logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/01/2021 lúc 01:21:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
FB Phi Long Nguyễn vừa kể lại một chuyện có thật (ở xóm Bầu) toàn văn như sau:

 Thằng Tí, học lớp 4 trường làng, người đã nhỏ con lại ốm yếu xanh xao. Cha mẹ nó tuy nghèo thật, nhưng không đến nỗi bỏ bê con cái, cũng ráng chăm sóc cho nó hết mức. Ăn uống không đến nỗi tệ, nhưng thằng bé cứ ngày một gầy rộc đi, thấy bắt thảm.
Vì đặc thù công việc, mỗi sáng mẹ nó cho hai ngàn đi học sớm mua đồ ăn. Riêng hôm nay, mẹ nó không đi làm, nên nấu cho nó một bữa sáng thật ngon. Nhưng kìa, sao nó ăn mà mắt cứ nhìn ngó đâu đâu vậy. “Không ngon hả con?” mẹ nó hỏi. “Dạ không,” nó trả lời mà mẹ nó không biết phải hiểu thế nào, là không ngon hay không phải không ngon. Thôi kệ, ăn nhanh rồi đi học kẻo trễ.
Ăn xong, nó đi học. Mẹ nó dọn rửa xong là tất tả đạp xe đi chợ. Đến ngã ba gần trường học, nhác thấy một thằng bé đang núp trong bụi cây, thì ra là thằng Tí. “Tại sao? Giờ này vô lớp rồi mà mày còn đứng đây?” Mẹ nó giận tím mặt. Nó ấp úng: “Con…, con…” rồi không nói được gì nữa, mặt mày xanh lét. Bẻ cành cây bên đường, mẹ nó trót lia lịa. Nó khóc như mưa nhưng nhất quyết không chịu vào trường.
 
Cảm thấy lạ, mẹ nó chở nó về nhà rồi ôm nó dỗ dành: “Thôi nào, nín đi mẹ thương, mẹ thương! Có chuyện gì nói mẹ nghe, mẹ không đánh con nữa đâu, mẹ hứa! Không thì mẹ méc ba à, ba mày sẽ đánh chết đấy! Nói đi con!”
 
Nó vừa khóc vừa kể:
- Hôm nay không có hai ngàn nộp, bọn lớp 5 thằng Tuất thằng Hợi xóm Bầu nó đánh con, đau lắm mẹ ơi! Hu hu, con không đi học nữa đâu.
 
- Hả? Sao lại có chuyện đó được? Mẹ nó bàng hoàng. Thì ra, lâu nay, thằng Tí nhịn ăn sáng để cống nộp cho lũ khốn đó ư. Hèn gì…
 
- Không phải một mình con đâu mẹ! Mấy thằng xóm mình đều phải nộp tiền cho nó hết.
 
- Thế tại sao các con không thưa thầy? Không nói cho ba mẹ biết?
- Nó bảo, nếu nói cho ai biết thì lần sau sẽ nhừ tử với nó. Bọn nó dữ lắm, con sợ lắm mẹ ơi!
Mẹ nó ngồi phệt xuống đất. Ôi trời ơi! Mới có mấy tuổi đầu mà đã biết ăn cướp rồi ư? (ghi lại từ một chuyện có thật)
 
Tôi không rõ xóm Bầu ở đâu nhưng biết rất nhiều chuyện trấn lột (khác) vẫn xảy ra đều đều, ở khắp mọi nơi, trên quê hương xứ sở của mình. BBC, hôm 30 tháng 10, 2020, có một bản tin ngăn ngắn liên quan đến việc cứu trợ nạn lụt: “Theo thông tin ban đầu, tại thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, Quảng Trạch, Quảng Bình có 69 hộ nhận tổng cộng 414 triệu đồng. Sau đó, ban cán sự thôn này đã thu lại toàn bộ gây bức xúc dư luận.”
 
Không ít người đặt câu hỏi: Sao lại nỡ “ăn” tiền cứu trợ của dân?
 
Theo tôi, đây là một câu hỏi rất … vô duyên và lãng xẹt. Chớ không “ăn cứu trợ” của dân quê thì cỡ cán bộ ở thôn biết ăn cái gì khác, và ăn của ai được?
Tương tự: sau vụ chuyện một em học sinh ở An Giang (“không tham gia học phụ đạo đủ 5 môn học có thu tiền theo quy định của trường”) bị áp lực của thầy cô đến độ phải tự tử, cũng có người lớn tiếng: “Đốn mạt đến thế sao?”
Trời! nói gì mà “nặng lời” dữ vậy?
Có chi “đốn mạt” đâu? Giáo chức cũng phải “ăn” chớ bộ? Cạp bảng đen hay nuốt phấn trắng mà sống được sao? Coi: niên học nào mà không có mấy chuyện lùm xùm quanh việc thu phí đầu năm (kể cả “tiền ghế ngồi”) và “tùy tiện thu tiền phụ đạo!”
Tiền nhân đã dặn dò rất kỹ: Ăn trông nồi ngồi trông hướng. Dù chủ trương “vô gia đình” nhưng riêng về khoản ăn uống thì quí vị cán bộ cộng sản luôn theo đúng sự chỉ dạy của ông bà, tiên tổ. Họ “trông nồi” rất đàng hoàng và vô cùng cẩn thận!
Báo Đất Việt cho hay: “Formosa đang được hưởng ưu đãi lớn nhất, như được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước là 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền...” Tổng cộng, theo chiết tính của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Hơn 10.000 tỷ đồng nếu tính vào thời giá cuối năm 2014, đầu năm 2015 thì nó tương đương với 500 triệu USD.”
Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam (VinGroup chuyên “chế tạo” ô tô) cũng thế. Cũng được hưởng ưu đãi lớn về thuế, theo như tin loan của BBC: “Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.”
Những doanh nghiệp kinh doanh đất đai, tất nhiên, lại còn được ưu đãi nhiều hơn thế nữa. Lý do, được FB Thuan Van Bui giải thích hết sức là ngắn gọn và dung dị: “Bởi các công ty BĐS thường là sân sau, cấu kết với quan chức, băng nhóm trong đảng để cướp đất, thâu tóm đất vàng, đất công giá rẻ mạt rồi kiếm lời từ đó.”
Đó là “những đứa con cưng của chế độ” hiện hành, theo cách nói của FB Đỗ Ngà: “Chính quyền yếu kém để xảy ra tham nhũng trăm tỷ ngàn tỷ tràn lan, rồi lại nuôi những đứa con cưng như EVN, Vietnam Airlines, Vinashine, Vinalines v.v. để cho chúng ăn tàn phá hại rồi cuối cùng tăng thuế, thêm phí đổ hết những thứ đó lên đầu dân.”
Sự “yếu kém” triền miên này đã khiến Nhà Nước Việt Nam biến thành một thứ gà què ăn quẩn cối xay. Và nhìn quanh cái cối xay của đất nước hiện nay thì không phát hiện được ai khác, ngoài đám dân đen buôn thúng bán mẹt hay bọn cùng đinh lao động chân tay.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ Nhiệm Uỷ Ban Đối Ngoại cho hay: “Người bán trà đá tại Việt Nam là có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thế giới, 5.000-7.000% nhưng lại không đóng đồng nào cho ngân sách.”
Cùng với mấy con mẹ bán trà đá, mấy đứa nhỏ bán vé số, còn có một lũ xe ôm cũng vừa được chính phủ chiếu cố. FB Thuan Van Bui nhận xét: “Chuyện đảng- nhà nước đói quá cạo lông háng anh em chạy Grab qua việc tăng thuế. Truyền thông, báo chí của đảng lại đang đổ lỗi cho công ty Grab. Thế mới thấy, dân trí thấp là một ưu tiên của các chế độ độc tài để dễ cai trị.”
UserPostedImage

Sao lại đổ cho “dân trí thấp” trong vụ này cà? Câu trả lời xin dành cho blogger Nguyễn Thùy Dương:
Grab chỉ là công ty môi giới cho các "Giám đốc doanh nghiệp tự thân"(tài xế chạy Grab) với khách hàng thông qua phần mềm ứng dụng GrabBike. 20% mà Grab thu trước nay là phí môi giới, khi Nghị định 126 chưa có hiệu lực, tài xế chạy Grab đóng 3% cho thuế Gía Trị Gia Tăng và 1,5% cho thuế Thu Nhập Cá Nhân. Vị chi mỗi "cuốc" xe tài xế mất 24,5% cho phí môi giới và thuế. Khi Nghị định 126 có hiệu lực, Grab vẫn thu 20% phí môi giới, cộng thêm 10% thuế Gía Trị Gia Tăng và 1,5% thuế Thu Nhập Cá Nhân.
 
Mội tài xế chạy Grab được xem như một giám đốc doanh nghiệp riêng lẻ. Và mức thuế họ chịu bằng với mức thuế của một doanh nghiệp vận tải. Đúng là một niềm vui hiếm thấy, khi chỉ cần một bản xác minh lý lịch của địa phương, một chiếc xe máy, một cái điện thoại, một bộ đồ, 2 cái nón bảo hiểm, 2 triệu đồng ký quỹ, từ người tốt nghiệp Tiểu học cho đến Cử nhân Đại học đều có thể cùng nhau làm Giám đốc doanh nghiệp.
 
Các giám đốc doanh nghiệp này không được giảm trừ gia cảnh, không được trừ các loại thuế phí hao hụt, không có chế độ bảo hiểm, không có chế độ đãi ngộ. Ngày đêm, họ cần mẫn nuôi "Má mì" Grab và đóng góp vào ngân sách Quốc gia.
Xem như thế thì trẻ con trấn lột bạn học (nhỏ con hơn) cùng lớp, hay cùng trường là chuyện tất nhiên. Nhà nước hiện nay xây dựng trên căn bản cá lớn nuốt cá bé mà. Tụi nhỏ đã “sống và chiến đấu” trong một xã hội như thế nên tự rèn luyện kỹ năng trấn lột ngay từ thuở ấu thời (để sinh tồn) kể thì cũng tốt thôi!
TƯỞNG NĂNG TIẾN/Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.