logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/03/2021 lúc 06:49:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Khách hàng mua hoa tại một gian hàng hoa vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm 2019 ở Bình Nhưỡng
Hồi còn ở Việt Nam, tôi nhớ cứ đến ngày 8 tháng Ba khi đi làm là thế nào cánh phụ nữ cũng nhận được một khoản tiền gọi là tiền ngày 8 tháng Ba, rồi được các đồng nghiệp nam hay sếp nam tặng quà, từ lúc làm báo giấy hay lúc sang báo hình cũng vậy.
Bên cạnh đó chị em còn được các ông chồng hay bạn trai tặng hoa, quà. Ngược lại các ông đàn ông thường hay phàn nàn, ca cẩm cái ngày này. Nhẹ nhàng thì đùa vui kiểu:
"Hôm nay mùng Tám tháng BaTôi giặt dùm bà cái áo của tôi"
Cũng có ông than thở "cháy túi" vào ngày này vì vừa phải mua quà cho vợ hay bồ, rồi mẹ, chị gái, em gái, đồng nghiệp ở cơ quan…
Ngày 8 tháng Ba ở Việt Nam
Đến bây giờ, rời nước đã lâu, ngày 8 tháng Ba đọc báo, lướt facebook hay nói chuyện với nhiều phụ nữ Việt Nam ở các lứa tuổi khác nhau, tôi vẫn nhận thấy cái chuyện tặng quà hay "vòi quà" đó, chuyện chị em bàn nhau vào ngày này có quyền xả hơi vui chơi không phải làm gì, mọi việc để các ông lo, hay dành trọn ngày đi làm đẹp để…giữ bồ, giữ chồng.
Cứ như ý nghĩa chính của ngày Quốc tế Phụ Nữ (International Women's Day) chỉ là thế.
Tất nhiên ở cấp độ nhà nước, Hội Phụ Nữ, các đoàn thể cơ quan… thì cũng có tổ chức những hoạt động kiểu như chị em phụ nữ trong cơ quan, ban ngành gặp nhau chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống và công tác, vinh danh phụ nữ, kết hợp với các màn trình diễn văn nghệ, thời trang áo dài, thi đua "khéo tay hay làm"…
Cũng có thảo luận về việc nâng cao vai trò phụ nữ trong xã hội, trong gia đình, nhưng không biết có mấy ai thực sự quan tâm, hay ngay những cơ quan có trách nhiệm đã làm được điều gì hiệu quả, thực tế nhằm tạo ra những thay đổi thực chất cho vấn đề bình đẳng giới hay chưa.
Trong khi đó tại các quốc gia tôi đã và đang sống như Na Uy hay UK, phụ nữ không nhận được thêm tiền và cũng không có chuyện được nam giới tặng hoa, quà trong ngày 8 tháng Ba.
Thậm chí nếu các ông làm như vậy, còn bị xem là một hành động có tính cách coi thường, xúc phạm phụ nữ (tệ hơn, với một đồng nghiệp nữ khó tính, có thể bị coi là sexual harassment-quấy rối tình dục), nhất là trong thời buổi của nữ quyền (feminism) cho tới social justice movement (phong trào công bằng/công lý xã hội), political correctness (chủ nghĩa phải đạo)…, mọi hành vi nếu không cẩn thận đều có thể bị xem là sexist (phân biệt giới tính), racist (phân biệt chủng tộc) và nhiều thứ khác nữa…
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Người biểu tình vì quyền của phụ nữ cầm biểu ngữ vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm 2018 ở London
Ngày Quốc tế Phụ Nữ
Nhưng tại các trường Đại học, một số cơ quan, người ta tổ chức những sự kiện, những hoạt động văn hóa, triển lãm, những cuộc thảo luận về bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ, những thành tựu cũng như những thử thách mà phụ nữ phải đối mặt trong công việc, trong xã hội…
Bởi vì đó mới là ý nghĩa thực sự của ngày Quốc tế Phụ Nữ (International Women's Day), khởi đầu từ phong trào đấu tranh cho quyền phụ nữ, lúc đầu chủ yếu được tổ chức trong các nước thuộc phong trào Xã hội Chủ nghĩa và các nước Cộng sản cho đến khi được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1977 và gọi là Ngày Liên hiệp quốc vì quyền của phụ nữ và hòa bình thế giới (the UN Day for women's rights and world peace).
Cho đến hôm nay, phụ nữ khắp nơi từ Đông sang Tây vẫn tiếp tục đấu tranh cho những vấn đề về nữ quyền, bình đẳng giới trong học hành, công việc cho tới trong hôn nhân, gia đình, kể cả tại một cường quốc tự do dân chủ như Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, ngoài xã hội, từ cơ hội học hành, làm việc cho tới mức lương dành cho phụ nữ so với nam giới, có thể xem là không đến nỗi quá bất bình đẳng. Phụ nữ vẫn có thể là phi công, Giám đốc một công ty, đạo diễn phim hay là Chủ tịch Quốc hội (Thủ tướng hay Tổng Bí thư đảng CS thì chưa).
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Một nữ quân nhân trao hoa cho một phụ nữ qua đường vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm 2019 ở Berlin, Đức
Việt Nam vẫn chưa có bình đẳng giới
Nhưng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam vẫn còn, nhất là ở tỉnh lẻ, nông thôn, một phần do những ảnh hưởng còn sót lại của thời phong kiến, Nho giáo, Khổng giáo, văn hóa Á Đông…
Từ chuyện nhiều ông chồng có tính gia trưởng, ăn rồi tối ngày đi nhậu, ngồi quán cà phê "chém gió", khoán trắng mọi việc nội trợ cho vợ bởi vì "đó không phải là việc của đàn ông"; hoặc ít bộc lộ tình cảm, cũng không đánh giá đúng công sức, sự đóng góp của vợ trong vô số công việc không tên hàng ngày; hoặc đi làm lương chỉ vừa đủ tiêu cho mình còn vợ phải chạy ngược chạy xuôi buôn bán, kinh doanh, làm thêm để đủ chi tiêu cho cả nhà vừa lo toan trong ngoài, chăm sóc con cái…
Thế vẫn còn đỡ. Ở nông thôn, hoặc trong các gia đình không có trình độ cao, không hiếm gì chuyện các bà vợ bị bạo hành, đánh đập…Chúng ta vẫn thường đọc thấy những câu chuyện các bà vợ bị đánh, các cô bị bồ giết bằng những hình thức dã man như đổ xăng châm lửa đốt, chém…chỉ vì từ chối tiếp tục mối quan hệ hay thậm chí chỉ vì người đàn ông kia ghen bóng ghen gió.
Và nếu search google cụm từ "bạo hành phụ nữ ở Việt Nam" sẽ cho ra hàng loạt kết quả với tỷ lệ bạo lực gia đình, bạo hành phụ nữ ở Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới.
Theo "Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua)…" (Thông cáo báo chí, Công bố Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: "Hành trình để thay đổi", UNFPA Vietnam).
Ở thành thị, ngay trong thành phần có học, chuyện bất bình đẳng giới cho tới bạo hành vẫn có, dưới những hình thức khác-bạo hành bằng lời nói, tình dục, tài chính, hay có những thái độ không tôn trọng…
Hiện tại Việt Nam đang đứng trước tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh với tỷ lệ bé trai nhiều hơn bé gái, ở mức nghiêm trọng, và theo một số chuyên gia đến năm 2050 sẽ có khoảng từ hơn 2 triệu đến hơn 4 triệu đàn ông Việt Nam có thể không lấy được vợ vì thiếu nữ giới, chưa kể tình trạng số phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng người nước ngoài từ chồng Hàn, Đài, Hoa cho tới chồng Mỹ, chồng Tây ngày càng nhiều. Nhưng trong xã hội, không thiếu gì ông vẫn có suy nghĩ đàn ông luôn luôn dễ lấy vợ hơn, và khi ly dị xong thường cũng dễ kiếm được người khác hơn.
Không chỉ các ông có những suy nghĩ "trọng nam khinh nữ" như vậy, ngay chính nhiều phụ nữ cũng không tự mình thoát ra được những suy nghĩ bất bình đẳng. Không thiếu những cô gái trẻ có nhan sắc hãnh diện vì được các ông bồ đại gia cung phụng, tặng quà đắt tiền, kể cả xe hơi, nhà lầu, cứ việc hưởng mà không phải đi làm vất vả kiếm tiền.
Hay như chuyện ngoại tình đánh ghen. Báo chí thường xuyên đăng tải những câu chuyện đánh ghen, mà hầu hết là các bà đánh ghen nhau. Bởi có những cô gái sẵn sàng nhảy vào làm "người thứ Ba" hay "Tuesday", "Tiểu Tam, "Trà xanh"…của những người đàn ông thành đạt, giàu có, và có những người phụ nữ dù biết chồng ngoại tình, dám hùng hổ đi đánh ghen nhưng vẫn không dám, không muốn ly dị, "vì đàn ông ai chẳng lăng nhăng, miễn sao cuối cùng vẫn trở về với gia đình, vợ cái con cột là được". Và từ người vợ cho tới dư luận bên ngoài thường lên án cái kẻ thứ ba nặng nề hơn mà quên rằng người đàn ông, tức người chồng, cũng có lỗi.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Phụ nữ đeo khẩu trang màu hồng tạo dáng để đánh dấu Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm 2020, ở Milan
Tất cả những suy nghĩ ấy đều không bình đẳng. Trong chuyện hôn nhân-gia đình đã thế, đừng nói gì đến chuyện nữ quyền trong xã hội.
Chẳng hạn, #MeToo, một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục, lan rộng tại nhiều quốc gia từ Mỹ, châu Âu cho tới Ấn Độ, Israel, Saudi Arabia, Úc, Nam Phi, Hong Kong, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia v.v… Rất nhiều nam giới có tên tuổi, có thế lực bị tẩy chay, sa thải, từ chức, hoặc rút lui khỏi những cuộc tranh cử, thậm chí phải tự tử.
Nhưng ở Việt Nam, chỉ có một vài vụ lẻ tẻ như một cô thực tập sinh ở một tờ báo tố cáo bị một biên tập viên cưỡng bức, một vũ công và thêm hai phụ nữ nữa tố cáo bị một ca sĩ "gạ tình"…Việc #MeToo không thành phong trào nổi, một phần vì Việt Nam không chỉ là một quốc gia thiếu dân chủ, nhà nước rât e ngại và sẵn sàng ngăn chặn mọi phong trào, mặt khác, Việt Nam vẫn chưa thực sự tiến bộ trong bình đẳng giới tính.
Nhưng đối với phụ nữ Việt Nam, trước khi đòi hỏi công bằng, nữ quyền từ phía người khác thì chính mỗi người chúng ta phải tự "giải phóng" mình khỏi những suy nghĩ yếm thế trước đã. Hãy độc lập trong suy nghĩ, tài chính, thương yêu chồng con nhưng cũng nên dành thời gian cho chính mình, hay khi tình yêu đã cạn thì hãy buông tay, ngẩng đầu bước tiếp.
Và ngày 8 tháng Ba đừng chỉ là một ngày chờ được người yêu, chồng tặng quà và ngầm so sánh mức độ "khủng" của món quà với người khác, như thước đo, bằng chứng về tình cảm của người yêu, chồng đối với mình.

Song Chi gửi đến BBC từ Leeds, Anh Quốc
Song Chi là nhà báo, đạo diễn truyền hình ở Sài Gòn, có văn bằng sau Đại học ngành Đạo diễn Điện ảnh tại Viện Điện ảnh và Truyền hình Ấn Độ. Rời Sài Gòn sang Na Uy tỵ nạn chính trị năm 2009. Từ 2018 bà sống tại Leeds, Anh Quốc.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.