logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/02/2022 lúc 06:45:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,246

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình 1: Từ trang fb của Thầy Thích Tâm Nguyên - Tu Viện Hạnh Phúc

Mặt trời đã xuống, tiết trời se lạnh. Mấy anh chị em chúng tôi ai cũng vừa nón vừa áo hai ba lớp. Thầy Tâm Nguyên chạy tới chạy lui thắp đèn. Chúng tôi nấn ná kết thêm một số hoa mai hoa đào lên những cành cây khô. Từ đằng xa, nghe tiếng huýt sáo của mấy anh, “…Đêm nay ai đưa em về, đường khuya sao trời lấp lánh…” Chúng tôi cười vang hát nhại theo, “…em ơi, anh đang bên chùa, phụ chùa chuẩn bị đón Xuân…” rồi em nhe.

Đó chỉ là một cảnh nhỏ của không khí vui nhộn và bận rộn trong khuôn viên Tu Viện Hạnh Phúc ở thành phố Sarasota, tiểu bang Florida từ nhiều tuần qua.

Ngày Mồng Một Tết Nhâm Dần năm nay rơi vào thứ ba trong tuần. Để thuận tiện cho quý Phật tử và quý đồng hương gần xa có thể đến tham dự, Tu Viện Hạnh Phúc tổ chức chương trình Mừng Xuân Di Lạc 2022 vào Chủ Nhật, 30 tháng Một năm 2022 (nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Tân Sửu âm lịch).

Từ sáng sớm, rất nhiều các cô chú anh chị Phật tử cùng những thiện nguyện viên bạn đã có mặt để tiếp tục phần chuẩn bị cho buổi lễ. Tôi đi một vòng xem toàn bộ các cảnh trang trí mà những đêm trước đã không có dịp thấy đủ vì toàn chạy đến phụ việc khi mặt trời đã xuống. Sáng hôm nay trời nắng ráo trong xanh, quê hương Việt Nam như được thu nhỏ lại và thật xinh xắn mọc lên trong khuôn viên Tu Viện Hạnh Phúc.


UserPostedImage
Hình 2: Từ trang fb của Thầy Thích Tâm Nguyên -Tu Viện Hạnh Phúc

Phía sau cái cổng nho nhỏ như cổng vào làng với cái tên thật thân thương “Tết Quê Mình”, sẽ hiện lên những khung cảnh tiêu biểu truyền thống quê nhà. Trong một phút chốc khi nhìn quanh, tôi đã tưởng đêm qua Bụt đã ghé thăm chúng ta và làm phép mầu biến nhiều ước mơ trở thành hiện thực. Những ước mơ được về quê ăn Tết, những ước mơ được thấy lại…

… Trống và Lân. Thấy lại ông đồ ngồi viết chữ nho cho khách gần xa. Thấy lại những đòn gánh bánh chưng, bánh tét, trái cây. Những cái nơm bên mái lá, những chiếc lu bên cạnh góc nhà. Về nông thôn xong lên chốn thành thị. Đơn sơ mà thân thương, gian hàng may áo dài cho các cô các chị với chiếc máy may đạp chân, cái bàn ủi than nho nhỏ con con và những tà áo dài, những khúc vải, đủ mọi hoa sắc. Những cây đào, cây mai với đầy hoa trên từng nhánh, nở rộ. Hàng trăm chiếc nón lá đỏ cam vàng tím thay nhau đong đưa trong gió… Và nhiều nhiều cảnh trang trí khác.

Nổi bậc và rực rỡ hơn cả có lẽ gần cả trăm chiếc lồng đèn Hội An được cẩn thận treo thành nhiều hàng giữa hai thân cây cổ thụ nằm ở trung tâm khuôn viên của Tu Viện. Chúng xinh tươi với đủ hình dáng hoa lụa đầy sắc thái Tết.


UserPostedImage
Hình 3: Từ trang fb của Thầy hích Tâm Nguyên -Tu Viện Hạnh Phúc

Một khung cảnh trang hoàng khác thật gần gũi đã khiến tôi đứng lại chiêm ngắm lâu hơn đó là cảnh hiên nhà với vòng hoa trên cửa; chiếc xe nhỏ Vespa dựng ngoài hiên và chiếc vali đã đặt xuống. Trên tường nhà có hàng chữ “Xuân này con đã về…”

Dạ vâng, Xuân này con đã về…
Cùng về, cùng dự lễ mừng Xuân. Khi về đến… nhà, chắc chắn tất cả cô chú bác anh chị em chúng ta sẽ rất bất ngờ trước những trang hoàng đặm truyền thống và tinh thần dân tộc Việt Nam.

*
Cổng chính của Tu Viện Hạnh Phúc trên đường Lockwood Ridge chỉ vừa hoàn tất mấy ngày trước, hôm nay mở rộng đón khách. Buổi lễ được khai mạc vào lúc 12 giờ trưa. Tất cả quý Phật tử và quan khách được mời vào bên trong chánh điện để cùng các quý thầy dâng hương lễ Phật. Quý vị sẽ lại tiếp tục ngạc nhiên và trầm trồ khi nhìn thấy hai cánh cửa bằng kim loại đúc, mở rộng vào chánh điện. Mặt ngoài của cửa sẽ thấy tên của tu viện “Happy Monastery” chạy thành đường tròn và bên ngoài vòng tròn là những cành hoa sen. Mặt trong của cửa, vòng tròn đó là những họa tiết sắc sảo của Trống Đồng Đông Sơn. Nhìn lên chánh điện, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thật trang nghiêm, thư thái và hiền từ. Hai bức tranh hoa sen làm từ bột xơ dừa ở hai bên chánh điện làm tăng vẻ bình an và thanh khiết.

Hàng tre ở phía sau tượng Phật, cũng như ngay từ cửa bước vào, tuy được dùng như trang trí cho tăng phần dân tộc tính, nhưng lại có một ý nghĩa sâu xa như nhắc nhở chúng ta Đức Phật đã từng dùng hình ảnh tre trúc làm ví dụ dạy bảo chúng sinh hãy tu luyện để tính tình luôn thẳng thắn đơn giản; tâm không độc, không ẩn chứa và khi cần thiết thì cũng có thể khiêm nhường, uyển chuyển, cuối đầu.

Dâng hương lễ Phật và đọc xong bài Sám đầu năm, thầy Tâm Nguyên kể lại truyền thống và ý nghĩa thượng Nêu và hạ Nêu trong những ngày trước và sau Tết. Khi bước vào chánh điện chúng tôi đã để ý thấy một cây tre thật dài với một ít lá tre ở ngọn và một tấm phướn đỏ từ trên cao chạy xuống. Thầy đã chuẩn bị và để ở giữa chánh điện từ hôm trước.

Bánh mứt (thịt mỡ) dưa hành câu đối đỏ
Cây Nêu tràn pháo bánh chưng xanh,

UserPostedImage
Hình 4: Từ trang fb của Thầy Thích Tâm Nguyên -Tu Viện Hạnh Phúc


Tôi sinh ra và lớn lên ở Sàigòn.  Mặc dù hai câu ca dao trên không lạ, nhưng tôi chưa bao giờ biết về cây Nêu. Rời xa quê nhà cũng đã ba mươi năm. Tôi đã thật bất ngờ hôm nay được biết về cây Nêu. Với sự hướng dẫn của Thầy, các anh vác cây Nêu ra giữa sân tu viện và dựng nó đứng thẳng cao vút. Thầy gõ chiên làm lễ. Tiếng pháo dòn tan vang lên. Các chú lân nhảy múa. Các em nhỏ trong nhóm Karatedo biểu diễn võ thuật. Tiếp theo là phần biểu diễn khí công của các ông bà người Mỹ và Á châu. Một không khí Tết mà dường như cá nhân tôi chưa từng được chứng kiến ở quê nhà hay ở bất cứ nơi đâu.  Và đặc biệt thay những hình ảnh, âm thanh, diễn tiến của sự kiện này lại đang diễn ra ở một nơi rất xa quê hương…
… Xuân Di Lạc như đã bắt đầu trong mỗi con tim, mỗi nụ cười, mỗi ánh mắt…

*


Các gian hàng thực phẩm chay bắt đầu đông khách.  Quý vị sẽ được thưởng thức đủ loại bánh mứt, xôi chè, bánh cam, bánh phục linh, sửa đậu nành, nước mía, cam vắt, chanh dây… Các món chay như bánh tét, bánh chưng, bánh bột lọc, bánh paté-chaud, bánh cuốn, bánh bèo, gỏi cuốn, gỏi đu đủ… Từ xa, chúng ta có thể nhận ra có cả bánh chuối chiên khi bánh được chiên vàng, thơm phứt. Hàng bên cạnh là món phở chay.

UserPostedImage
Thầy Tâm Nguyên trong buổi Lễ tu tập đầu năm.

Ban đầu, thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc có ý làm bánh tét để biếu tất cả quý Phật tử và quý đồng hương đến dự lễ như quà đầu năm. Nhưng sau đó các anh chị Phật tử đã xin phép có thêm phần lễ hội và làm thêm nhiều món ăn khác để buổi lễ mừng Xuân thêm phần vui nhộn. Thế là lễ hội ẩm thực chay đã được thêm vào chương trình. Nhiều quý khách đã đến tu viện từ rất sớm và cũng đã khá nhiệt tình ủng hộ phần ẩm thực chay nên các quầy thực phẩm chay đã hết sớm hơn giờ dự định.

*
Phần đông khách lái xe đến tu viện và đi vào khu lễ hội từ phía bãi đậu xe. Ít có ai đi bộ vào từ cổng chính. Bất chợt tôi nhìn thấy có mấy ông bà người Mỹ đã hơi lớn tuổi chậm rãi đi bộ vào. Tôi đoán họ là những người hàng xóm. Thầy Tâm Nguyên có thông báo với hàng xóm về ngày lễ Tết của chúng ta hôm nay. Thầy cũng có chia sẻ chương trình và mời quý ông bà sang tham dự.

Tôi quét mắt nhìn quanh tìm thầy nhưng chắc thầy đang lu bu ở đâu đó. Tôi bèn chạy đến chào và welcome các ông bà. Sau khi chúc mừng “Happy Lunar New Year,” các ông bà liên tục khen, “How wonderful, how wonderful!” Họ nhìn quanh và lại không ngừng trầm trồ, “Wow, what a transformation!” Họ không thể ngờ đằng sau những hàng rào gỗ xinh xắn với kiểu vẽ như những mái chùa đã mọc lên thật nhiều những trang trí đặm tính Á Châu, thuần túy Việt nam của chúng ta. “Beyond our imagination!” (Thật hoàn toàn ngoài khả năng tưởng tượng của chúng tôi), ông bà nói.

Chúng tôi tiếp tục chuyện trò và các ông bà đã kể chuyện cho tôi nghe rằng địa điểm này trước kia là một trung tâm tập Taichi khí công. Về sau hơi bị bỏ bê. Sân vườn phía bìa đường trở thành nơi tụ tập cho những việc không lành mạnh. Nhiều người dẫn chó đến đây cho chó đi… dạo tự do.  Miếng đất trước kia không có hàng rào. Những người hàng xóm có thể nhìn qua từ nhà họ và nhìn thấy những sinh hoạt không lành mạnh ấy và phải thường xuyên gọi cảnh sát đến giải tán.

Khi các ông bà biết trung tâm Taichi đã được mua lại, và bắt đầu có những công trình xây cất, họ có hơi lo ngại chủ mới sẽ xây lên những cơ sở kinh doanh hoặc chung cư. Khi những hàng rào gỗ thật mỹ thuật được dựng lên, cây cối được cắt tỉa gọn gàng và tòa nhà cũ vẫn nằm yên đó, không bị đập phá, họ đã thầm mừng.  Và khi thầy Tâm Nguyên đi chào từng nhà hàng xóm và chia sẻ dự án xây chùa Việt Nam họ đã vô cùng mừng vui. Tuy nhiên, họ vẫn không thể hình dung được sự biến đổi chi tiết ra sao cho đến khi bước vào cái khuôn viên hôm nay được mang tên “Happy Monastery” (Tu Viện Hạnh Phúc).

Tôi mời quý ông bà vào trong chánh điện. Họ hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Họ quá đỗi thích thú pha lẫn khâm phục khi chiêm ngắm từng chi tiết bên trong chánh điện. Họ đoán chừng có lẽ thầy Tâm Nguyên đã đặt làm rất nhiều thứ từ Việt Nam gửi sang vì họ biết chắc không thể nào những thứ đó có thể làm được ở Mỹ. Họ cảm ơn liên tục và tôi cứ phải thưa rằng tôi sẽ chuyển lời đến thầy Tâm Nguyên, người khởi tâm và thiết kế hầu hết mọi công trình trùng tu Tu Viện Hạnh Phúc. Thầy Tâm Nguyên đích thực là nòng cốt của mọi kết quả của Tu Viện Hạnh Phúc ngày hôm nay. Thầy là tác nhân và có thể quy tựu được sự hỗ trợ và hợp tác rất nồng nhiệt của quý đồng bào khắp nơi, không chỉ riêng ở Sarasota và những vùng lân cận, mà cả từ quê hương bên kia bờ đại dương.



Tôi xin kể một ví dụ vui nho nhỏ.

Khí hậu Florida luôn rất ấm. Mùa đông dù có lạnh lắm cũng chỉ mát như khí hậu Đà Lạt. Nhưng năm nay, khoảng một tuần trước Tết, Florida bỗng mưa nhiều và lạnh xuống chỉ còn ba mươi mấy bốn chục độ F (tức 4-5 độ C). Những cây đào cây mai trong sân tu viện mà quý vị nhìn thấy hoàn tất với đầy hoa nở rộ là những nhánh cây khi cắt tỉa những cây cổ thụ có cành chỉa ra ngoài đường được thầy giữ lại. Thầy cho chôn lại xuống đất trong sân tu viện. Sau đó các anh chị em thiện nguyện chúng tôi đã xúm lại tỉa lá và kết hoa lên từng cành cây.

Mấy hôm trời lạnh rồi mưa, tôi cứ nghĩ bụng chắc hôm nay sẽ được nghỉ xả hơi một bữa. Vừa định vào nhóm thiện nguyện của tu viện nhắn tin với thầy “bữa nay trời lạnh và ướt quá, chắc mình đâu thể ra ngoài tiếp tục được việc hả thầy ơi,” thì tôi thấy hình mấy cây đào cây mai nằm chình ình trong nhà bếp của tu viện. Trời ơi, có nghĩa thầy đã nãy ra sáng kiến nhổ cây mang vào trong để công việc lại được tiếp tục. Chúng tôi xem hình mà phải cười bò và dỉ nhiên sau đó phải mò tới tu viện tiếp tục công việc cho kịp tất cả những việc cần thiết phải xong trước ngày lễ.

UserPostedImage
Hình 5: Từ trang fb của Thầy Thích Tâm Nguyên -Tu Viện Hạnh Phúc


Thầy Tâm Nguyên luôn có rất nhiều ý tưởng và không bao giờ bỏ cuộc trước bất kỳ khó khăn trở ngại nào. Thầy điều khiển vô số việc từ nhỏ đến lớn. Thầy nghĩ đến và chuẩn bị từng chi tiết sao cho mọi thứ vừa tốt, vừa đẹp. Nhìn kết quả những thay đổi ở tu viện Hạnh Phúc không đầy một năm qua thì chúng ta có thể thấy rõ sự kỹ luật, tinh thần và khả năng làm việc của người đầu tàu.  Ước nguyện của thầy, sự nhiệt tình và siêng năng của thầy, tình thương mến của thầy dành cho Phật tử đã lan tỏa và giúp chúng tôi theo bước chân thầy.

*
Ai đi lễ chùa đầu năm cũng đều muốn được lộc mang về.

Tôi và anh James đã may mắn được thầy nhờ đứng ở bàn tặng lịch và Nguyện Ước Đầu Năm. Đó là những tấm thiệp với những lời ước mà chúng ta có thể viết thêm ở phía sau, tiếng Việt, lẫn tiếng Anh. Sau khi khấn nguyện những lời ước và lạy Phật, chúng ta có thể treo chúng lên cây Nguyện Ước ngay bên ngoài chánh điện hoặc là mang về nhà.

Có một em gái với bộ áo dài xanh lá cây rất xinh; bạn trai đi cùng cũng mặc áo dài xanh cùng tông rất đẹp. Từ bàn Nguyện Ước Đầu Năm thấy hai em chụp hình bên cây đào đẹp quá, tôi phải chạy sang tặng một lời khen.

Hai em đi theo tôi sang bàn Nguyện Ước Đầu Năm và hỏi thăm. Nghe xong phần giải thích em gái nói, “nhưng em đạo Chúa, em có vào lạy Phật được không chị?” Tôi mở áo khoác cho em nhìn thấy dây chuyền Thánh Giá và dây tràng hạt tôi mang. “Chị cũng đạo Chúa như em nè. Lạy Phật không sao đâu em à. Phật thương và Chúa cũng vẫn thương. Không ai phạt em đâu đừng lo.” Em ấy đã vui vẻ chọn một tấm thiệp và đi về phía chánh điện.

Khi mới đến giúp việc ở Tu Viện, nhiều anh chị em Phật tử cũng lấy làm ngạc nhiên khi thấy tôi Thiên Chúa giáo mà đi chùa, rồi còn thường xuyên lui tới phụ việc khi có thể. Nhiều người đã xin phép hỏi tôi về chuyện “kỳ lạ” này. Thật lòng xin thưa, tôi luôn rất vui khi được hỏi những câu hỏi đó, bởi nó cho tôi cơ hội chia sẻ những điều đặc biệt thời thơ ấu của mình.

Ông bà ngoại và nội tôi ở cùng một xóm nhưng không cùng đạo. Ông bà ngoại thì đạo Thiên Chúa và đi nhà thờ. Ông bà nội thì thờ cúng ông bà và đi chùa. Khi ba má tôi thương nhau và kết hôn, họ đã được cha xứ làm phép chuẫn, có nghĩa “đạo ai nấy giữ” (chứ hổng phải “hồn ai nấy giữ”). Mấy chị em tôi khi sinh ra đứa nào cũng được rửa tội, cũng học giáo lý và được nhận đủ các phép rước lễ lần đầu, phép thêm sức và đi lễ hàng tuần. Chúng tôi ở với bà nội. Bà nội tôi chỉ biết viết số và làm toán chứ không biết chữ; và vì một duyên cớ nào đó, mỗi tối tôi lại đọc kinh Phật cho nội nghe. Và khi nội đi chùa, tôi cũng đi theo và được nghe nhiều chuyện về Phật pháp. Tôi đã lớn lên với những thói quen “lạ lùng” như thế.

Khi còn bé, tôi cũng đã từng nghĩ đạo Phật là một tôn giáo. Nhưng khi lớn lên và tìm hiểu thêm về Phật Pháp thì mới biết đạo Phật là một lối sống chứ không phải một tôn giáo. Bởi vì Phật cũng là người như chúng ta. Phật tìm ra chân lý làm sao để có được bình an và hạnh phúc tại tâm và đã truyền dạy lại cho chúng ta. Phật như một bậc thầy. Cho nên một người Thiên Chúa giáo vẫn có thể đi nhà thờ và áp dụng lối sống của đạo Phật và lạy Phật như tỏ lòng biết ơn vị thầy từ bi nhân ái.

* Hậu Trường Sân Khấu…
… luôn là mục mà hầu hết chúng ta ai cũng rất thắc mắc và muốn được khám phá, nhất là khi đứng trước những quan cảnh không thể nào ngờ, không thể nào tưởng tượng. Lâu lâu mới Tết mà còn là một cái Tết thật đặc biệt. Xin chia sẻ một vài chuyện vui để thêm vui mấy ngày Tết nhe.

Một người Sài Gòn, đạo Thiên Chúa giáo như tôi mà còn luôn cố gắng tranh thủ chạy qua tu viện phụ việc bất cứ khi nào có thể thì quý vị có thể hình dung các anh chị người Huế cùng quê với thầy Thích Tâm Nguyên còn sốt sắng đến chùa phụ việc đến nhường nào.

Khoảng sáu bảy giờ, giờ tan sở, đóng cửa hàng, phục vụ xong người khách cuối ngày… rất nhiều quý anh chị Phật tử lũ lượt kéo nhau về tu viện như những chú chim cuối ngày tìm về tổ ấm. Nhiều tuần nhiều tháng như thế, từ lúc tu viện được thành lập khoảng một năm trước. Làm hàng rào chung quanh khuôn viên, dọn dẹp cây cối, làm cửa tam quan, thiết kế lại phòng ốc, xây dựng lại chánh điện… Hàng tỷ tỷ việc, đủ mọi kích cỡ.

Những tháng gần Tết, tổ ấm Tu Viện Hạnh Phúc xôn xao vui nhộn hẵn lên. Những căng thẳng, lo toan, áp lực cuộc sống trong ngày trong công việc, ngoài xã hội… như tan biến. Thay vào đó là những trận cười dòn tan.. .Và dù chỉ tình cờ đi ngang qua, không biết mấy chị mấy anh đang cười vì vụ gì, mình vẫn có thể vui lây và cười theo.

Tôi đang lau lá chuối thì hùn vô với mấy chị một vụ cười khác. “Mấy chị muốn nghe chuyện cười thuở ban đầu của em không?” – “Muốn chứ, chuyện gì vui cũng muốn nghe hết!” Và họ lại cười vang.

Tôi là người Sài Gòn; mấy chị là người Huế. “Hồi đó, khi mới đến và tham gia công việc giúp tu viện, nghe mấy chị nói chuyện, em lắng lổ tai muốn chết mà vẫn không hiểu mấy chị nói cái gì.” Họ lại cười vang. “Vậy hôm nay đã hiểu được nhiều rồi phải không?”

Mà sao chi lạ! Chẳng phải đến trường học tiếng Huế mà sao hôm nay tôi đã hiểu mọi thứ tường tận. Tôi ngộ ra, khi mình mở lòng, khi mình có cùng mối quan tâm, cùng tình thương mến, cùng chí hướng, tự dưng tri thức như mở theo và mọi trở ngại bỗng thông suốt. Chắc chắn nơi tôi cũng có nhiều khác biệt và các anh các chị đã chấp nhận và luôn đón nhận tôi, đón nhận người nhà của tôi với đầy tình thân thiết.

Cùng đến tu viện làm việc chung, chúng tôi đã học được cách chấp nhận những khác biệt của nhau và thấy chúng là những nét dễ thương của nhau. Chúng tôi cũng có được cơ hội học được cách đón nhận ý kiến chung, tôn trọng ý kiến chung và thuận hòa chọn lựa điều tốt nhất nên làm. Khi mỗi người mình biết đặt lợi ích chung lên trên thì chúng ta sẽ đều giống nhau. Đố kỵ hay khác biệt nếu có cũng tự nhiên tan biến.

*
UserPostedImage
Hình 6: Từ trang fb của Thầy Thích Tâm Nguyên -Tu Viện Hạnh Phúc


Đêm ba mươi, chúng tôi trở lại tu viện dự buổi thiền trà và pháp thoại của thầy. Vừa xong thì cũng khoảng nửa đêm. Thầy phát lộc và lì xì đầu năm...

Ba ngày Tết qua mau. Sau khi khách viếng tu viện ra về, cuối ngày chúng tôi được cùng ngồi lại với thầy uống trà tâm sự. Buổi trà đàm có mặt cháu Brian 19 tuổi vừa vào đại học và học ban ngành Psychologies – tâm lý học. Mấy ngày trước cháu có hỏi ba cháu một câu hỏi vô cùng đặc biệt mà ba cháu vẫn còn suy nghĩ để có trả lời sao cho đầy đủ ý nghĩa cho con trai. Ba cháu Brian đã đề nghị cháu chia sẻ câu hỏi đó với quý thầy và các cô chú bác trong bàn trà. Buổi chuyện trò thêm phần lý thú.

“What makes a man?” - Những yếu tố nào xây dựng nên một con người thật sự?  Đặc tính trượng phu của một người chăng? Hay là làm một người chân chính thì sẽ như thế nào?  Câu hỏi như có ba mặt:Vật Chất hay Tâm Linh hay cả hai.

Câu hỏi như khép lại những chuyện trò của chúng ta nơi đây, và nó cũng đồng thời mở ra cho chúng ta những suy nghĩ mới cho năm mới, những điều chúng ta ước nguyện cho năm. Tu học rèn luyện sao để trở nên “a man” mà mỗi chúng ta có định nghĩa riêng cho mình.

* Xin chân thành cảm tạ…

Quý cô chú bác anh chị nào chưa có dịp đến Tu Viện Hạnh Phúc những ngày lễ Tết vừa qua, chúng ta vẫn còn rất nhiều dịp lễ khác, còn nhiều Tết khác. Dù rất muốn gửi theo bài viết tường thuật này thật nhiều chi tiết để quý Phật tử và quý đồng hương ở xa có thể ít nhiều như đã cùng tham dự lễ, nhưng chắc chắn bài viết còn thiếu rất nhiều chi tiết, những chi tiết mà quý vị phải đến tận nơi mới có thể chiêm ngắm và cảm nhận được.

Kính mời quý cô chú bác anh chị sắp xếp đến thăm Tu Viện những dịp lễ khác nhé.
Xin cảm ơn tất cả quý cô chú bác anh chị Phật tử, đồng bào địa phương hay ở thật xa, luôn hướng về tu viện… cho tất cả tấm lòng thành, cho tất cả những đóng góp, công quả, thiện tài, thiện tâm.

Chúng con xin chân thành cảm ơn thầy Thích Tâm Nguyên, trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, đã có mặt nơi đây, đã gieo duyên, đã cho chúng con cơ hội được tu học, đã mang đến cho chúng con nhiều tốt lành, và vui nhất, mới nhất là một cái Tết không thể nào quên. Chúng con xin kính chúc thầy luôn nhiều sức khỏe. 


Sarasota, Feb 4th 2022
Anne Khánh-Vân/Việt Báo

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.205 giây.