghệ thuật công là vẽ về những thiếu nữ tuổi dậy thì, khiến người xem thấy khó chịu. Bức tranh Syrinx của họa sĩ Arthur Hacker treo ở Phòng Trưng bày Nghệ thuật Manchester chẳng hạn, tác phẩm này thể hiện một cô gái trẻ, trần truồng, trông rất yếu ớt và sợ hãi và nó khiến tôi cảm thấy cực kỳ không thoải mái khi xem. Nhưng có một kiểu tôn kính với những người đã thành danh với ngôn ngữ Bậc thầy Cổ điển và với các tác phẩm nổi tiếng mà ta đã lĩnh hội, chấp nhận một cách vô thức."
[img]"Ở truồng" hay "khỏa thân"?[/img]
Vẽ tranh tả thực người mẫu khỏa thân vẫn chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục nghệ thuật hiện đại, và đa số người mẫu vẫn là nữ giới; nhưng trong "sự tôn nghiêm" của xưởng vẽ, những phụ nữ này không phải ở truồng mà là "khỏa thân", và họ không cởi truồng mà là "thoát y".
"Nhưng tất nhiên, những ánh nhìn của nam giới vẫn tồn tại trong lớp vẽ tả thực," Mary Beard nói, người mà chính bản thân bà cũng làm mẫu trong cuộc điều tra của bà cho chương trình "Cú sốc Khỏa thân".
"Có nhiều cách mà văn hóa cố gắng loại bỏ nó và những công cụ ngôn ngữ được sử dụng để cố gắng loại bỏ yếu tố tính dục. Nhưng nó vẫn hiện diện."
"Tạo dáng hầu như là thứ mà tôi hi vọng tránh phải làm," người mẫu Fra Beecher viết trong một blog về việc làm mẫu chân dung trên mạng trong thời gian cách ly, trong đó cho thấy cô để ý đến ánh nhìn của nam giới.
"Tôi không bao giờ cho phép chụp ảnh khi tôi đang làm mẫu. Tôi tự hỏi liệu có thể cân bằng cảm xúc bản thân về hình ảnh khỏa thân với nỗi sợ hình ảnh khỏa thân của mình xuất hiện trên mạng hay không."
Một người mẫu khác thể hiện lo lắng rõ ràng về việc khi rời xa không gian kiềm tỏa của phòng vẽ, những người tham dự có thể thoải mái thủ dâm thay vì chú tâm vào việc vẽ tranh.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Một trong những chủ đề khác của ArtActivistBarbie là bức họa Le Déjeuner sur l'Herbe của Manet, trong đó một phụ nữ trần truồng ngồi kế hai người đàn ông mặc quần áo đầy đủ
Lo lắng của cả hai người phụ nữ này là làm sao có thể thấy được lằn ranh mỏng manh giữa nghệ thuật và khiêu dâm, và việc phải vượt qua được vấn đề này phức tạp ra sao.
Trong một cuộc phỏng vấn, Mary Beard cho rằng khỏa thân luôn có nguy cơ bị biến thành "khiêu dâm mềm cho giới tinh hoa", và nhận xét này đã bị tấn công bởi những bình luận về bài báo và trên Twitter.
Giống như Boyce, bà phát hiện ra rằng việc cố gắng tạo ra một cuộc thảo luận về chủ đề này sẽ có xu hướng gây ra tâm lý thù nghịch thay vì gợi mở sự quan tâm.
Đó cũng là lý do khiến ArtActivistBarbie, một cô búp bê nhựa bị giới nữ quyền coi là kẻ thù vì định kiến giới, là ý tưởng thông minh của người sáng tạo ra cô.
"Vấn đề là cần thảo luận và bắt đầu nhìn mọi thứ khác đi," Sarah Williamson cho biết. "AAB khiến điều này có thể được thực hiện một cách vui vẻ và dễ chịu, và từ đó cố gắng tạo ra một thế giới bình đẳng hơn cho nữ giới, để họ không phải chỉ là một thứ vật thể trong ánh nhìn của đàn ông."
Một trong những nội dung đăng tải có nhiều bình luận nhất của ArtActivistBarbie, là cảnh cô búp bê tạo dáng ở phòng triển lãm, ngay trước bức tranh Le Déjeuner sur l'herbe của Manet.
Trong bức tranh đầu tiên, Barbie cũng trần truồng giống người phụ nữ trong tranh và hai người bạn nam giới của cô mặc quần áo đầy đủ. Nhưng sau đó thiết kế trong tranh bị đảo ngược, với Barbie khoác tấm khăn choàng, trong khi hai người đàn ông lại ở truồng.
Đó là sự đối sánh thú vị và dĩ nhiên là khiến bạn phải suy nghĩ.
Theo BBC
song  
#2 Đã gửi : 27/12/2020 lúc 12:39:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi sự hoan ái lên ngôi trong nghệ thuật

UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Alamy
Tình yêu thật phức tạp. Thật vậy. Và nghệ thuật cũng thế.
Từ những tác phẩm được biết đến là xuất hiện sớm nhất thể hiện sự âu yếm (bức tượng điêu khắc thời kỳ đồ đá với hình ảnh cặp tình nhân ôm nhau) đến cái ôm trang trọng trong bức tranh Nụ Hôn (1907-1908) của Gustav Klimt, lịch sử nghệ thuật luôn đầy nhịp đập đam mê.
Dù dược ca ngợi về sự nhiệt thành cảm xúc toát ra từ các tác phẩm, nhưng những sản phẩm nghệ thuật như bức chân dung cặp đôi ngọt ngào hồi Thế kỷ 17 của Rembrandt, Cô dâu Do Thái (1665-1669) và bức tượng điêu khắc của Auguste Rodin, Nụ Hôn (1901-1904), có nội dung sâu sắc hơn nhiều so với bề ngoài tác phẩm thể hiện.
Cận cảnh gần hơn một chút, người ta bắt đầu nhanh chóng nhận ra những căng thẳng tinh tế, thứ khiến những kiệt tác này trở nên chênh vênh so với vẻ ngoài chúng thể hiện.
Những chi tiết như vậy, thường bị người xem bỏ qua, lại là thứ có sức mạnh chuyển biến những lời miêu tả đơn giản, dễ gây hiểu lầm thành nội dung nào đó bí ẩn, phức tạp và đầy mâu thuẫn cảm xúc.
"Anh yêu em như cách người ta yêu mù quáng nhất," Pablo Neruda từng viết, những lời lẽ đó đủ để biểu đạt những cảm xúc bí ẩn "một cách bí mật, giữa bóng tối và tâm hồn" này.
Nhìn thoáng qua, khối đá được đẽo gọt 11 ngàn năm tuổi nổi tiếng với tên gọi Cặp Tình Nhân Ain Sakhri (được đặt tên theo khu hang động trong sa mạc Do Thái gần Bethlehem, nơi hiện vật được xác định vào năm 1933 sau khi một người du mục Ả-rập tìm được) thể hiện sự rung động chân phương trong cách tác phẩm thể hiện đam mê cháy bỏng trên chất liệu đá trơ.
Như tình yêu sơ khai thời tiền sử, bức tượng điêu khắc cao 11cm có hình trái tim miêu tả khoảnh khắc quấn quýt gần gũi của cặp tình nhân khi thân thể họ dần hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất, như thể tôn vinh sự từ bỏ cái tôi trong tình yêu.
Hai cơ thể quấn quýt vào nhau tới mức người ta không thể phân định giới tính của nhân vật, vì cả hai dường như đã kết tinh thành một thể nguyên bản - nguyên thể như một khối quặng.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, British Museum
Chụp lại hình ảnh,
Tượng điêu khắc Cặp Tình Nhân Ain Sakhri đem lại cái nhìn rất khác khi ta xoay bức tượng 90 độ
Tuy nhiên, khi xoay bức tượng 90 độ theo bất kỳ hướng nào, ta sẽ thấy thái độ của chủ thể trong tác phẩm cũng thay đổi không ngờ.
Khi ngắm nhìn từ bên này sang bên kia, bóng mờ của đá thình lình bị cắt ngang; bị che khuất bởi dương vật dựng đứng như cậu lính đội mũ.
Sự chuyển đổi trọng tâm - từ một cặp đôi tâm hồn lãng mạn hòa tan vào nhau thành một totem thống nhất mang duy nhất một ý nghĩ - làm biến đổi điểm nhấn trong ý nghĩa tác phẩm, và thiết lập quan điểm thể hiện sự gần gũi về thể xác trong hàng ngàn năm sau.
[img]Lạc lối trong ánh nhìn[img]
Thời gian trôi nhanh. Tới Ấn Độ thời Trung cổ, sự va chạm giữa nhu cầu thúc bách của thể xác với sự khao khát tâm hồn vẫn không hề giảm bớt trong những tác phẩm tượng điêu khắc cặp đôi quấn quýt yêu đương (được gọi là tượng mithunas) thường được trang trí trong đền thờ Ấn giáo.
Một tác phẩm như vậy, được tạc cho ngôi đền có từ Thế kỷ 13 ở Orissa, miền đông bắc Ấn Độ, từ lâu đã được coi là biểu tượng xóa nhòa ranh giới giữa khao khát tâm hồn và thể xác.
Sự khao khát tình dục thể hiện trong hình ảnh người đàn ông và người phụ nữ lạc lối trong ánh nhìn đắm say khi họ tiến lại gần sát để hôn nhau.
Tuy nhiên, tác phẩm có khả năng làm đảo lộn bất cứ diễn đạt thuần túy nào về ý nghĩa, tùy theo cách tín đồ tới đền nhìn bức tượng từ hướng nào.
Khi đi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, vốn là tục lệ đi vòng quanh đền, các tín đồ có thể thấy sự chuyển biến không ngừng trên bức tượng.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Metropolitan Museum of Art
Chụp lại hình ảnh,
Thể hiện sự khát khao yêu đương bên ngoài ngôi đền Ấn giáo ở Ấn Độ, bức tượng có lẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho việc tâm hồn hòa quyện với sự thiêng liêng
Từ một số góc nhìn nhất định (nhất là khi ta nhìn thoáng qua từ bên phải, đằng sau đầu cô gái trẻ), cặp đôi trông như thể đang tận hưởng nụ hôn.
Khi ta đi từ phía bên trái tới (giống như cách các tín đồ quay trở lại sau khi đi một vòng quanh ngôi đền), cặp đôi lại xuất hiện có vẻ như bị đẩy ra xa nhau - vĩnh viễn đóng băng ở lưng chừng khoảnh khắc gần như hôn nhau đó.
Liên tục tự điều chỉnh theo quỹ đạo góc nhìn của người quan sát, bức tượng đá tuyên chiến với nghịch lý giữa sự bền chặt và sự phù du của tình yêu.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Alamy
Chụp lại hình ảnh,
Theo một nhà viết tiểu sử về Rembrandt thì bức tranh "Cô Dâu Do Thái" là "một trong những biểu đạt tuyệt vời nhất về sự hòa phối dịu dàng giữa tình yêu thể xác và tinh thần trong lịch sử hội họa"
Vai trò của mắt người xem khi xác định kịch tính và ý nghĩa tác phẩm một lần nữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở một trong những bức hoạ được yêu thích hàng đầu trong nghệ thuật phương Tây - bức tranh Cô Dâu Do Thái, bức chân dung sâu sắc thể hiện người đàn ông và phụ nữ đóng băng trong khoảnh khắc dịu dàng.
Cái tên thường được gắn với tác phẩm này có thể gây ra một số hiểu lầm về nội dung thực sự của tác phẩm.
Rất có thể là nhân vật trong tranh Rembrandt chính là các nhân vật trong Sách Sáng Thế, hai vợ chồng Isaac và Rebecca trong Cựu Ước, những người muốn tìm nơi nương náu trong vương quốc của Vua Abimelech vùng Canaan.
Sợ rằng chính mình sẽ bị giết bởi những gã đàn ông dâm đãng sẵn sàng tìm cách bắt cóc cô vợ xinh đẹp của mình, Issac tự nhận mình là anh trai của Rebecca.
Tác phẩm của Rembrandt thể hiện khoảnh khắc khi cả hai thả rơi mặt nạ và thể hiện chút âu yếm không lo toan.
Trong những miêu tả trước đây về cùng cảnh tượng, trong đó có các tác phẩm của Raphael và thậm chí một bức ký hoạ của chính Rembrandt, kịch tính trở nên ngạt thở khi có sự hiện diện của vua Abimelech, người đứng bên rìa tác phẩm, rình xem hai vợ chồng.
Khi loại bỏ ánh nhìn dò xét của nhà vua khỏi bức tranh, vốn là ánh mắt chỉ người xem mới thấy, Rembrandt đã không loại bỏ sự phức tạp trong tác phẩm của ông.
Có lẽ ông chỉ chuyển ánh nhìn mãn nhãn đó sang cho khán giả xem tranh. Chúng ta trở thành nhà vua và phải theo dõi định mệnh của cặp đôi chung thủy (với nhau) và dối lừa (chúng ta).
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Alamy
Chụp lại hình ảnh,
Antoine Watteau sáng tạo ra thể loại tranh Fête galante, là thể loại mà các cặp đôi ăn vận trong trang phục lễ hội hay lễ hội hóa trang và trò chuyện hay tán tỉnh nhau trong quang cảnh ngoài trời
Một màn kịch bất ngờ giữa ánh mắt trao nhau trong sự đam mê sôi nổi trong bức tranh sơn dầu trên gỗ - La Surprise (Ngạc Nhiên) - tác phẩm được hoàn thành vào năm 1718.
Tác phẩm cho thấy người nghệ sĩ chậm rãi chuyển sự chú ý của mình từ cái ôm nồng nhiệt của cặp trai gái phóng khoáng bên trái (cơ thể của họ bắt đầu trượt ra khỏi khung tranh), sang nhân vật Mezzetin chơi đàn guitar ở trung tâm bức tranh, ngồi kế bên họ.
Là nhân vật tưởng tượng trong hội họa Rococo, chàng nghệ sĩ Mezzetin cô đơn là người tinh nghịch. Trong tranh này, chàng có vẻ như đang chỉnh lại dây đàn với hi vọng có thể chơi một đoạn nhạc chói tai khiến phép màu yêu đương tan vỡ, để chàng có cơ hội tán tỉnh cô gái.
Sự đối nghịch ở đây là tiếng đàn bật ra từ năm ngón tay tinh nghịch của chàng nhạc sĩ, chú chó nhỏ đứng dưới chân chàng cũng dựng ngược cả đuôi lên vì âm thanh khó nghe - với sự thể hiện âu yếm công khai của những người yêu nhau.
Tác phẩm dí dỏm này không thể hiện chủ đề niềm hạnh phúc trong tình yêu mà còn cho thấy tình yêu đó có thể khiến người ngoài bứt rứt tới mức nào.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Metropolitan Museum of Art
Chụp lại hình ảnh,
The Met miêu tả "Cặp tình nhân dạo bước trong tuyết" (Crow và Heron), 1764-1772 là "lãng mạn và u sầu… thậm chí gợi ra con đường tới sự tự tử trong tình yêu"
Không khó để thấy có sự hả hê hằn học phá hủy bầu không khí trong tác phẩm in trên gỗ có tên Cặp Tình Nhân Dạo Bước Trong Tuyết" (sáng tác hồi thập niên 1760) của nhà thiết kế người Nhật thời Thế kỷ 18 Suzuki Harunobu.
Với ngụ ý thể hiện phong cách ukiyo-e (nghĩa là "thế giới nổi"), nói về sự hưởng thụ của tầng lớp thương nhân ngày càng giàu có, tác phẩm vẽ một cặp đôi thong thả đi bộ không mục đích gì.
Với hình ảnh hai người ăn vận thời trang quấn kín người, bức tranh đầu tiên có vẻ như tóm tắt lại âm mưu của ái tình.
Nhưng khi nhìn gần hơn và với những cành cây khô mùa đông tua tủa bên trên, cặp đôi không hề hay biết số mệnh họ giờ đã nằm trong sự chi phối băng giá.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Wikimedia
Chụp lại hình ảnh,
Tác phẩm Sappho Và Erinna Trong Vườn Ở Mytilene của Siemon Solomon, năm 1864, thể hiện cái ôm của những nhà văn Hy Lạp cổ đại
Điểm gở từ những răng cưa băng tuyết lởm chởm trong tác phẩm in trên gỗ của Harunobu sẽ được thể hiện một lần nữa bằng một kiểu mê tín khác trong tác phẩm mơ mộng Sappho Và Erinna Trong Vườn Ở Mytilene của họa sĩ Simeon Solomon trong thời kỳ Tiền Raphael năm 1864.
Trong bức tranh màu nước của Solomon, những nhà văn Hy Lạp cổ đại ôm nhau trong khu vườn ở Đảo Lesbos, bao quanh là biểu tượng cho năng lực thơ văn của họ: như bút, mực, giấy và một cây đàn lyre tựa vào bên phải.
Nhưng chính là sự âu yếm rỉa lông rỉa cánh cho nhau của hai chú chim đằng sau hai người phụ nữ vốn thu hút ánh nhìn của người xem cho đến khi ta thấy nó: một con chim màu đen đáng ngờ chen vào quấy rối bên cạnh họ, đó là kẻ sẽ làm gián đoạn giấc mơ và nhắc nhở ta về thời Solomon vốn không có chút khoan dung nào với tình yêu đồng giới.
[img]Tâm trạng bất an[/img]
Ngay cả những bức tranh thể hiện tính khí thất thường nhất của tình yêu cũng luôn ẩn giấu một góc cạnh sắc hơn có thể cắt ngang cảm xúc ngọt ngào.
Hãy lấy bức tranh thể hiện tuyên ngôn duyên dáng về hạnh phúc luyến ái của Marc Chagall có tên Sinh Nhật (1915) làm ví dụ.
Bức tranh là hình ảnh chính họa sĩ và Bella, người phụ nữ sẽ sớm trở thành vợ ông (họ cưới nhau cùng năm khi bức tranh ra đời); họ vui vẻ trong phòng ngủ.
Nhưng lỗi của nàng là thả lỏng cơ thể hoàn toàn và nhắm mắt lại khi họ xoay mình chìm vào trong một nụ hôn, cảnh báo cho ta thấy sự lo lắng bất ổn đã xuất hiện đâu đây.
Dù sao, bức tranh được vẽ trong thời điểm cực kỳ bất ổn. Chiến Thế giới Thứ Nhất vừa nổ ra một năm trước đó đã khiến cặp đôi mắc kẹt ở Nga và khiến họa sĩ không thể đưa Bella về Paris cùng ông, nơi ông bắt đầu có danh tiếng trong nghề.
Thế giới bên bờ vực và con dao nằm gần đó ngay trong tầm với trong bức tranh trên chiếc tủ búp phê sau lưng họ gợi ý cho người xem về sự đe dọa và bí ẩn.
Liệu một người có rút dao ra và dí vào người kia? Dí vào ta? Sự nghi ngờ cuộn lên trong tranh. Tình yêu thật đáng yêu, nhưng nhớ cẩn thận dè chừng.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Alamy
Chụp lại hình ảnh,
Tác phẩm Nụ Hôn của Rodin thể hiện một cặp tình nhân trong phần Hỏa Ngục thuộc trường ca Thần Khúc của nhà thơ Ý Dante, những người về sau đã bị đâm chết
ẢNH: Tác phẩm Nụ Hôn của Rodin thể hiện một cặp tình nhân trong phần Hỏa Ngục thuộc trường ca Thần Khúc của nhà thơ Ý Dante, những người về sau đã bị đâm chết (Ảnh: Alamy)
Trong suốt Thế kỷ 20 và sang đến Thế kỷ 21, các nghệ sĩ tiếp tục khám phá bản chất của đam mê trong bản tính phức tạp hỗn loạn của nó.
Từ cái tát làm gãy cổ người phụ nữ trong bức tranh Nụ Hôn của Klimt đến ánh nhìn ngạt thở của những người đội khăn trùm kín đầu trong tác phẩm Người Tình (1928) của René Magritte, nghệ thuật về tình yêu trong thời gian gần đây thường mang yếu tố bạo lực. Rất khó để duy trì sự cân bằng giữa tình yêu và những sức mạnh hắc ám gây xáo trộn tình yêu.
Năm 2003, họa sĩ người Anh Cornelia Parker có một quyết định gây tranh cãi khi bà định can dự vào việc trưng bày tác phẩm điêu khắc Nụ Hôn của Rodin bằng cách quấn bức tượng nổi tiếng này trong đoạn dây dài cả dặm, nhằm cho thấy sự cân bằng có thể bị phá hỏng ra sao.
Parker đặt tên cho sự can thiệp của bà là Khoảng Cách (Nụ Hôn Với Sợi Dây Quấn Quanh), và nói, "Tôi muốn trả lại cho tác phẩm sự phức tạp nó từng thể hiện: rằng tình yêu có thể rất đau khổ chứ không chỉ là sự lãng mạn lý tưởng. Sợi dây hiện diện ở đó để thể hiện sự phức tạp trong tình yêu."
Dường như nội dung ẩn dưới tác phẩm của Rodin (tác phẩm này thể hiện Paolo và Francesca, cặp đôi yêu nhau trong Hỏa Ngục thuộc trường ca Thần Khúc của Dante, vài giây trước khi họ bị đâm chết), vẫn chưa đủ căng thẳng về câu chuyện.
Parker cảm thấy tác phẩm cần được cập nhật - sự khó chịu có thể cảm nhận trên bề mặt tượng.
Nhưng sợi dây vu vơ mà Parker quấn vòng quanh bức tượng ít gây ra cảm giác về sự phức tạp trong tình yêu giữa Paolo và Francesca hơn là sự trói buộc cưỡng chế ngăn cản ta cảm nhận tác phẩm.
Rốt cuộc thì cả sự bí ẩn của nghệ thuật lẫn tình yêu đều là những thứ không thể đo đếm được.
Theo BBC
song  
#3 Đã gửi : 27/12/2020 lúc 12:47:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nét gợi tình trong tranh khỏa thân thời Phục hưng

UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, National Galleries of Scotland
Chụp lại hình ảnh,
Tác phẩm Thần Vệ nữ từ biển nhô lên (Venus Rising from the Sea) của hoạ sỹ Titian, sáng tác khoảng 1520
Các nghệ sĩ thời Phục hưng đã làm thay đổi lịch sử nghệ thuật phương Tây với việc lấy hình ảnh khỏa thân làm nội dung tâm điểm để thể hiện cái đẹp.
Mối quan tâm trở lại đối với những hình thức thờ cúng cổ điển và việc hình ảnh giữ vai trò quan trọng trong nghi lễ thờ phụng Ki-tô giáo khiến các nghệ sỹ thời đó dùng người mẫu thật để vẽ, từ đó dẫn tới việc phát triển những cách mới, thể hiện cơ thể con người một cách đầy xúc cảm.
Khả năng thể hiện cơ thể trần truồng trở thành tiêu chuẩn đo lường tài năng nghệ thuật, nhưng điều này không phải là không gây tranh cãi, đặc biệt là trong các chủ đề ngợi ca tôn giáo.
Nhiều nghệ sĩ nói cơ thể khoẻ mạnh, cân đối sẽ toát ra sự tốt đẹp, nhưng những người khác sợ rằng vẻ đẹp đó sẽ khơi dậy nỗi ham muốn, thèm khát nhục dục.
Triển lãm 'Hình ảnh Khỏa thân thời Phục hưng', mở tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London, giới thiệu về sự phát triển của hình ảnh khỏa thân trong nghệ thuật châu Âu, được thể hiện dưới các hình thức tôn giáo, cổ điển và thế tục.
Triển lãm này không chỉ tiết lộ cho ta biết làm thế nào mà hình ảnh khỏa thân đạt được vị trí thống trị trong nghệ thuật thời Phục hưng, mà còn cho biết về những phản ứng, mà thường là ngạc nhiên, đối với vấn đề khoả thân và tính dục trong thời đó.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, The J. Paul Getty Museum, Los Angeles
Chụp lại hình ảnh,
Tác phẩm Allgory of Fortune của họa sĩ Dosso Dosi, vẽ khoảng năm 1953
Hình ảnh khoả thân đã xuất hiện thường xuyên trong nghệ thuật ngợi ca Kitô giáo suốt Thế kỷ 13 và 14.
Như Jill Burke, đồng biên tập danh mục triển lãm, nói, thì "hình ảnh khỏa thân đầu tiên được thể hiện lặp đi lặp lại chính là Chúa Jesus."
Nhưng từ Thế kỷ 14, đã có sự thay đổi lớn trong thái độ của mọi người đối với các tác phẩm nghệ thuật ca ngợi Ki-tô giáo và cách thức nó được sử dụng trong việc thờ phụng, sùng bái cá nhân.
"Họ quan tâm đến việc đồng cảm, và dùng những hình ảnh đó để có thể thực sự cảm nhận sự đau đớn của Chúa Jesus và các thánh," Burke nói.
Do đó, các nghệ sĩ cố gắng làm cho hình ảnh Chúa Jesus trở nên chân thực hơn, các vị thánh và các nhân vật tôn giáo khác dần trở nên gần gũi hơn.
Điều này được thể hiện rõ qua nhân vật Adam và Eva, được Jan van Eyck vẽ trong kiệt tác của mình, bộ tranh khổng lồ trang trí nơi bệ thờ của Nhà thờ St. Barvia, Ghent, Bỉ (hoàn thành năm 1432).
Có lẽ là một trong những hình ảnh đầu tiên vẽ dựa trên người mẫu sống động, các nhân vật trong tranh được thể hiện vô cùng chi tiết, tỉ mỉ. Adam có đôi bàn tay rám nắng trong khi đường sọc nâu mờ mờ trên bụng Eve cho thấy rõ nàng đang mang thai.
Trong các tác phẩm thể hiện hình ảnh khỏa thân, Van Eyck và các nghệ sĩ Bắc Âu khác vẽ về chủ đề truyền thống bản địa phong phú, sinh động. Họ không chỉ mô tả đề tài tôn giáo mà còn cả các chủ đề thế tục, bao gồm các cảnh tắm gội và cả cảnh tượng trong nhà thổ, được thể hiện trên các loại hình nghệ thuật từ ký họa đến các bức phù điêu trên ngà voi.
Nhờ có sự phát triển về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu sinh động rực rỡ, các nghệ sỹ đã có thể thể hiện chủ nghĩa tự nhiên ở mức độ cao hơn nhiều so với trước.
[img]Mắt trần[/img]
Các nghệ sĩ miền bắc cũng được lợi từ việc mọi người có thái độ nhìn chung là khá thoải mái, cởi mở đối với chuyện khoả thân.
"Có rất nhiều cảnh khoả thân trong những sự kiện như các trong các đám rước lộng lẫy ở Bắc Âu," Burke nói. Điều này trái ngược hoàn toàn với Ý, "nơi có những quan điểm truyền thống về việc nhìn ngắm cơ thể người phụ nữ, ngay cả trong hôn nhân. Chẳng hạn như người chồng cũng không nhìn ngắm vợ khỏa thân," Burke nói.
Người Ý cũng cho rằng cơ thể phụ nữ về cơ bản là thấp kém, vì theo triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle thì phụ nữ không được hoài thai tử tế trong bụng mẹ, không đủ nhiệt để bộ phận sinh dục nhô ra ngoài.
Mặc dù những nhà bảo trợ người Ý rất nhiệt thành sưu tầm các tác phẩm phụ nữ khỏa thân của Bắc Âu, nhưng có lẽ không mấy ngạc nhiên khi hầu hết các nghệ sĩ Ý Thế kỷ 15 đã chọn tập trung vào cơ thể nam giới, tuy cũng có những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý như Botticelli.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, RoyalCollectionTrust/Her Majesty Queen ElizabethII
Chụp lại hình ảnh,
Tác phẩm The Three Graces (Ba nàng duyên dáng) của hoạ sỹ người Ý Raphael, sáng tác vào khoảng 1517- 1518
Dựa trên phông văn hoá nhân văn và các tác phẩm điêu khắc cổ điển đã có, các nghệ sĩ bắt đầu sáng tác ra những hình ảnh mang tính lý tưởng.
Tác phẩm mà Ghiberti sáng tác lên cánh cửa Baptistery của thánh đường Florence (hoàn thành 1401-1403) được nhiều học giả coi là sự khởi đầu của việc sáng tác hình ảnh khỏa thân thời Phục hưng. Trong tác phẩm này, chàng Isaac anh hùng cơ bắp cuồn cuộn trên ngực được thể hiện vô cùng tinh tế trên chất liệu đồng.
Cũng tại Florence, Donatello sáng tác tác phẩm điêu khắc chàng David gợi cảm vô song (1430-40); cơ thể mềm mại và tư thế duyên dáng của bức tượng nhằm đáp ứng khiếu thẩm mỹ của một nền văn hóa vốn chấp nhận quan điểm "đàn ông cảm thấy cơ thể của một chàng trai trẻ đẹp rất gợi tình," Burke giải thích.
Thật vậy, dù chính thức bị coi là bất hợp pháp nhưng quan hệ đồng tính dường như đã trở thành chuyện bình thường. "Hồi Thế kỷ 15, quá nửa số đàn ông Florence bị truy tố vì có quan hệ tình dục đồng tính," Burke nói.
Thánh Sebastian là một nhân vật được yêu thích - mà không chỉ đàn ông mới cảm thấy bị cơ thể Thánh Sebastian hấp dẫn.
Tác phẩm của danh hoạ Fra Bartolommeo tại Nhà thờ Thánh Marco ở Florence "đã phải di chuyển đi nơi khác vì các con chiên mộ đạo là phụ nữ đã nhìn ngắm một cách khát khao quá đáng và nảy sinh những ý nghĩ xấu xa trong đầu", Burke nói.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Museo Nacional Thyssen-Bornemisza, Madrid
Chụp lại hình ảnh,
Tác phẩm Saint Sebastian (Thánh Sebastian) của danh hoạ Agnolo Bronzino, sáng tác khoảng năm 1533
Tuy tác phẩm gây ra hậu quả đáng tiếc như trên, nhưng không ai nghi ngờ gì về những mục đích trong sáng của Fra Bartolommeo.
Thế nhưng không thể nói vậy về các cuốn kinh cầu nguyện Books of Hours, do anh em nhà Limbourg (Paul, Jean và Herman de Limboug) sáng tác hồi đầu Thế kỷ 15 cho Công tước xứ Barry.
Để tỏ lòng sùng bái cá nhân, trong đó có những hình ảnh về các nhân vật như Thánh Catherine với vòng eo thắt đáy lưng ong, bộ ngực nhô cao và làn da xanh xao tinh tế, gợi tình.
Những tác phẩm như vậy tạo tiền đề cho sự kết hợp giữa yếu tố tôn giáo với cảm xúc nhục dục trong các tác phẩm mang màu sắc tôn giáo ở Pháp.
Các tác phẩm của Jean Fouquet vẽ cho vương triều Vua Charles VII đẩy khuynh hướng này lên tới đỉnh cao.
Bức hoạ ông vẽ người tình của đức vua, Agnès Sorel, trong hình dáng Đức Mẹ Đồng Trinh (1452-55), với bầu ngực trái để trần, căng tròn hoàn mỹ, hướng về phía Chúa Hài đồng đang ngồi hờ hững, là một trong những ví dụ kỳ hoặc nhất.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Royal Museum of Fine Arts Antwerp, Belgium
Chụp lại hình ảnh,
Bức tranh Đức Mẹ Đồng Trinh vây quanh bởi Thiên Sứ và Tiểu Thiên sứ (Madonna surrounded by Seraphim and Cherubim) của Jean Fouquet, hoàn thành 1452
Những diễn biến này đã không lọt qua được sự chú ý của Giáo hội và sau cuộc Cải cách Tin Lành năm 1517, hình ảnh tôn giáo như vậy đã bị cấm ở những nơi thờ phụng tôn nghiêm.
Các nghệ sĩ ở các quốc gia Tin Lành phản ứng bằng cách chuyển sang các chủ đề khỏa thân thế tục và thần thoại, với Lucas Cranach the Elder sáng tác khoảng 76 tác phẩm mô tả thần Vệ nữ.
Điều này đã khiến các nghệ sĩ "chọn khám phá những chủ đề bên ngoài phạm vi tôn giáo, qua đó làm bùng nổ tính tự do", Lucy Chiswell, Trợ lý Giám tuyển tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia, nói.
Chân dung người phụ nữ khỏa thân được thể hiện qua hình ảnh phù thủy cũng trở nên phổ biến.
Để làm nổi bật sức mạnh tính dục của phụ nữ đối với đàn ông và nhu cầu cần phải kiểm soát sức mạnh này, các hình vẽ chân dung tập trung vào cơn sốt săn phù thủy đang ngày càng tăng khiến hàng ngàn phụ nữ bị xử tử.
"Nó không hề làm cho hình ảnh khỏa thân trở nên kỳ quặc mà gắn chúng với những nhân vật quỷ dữ bị kiềm chế dữ dội này," Chiswell nói.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, National Galleries of Scotland
Chụp lại hình ảnh,
Tác phẩm Thần Vệ nữ từ biển nhô lên (Venus Rising from the Sea) của hoạ sỹ Titian, sáng tác khoảng 1520
Ý cũng vậy, ngày càng hướng tới các chủ đề cổ điển, do văn học, thơ ca ngày càng được quan tâm.
Các nghệ sĩ vùng Venice như Giorgione và Titian đã sáng tác những bức tranh khoả thân đầy vẻ khêu gợi quyến rũ, lộng lẫy. Tuy đậm chất gợi tình nhưng những tác phẩm này thường dựa trên các nội dung mô tả hình ảnh khoả thân cổ điển, khiến các chủ sở hữu tranh có thể tuyên bố rằng họ quan tâm tới tri thức chứ không phải tính dục.
Trong mọi trường hợp, như Burke chỉ ra, "một trong những minh chứng cho tài năng của người nghệ sĩ là khiến cơ thể người xem phải phản ứng - cho nên nếu bạn cảm thấy bị khơi gợi ham muốn tình dục khi ngắm bức tranh Thần Vệ nữ Urbino của danh hoạ Titian thì đó chính là một minh chứng cho tài năng của Titian."
Thể hiện những hình ảnh khoả thân thuần túy cổ điển là một chuyện, nhưng ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật cổ trong nghệ thuật phục vụ Công giáo lại là chuyện khác - thứ này đang ngày càng gây tranh cãi.
Michelangelo cùng những người Thiên chúa giáo theo chủ nghĩa nhân văn và các giáo sĩ thân hữu của ông tin rằng một cơ thể đẹp đẽ chính là biểu tượng của đức hạnh và sự hoàn hảo của con người.
Thế nhưng những nỗ lực của ông trong việc lấy các hình mẫu tà giáo cổ xưa để mô tả các nhân vật trong Kinh Thánh khi vẽ trang trí cho Nhà nguyện Sistine, đặc biệt là trong bức tranh tường Sự phán xét cuối cùng (The Last Judgement) (1536-41) bị coi là đi quá xa so với tiêu chuẩn của Giáo hội. Sau khi Michelangelo qua đời, bộ phận sinh dục của các nhân vật đều bị che đi.
Bất chấp sự kiềm toả chặt chẽ của Giáo hội, tài năng lỗi lạc của Michelangelo đã góp phần tạo dựng khiến trào lưu thể hiện hình ảnh khỏa thân được coi là hình thức biểu đạt nghệ thuật cao nhất.
Sau những hình vẽ trang trí cho Nhà nguyện Sistine, "mọi người đều muốn các họa sĩ vẽ tranh khỏa thân", Burke nói.
Theo thời gian, hình ảnh khỏa thân chủ yếu nhằm thể hiện vẻ đẹp của phụ nữ, nhưng trong một giai đoạn kéo dài hai thế kỷ, vẻ đẹp của cả hai giới đã cùng được tôn vinh bởi một số trong các danh hoạ vĩ đại nhất sống thời kỳ đó.
Triển lãm hội hoạ khỏa thân thời Phục hưng được trưng bày tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London từ ngày 3/3/2019 đến ngày 2/6/2019.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.300 giây.