logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 09/08/2013 lúc 05:40:21(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Người đào nương cất tiếng hát luyến láy ngân nga trầm bổng, nhẹ nhàng mà có sức nặng mê hoặc hòa cùng tiếng sênh phách linh động biến ảo khôn lường, lúc rộn ràng, khi khoan thai, thật say đắm, ngây ngất. Đây chính là hình ảnh quen thuộc với những ai yêu thích nghệ thuật ca trù, một lối chơi tao nhã, lịch lãm của các văn nhân tài tử xưa nay, là nghệ thuật uyên bác nhất của nhạc thính phòng Việt cổ, thịnh hành từ thế kỷ 15.
Văn chương, âm nhạc hoà quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp tinh tế cho nghệ thuật Ca Trù. Từ Ca Trù, một thể thơ hết sức độc đáo ra đời và trở nên có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc. Đó là thể thơ Hát Nói, với hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ.
Trong cấu trúc tam giác độc đáo của ca trù, gồm bộ ba: nhạc sĩ đàn đáy, người đánh trống chầu và người đào nương ngồi hát, ngôi cao nhất là đào nương, nên ca trù còn có tên gọi là hát ả đào.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đàn đáy là một nhạc cụ chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Và đàn đáy cũng chỉ dùng trong khi hát ca trù, trở thành một nhân tố đặc trưng, để phân biệt ca trù với các thể loại ca nhạc khác. Đàn đáy cho một âm thanh trầm đục sâu lắng, hoà với tiếng phách của đào nương có âm thanh sắc giòn tạo nên một sự đối chọi âm thanh, vừa độc lập lại vừa hòa quyện. Thỉnh thoảng lại xen vào một tiếng trống chầu gọn chắc, đĩnh đạc, khiến cho cuộc hát trở nên thi vị hơn, mà trong đó chủ khách vừa tôn vinh nhau, lại vừa khẳng định sự độc lập và chủ động của mình.
Không như nghệ thuật chèo hay hát văn, người khán giả thưởng thức ca trù, thường gọi là đi “nghe hát”, chứ không phải là đi “xem hát”. Bởi đào nương hát ca trù không có múa và diễn với các trang phục nhiều màu như nghệ thuật chèo hay hát văn. Đào nương hát ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trên một mảnh chiếu cạp điều, chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe bằng giọng hát và tiếng phách của mình.
Vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật Ca Trù đã chinh phục hoàn toàn trái tim người nghệ sĩ tài tử Đặng Xuân Mai nên chị đã dành thời gian “tầm sư học đạo”, về Việt Nam để học ca trù ngay tại câu lạc bộ Thái Hà của dòng tộc Nguyễn tại làng Thái Hà. Dòng họ này có nhiều ca nương, kép đàn nổi tiếng cung đình xưa, khởi từ cụ Nguyễn Đức Ý, quan tri huyện Hải Dương.
Bà cô tổ Nguyễn Thị Tuyết là người được giao trọng trách quản lý hệ thống ca vũ trong cung vua Thành Thái và được tạc tượng ghi công bằng vàng. Hơn nửa thế kỷ trước, cụ Nguyễn Văn Xuân, thân sinh ông Nguyễn Văn Mùi, từng là “nghệ nhân vô địch đàn đáy” xứ Bắc Hà. Ông Nguyễn Văn Mùi thuộc thế hệ thứ năm, kép trống, quyết nối tiếp thế hệ thứ sáu cho dòng tộc ca trù, đã truyền dạy nghệ thuật ca trù bác học cho con cháu trong dòng họ, đến nay đã truyền qua bảy đời giữ nghề Ca Trù.
Chị Xuân Mai may mắn được sự giới thiệu, đã học Ca Trù với đào nương Nguyễn Thúy Hòa (thuộc thế hệ thứ 6 giữ nghề Ca Trù trong gia đình), là con gái của ông Nguyễn Văn Mùi. Đồng thời đào nương Nguyễn Thúy Hòa còn là “đệ tử chân truyền”, được yêu chiều và kì vọng nhất của nghệ nhân ca trù Quách Thị Hồ. Sinh năm 1909, mất năm 2001, bà là một nghệ nhân ca trù nổi tiếng, là một bậc thầy về kỹ thuật luyến láy trong nghệ thuật ca trù Việt Nam trong thế kỷ 20. Bà là người đầu tiên đưa tiếng hát ca trù của Việt Nam ra nước ngoài.


Vài nét về nghệ sĩ tài tử Đặng Xuân Mai
Chị Xuân Mai cho biết vì đam mê, nên chị học để tìm hiểu, chứ không phải học để trở thành đào nương, vì muốn thành đào nương phải tốn rất nhiều công sức và thời gian. Bản thân chị tự thấy mình chưa đủ khả năng để trở thành đào nương ca trù. Vì đây thật sự là một nghệ thuật công phu, đòi hỏi thiên tư của người học và sự luyện rèn khổ công vô cùng.
Nghệ sĩ tài tử Đặng Xuân Mai là một tên tuổi khá quen thuộc với những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, chính trị, xã hội tại các hội đoàn ở miền Nam và Bắc California. Chị từng là hội phó của Hội Đền Hùng hải ngoại Nam California một thời gian, trước khi chị chuyển về sống tại San Jose. Chị từng ra tập thơ đầu tay “Tình thơ trong mắt ngọc” vào năm 1980 tại Hoa Kỳ, từ đó đến nay chị đã có hơn 1000 bài thơ đủ thể loại từ hoài vọng quê hương, thân phận người Việt lưu vong, thơ đấu tranh…, được những người yêu thơ đón nhận và yêu thích, có một số bài đã được phổ nhạc.
Đến Mỹ định cư từ tháng 4 năm 1975, khi mới tròn 17 tuổi, trước đó chị chưa bao giờ được nghe Ca Trù, mà chỉ yêu thích cách ngâm thơ Tao Đàn, cách hát dân ca 3 miền Bắc Trung Nam của nhóm tam ca Đông Phương… Nhưng ở càng lâu trên xứ người, chị lại càng muốn tìm hiểu những di sản nghệ thuật quý giá của Việt Nam, những làn điệu dân gian như chèo, ca trù, quan họ, nhưng bên này không có trường lớp hay nghệ nhân nào dạy những nghệ thuật này, tài liệu cũng không.
Vào thập niên 1990, khi có những người quen về Việt Nam, chị đã nhờ tìm mua giúp những băng đĩa về các loại nhạc này để nghe. Càng nghe, chị càng thích, càng muốn tìm hiểu sâu hơn. Một lần, cô giáo Phạm Lệ Tuyết dạy tại trường Trưng Vương nơi chị theo học thời hoa niên tại Việt Nam, là người cô giáo mà chị quý trọng và xem như tri âm tri kỷ, cô về Việt Nam, đã tìm đến những tiệm sách cũ tại Sài Gòn và mua được quyển “Ca Trù Biên Khảo” của Đỗ Bằng Đoàn, để tặng cho người học trò Đặng Xuân Mai, khiến chị cảm động vô cùng. Nhờ quyển sách này, càng hiểu Ca Trù, chị càng yêu hơn nghệ thuật này.
Vào năm 2000, chị có ý định về Việt Nam tìm học những nghệ thuật dân gian như Ca Trù, hát Quan Họ… Nhờ mối thân quen với Giáo Sư, Tiến Sĩ Âm Nhạc Nguyễn Thuyết Phong cũng về Việt Nam nghiên cứu âm nhạc dân gian, chị đuợc giới thiệu gặp một số nghệ nhân để học hát Ca Trù, Quan Họ, hát Chèo…
Đến năm 2002, chị về Việt Nam lần thứ nhì, và được giới thiệu đến học tại câu lạc bộ Thái Hà của dòng tộc Nguyễn tại làng Thái Hà. Vì từ xa về, nên chị được gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi cho phép chị ở lại trong nhà, cùng sinh hoạt chung với gia đình, chị có dịp quan sát và học theo, từ cách gia đình dạy cho 2 người cháu gái nhỏ, khoảng 12 tuổi (đại diện cho đời thứ bảy của dòng tộc) để trở thành một đào nương, các em ngồi học rất nghiêm túc và có kỷ luật cao.

Cách lấy hơi nhả chữ là một nét rất độc đáo của ca trù
Theo chị Xuân Mai, cái khó nhất khi học hát ca trù là hát như thế nào, lấy hơi ra sao. Hát ca trù vừa thở bằng miệng lại phải vừa thở bằng mũi. Lấy hơi hát thanh nhạc chỉ thở bằng miệng. Khác với lối hát các loại nhạc cổ truyền khác, cách lấy hơi trong hát ca trù tinh tế và phức tạp hơn. Trong khi hát chèo, người nghệ sĩ lấy hơi chủ yếu là từ khoang miệng, trong hát quan họ, người nghệ sĩ lấy hơi ở khoang miệng và cổ họng; thì hát ca trù, người nghệ sĩ lấy hơi không chỉ ở khoang miệng hay cổ họng mà còn vận hơi từ đan điền lên, lấy hơi ở khoang mũi nữa. Điều này rất khó, nhưng cái khó hơn là làm sao khi chuyển hơi mà người nghe không thể nhận ra, không để lộ và làm thô sự biến hoá này. Tất cả các kỹ thuật “đổ hột”, “sang hơi”, “đổ con kiến” đều ở nơi cổ họng của đào nương. Tựa như đào nương để một hạt ngọc trong cổ họng, cho nó chạy trong cuống họng, không được cho rớt ra ngoài. Trong khi hát ca trù, ngoài việc hát tròn vành rõ chữ thì việc làm sao nảy hột, rung giọng là một điều vô cùng quan trọng. Điều tối kỵ nhất là người hát không được rặn ra hột trong khi hát mà hoàn toàn do hơi để nảy hột. Nhưng làm được điều này không phải dễ dàng, phải trải qua một quá trình tập luyện dài lâu. Rung giọng nghĩa là thả hơi từ trong bụng lên mũi một cách tự nhiên. Nảy hột, là phải vận dụng cách lấy hơi bụng và nhả chữ bằng hơi bụng. Lấy hơi đã khó, thở bằng miệng, thở ra mũi đã khó, cái khó nhất là nín, lấy từ hơi bụng thổi ra mũi, phải nảy hột bằng mũi. Đạt được như vậy, tiếng hát của đào nương sẽ trở nên tinh tế, giàu âm sắc và đạt được đến sự biểu cảm cao nhất.
Để trở thành người hát ca trù đúng nghĩa, thì người đó cần phải có chất giọng đẹp: vang rền, nền nảy, khỏe. Thường điều này có được là do trời phú, cộng thêm yếu tố bắt buộc người học ca trù phải chú ý là học lối hát, kỹ thuật hát, không học theo giọng hát, không bắt chước giọng hát.
Trong một tài liệu đã được phổ biến trên mạng lưới toàn cầu, cho biết: “Quá trình luyện tập cách lấy hơi của Ca Trù là một khổ luyện thật sự. Quan trọng nhất làhọc lấy hơi cho ra chất riêng của ca trù. Các giáo phường xưa, khi dạy hát ca trù, người ta dạy điệu Bắc phản đầu tiên rồi mới sang các làn điệu khác. Bắc phản là một điệu hát sử dụng nhiều âm ư kéo dài, tiết tấu chậm. Do đặc điểm của lối giữ hơi, nhả chữ và luyến láy trong lối hát mà đào nương ca trù có khoé miệng luôn đoan trang, đài các, đôi môi cắn chỉ luôn mím lại, khi đổi giọng sang hơi thì chỉ rung lên khe khẽ. Miệng cô đào luôn ở hình chữ nhất, rất kín đáo.”


Tiếng phách độc đáo của đào nương
Theo tài liệu mà người viết sưu tầm được, cho rằng ngoài sự khổ luyện khi hát, tiếng phách của đào nương cũng là một nét rất độc đáo của ca trù. Phách ca trù không chỉ giữ nhịp cho lời hát, mà nó thực sự là một tiếng hát khác của người đào nương. Chỉ đào nương thật giỏi mới cảm được nhịp mau chậm, tiến lui, dồn dập, để chỉ bằng cảm giác tới ngưỡng thì “dứt hát là dứt phách”.
“Ca trù chỉ có năm khổ phách, nhưng phách lại là một yếu tố rất cơ bản để đánh giá trình độ của người đào nương. Người ca giỏi là người biết biến hóa tiếng phách của mình, tuỳ theo từng bài thơ hoặc tuỳ theo ý riêng của mình. Người trong nghề nghe tiếng phách mà biết cá tính sáng tạo của người ca. Song điều quan trọng nhất là cho dù có biến hoá thế nào, thì phách ca trù vẫn có trong một khuôn khổ nhất định, và sự biến hoá này là để phục vụ cho việc phô diễn sự tinh tế của bài thơ mà nghệ sĩ đang thể hiện. Những nghệ sĩ có tiếng phách hay là Nguyễn Như Tuyết, Quách Thị Hồ, Kim Đức.”
Nghệ sĩ tài tử Xuân Mai nói rằng, những khổ luyện trên vẫn chưa nói hết cái công phu của một đào nương Ca Trù. Tài năng của người đào nương còn thể hiện ở năng lực cảm thụ văn chương, trước hết phải cảm thụ ý thơ, bài thơ mới có thể nhập vào nó, phô diễn ý thơ một cách đúng và hay nhất. Nếu đào nương chỉ có chất giọng trời phú, khổ luyện công phu, nhưng không diễn tả tình ý của bài thơ, ý thơ thì chỉ là một giọng hát vô hồn.
Chị Xuân Mai bộc bạch: “Năm 2009, UNESCO đã ghi danh Ca Trù vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế, đây là điều mà tất cả những người Việt đều có quyền tự hào. Xuân Mai mong sao những bạn trẻ gốc Việt tại hải ngoại, và nhất là những bạn trẻ ở trong nước hãy tìm hiểu và thưởng thức Ca Trù để hiểu và yêu hơn nghệ thuật truyền thống này, chứ không nên chỉ biết chạy theo nghệ thuật Âu Mỹ, mà bỏ quên di sản của ông cha. Chúng ta có kho báu mà không biết tận hưởng, thì thật phí vô cùng.” (B.H)

Băng Huyền
Theo báo Viễn Đông

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.