logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/01/2022 lúc 04:26:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
KIẾN NGHỊ 117: YÊU CẦU HỦY BỎ 3 ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
(For English version, please refer to https://drive.google.com...dY1nLVc/view?usp=sharing)


KIẾN NGHỊ 117: YÊU CẦU HỦY BỎ 3 ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
Ngày 01-01-2022

Kính gửi:
- Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Nguyễn Xuân Phúc;
- Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ;
- Các Đại biểu Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thưa quý vị,

1) Bốn mươi năm trước, năm 1982, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Đây là luật quốc tế và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam phải có nghĩa vụ thực thi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam thực thi - và ngăn chặn các cơ quan chấp pháp vi phạm - các quyền dân sự và chính trị của mình được quy định trong luật quốc tế này.

2) Hiến pháp 2013 của CHXHCN Việt Nam quy định:

- “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14.1).

- “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).

Nghĩa vụ của Quốc hội là phải ban hành các (điều) luật để đảm bảo cho công dân có thể thực thi các quyền của mình. Các (điều) luật này có 2 khía cạnh. Một mặt (2.a) liên quan đến các hạn chế quyền, thì luật phải nêu chi tiết rõ ràng không thể hiểu lầm, nếu nêu quá rộng hay mơ hồ thì chính quốc gia tham gia ICCPR, tức là CHXHCN Việt Nam, vi phạm Điều 2 của luật quốc tế ICCPR. Mặt khác (2.b) liên quan đến những cá nhân và cơ quan vi phạm và cản trở các quyền của công dân, thì nhất thiết phải có quy định để trừng trị (nếu Quốc hội thực sự muốn người dân và các cơ quan công quyền tôn trọng Hiến pháp).

3) Đáng tiếc, Quốc hội đã không ra những luật cụ thể tạo thuận lợi cho công dân thực thi các quyền theo các Điều 14.1 và 25 của Hiến pháp và các hạn chế cụ thể, trong khi đó lại thông qua nhiều điều luật của các luật khác nhau liên quan đến hạn chế quyền, những điều luật này vi phạm đúng điều đã nêu ở điểm (2.a) nói trên: quá rộng và mơ hồ, dẫn đến những sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, bị các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên án gay gắt. Liên quan đến khía cạnh trừng phạt nêu ở điểm (2.b) nói trên, thì cũng không có quy định rõ ràng. Điển hình là 3 điều của các bộ luật Hình sự (1999 và 2015) hết sức mơ hồ và có thể bị một số cá nhân và cơ quan chấp pháp lạm dụng để cản trở công dân thực hiện các quyền hiến định của mình cũng như các quyền được quy định trong ICCPR, như thế chính những cá nhân và cơ quan chấp pháp vi phạm luật quốc tế, vi phạm hiến pháp và vi phạm luật chứ không phải công dân bị vu cho các tội ấy. Những kẻ lạm dụng, cản trở lại không bị trừng trị vì thiếu vế (2.b) trong các điều luật. Các vị đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua các luật này không thể thoái thác trách nhiệm của mình!

Ba điều đó là Điều 79 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 109 (BLHS 2015), Điều 88 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 117 (BLHS 2015) và Điều 258 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 331 (BLHS 2015).

Do Quốc Hội còn nợ các luật liên quan đến Điều 25 Hiến pháp cho nên không có cơ sở pháp lý cho 3 điều này của Bộ Luật Hình sự.

3.1) Các Điều 79 (BLHS 1999) và 109 (BLHS 2015) về “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” không được quy định rõ ràng nên trong thời gian qua đã có 52 người bị bắt tù theo hai điều luật này với 3 án tù chung thân, 2 người chưa xử và 47 người bị kết án tổng cộng hơn 550 năm tù giam; sự mơ hồ của điều luật này đã tạo cớ cho những sự vi phạm luật quốc tế, vi phạm Hiến pháp một cách nghiêm trọng và vì thế cần được hủy bỏ (hay sửa đổi với quy định rất rõ để không ai có thể hiểu lầm được). “Lật đổ” theo từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học) có nghĩa là “làm cho sụp đổ bằng bạo lực”. Tuyệt đại đa số những người bị tuyên án về tội này đều sử dụng các biện pháp ôn hòa và các quyền hiến định của họ [ngay cả Hồ Chí Minh khi nói “dân có quyền đuổi chính phủ” chắc cũng bị vu cho tội này nếu như ông còn sống].

3.2) Các Điều 88 (BLHS 1999) về “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Điều 117 (BLHS 2015) về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (điều này vẫn hết sức mơ hồ, và nặng hơn Điều 88 trước kia) với 59 người bị bắt vì các tội nêu trong hai điều trên, trong số đó 7 người chờ xử và 52 người còn lại đã bị kết án tổng cộng 400 năm tù giam. Quy định mơ hồ, dễ cho các cơ quan chấp pháp diễn giải và vu cho bất kể ai thực hiện các quyền hiến định trong Điều 25 của Hiến pháp là vi phạm pháp luật, có thể bị bắt, bị kết án tù nặng. Vì thế cần hủy bỏ Điều 117 và không quy kết bất cứ ai theo Điều 88 nữa (Phạm Đoan Trang đã bị quy kết theo Điều 88 khi Điều 117 đã có hiệu lực).

3.3) Kỳ lạ hơn nữa là các Điều 258 (BLHS 1999) và 331 (BLHS 2015) về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Cho đến nay đã có 23 người bị bắt trong đó 11 người đã bị tuyên phạt hơn 50 năm tù giam. Những điều luật này nhằm hạn chế các quyền được nêu trong các Điều 24 và 25 của Hiến pháp, rõ ràng vi phạm ICCPR. Việc lợi dụng các quyền trên từ phía công dân là vô nghĩa, và giả như ai đó (tổ chức, cá nhân) bị xâm phạm lợi ích thì người bị hại đó nên kiện người bị cho là xâm phạm ra tòa án dân sự. Trong tất cả các phiên xử 11 người theo Điều 258 hay Điều 331 không có sự hiện diện của bất cứ “người bị hại” nào bất chấp yêu cầu của các luật sư. Phải hủy bỏ hoàn toàn Điều 331 phi lý, vi hiến và vi phạm luật quốc tế này.

Những quy định mơ hồ của các Điều 109, 117 và 331 của Bộ luật Hình sự đã mở đường cho các cơ quan chấp pháp vi phạm nghiêm trọng Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, vì thế Việt Nam bị các tổ chức quốc tế, các nước dân chủ và cả các cơ quan LHQ lên án (thí dụ các phán quyết của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của LHQ, Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền gần đây, nhất là vụ liên quan đến nhà báo Phạm Đoan Trang) làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự của Việt Nam trước thế giới.

Trong số 134 người bị bắt và bị bỏ tù vì 3 điều này, số bị tù trong 5 năm qua (2017-2021) lên đến 93 người, trong đó trong hai năm (2020-2021) lên đến 35 người và chỉ riêng từ 14 đến 31 tháng 12 năm 2021 đã có 5 người bị tuyên các bản án hết sức nặng nề (Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung và Lê Trọng Hùng) khiến dư luận quốc tế hết sức bất bình.

Vì các lý do nêu trên, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân Việt Nam được nêu trong Hiến pháp, các luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, cũng như bảo vệ danh dự của Việt Nam trước thế giới, chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên sau đây yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và đồng kiến nghị quý vị làm tròn bổn phận của mình bằng việc:

- Hủy bỏ các Điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự 2015;
- Hủy bỏ (hoặc sửa đổi bằng quy định rõ ràng để không ai có thể hiểu lầm) Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.

Xin trân trọng cảm ơn.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.