logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/08/2022 lúc 11:23:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi
Thương cha nhớ mẹ thì về
Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng”.
(Ca Dao Quảng Nam)
 
Rõ ràng ẩn số không hiện diện trong ba câu mở đầu, bởi sự nhắn nhủ đã rõ ràng minh bạch quá rồi. Nhìn lên đỉnh Hòn Kẽm với những vách đá dựng đứng nhấp nhô chạnh nỗi lòng thương cha nhớ mẹ quá chừng là một lẽ tự nhiên rất người. Ai xa quê mà không nhớ, chẳng những nhớ người thân mà còn nhớ đến từng gốc cây ngọn cỏ quê nhà. Người xưa chẳng đã từng “Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại”( Mây bay ngang núi Tần Lĩnh không biết nhà ta nơi nào – Hàn Dũ) được Nguyễn Du vận vào truyện Kiều “Hồn quê theo ngon mây Tần xa xa”đó sao! Dẫu là thi nhân hay một bác thường dân mộc mạc lúc lưu lạc quê người đối diện thiên nhiên hùng vĩ hoặc hoang sơ liêu tịch đều “nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” cả.Vì thế trong câu thơ thứ ba tác giả bài ca hồn nhiên khẳng định một cách chân chất rất Quảng “thương cha nhớ mẹ thì về”. Điều ấy không có gì để mà bàn song đến câu bốn thì xuất hiện ẩn số mà nếu không giải mã thì khó có thể tiếp nhận vào kho tàng ca dao đất Quảng. Sao lại có thể nói “nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng”. Đặt trong mối quan hệ ngữ nghĩa các điệp từ thương, nhớ làm nhiệm vụ liên kết câu bằng phép lặp từ vựng ta không thể nghĩ tránh trớ nào khác về ngữ “thì đừng”. Đừng là đừng về quê kiểng dù có nhớ thương bao nhiêu chăng nữa chứ còn sao nữa? Lâu nay trong một số bài viết về văn học dân gian đất Quảng khi có dịp nhắc đến bài ca dao này nhiều người lờ đi hai câu cuối vì thấy sự nghịch nghịch trai trái đó.Tôi trân trọng cách nói của ông Mai Thúc Lân khi khơi mở cảm nhận về hai câu cuối này: “Câu ca dao này nhắn nhủ những người xa quê một điều gì đó rất thâm thuý tế nhị mà mình không hiểu hết cái thâm thuý tế nhị đó. Vì sao thương cha nhớ mẹ thì về còn nhớ cảnh nhớ quê thì đừng. Vì đi lại tốn kém hay nguy hiểm chăng, hay vì một lẽ gì đó chỉ có người trong cuộc mới hiểu được”. Từ sự khơi gợi ấy tôi xin đưa ra một cách tiếp cận 2 câu cuối bài ca dao này theo kênh cảm nhận mang tính chủ quan của riêng mình mong được các nhà nghiên cứu văn học và tất cả bạn viết trao đổi thêm.


 
Tôi nghĩ đối tượng nhớ quê, chủ thể trữ tình trong bài ca dao này chỉ có thể là người con gái miền xuôi hay miền biển gì đó bị cha mẹ gả chồng trên miền ngược. Cơ sở nào tôi dám xác định như thế? Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu đầu thì không sao định vị đối tượng nhớ quê một cách chính xác. Ai mà không hoài nhớ quê hương cớ gì chỉ là một cô gái, khẳng định đối tượng thế này là khiên cưỡng. Chính vì sự thâm thuý tế nhị đó mà ta mới tìm ra ẩn số bài ca dao nằm trong cặp từ “kiểng, quê”. Tác giả đã hồn nhiên sử dụng thủ pháp mà lý luận mỹ học hiện đại gọi là phép “lạ hoá” theo đó hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta quen nhìn nhận nó. “Quê / kiểng” phải được tiếp nhận theo một hàm nghĩa khác. Đó là những mối tình giữa trai và gái diễn ra trong bối cảnh cây đa, bến nước, sân đình của quê kiểng năm xưa ngày cô gái ấy còn son rỗi, còn hẹn hò dấm dúi với tình lang. Bây giờ “em đã có chồng / như chim vào lồng như cá cắn câu” dù có thương nhớ người xưa bao nhiêu chăng nữa thì cũng đừng về. Đặt bài ca dao trong bối cảnh xã hội phong kiến mới thấy lời nhắn nhủ ấy mang tính nhân văn sâu sắc. Người đàn ông sa chân thì còn gượng dậy được, bởi họ có cái trật tự ngàn đời của xã hội phong kiến Nho giáo xúm vào đỡ chứ còn đàn bà nhất là đàn bà đã có chồng (dù là có chồng trong mối hôn nhân ép buộc) thì cái xã hội ấy sẽ nhân danh tiết hạnh vùi dập một cách không thương tiếc. Nhưng nói trắng ra thế nào được, tác giả bài ca dao đành nói tránh ra vậy. Sự thâm thuý tế nhị chính là ở đó. Muốn khám phá chiều sâu ẩn tàng của ngữ nghĩa phải nắm bắt đúng bản chất vấn đề. Có thế mới tránh cho con chữ khỏi bị hàm oan.
 
Nguyễn Đức Mù Sương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.