logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 03/08/2013 lúc 05:38:25(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Năm 1919, Bản “Dạ Cổ Hoài Lang” ra đời, được xem là khúc nhạc lòng bất hủ của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (thường gọi Sáu Lầu, sinh ngày 22- 12- 1892, mất ngày 13- 8- 1976), là một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam, là tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Gần một thế kỷ qua, “Dạ Cổ Hoài Lang” đã tồn tại và phát triển với một sức sống bền bỉ, tự hoàn thiện, lan tỏa và bám sâu trong lòng bao thế hệ khán thính giả và những người mộ điệu, góp phần tạo n

UserPostedImage
Một số nghệ sĩ tham gia trong chương trình “Dạ Cổ Hoài Lang” trong buổi tập tại Tổ Đình Sân Khấu của Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam
danh tiếng cho nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, danh ca, danh cầm, tác giả, soạn giả sân khấu cải lương. Nếu cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có công trong việc đặt nền móng đầu tiên, để về sau bản vọng cổ ra đời và có sức sống bền bĩ, lan tỏa rộng khắp mọi miền đất nước, theo chân người Việt ra đến tận hải ngoại, thì cố nghệ sĩ, đệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn (sinh năm 1919- mất ngày 13-8- 2001) với giọng ca vọng cổ tuyệt hảo và những vai diễn để đời như Ông Cò quận 9 (Trong Tuyệt Tình Ca), là người tiên phong mở một trào lưu ca vọng cổ mới, nhịp 32 lên tới đỉnh cao trong hệ thống bài bản cải lương.

Vào lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật ngày 11-8-2013, tại nhà hàng Mon Cheri (thành phố Garden Grove), Đoàn Cải Lương Hương Sen thuộc Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam sẽ trình diễn chương trình mang tên “Dạ Cổ Hoài Lang” nhằm vinh danh và tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và cố nghệ sĩ Út Trà Ôn, vì cả hai “bậc tiền bối” này đều giã từ cõi thế trùng ngày 13-8, cách nhau 25 năm. Dù theo truyền thống của người Việt, ngày giỗ thường được cúng vào ngày âm lịch, nhưng trong tinh thần tưởng nhớ đến hai “lão tiền bối” tài hoa của nghệ thuật cải lương, đoàn cải lương Hương Sen chọn tháng 8 dương lịch là thời gian để thực hiện chương trình ý nghĩa này.
Chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Văn Chung, Phượng Liên, Bảo Quốc… cùng dâng hương tưởng niệm.
Phần 1, dành để tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, sẽ gồm những bài cổ nhạc như “Dạ Cổ Hoài Lang” (Cao Văn Lầu), “Vịnh Khúc Hoài Lang” (Hoàng Song Việt), Một Chút Tình Dạ Cổ Hoài Lang (Viễn Châu), “Bạc Liêu Một Góc Trời Quê Mẹ” (của soạn giả Yên Lang)…, với sự tham gia của nhạc sĩ Huy Thanh đàn guitare phí lõm, nhạc sĩ Văn Kha đàn sến, nhạc sĩ Kim Đồng đàn bầu, nhạc sĩ Minh Đức đàn keyboard và những giọng ca của các nghệ sĩ Bình Trang (hội trưởng Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam), Ngân Linh, Tuyết Nga (sáng lập Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam), Yến Linh, Minh Hùng, Đình Hiếu, Ngọc Hà…
Phần 2, dành để tưởng niệm tài hoa của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn, là trích đoạn 2 lớp vở cải lương “Tuyệt Tình Ca” qua phần ca diễn của nghệ sĩ Hương Sĩ Nhân (vai ông Cò), Phượng Hồng (vai bà Lan), Bình Trang (vai Lê Thị Trường An), Thanh Vũ (vai Lê Long Hồ), do đạo diễn Hùng Lâm dàn dựng và chỉ đạo diễn xuất.
Đạo diễn Hùng Lâm cho biết dù anh là đạo diễn bên thoại kịch, nhưng khi hướng dẫn các nghệ sĩ bên lĩnh vực cải lương, anh không bị khó khăn. Vì dù là nói hay hát, thì người nghệ sĩ cũng đều phải diễn tả cho khán giả bằng tâm lý nhân vật. Hơn nữa đây là vở cải lương tâm lý xã hội, cần đem đến cho khán giả không chỉ lời ca hay mà cả chiều sâu tâm lý nhân vật. Anh nhận lời giúp thiện nguyện cho đoàn cải lương Hương Sen, vì anh nhận thấy những nghệ sĩ tham gia ở đoàn rất vững vàng về ca, nhưng diễn xuất chưa đủ mạnh, nên anh giúp các nghệ sĩ khai thác màu sắc của cá nhân để đem lại nét hay cho trích đoạn, anh chỉ hơi buồn là các nghệ sĩ này đều đã lớn tuổi, nhưng anh hy vọng tương lai đoàn cải lương Hương Sen sẽ thu hút được những tài năng trẻ tuổi đến với cải lương, vì nếu có nhiều nghệ sĩ cải lương trẻ thì hy vọng sẽ thu hút được thêm nhiều khán giả trẻ đến thưởng thức nghệ thuật này, mới mong cải lương không bị mai một nơi hải ngoại.



Vở cải lương Tuyệt Tình Ca và tài năng của nghệ sĩ Út Trà Ôn
Ngày nay, khi nhắc lại thời “vàng son” của cải lương vào những năm 60, 70, hẳn những khán giả năm xưa không khỏi bùi ngùi, luyến nhớ. Khi nhắc đến một vở tuồng cải lương tâm lý xã hội được ra đời vào thập niên 1965, của soạn giả Hoa Phượng và Ngọc Điệp do đoàn Dạ Lý Hương trình diễn tại rạp Quốc-Thanh (Sài Gòn) mang tên “Tuyệt Tình Ca”, thì vai ông Cò (Cảnh sát trưởng quận 9) do cố nghệ sĩ, vua vọng cổ Út Trà Ôn thủ diễn, đã trở thành vai “để đời” của ông, đã trở nên “bất tử” trong lòng khán giả mộ điệu. Bởi cách ca diễn hay và nhập vai đến độ sau này mọi người đều gọi ông là Ông Cò quận 9. Tài hoa ấy đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử cải lương mà những khán thính giả cao niên hẳn còn nhớ đến, dù gần nửa thế kỷ trôi qua.
“Tuyệt Tình Ca” là câu chuyện kể về ông giáo Nguyễn Văn Hương từ Mỹ Tho được đổi về dạy học tại Vĩnh Long. Dù đã có vợ con ở tại nguyên quán, ông vẫn “có tình” với một bạn đồng nghiệp là cô giáo Lê Thị Lan và có thêm hai mặt con: Lê Thị Trường An và Lê Long Hồ. Vì việc nhà ông phải trở lại Mỹ Tho và chiến tranh đã làm ông mất liên lạc với gia đình người vợ thứ.
Hai mươi năm sau, ông Hương nay là Cảnh sát trưởng quận 9 tại Sài Gòn vẫn thương nhớ người vợ lẽ biệt tăm, sống với vợ lớn trong một gia đình không được êm ấm. Vợ cờ bạc còn con trai lớn, Nhân, chỉ đua đòi ăn chơi, bỏ bê việc học. Nhân không bằng lòng với cuộc hôn nhân xếp đặt với Kim Hồng, con gái ông Sa, người bạn thân của gia đình. Nhân bắt tình với Thoa, trước đây là thư ký riêng của ông Sa.
Bà Sa biết chồng có nhân tình, đến đánh ghen bắt được quả tang ông Sa và Thoa. Ông Hương vì nhiệm vụ phải gác tình bạn, thẩm vấn hai bị can. Ông khám phá ra Thoa chính là Lê Thị Trường An, con gái của ông nhưng chưa dám nhận. Hồ đến tìm chị tại bót cảnh sát, và đã tức giận bỏ ra về sau khi biết chị là một cô gái giang hồ. Trường An đưa ông Hương về gặp mẹ, đang bị bệnh nặng. Vợ chồng, cha con trùng phùng trong một hoàn cảnh đầy não nùng, đau khổ. Ông Hương nay phải đứng trước lương tâm chánh trực của người cầm cân nẩy mực và hoàn cảnh xót xa của một người cha.
Khi trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương, nghệ sĩ Bạch Tuyết thủ vai Lê Thị Trường An, Hùng Cường vai Nhân, Thanh Sang vai Lê Long Hồ, Tư Rọm vai ông Sa, Mai Lan vai bà vợ lớn của ông Hương, Hồng Nga vai bà Lê Thị Lan, và vai quan trọng nhất là ông cò Hương do nghệ sĩ Út Trà Ôn thủ diễn. Về sau khi thu dĩa, vai ông Sa do nghệ sĩ Văn Chung đóng và Út Bạch Lan thế vào vai bà Lan. Sau năm 1975, vở này được thu video vẫn giữ ê kiếp cũ như thu dĩa, nhưng có một số thay đổi: vai Nhân do Lương Tuấn, Tám Vân vai ông Sự, Phượng Liên vai Trường An, Thanh Nguyệt vai vợ lớn ông Cò Hương…
Tại Hoa Kỳ, vì nhu cầu, vai này đã được nghệ sĩ Việt Hùng thủ diễn trong một băng video vào thập niên 80, và nghệ sĩ Thành Được trong một trích đoạn trong băng nhạc Thúy Nga, nhưng cả hai nghệ sĩ lớn vẫn không thể thay được một một ông Cò của nghệ sĩ Út Trà Ôn đã quá hoàn hảo.
Nghệ sĩ Út Trà Ôn không phải là kép đẹp, nhưng ông vào vai ông Cò, đã tạo nên cho nhân vật một vóc dáng khá oai vệ. Tâm lý nhân vật được ông bộc lộ qua giọng ca nhấn nhá, nghe như nghèn nghẹn làm xao lòng khán giả, nên người xem cảm thông ngay được với những nỗi khổ nội tâm của ông trong suốt vở tuồng.
Đêm diễn vào ngày 11-8-2013 sắp tới, khán giả quận Cam sẽ có dịp nghe và xem lại Tuyệt Tình Ca qua 2 lớp, lớp diễn ông Cò trong lúc thẩm vấn Thoa vì tội mại dâm, đã khám phá ra Thoa chính là Lê Thị Trường An, con gái của ông. Lê Long Hồ đến tìm chị tại bót cảnh sát, và đã tức giận bỏ ra về sau khi biết chị là một cô gái giang hồ. Lớp 2 Trường An đưa ông Cò Hương về gặp mẹ, đang bị bệnh nặng. Vợ chồng, cha con trùng phùng trong một hoàn cảnh đầy đau khổ. Khán giả sẽ có những khoảng lặng day dứt về ân tình, tình vợ chồng, tình cha con, tình mẹ con, tình chị em.

*Tâm tình của những nghệ sĩ tham gia trích đoạn
Những nghệ sĩ tham gia trong trích đoạn “Tuyệt Tình Ca” lần này, đều bày tỏ sự hồi hộp của mình khi đảm nhận những vai diễn từng gắn liền với tên tuổi của những nghệ sĩ tài danh. Dẫu biết rằng, sẽ khó có thể bằng được những nghệ sĩ đi trước về ca, diễn, bởi chiếc bóng quá lớn của nghệ sĩ Út Trà Ôn (ông Cò Hương), Út Bạch Lan (Bà Lan), Bạch Tuyết (Lê Thị Trường An), Thanh Sang (Lê Long Hồ) đã tạc vào nhân vật, khó ai có thể thay thế được trong trái tim người mộ điệu, nhưng các nghệ sĩ vẫn cố gắng tập luyện, để cống hiến cho khán giả tác phẩm hay của cải lương.
Nghệ sĩ Hương Sĩ Nhân tâm sự, ban đầu anh tưởng được giao vai Lê Long Hồ, đến khi biết mình sẽ đảm nhận vai để đời của nghệ sĩ Út Trà Ôn, thì anh rất lo. Nhưng sau khi được đạo diễn Hùng Lâm tập dợt, hướng dẫn kỹ tâm lý nhân vật ông Cò trong những tình huống gặp lại con, gặp lại vợ… nên anh đã tự tin hơn trong phần diễn xuất. Còn về phần ca, anh đã từng nghe nghệ sĩ Út Trà Ôn ca vai này nhiều lần trên băng nhựa, ông có lối ca chẻ nhịp thuộc hàng cao thủ, anh khó mà thể hiện được, nên anh có cách ca riêng, giữ vững nhịp trường canh mà ca. Nghệ sĩ Hương Sĩ Nhân tâm sự: “Hương Sĩ Nhân là người miền Trung, đến Mỹ lúc 10 tuổi, nhưng rất yêu cải lương và cố gắng học hát cải lương để giữ tiếng Việt cho mình và góp phần bảo tồn nghệ thuật này tại hải ngoại, nay được diễn những vai nổi tiếng như vai ông Cò, là một niềm vinh dự rất lớn cho Hương Sĩ Nhân.
“Khi đóng vai ông Cò có nhiều tâm trạng, vừa nói, vừa canh nhịp để ca, vừa diễn thì khó hơn chỉ ca bài vọng cổ, vậy mà những nghệ sĩ năm xưa như bác Út Trà Ôn đã đạt được tuyệt đỉnh trong nghề và hát live. Vì vậy, những nghệ sĩ tài tử như tôi luôn noi theo để học hỏi. Thông thường khi hát live trực tiếp với khán giả, mình bỏ hồn vào câu ca, còn nếu thâu tiếng trước trong băng, ngày đó, chỉ ra diễn, thì nghệ sĩ bị lệ thuộc vào cuốn băng, diễn xuất sẽ bị chựng lại. Vì đây là chương trình hát live, nên Hương Sĩ Nhân mới nhận lời. Theo tôi, muốn giữ gìn cải lương, nghệ sĩ phải hát live, diễn thật trên sân khấu như các nghệ sĩ năm xưa, chứ không thể nào hát nhép mà gọi là bảo tồn và giữ gìn cải lương được. Nếu cứ hát nhép mãi như một số đoàn hiện nay, thì khán giả sẽ không còn ủng hộ cho cải lương nữa.”
Còn với nghệ sĩ Phượng Hồng nhận vai bà Lan trong tâm trạng hồi hộp và bùi ngùi. Hồi hộp, vì chị khó mà đạt được thành công như nghệ sĩ Út Bạch Lan. Tuy nhiên, với bản lĩnh nghề nghiệp đã có, chị từng đi hát từ năm 1972 tại Việt Nam qua rất nhiều đoàn cải lương lớn nhỏ khác nhau, nên chị cố gắng hết mình cho vai diễn này. Chị học cách ca, chẻ nhịp, đưa hơi của nghệ sĩ Út Bạch Lan để hát, dẫu rằng hơi ca của chị thật khó bằng được với sầu nữ Út Bạch Lan, hơn nữa vóc dáng không thon thả của chị cũng khó mà thuyết phục khán giả, nhưng chị nói chị sẽ cố diễn và ca để khán giả quên đi khiếm khuyết này.
Chị kể rằng sau năm 1975, lúc nghệ sĩ Út Trà Ôn tuổi đã ngoài 70, ông vẫn thường đi hát tại các chùa để đỡ nhớ sân khấu, chị có cơ may được hát cùng ông nhiều lần trích đoạn “Tuyệt Tình Ca”, khi đó chị thường đóng vai bà vợ lớn, hoặc có khi vào vai bà Kim Sa… Chị bảo, dù tuổi đời của nghệ sĩ Út Trà Ôn khi ấy đã cao, nhưng hơi ca và nét diễn của ông trong vai ông Cò vẫn còn tuyệt vời lắm. Chị nhớ lại, lần đó, khi ông đang hát vai ông Cò, là vai để đời của ông, vậy mà tự dưng ông quên lời, ban tổ chức phải kéo màn lại xin lỗi khán giả. Một lúc sau, khi nhớ lại vai tuồng, ông lại tiếp tục ca để tạ lỗi khán giả. Sau lần đó, sức khỏe ông đã yếu nhiều hơn, sự minh mẫn đã không còn như xưa, nên ông mới đành ngưng diễn, khoảng thời gian ngắn sau là ông mất.
Với chị, cố nghệ sĩ Út Trà Ôn là một nghệ sĩ chân chính và yêu nghề, là tấm gương lớn cho những nghệ sĩ như chị học hỏi, nên khi nhận vai bà Lan, diễn với nghệ sĩ Hương Sĩ Nhân, mà chị cứ mường tượng hình bóng của nghệ sĩ Út Trà Ôn, mà không khỏi bùi ngùi.
Riêng nghệ sĩ Thanh Vũ khi nhận vai Lê Long Hồ, cho biết “Vai này khó với tôi, vì văn ít quá, mà lối tôi hát thì văn nhiều, kiểu hát chạy. Tôi không thể hát chẻ nhịp như bác Thanh Sang, nên sắp khuôn để hát, dễ hơn. Tôi rất vui khi được tham gia với đoàn và hát live thì thích hơn. Mong khán giả đến ủng hộ đông, để cổ võ nghệ sĩ có tinh thần, thì nghệ sĩ sẽ hát càng hay hơn.”
Nghệ sĩ Bình Trang bày tỏ: “Trước khi nhận vai này, Bình Trang có xem cô Ba Bạch Tuyết và cô Phượng Liên để học nét ca, diễn của 2 nghệ sĩ “tiền bối”, cộng thêm nét riêng của Bình Trang, hy vọng không làm khán giả thất vọng. Mong khán giả yêu cải lương hãy đến ủng hộ cho đoàn, để nghệ sĩ chúng tôi tiếp tục gắn bó với nghiệp tổ và phục vụ khán giả thân thương.” (B.H)


Băng Huyền
Theo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.