logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/08/2021 lúc 10:05:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
So với các vi khuẩn SARS-CoV-2 đầu tiên, vi rút Delta đáng sợ thật! Đối với Delta, trong 5 phút vi khuẩn đã xâm nhập được rồi. Hình minh họa.

Giữa tháng Sáu tôi nghĩ mình viết một bài cuối cùng về Covid-19 khi Tiểu bang Vermont ăn mừng, chấm dứt các lệnh phong tỏa, bỏ đeo mạng, mở cửa hàng quán. Lúc đó số người Mỹ chết vì bệnh dịch lên trên 600,000; nay đã tăng thêm12 ngàn người.
Nhưng bây giờ, loài vi rút “corona” đã biến thái nhiều lần, mối đe dọa nặng nề hơn trước. Ngày 13 tháng Năm, Cơ quan CDC, lo phòng chống bệnh, bảo những người đã chích ngừa vaccine thì không cần đeo mạng che miệng nữa. Hai tháng sau, CDC nói lại, khuyên tất cả mọi người phải đeo mạng khi gặp nhau, dù đã chích ngừa rồi.
Vi khuẩn mang tên Delta, mới phát hiện gần đây từ Ấn Độ, có khả năng truyền nhiễm mạnh gấp rưỡi loại Alpha, thấy lần đầu tại nước Anh. Mà những bệnh nhân bị nhiễm biến thái Alpha thì sẽ lây lan cho một số người đông gấp rưỡi thứ vi khuẩn xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối năm 2019. Trong khí quản người bị nhiễm Delta, số vi rút tập trung nhiều gấp 1,000 lần so với loại vi khuẩn đầu. Mang nhiều vi khuẩn hơn, tức là họ có thể truyền cho nhiều người hơn.
Giữa tháng Bảy, khi CDC khuyến cáo người đã chích ngừa cũng phải đeo mạng, các đại biểu dân đã chỉ trích họ làm dân chúng hoang mang, vì tánh bất nhất! Từ năm ngoái, lời khuyến cáo của CDC đã thay đổi nhiều lần! Lý do chính là vì các “đối thủ”của chúng ta, những con vi rút “vô hình” vẫn biến đổi không ngừng.
Bây giờ, CDC mới giải thích cái lệnh mới. Sau khi thuyết trình riêng cho các dân biểu và nghị sĩ ở quốc hội ngày Thứ Năm, hôm sau bà Rochelle Walensky, giám đốc CDC đã công bố rõ lý do tại sao khuyến cáo dân Mỹ phải cẩn trọng hơn.
Nguyên do cụ thể là một vụ “truyền bệnh hàng loạt” diễn ra từ năm cuộc tập họp ở Provincetown, Tiểu bang Massachusetts nhân dịp lễ 4 tháng 7 làm nhiều người nhiễm Covid-19 mặc dù số bệnh nhân, tức là số vi khuẩn ở đó rất thấp.
Nhiều giáo sư các Đại học Havard, MIT và Johns Hopkins cùng nghiên cứu các trường hợp lây lan này. Họ thấy trong số 900 người bị nhiễm, ba phần tư là những người đã chích ngừa rồi! Số dân Massachusetts đã được chích ngừa cao hạng nhì trong 50 tiểu bang, với tỷ lệ 63.68 phần trăm. Nhưng chính các người đã chích rồi, khi bị nhiễm biến thái Delta, dù khó bị tử vong, họ cũng mang một số lượng vi khuẩn như những người chưa chích. Họ đóng vai “truyền bệnh” nguy hiểm hơn, vì ai cũng tưởng họ không thể nhiễm bệnh nữa.
Các cuộc nghiên cứu về Provincetown đã báo động giới y tế công cộng ở Mỹ. CDC đã lên tiếng ngay, yêu cầu ai cũng phải đeo mạng. Thà rằng báo động lầm mà sau đó không thấy gì đáng lo, còn hơn không báo động rồi mới biết vụ lây lan trầm trọng thật, nhiều người mắc bệnh oan.
So với các vi khuẩn SARS-CoV-2 đầu tiên, vi rút Delta đáng sợ thật! Đến gần một bệnh nhân mang thứ vi khuẩn nguồn gốc Vũ Hán, trong 15 phút có thể bị lây. Đối với Delta, trong 5 phút vi khuẩn đã xâm nhập được rồi. Nếu lại ngồi cùng một chiếc xe, máy bay, hay cùng đứng trong thang máy, thì chỉ một hai phút là dính. Người đã chích ngừa lãnh vi khuẩn từ người nhiễm bệnh, rồi không thấy mình có triệu chứng nào cả, vô tình truyền cho người khác.
Trong thời gian qua, số người mới nhiễm bệnh tăng lên khắp nước Mỹ. Hơn 90 phần trăm bị Delta tấn công là những người chưa chích ngừa. Họ sẽ trở thành những cái “lò nuôi dưỡng” cho loài vi rút lan truyền và phát triển, sinh ra những biến thái nguy hiểm hơn!
Mối lo lớn nhất bây giờ là nhiều người Mỹ vẫn không chịu đeo mặt nạ che miệng và không chịu chích vaccine. Tới ngày 28 tháng Bảy chỉ có 163 triệu người, 49.3 phần trăm dân Mỹ đã chích ngừa đầy đủ. Những tiểu bang số chích ngừa cao nhất là Vermont (67.39%), Massachusetts (63.68%), và Maine (63.33%). Ba tiểu bang tỷ số chích ngừa ít nhất là Arkansas (36.1%), Mississippi (34.36%), Alabama (34.2%). California đứng hàng thứ 18 (52.5%).
Vermont may mắn hết bệnh dịch sớm vì ngay từ đầu đã theo lời khuyên của các bác sĩ, đưa ra các lệnh phòng chống toàn diện. Tất cả mọi người đều phải đeo mạng. Alabama thì coi thường. Đầu tháng Tư năm nay, bà thống đốc Kay Ivey đã xóa bỏ lệnh đeo mạng, không bắt các học sinh phải che miệng, mũi khi đến trường. Bây giờ hậu quả thấy trước mắt. Ngày 26 tháng Bảy, số dân Alabama vào bệnh viện vì Covid lên trên 1,000, tăng gấp 5 lần kể từ ngày Lễ Độc lập 4 tháng Bảy. Phương pháp thử test “PCR” cho thấy số người bị nhiễm vi rút lên, tỷ số cao nhất nước, 18.5%; Florida với tỷ số 17.2% đứng hạng nhì.
Ngày 23 tháng Bảy, Thống đốc Kay Ivey đã họp báo ở thủ phủ Birmingham, trách những người không chích ngừa chịu trách nhiệm về tình trạng số bệnh gia tăng. Chính bà đã được chích từ tháng 12 năm ngoái. Bà Kay Ivey nói thẳng, “Những vụ nhiễm bệnh Covid đều do các người không chích ngừa gây ra. Gần như 100% các con bệnh đều không chích ngừa. Và số người chết cũng đều chưa đi chích ngừa.” Những người này, bà Ivey nói, “đã chọn một cách sống tự hại mình kinh khủng… Những người không chích ngừa đã làm khổ chúng ta.”
Lời nói của một vị thống đốc đảng Cộng Hòa có thể giúp nhiều người thay đổi ý kiến.
Nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối thiểu số tại Thượng viện, là viên chức dân cử Cộng Hòa cao nhất hiện nay, cũng kêu gọi dân chúng tiểu bang Kentucky mà ông đại diện hãy đi chích ngừa. Trong hai tuần trước đó, số người nhiễm bệnh đã tăng gần gấp hai lần (193%). Kentucky đứng hàng thứ 30 trong bảng sắp hạng chích ngừa; 45.32% trong số hơn hai triệu dân đã được chích. Ông McConnell tự bỏ tiền từ quỹ tranh cử để chạy các lời kêu gọi trên 100 đài radio (Quỹ tranh cử năm 2020 của ông vẫn còn $7 triệu).
Tại sao nhiều người không chịu đi chích ngừa Covid? Số thuốc vaccine đầy đủ, có sẵn khắp nước Mỹ. Nhiều tiểu bang còn thưởng tiền, tặng vé số cho dân đi chích vaccine! Nhưng nhiều người không muốn chích vì họ ghét phải nghe người khác ra lệnh! Họ không thích “bị ép buộc.” Họ đề cao quyền tự do đối với thân thể chính mình. Dân Mỹ luôn đề cao quyền tự do cá nhân!
Nhưng quyền tự do nào cũng có giới hạn. Mọi người đều biết như thế. Và tất cả đã từng “nghe lệnh” của chính quyền, hay của tư nhân, không cãi! Vào tiệm ăn phải nghe theo chủ tiệm, không được đi chân đất, không được ở trần! Khi lái xe phải tuân lệnh tiểu bang thắt dây lưng an toàn (New Hampshire không bắt!).
Giới hạn quan trọng nhất khi chúng ta sử dụng quyền tự do, là không được làm thiệt hại đến người khác. Trong xóm có người để nhạc ồn ào sau 10 giờ đêm thì hàng xóm sẽ kêu cảnh sát đến bắt ngưng. Lái xe không thắt dây lưng an toàn thì chỉ tự hại mình nếu bị tai nạn. Còn khi không chịu che miệng và không chích ngừa thì không những mình có thể mắc bệnh mà còn đem bệnh truyền cho người chung quanh. Cũng như hút thuốc lá, vừa làm hại cái phổi của mình, vừa bắt người qua đường cũng phải hít khói.
Nhưng làm sao để những người không chịu chích vaccine nghe lọt tai những lý luận như trên? Có lẽ muốn thuyết phục họ thì không nên chỉ trích; không nên buộc tội; không nên lý luận, tranh cãi, thuyết phục! Chúng ta có thể đoán rằng “ngã mạn” của những người chống vaccine cũng lớn như mình, có khi còn nặng hơn nữa!
Ngay trong việc thắt dây an toàn khi lái xe mà nhiều người cũng không chịu làm vì “không muốn bị ra lệnh!” Năm ngoái, có 38,680 người Mỹ chết vì đụng xe, tăng 7% so với năm 2019, mặc dù số xe cộ chạy đã giảm bớt 13% vì Covid! Những người tử nạn vì lái xe mà không thắt dây an toàn đã tăng 15% so với năm trước. Làm sao để khuyên bảo các vị tài xế này?
Cũng như trong chuyện chích vaccine, chỉ có cách giúp họ bằng những lời lẽ từ tốn, nhẹ nhàng. Tránh không dùng uy quyền! Các nhà chính trị nói không có hiệu quả bằng các nhân vật được nhiều người ưa thích, trong các nghệ sĩ, cầu thủ, tu sĩ các tôn giáo. Và những người hàng xóm vô tư! Ngay cả những người sẵn chiếm được cảm tình đó cũng chỉ nên trình bày các chứng cớ thực tế, cụ thể, hơn là khuyên bảo, dạy dỗ!
Vì Biến thái Delta dễ lây lan gấp hai lần loài vi rút có nguồn gốc Vũ Hán, cuộc chiến chống Covid-19 biến đổi theo. Có thể nói nước Mỹ đang bước vào một trận chiến mới!
Ngô Nhân Dụng (VOA)
phai  
#2 Đã gửi : 02/08/2021 lúc 10:16:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tiêm phòng Covid-19 : Từ khuyến khích đến bắt buộc, mỗi nước một cách làm

UserPostedImage
Ảnh tư liệu: Tại một điểm tiêm chủng phòng Covid-19 ở Karachi, Pakistan, ngày 28/04/2021. REUTERS - AKHTAR SOOMRO

Trong suốt cuộc khủng hoảng y tế hiện nay trên thế giới, các nước hành động theo cách khác nhau cho dù tất cả đều có chung một mục tiêu là ngăn chặn đại dịch. Nhưng để đối phó với biến thể Delta, nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng lên trở lại ở nhiều vùng trên địa cầu, thì bắt buộc tiêm chủng có vẻ như là một giải pháp đang thắng thế.
Dù đó là cách làm ở Hungary hay ở Pakistan, chính quyền những nước này đều muốn tăng tốc để sớm có được miễn dịch cộng đồng với 90% dân được tiêm chủng. Trong khi trên thế giới 4 tỷ liều vac-xin đã được chích, các quốc gia đã làm thế nào để thúc đẩy nhịp độ tiêm phòng Covid-19 ?  
Bắt buộc tiêm chủng đối với người trưởng thành 
Mới duy nhất chỉ có 3 quốc gia áp đặt tiêm chủng bắt buộc đối với người trưởng thành. Tại Tadjikistan, chính phủ ra sắc lênh buộc tất cả các công dân từ 18 tuổi phải đi tiêm chủng ngừa Covid. Đây lại là nước triển khai chậm chạp chiến dịch tiêm chủng.Chỉ có 5% dân số được tiêm ít nhất một liều vac-xin, theo số liệu công bố ngày 25/07/2021 trên trang cơ sở dữ liệu thế giới OurWorldinData. 
Ngay cả Turkmenistan, một trong số hiếm hoi quốc gia trên thế giới công bố không có ca nhiễm Covid-19 nào, hôm 07/07 vừa qua thông báo bắt buộc tiêm chủng với « tất cả những người trên 18 tuổi không thuộc diện chống chỉ định y học ». 
Còn tại Vatican, ngay từ hôm 08/02 năm nay, Tòa thánh đã có văn bản coi tiêm vac-xin cho tất cả những người sống và làm việc tại đó là cấp thiết. Chỉ thị nói rõ việc từ chối tiêm chủng là gây nguy hiểm cho người khác. Giới chức Vatican cho biết sẽ có hình thức phạt đến mức sa thải đối với những ai cố tình không tuân thủ chỉ thị. 

Bắt buộc đối với một số đối tượng 
Đó là trường hợp ở Pháp. Những nhân viên bệnh viện, viện dưỡng lão, nhà già, cũng như những người tình nguyện, nhân viên tiếp xúc với người cao tuổi, đến ngày 15/09 tới đây đều phải tiêm phòng Covid. Đây là sự chuyển biến căn bản của chính phủ Pháp sau khi nhiều lần tuyên bố không muốn bắt buộc tiêm chủng.
Tại Ý, chính quyền cũng quyết định siết chặt việc tiêm phòng. Sắc lệnh ngày 25/05 bắt buộc các bác sĩ, nhân viên y tế phải tiêm phòng nếu không sẽ không được tiếp xúc với người khác trong công việc. Lệnh áp đặt tiêm chủng này đến nay đã bị 300 nhân viên chăm sóc y tế kiện. Tuy nhiên chính phủ Ý vẫn muốn đi xa hơn nữa. Trên kênh truyền hình Rai, ông Sergio Abrignani, thành viên ủy ban khoa học cố vấn cho chính phủ về chống dịch Covid, cho biết ông ủng hộ tiêm chủng bắt buộc đối với mọi người. 
Về phần mình, Hy Lạp quyết định bắt buộc tiêm chủng đối với nhân viên của các nhà dưỡng lão, chậm nhất là ngày 16/08 và đối với các điều dưỡng viên y tế là ngày 01/09. 
Tại Vương Quốc Anh, từ hôm 16/06, chính phủ đã thông báo sẽ áp đặt tiêm chủng bắt buộc đối với các nhân viên của nhà dưỡng lão kể cả nhân sự không thuộc ngành y.  
Tại Nga, đô trưởng Matxcơva ngày 16/06 đã ra lệnh tiêm chủng bắt buộc đối với những nhân viên thuộc khu vực dịch vụ của thành phố. Sau đó nhiều địa phương khác, trong đó có Saint-Petersburg, đã áp dụng những biện pháp tương tự. Việc tổng thống Vladimir Putin kêu gọi công dân Nga đi tiêm vac-xin ngừa Covid cho thấy chiến dịch tiêm chủng của Nga, dù triển khai sớm nhưng đã thất bại. Đến ngày 27/07, mới chỉ có 25% dân Nga được tiêm liều vac-xin đầu tiên. 
Kazakhstan cũng chọn cách làm kiên quyết. Chính quyền nước này đã ra lệnh từ ngày 01/07 bắt buộc tiêm chủng phần lớn các nhân viên có công việc phải tiếp xúc với người khác. 
Các viên chức không tiêm phòng được yêu cầu nghỉ phép. Đó là cách làm của Fidji. Quốc đảo này quyết định bắt buộc tiêm chủng các nhân viên trong khu vực công cũng như tư nhân.  
Những nhân viên đến ngày 15/08 chưa tiêm mũi vac-xin đầu tiên được yêu cầu lấy ngày nghỉ phép và họ có thể sẽ bị sa thải nếu như đến trước ngày 1/11 vẫn chưa  tiêm đủ 2 liều vac-xin ngừa Covid. Trong khu vực tư nhân, các nhân viên đến đến này 01/08 phải được tiêm liều vac-xin thứ nhất. 
Còn tại Guinée xích đạo, tiêm phòng đã bắt buộc từ ngày 20/07 đối với một số ngành nghề như quân nhân, nhân viên y tế hay giáo viên. 
Tại  Hungary, thủ tướng Viktor Orban tỏ ra cứng rắn. Trong lúc vấn đề xử lý khủng hoảng dịch của chính phủ  bị chỉ trích gay gắt trong nước, ông buộc phải tìm cách thúc đẩy dân chúng đi tiêm phòng. Hôm 16/07, thủ tướng Hungary thông báo sẽ phải bắt buộc tiêm chủng các đối tượng là nhân viên chăm sóc y tế, tuy nhiên ông chưa cho biết cụ thể thời điểm áp dụng.  
Ngay tại Mỹ, chính quyền thành phố San Francisco từ cuối tháng 6 đã cho biết yêu cầu khoảng 35 nghìn nhân viên chính quyền phải đi tiêm phòng nếu không sẽ bị phạt tới mức có thể bị sa thải.  
Tiêm chủng không bắt buộc nhưng dồn ép tới mức phải đi tiêm 
Tại một số nước, bắt buộc tiêm phòng Covid 19 không phải là quy định chính thức nhưng các biện pháp hạn chế với những người không tiêm phòng khiến cho việc tiêm chủng trở thành gần như bắt buộc.  
Như tại Hoa Kỳ, Nhà Trắng hôm 29/07 thông báo tất cả các nhân viên chính quyền liên bang sẽ phải hoặc tiêm phòng, hoặc phải đeo khẩu trang liên tục và thường xuyên làm xét nghiệm, một hoặc hai lần trong tuần. Những người này còn sẽ bị hạn chế di chuyển trong công việc. Chính quyền liên bang Mỹ có 4 triệu nhân viên. Trước đó, thành phố New York cũng đã thông báo các nhân viên bệnh viện công của thành phố từ ngày 02/08 phải tiêm phòng, hoặc phải là xét nghiệm hàng tuần. 
Ả Rập Xê Út, từ hôm 18/05 đã thông báo xác nhận tiêm phòng Covid sẽ là bắt buộc đối với những người ra vào các công sở cũng như cơ sở tư nhân, bao gồm từ các trường học đến tụ điểm giải trí hay giao thông công cộng. Trong khu vực công và tư, chỉ có các nhân viên đã tiêm phòng mới được đến nơi làm việc.  Ngoài ra, sau khi đã đóng biên giới suốt 17 tháng vì đại dịch,  Vương Quốc này hôm 30/7 thông báo sẽ mở cửa đối với nhưng du khách ngoại quốc đã tiêm ngừa Covid. 
Tại Pakistan, từ 01/07, tỉnh Baloutchistan đã cấm những người không tiêm phòng tiếp cận các dịch vụ công công như công viên, trung tâm thương mại, giao thông công cộng. Theo một nguồn tin chính thức của địa phương này, đã có 70 người trong lực lượng dân quân bán vũ trang giúp cảnh sát trong công việc giữ gìn trật tự, đã bị cho nghỉ việc vì từ chối không tiêm phòng Covid-19. Ngoài ra những công chức tỉnh Sind, nếu từ chối tiêm phòng sẽ không được trả lương. Còn tại tỉnh Penjab, chính quyền dọa cắt điện thoại những người từ chối chích vac-xin ngừa Covid. 
Theo RFI
(Tổng hợp từ các báo Pháp)

phai  
#3 Đã gửi : 02/08/2021 lúc 10:32:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Covid-19 : Biến chủng Delta đe dọa nhiều nước chống dịch tốt

UserPostedImage
(Ảnh minh họa) - Tại Bồ Đào Nha, biến chủng Delta hiện giờ chiếm đến 60% các trường hợp dương tính. © Pixabay/Geralt

Biến chủng Delta của virus corona đang đe dọa nhiều nước từng có nỗ lực chống dịch tốt. Thủ tướng Israel cảnh báo « một đợt lây nhiễm mới », Úc cấm cư dân Sydney ra khỏi thành phố kể từ hôm nay 23/06/2021, Bồ Đào Nha có thể đối mặt với đợt dịch Covid-19 thứ tư và biến chủng này cũng là nguy cơ lớn nhất cho việc dập dịch tại Mỹ.

Tại Israel, quốc gia có đến 55% dân chúng được tiêm chủng hai mũi vac-xin chống Covid-19, thủ tướng Naftali Bennett lên tiếng cảnh báo sau khi số ca bị nhiễm biến chủng Delta tăng vọt do bị lây từ hành khách nhập cảnh. Hôm thứ Hai 21/06, có đến 125 ca dương tính mới, trong khi nhiều tuần lễ trước đó mỗi ngày chỉ có vài trường hợp. Trên 1.000 người tại khu Binyamina phía bắc Tel Aviv đã bị cách ly. Ông Bennett kêu gọi chích ngừa càng sớm càng tốt cho trẻ em từ 12 tuổi.
Ở Úc, hầu hết trong số 5 triệu cư dân Sydney bị cấm rời khỏi thành phố kể từ hôm nay 23/06, sau khi phát hiện một ổ dịch với biến chủng Delta ở Bondi Beach. Bộ trưởng Y Tế bang New South Wales yêu cầu dân chúng không mất cảnh giác trước « biến chủng nguy hiểm nhất » của virus corona.Úc là nước lâu nay phong tỏa nghiêm ngặt, và theo AFP, người bị nhiễm biến chủng Delta đầu tiên là một tài xế làm việc cho công ty hàng không.
Còn tại châu Âu, Bồ Đào Nha một lần nữa lại ở tuyến đầu, đối mặt với nguy cơ bùng phát một đợt dịch thứ tư. Biến chủng Delta hiện chiếm đến 60% các trường hợp dương tính. Số ca nhiễm mới hàng ngày vượt quá 1.100, trong khi cách đây một tháng rưỡi là khoảng 300.
Mỹ không đạt mục tiêu tiêm chủng đã ấn định
Tại Hoa Kỳ, chuyên gia Anthony Fauci trong cuộc họp báo hôm 22/06 nhấn mạnh biến chủng Delta là mối đe dọa lớn nhất cho nỗ lực diệt trừ Covid-19 của Mỹ. Cũng trong hôm qua, Nhà Trắng nhìn nhận chính quyền Biden không đạt được mục tiêu tiêm chủng 70% người trưởng thành ở Mỹ trước ngày 04/07.

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :
Điều phối viên phụ trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, Jeff Zients, ca ngợi là từ khi Joe Biden đắc cử, các trường hợp bị nhiễm virus corona và số tử vong đã giảm trên 90%. Tuy nhiên, ông Zients cũng nhìn nhận cần có nhiều thời gian hơn dự kiến để tiêm chủng được 70% người trưởng thành tại Mỹ.
Ông nói : « Trên cơ sở ước lượng của chúng tôi, mục tiêu tiêm mũi đầu tiên cho 70% người trên 27 tuổi, đến dịp nghỉ lễ cuối tuần 04/07 sẽ đạt được. Nhưng nước Mỹ còn phải nỗ lực hơn nữa để tiêm chủng cho lớp thanh niên từ 18 đến 26 tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thêm vài tuần lễ nữa để tất cả người Mỹ trưởng thành nhận được liều đầu tiên, kể cả lứa tuổi 18 đến 26 ».
Và để thúc giục thanh niên đi chích ngừa, bác sĩ Fauci nhắc nhở sự nguy hiểm của biến chủng Delta. Giám đốc viện quốc gia về bệnh nhiễm nhấn mạnh, « đó là mối đe dọa lớn nhất cho nỗ lực diệt trừ virus, nhưng có thể được vac-xin ngăn chận ».
Theo RFI
phai  
#4 Đã gửi : 02/08/2021 lúc 10:33:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Covid-19 : Biến thể Delta sẽ tràn ngập châu Âu từ giờ tới tháng 8

UserPostedImage
Du khách đi dạo gần khu vực nhà thờ Palma de Mallorca, trên phố Mallorca, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 17/06/2021. REUTERS - ENRIQUE CALVO

Hôm qua, 23/06, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo biến chủng Delta sẽ chiếm 90% các ca nhiễm COVID mới tại Liên Hiệp Châu Âu (EU) từ giờ tới tháng 8. Theo bà Andrea Ammon, giám đốc ECDC, biến chủng Delta có khả năng lây lan mạnh mẽ trong mùa hè này, đặc biệt là với những người trẻ tuổi chưa được tiêm vac-xin.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu ECDC, biến chủng Delta, xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ, sẽ chiếm 70% những ca nhiễm mới tại EU từ đây cho tới đầu tháng 8 và 90% vào cuối tháng 8. Biến chủng Delta được đánh giá có khả năng lây lan mạnh hơn từ 40-60% so với biến chủng Alpha được phát hiện tại nước Anh, cho nên ECDC kêu gọi đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng.
Hiện tại khoảng 30% những người trên 80 tuổi và 40% người trên 60 tuổi trong Liên Hiệp Châu Âu chưa được tiêm chủng đầy đủ. Theo ECDC, việc tiêm vac-xin liều thứ hai trên diện rộng đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên thực tế đều cho thấy chỉ tiêm một mũi vacxin đem lại một sự bảo vệ hạn chế trước biến thể Delta. Mặt khác, liều đầu tiên của Pfizer/BioNtech cũng cho thấy hiệu quả 94% trong việc giảm thiểu số ca nhập viện do biến thể Delta.
Cho tới nay, biến thể Delta đã được ghi nhận tại 85 quốc gia trên thế giới. Nhiều nước châu Âu đang phải đối mặt với các nguy cơ mới từ biến thể này. Bồ Đào Nha từ đầu năm đã hứng chịu hậu quả của biến thể Alpha, nay có nguy cơ gặp làn sóng dịch bệnh thứ 4 do biến thể Delta. Nước Anh cũng duy trì các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 thêm 4 tuần kể từ giữa tháng 6, với hy vọng việc đẩy mạnh hơn chiến dịch tiêm chủng sẽ giúp đẩy lùi biến thể Delta.

Theo các kịch bản của ECDC, nếu những biện pháp phòng dịch mạnh mẽ hơn không được áp dụng, số ca nhiễm trung bình trong mọi lứa tuổi có thể tăng trở lại tới mức của mùa thu năm ngoái, khiến cho số ca nhập viện và tử vong vì Covid gia tăng.
Theo RFI
phai  
#5 Đã gửi : 02/08/2021 lúc 10:35:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Covid-19 : Tiêm chủng, cuộc chạy đua nước rút với biến thể Delta

UserPostedImage
Một người được tiêm vac-xin Pfizer BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng cho người trên 18 tuổi ở sân vận động Tottenham Hotspur, Anh Quốc, ngày 20/06/2021. REUTERS - HENRY NICHOLLS

Biến chủng virus Delta tiếp tục lây lan tại châu Âu, giữa lúc nhiều nước đang dần gỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch cũng như giấy thông hành y tế đối với du khách vừa có hiệu lực tại Liên Hiệp Châu Âu. Tổ Chức Y Tế Thế giới đã cảnh báo một làn sóng dịch mới có khả năng lại bùng lên trong những tuần tới.

Xu hướng đáng lo ngại này giờ được các nhà dịch tễ học đánh giá là khó tránh khỏi. Tuy nhiên đợt bùng phát dịch này có khả năng không dữ dội và có thể kiểm soát được với điều kiện các nước phải đạt mục tiêu tiêm chủng trong dân.
Một viễn ảnh châu Âu ra khỏi đường hầm dịch Covid-19 trong mùa hè này đang mở ra. Trên các bãi biển, trong các thành phố hay bên các quán hàng, người dân ở Pháp cũng như nhiều nước châu Âu đang lấy lại được cảm giác trở về với những thói quen bình thường vốn bị kìm hãm trong suốt một thời gian dài vừa qua. Thế nhưng, dịch Covid-19 vẫn còn đó phía trước.
Những con số ghi nhận trong tuần qua không khỏi gây lo ngại cho các cơ quan y tế. Lấy thí dụ ở Pháp, sau nhiều tuần giảm mạnh, số ca nhiễm những ngày qua vẫn đều đặn mỗi ngày trên 2 000 ca, tuy con số này chưa tới mức báo động nhưng xu hướng gia tăng gây lo ngại. Bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Veran hôm 04/07 đã nói đến khả năng một « làn sóng dịch thứ tư » có thể bùng lên cuối tháng 7 này.  Đó có thể chỉ là những dự đoán của lãnh đạo y tế Pháp trước tốc độ lây lan cao của biến thể Delta, nhất là khi nhìn những gì đang diễn ra bên kia bờ biển Manche.
Tại Anh Quốc, chính quyền ghi nhận số ca nhiễm mới bùng nổ vì biến thể Delta trong những ngày qua, tuy nhiên dường như tình hình vẫn kiểm soát được nhất là khi các bệnh viện không rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân. Một câu hỏi đặt ra là nếu xảy ra, đợt bùng phát dịch mới mà báo chí hay một số nhà chuyên môn vẫn gọi là « làn sóng dịch thứ 4 » sẽ có quy mô thế nào ? « Điều này phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ tiêm chủng trong dân chúng », theo nhà dịch tễ học Mahmoud Sureik, giáo sư về y tế công cộng thuộc Đại học Versailles Saint-Quentin, Pháp. Chuyên gia này nhấn mạnh rằng : « Các hậu quả của đợt bùng phát lại này chắc chắn sẽ đỡ nặng hơn các đợt dịch trước, nhờ có miễn dịch cộng đồng tự nhiên (tức số người đã nhiễm Covid-19) và miễn dịch do tiêm phòng trong dân, mà chiếm đa số là những người dễ nhiễm virus ».

Đúng là tại Anh Quốc, những tuần qua đã ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến, nhưng ít nhất cho đến lúc này chưa xuất hiện tình trạng tăng vọt các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hay tử vong. Chuyên gia Jean-Paul Stahl, trưởng khoa nhiễm trùng bệnh viện Grenoble, trên nhật báo La Croix nhận định « việc một số người có nguy cơ nhiễm cao đã được tiêm chủng sẽ hạn chế những tác động đến các bệnh viện ».  
Các chuyên gia đều thống nhất với nhau là cách tốt nhất để ngăn chặn đợt bùng phát dịch mới với biến thể Delta là tiêm phòng và con số ít nhất phải là 70% dân số được tiêm đủ 2 liều vac-xin. Hiệu quả của vac-xin đối với biến thể Delta đã được chứng minh dù ở mức khác nhau đối với từng loại thuốc chủng : Khoảng từ 55% đến 71% đối với vac-xin AstraZeneca và từ 73% đến 85% đối với sản phẩm của Pfizer hay Moderna, theo tài liệu của Hội đồng Khoa Học của Chính phủ Pháp (SAGA) đề ngày 09/06 được Le Monde đang tải.
Như vậy một đợt bùng phát dịch mới với biến thể Delta khó có thể tránh khỏi đối với không chỉ châu Âu mà tất cả các nơi trên thế giới. Nhưng điều có thể tránh được là những kịch bản tai họa như các đợt trước : bệnh viện quá tải, số ca tử vong ồ ạt hay trở lại cuộc sống trong phong tỏa hay hạn chế … Phương cách duy nhất là đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng trong dân chúng. Tiêm phòng Covid-19 giờ là cuộc chạy đua nước rút với biến thể Delta. Một biện pháp dễ thực hiện hơn vẫn là duy trì các biện pháp vệ sinh phòng dịch như mang khẩu trang và rửa tay thường xuyên, theo khuyến cáo của các cơ quan y tế. 
Theo RFI
phai  
#6 Đã gửi : 02/08/2021 lúc 10:38:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
CDC: Biến thể Delta dễ lây như thủy đậu

UserPostedImage
Cảnh sát Úc đang khám xét xe hướng về cầu Anzac dọc xa lộ M4 sáng thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021 tại Sydney, nhằm ngăn chặn những người đến thành phố để biểu tình chống lệnh phong tỏa vì biến thể Delta của Covid-19 đang lây lan trên toàn quốc. (Lisa Maree Williams/ Getty Images)
 
Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) đã khuyến cáo biến thể Delta đang gây bệnh nặng hơn và dễ lây như thủy đậu.
Bác Sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, xác nhận hồ sơ bị rò rỉ ngày thứ Năm. Hồ sơ này có những số liệu chưa được công bố, cho thấy người chích ngừa đủ hai mũi chích ngừa cũng có thể lây truyền biến thể Delta với tốc độ tương tự người chưa chích ngừa.
“Mọi người không nên nghĩ là chúng tôi đang nói quá. Số liệu là chính xác. Đây là một trong những loại virus dễ lây lan nhất mà con người từng biết đến giống như sởi, thủy đậu..." bà Walensky nói.
CDC công bố hồ sơ vào thứ Sáu, nhằm củng cố quyết định gây tranh cãi gần đây về việc đeo khẩu trang.
Hồi đầu tuần, CDC đề nghị rằng những người đã chích ngừa đầy đủ cũng nên đeo khẩu trang tại những nơi trong nhà có nguy cơ lây nhiễm cao. Bà Walensky cũng khuyên mọi học sinh, giáo viên, nhân viên, người tới trường học, đều nên đeo khẩu trang.
Hồ sơ của CDC cho hay biến thể Delta có khả năng lây lan tương tự thủy đậu, với trung bình mỗi người nhiễm sẽ lây cho 8 hoặc 9 người khác.
Virus bản gốc có khả năng lây nhiễm tương đương bệnh cúm thông thường, với trung bình mỗi người nhiễm lây cho 2 người khác.
Khả năng lây nhiễm được gọi là RO. "Không có nhiều loại bệnh có RO lên tới 8 hay 9,” bà Walensky nói. “Nếu những người đã chích ngừa nhiễm bệnh, lượng virus trong cơ thể họ cũng nhiều như người chưa chích ngừa. Điều này nghĩa là họ cũng có khả năng lây cho người khác.”
Nhưng người đã chích ngừa sẽ an toàn hơn, bởi "chích ngừa giúp ngăn ngừa hơn 90% triệu chứng nặng, dù có thể kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa lây lan.”
Hồ sơ của CDC cho hay chích ngừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong gấp 10 lần, giảm nguy cơ lây nhiễm gấp 3 lần. Biến thể Delta khiến số ca bệnh tại Hoa Kỳ gia tăng, đặc biệt ở những khu vực có ít người chích ngừa.
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ ghi nhận trung bình hơn 61,300 ca bệnh mới mỗi ngày vào tuần trước, tăng so với 11,299 ca bệnh vào ngày 22 tháng 6, mức thấp nhất trong năm 2021.
Theo báo Người Việt
song  
#7 Đã gửi : 04/08/2021 lúc 10:38:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biến thể COVID: Những điều cần biết

UserPostedImage
Một phụ nữ mặc trang phục như Minnie Mouse, mang khẩu trang tại New York để ngừa biến thể Delta lây nhiễm cao.

Các ca nhiễm ‘đột phá’ Delta rất truyền nhiễm
Trong số các ca nhiễm biến thể Delta, những người đã tiêm chủng đầy đủ mà vẫn bị nhiễm (còn gọi là các ca nhiễm “đột phá”) có khả năng làm virus lây lan tương đương với những người chưa tiêm chủng, theo một cuộc nghiên cứu mới.
Số virus chứa trong mũi và cổ họng càng nhiều thì khả năng lây cho người khác càng cao.
Tại một quận ở Wisconsin, Mỹ, nơi biến thể Delta đang chiếm ngự, các nhà nghiên cứu phân tích số lượng virus từ mẫu bông gòn ngoáy vào mũi và cổ họng khi bệnh nhân được chẩn đoán đầu tiên. Họ phát hiện số lượng virus nơi những bệnh nhân đã tiêm chủng và những người chưa tiêm chủng là tương đương.
Đồng tác giả cuộc nghiên cứu, bà Katarina Grande thuộc Y tế Công cộng Quận Madison & Dane tại Madison, bang Wisconsin, nói phát hiện này cho thấy “những người đã tiêm chủng nên có những bước để ngăn ngừa virus COVID-19 lây sang người khác.”
Trong một cuộc nghiên cứu khác ở Singapore, các nhà khoa học phát hiện là dù số lượng virus tương tự nơi bệnh nhân đã tiêm chủng và bệnh nhân chưa tiêm chủng, nhưng số lượng virus giảm nhanh hơn trong nhóm những người đã tiêm chủng.
Biến thể Lambda cho thấy kháng vaccine
Biến thể Lambda của virus corona, phát hiện đầu tiên tại Peru và hiện lây lan tại Nam Mỹ, lây nhiễm cao và kháng lại vaccine nhiều hơn so với phiên bản nguyên thủy xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc, theo phát hiện của các nhà nghiên cứu Nhật.
Từ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Nhật phát hiện 3 đột biến trong gai protein của Lambda, có tên là RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S, giúp biến thể này kháng lại sức trung lập hoá virus của kháng thể do vaccine tạo ra.
Hai đột biến khác là T76I và L452Q, giúp Lambda lây nhiễm cao, các nhà nghiên cứu phát hiện. Họ cảnh báo là với việc Lambda được Tổ chức Y tế Thế giới dán nhãn “Biến thể đáng Quan tâm” chứ không phải là “Biến thể đáng Lo ngại”, mọi người có thể không nhận thức được rằng đây là mối đe dọa nghiêm trọng đang tiếp diễn.
Dù chưa rõ liệu biến thể Lambda có nguy hiểm hơn biến thể Delta đang hoành hành tại nhiều nước hay không, nhưng nhà nghiên cứu cao cấp Kei Sato thuộc Đại học Tokyo tin rằng “Lambda có thể là một đe dọa tiềm tàng đối với xã hội loài người.”
Liều thứ ba vaccine mRNA có thể tăng cường số lượng, chứ không tăng cường chất lượng, kháng thể
Trong số những người tiêm chủng đầy đủ nhưng chưa bao giờ nhiễm COVID-19 thì việc tiêm thêm liều thứ ba vaccine mRNA của Pfizer /BioNTech hay Moderna sẽ gia tăng mức kháng thể, nhưng không phải là các kháng thể có khả năng tốt hơn trong việc trung lập hoá những biến thể mới, các nhà nghiên cứu Đại học Rockefeller báo cáo ngày 29/7. Họ ghi nhận trong số những người sống sót sau khi mắc bệnh COVID-19, kháng thể trong hệ thống miễn nhiễm tiến hóa trong năm đầu tiên, trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng tốt hơn kháng lại biến thể mới.
Trong số 32 tình nguyện viên chưa bao giờ mắc bệnh COVID-19, các nhà nghiên cứu phát hiện là kháng thể do vaccine mRNA tạo ra có tiến hóa giữa liều đầu tiên và liều thứ nhì. Tuy nhiên 5 tháng sau đó, kháng thể do vaccine tạo ra “tương đương” với những kháng thể thấy được sau liều thứ nhì, không mấy cải thiện trong khả năng của kháng thể trung lập hóa một loạt các biến thể mới, đồng tác giả cuộc nghiên cứu Michel Nussenzweig nói. Do đó, ông cho rằng tiêm liều thứ ba cùng loại vaccine cho những người này sẽ đưa đến mức kháng thể cao hơn nhưng vẫn kém hiệu nghiệm chống biến thể.
“Vào lúc này, vaccine vẫn bảo vệ được chống lại lây nhiễm trầm trọng,” ông Nussenzweig nói.
Phối hợp vaccine AstraZeneca và vaccine mRNA thì hữu hiệu
Phối hợp liều vaccine thứ nhất của AstraZeneca và liều vaccine thứ nhì của Pfizer-BioNTech hay Moderna cung cấp “bảo vệ tốt,” Viện Huyết thanh Đan Mạch loan báo ngày 2/8.
Hơn 144.000 người Đan Mạch, phần lớn là nhân viên tuyến đầu trong lãnh vực y tế và người lớn tuổi nhận được liều vaccine AstraZenaca đầu tiên nhưng sau đó được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech hay Moderna.
“Cuộc nghiên cứu cho thấy 14 ngày sau một chương trình vaccine phối hợp, nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 giảm bớt 88% so với những cá nhân không tiêm chủng,” Viện Huyết thanh Nhà nước (SSI) cho biết.
Cuộc nghiên cứu, công bố tuần trước, kéo dài từ tháng 2 tới tháng 6 năm nay, thời gian mà biến thể Alpha của virus corona chế ngự.
Hiện không thể kết luận là sự bảo vệ đó có xảy ra trong trường hợp nhiễm biến thể Delta hay không. Hiện biến thể Delta đang lan tràn rộng tại Đan Mạch.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.321 giây.