logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/09/2022 lúc 12:15:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh minh họa: Trẻ em chơi cầu lông trên đường phố Hà Nội. Asianews (asianews.it ) đã báo động là nạn bạo hành đối với trẻ em đã gia tăng trong hai năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. AP - Hau Dinh

Những vụ trẻ em bị chết do bạo hành ở Việt Nam, như vụ một bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ hành hạ đến tử vong ở Sài Gòn trong tháng 12/2021, hay trẻ bị thương tích nặng như vụ bé gái 3 tuổi bị người tình của mẹ đóng nhiều đinh vào đầu ở Hà Nội, được phát hiện vào tháng 01/2022, vẫn còn là một vấn nạn mà Việt Nam chưa có giải pháp để ngăn chận.
Những vụ gây phẫn nộ
Ngày 17/01, một bé gái 3 tuổi đã nhập viện ở trong tình trạng hôn mê và co giật, chụp X-quang người ta thấy trên hộp sọ cháu bé có 9 vật thể giống đinh, tổng cộng 9 cái. Trước lần nhập viện đó, bé đã từng nhiều lần nhập viện vì ngộ độc thuốc trừ sâu, nuốt dị vật, đau tai...Kết quả điều tra cho thấy Nguyễn Trung Huyên, bạn trai của mẹ bé tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, chính là người đã bạo hành bé gái. 
Tương tự như vậy, cho đến nay, dư luận ở Việt Nam vẫn chưa hết phẫn nộ, đau xót về vụ bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ là Nguyễn Võ Quỳnh Trang, 26 tuổi, đánh đập hành hạ dã man rất nhiều lần, khiến bé bị chết vào ngày 22/12/2021. Ngay cả bố đẻ của bé gái là Nguyễn Kim Trung Thái cũng tham gia đánh đập con, rồi khi con bị đánh chết thì đã tìm cách tiêu hủy chứng cứ để bảo vệ Quỳnh Trang.  
Vụ này khiến người ta nhớ đến một vụ cũng đau thương không kém xảy ra tại Hà Nội: Nguyễn Minh Tuấn và người vợ sau là Nguyễn Thị Lan Anh, sau khi sử dụng ma túy, đã phạt và đánh đập con gái riêng 3 tuổi của Lan Anh liên tục suốt từ sáng 29/03 đến sáng hôm nay. Khi thấy đứa bé có biểu hiện khó thở, hai người mới nhờ đưa bé đi cấp cứu, nhưng đã quá muộn: bé gái đã chết do chấn thương sọ não. Vào tháng 11 năm ngoái, tòa đã tuyên án tử hình đối với Tuấn và án tù chung thân đối với Lan Anh. 
Nhưng những bản án nặng nề đó dường như vẫn không có tác động đối với những kẻ không còn tính người. Trước vụ xảy ra ở Sài Gòn, vào tháng 11 vừa qua, một bé gái 3 tuổi ở tỉnh Kiên Giang đã chết do bị cha dượng là Trần Văn Khởi, 26 tuổi, thường xuyên đánh đập, hành hạ mỗi khi cháu tiểu tiện. Theo báo chí trong nước, có lần anh ta châm điếu thuốc đang cháy vào miệng, bẻ răng bé… 
Sáng 18/11, khi bé gái đi vệ sinh ra quần, Khởi lại đánh bé đến bất tỉnh, anh ta cùng người tình vội đưa bé đi cấp cứu nhưng cháu đã tử vong. Cả hai mang thi thể bé về chôn, rồi bỏ trốn, nhưng sau đó đã bị bắt. Vào đầu tháng 12, Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Văn Khởi về hành vi “Giết người”.
Bạo hành với trẻ em gia tăng
Trang mạng Asianews (asianews.it ) ngày 05/01 đã báo động là nạn bạo hành đối với trẻ em tại Sài Gòn đã gia tăng trong hai năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Asianews đưa ra con số thống kê cho thấy trong hai năm qua, khoảng 2.000 trẻ em đã bị bạo hành thân thể, và 97% trường hợp là do người thân hoặc người quen biết gây ra.
Theo các số liệu của Bộ Xã hội, Thương binh và Lao động, trong hai năm qua, đã có 120 trẻ em chết vì bạo hành. Mỗi năm có khoảng 2.000 vụ bạo hành trẻ em, phần lớn là do những người quen biết, và nhiều vụ không được trình báo. 
Vì sao tình trạng bạo lực đối với trẻ em vẫn còn phổ biến như vậy, trả lời RFI Việt ngữ ngày 10/02, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), nêu lên một số nguyên nhân: 
“Thứ nhất, những kỹ năng để giải quyết những vấn đề của con người trong đời sống gia đình, hay kỹ năng giải quyết mâu thuẫn từ trong lòng mỗi cá nhân của người Việt Nam, của giới trẻ Việt Nam, chưa được chú trọng trong giáo dục. Có thể mọi người rất quan tâm đến những thành công, những cái mang tính bề nổi: một gia đình hạnh phúc là một gia đình không có đói nghèo, không nghiện ma túy, nghiện rượu, hay đánh nhau to ở bên ngoài. Nhưng rất nhiều gia đình bên ngoài có vẻ rất hạnh phúc, bên trong lại chất chứa quá nhiều mâu thuẫn mà người ta không biết cách giải quyết. Đến một ngày, có những án mạng, có những vụ cực kỳ nghiêm trọng phải đưa ra xử hình sự, nhưng có thể bắt đầu từ những cái rất âm thầm trong các gia đình tưởng chừng rất là ổn.
Tôi muốn nói đến kỹ năng xây dựng hòa bình đối với người trẻ và kỹ năng tiền hôn nhân, kỹ năng tiếp nhận một gia đình mới, tiếp nhận những thay đổi trong cấu trúc của một gia đình. Bây giờ có quá nhiều những thay đổi như vậy trong xã hội hiện đại.
Thứ hai, mọi người nói nhiều đến cái ác, cách mà người ta có thể cư xử rất ác độc với nhau, mà sự ác độc đó kinh khủng nhất khi đối xử với trẻ em và những người yếu thế, bởi vì trẻ em không có đủ năng lực để chống lại, để phản đối. Người ác khi trút giận thì sẽ chọn đối tượng yếu thế để sử dụng bạo lực. Ở Việt Nam có các trung tâm bảo trợ trẻ em, nhưng có bao nhiêu trẻ em biết mình đang bị như thế này chính là bạo lực, biết mình là đối tượng có thể gọi số điện thoại 111( Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em ) ? Quảng cáo thì ở khắp nơi, nhưng trẻ em có thể không biết điều đấy”
"Thương cho roi cho vọt"
Theo tổ chức UNICEF Vietnam, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam, với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng là nạn nhân của bạo hành từ cha mẹ, hoặc người chăm sóc trong gia đình. 
Theo kết quả điều tra về tình hình của trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam được UNICEF Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố ngày 08/12, ở Việt Nam có đến hơn 70% trẻ em bị xử phạt bằng bạo lực. Trẻ em trai có nhiều khả năng bị xử phạt bạo lực nhiều hơn trẻ em gái cả về thể xác và tâm lý. Trên cả nước, Đông Nam Bộ là khu vực có tỷ lệ trẻ em bị xử phạt bằng bạo lực cao nhất, với 78,5%. Kết quả điều tra cũng cho biết, trẻ em càng lớn thì càng phải đối mặt với việc bị xử phạt bằng tinh thần. Cứ 10 trẻ được điều tra thì có hơn 6 trẻ đã từng bị xử phạt tâm lý và có 4 trẻ bị xử phạt về thể xác.
Theo kết quả điều tra nó trên, bạo lực gia đình và quan niệm “thương cho roi cho vọt” chính là một trong những lý do dẫn đến tình bạo lực trẻ em chiếm tỷ lệ cao. Trong phần lớn trường hợp, các thành viên trong gia đình sử dụng kết hợp các biện pháp xử phạt bạo lực để giáo dục trẻ em. Đáng lưu ý là cứ 10 người chăm sóc trẻ thì có 1 người tin rằng xử phạt về thể xác là cần thiết để giáo dục trẻ em.
Theo Viện Nghiên cứu về Phát triển Bền vững, nhiều người ở Việt Nam vẫn nghĩ rằng cha mẹ có quyền dạy con bằng cách phạt và đánh con. Họ không hề quan tâm đến việc là bạo hành đối với trẻ em gây chấn thương tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em. 
Về điểm này, giám đốc trung tâm CSAGA Nguyễn Vân Anh nhận định:
“ Vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong quan niệm của người Việt Nam là “thương cho roi cho vọt”, vì mọi người nghĩ rằng sự nghiêm khắc sẽ khiến cho trẻ em đi vào “quỹ đạo” và làm đúng mong muốn của người lớn hơn. Bản chất của việc trừng phạt không phải là giáo dục và đặc biệt là trừng phạt thân thể trẻ em thì tuyệt đối không phải là giáo dục. 
Chưa kể đến chuyện thế nào là nghiêm khắc và đâu là ranh giới giữa sự nghiêm khắc của giáo dục và việc vi phạm quyền của trẻ em? Hầu như người Việt Nam, các bậc cha mẹ Việt Nam chưa ý thức điều đấy. Và người ta cũng chưa có những kiến thức về việc những đứa trẻ có thể bị tổn thương như thế nào khi nó phải chịu những trừng phạt thể xác và tinh thần của những người lớn, những người giám hộ, những người chăm sóc. Người ta hầu như không biết được mình đã gây ra những tổn thương, mà cứ nghĩ đó là biểu hiện của tình yêu thương, đó là giáo dục. 
Tôi nghĩ cần phải thay đổi điều này. Nhưng thay đổi cũng rất là khó, bởi vì nó đã ăn sâu, bén rễ từ lâu. Ngay cả những cặp vợ chồng trẻ bây giờ vẫn nghĩ đánh con là một biện pháp rất tốt trong giáo dục. Đã có rất nhiều tranh cãi cực gắt trên một số diễn đàn về việc nên là “mẹ hổ”, tức những người mẹ cực kỳ khắc nghiệt đối với con, hay nên để cho chúng phát triển tự do. Mô hình “mẹ hổ” có nghĩa là dạy con cực kỳ nghiêm khắc thì có thể tạo ra kết quả tốt nhất, tốt hơn là việc để cho chúng tự do. Thế thì sự thành công, hạnh phúc cũng cần phải được định nghĩa lại, bởi vì một đứa trẻ có thể tốt nghiệp bằng này, bằng kia, đạt thành tích này, thành tích kia, nhưng nó có hạnh phúc hay không lại là chuyện khác.”
Khi tham gia trình bày kết quả điều tra nói trên, bà Rana Flowers, trưởng đại diện của UNICEF ở đã cho biết: "Hơn 70% trẻ em từ độ tuổi 1 đến 14 đều bị ảnh hưởng. Đây là một mối lo ngại lớn, bởi lẽ nó sẽ để lại hậu quả lâu dài trong suốt cuộc đời của trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần tâm lý, cũng như dẫn đến các nguy cơ cao hơn, ví dụ như có hành vi bạo lực ở trẻ em hoặc lạm dụng chất an thần, gây nghiện trong tương lai và từ đó có thể ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng một xã hội gắn kết tại Việt Nam” 
Vai trò của người chứng kiến
Theo nhận định của trang Asianews, đối với nhiều người, các vụ việc đau lòng như vụ mới xảy ra ở Sài Gòn lẽ ra đã có thể tránh được nếu các cơ quan chức năng được báo động kịp thời. Nhiều người hàng xóm sống trong cùng chung cư với Trung Thái ở quận Bình Thạnh thường nghe bé gái la khóc, tức là rõ ràng có dấu hiệu bé bị đánh đập, hành hạ thường xuyên, nhưng họ chỉ báo cho ban quản lý chung cư và những người này đã không có hành động gì để ngăn chận thảm kịch xảy ra. 
Đối với bà Nguyễn Vân Anh, mọi người nay phải ý thức rằng bạo lực trẻ em không còn là chuyện “đèn nhà ai nấy rạng" nữa:
“ Các nhà hoạt động cũng như các phương tiện truyền thông bắt đầu quan tâm nhiều đến vai trò của những người chứng kiến, bởi vì mỗi người chứng kiến cần có ý thức rằng đừng để vấn đề trở nên quá nặng rồi mới hối tiếc, mà mỗi người có thể góp phần vào việc thay đổi tình trạng bạo lực với trẻ em, bằng cách ngăn chận, bằng cách báo tin quyết liệt hơn. Sau vụ em bé ở Sài Gòn hay vụ ở Thạch Thất, Hà Nội, dường như mọi người đã bắt đầu thức tỉnh, rằng đó không phải là câu chuyện “đèn nhà ai nhà nấy rạng", mà rõ ràng là mình có thể góp phần ngăn chận tội ác. Tôi nghĩ nếu như nỗi đau này không làm thức tỉnh thì thật sự là đáng tiếc.
Thật ra thì các vụ được phát hiện rất ít khi bị bỏ qua, nếu đã đưa đến tòa thì việc xử lý đã đủ sức để răn đe. Tuy nhiên, đợi đến lúc mà nó xảy ra rồi thì đã có quá nhiều hậu quả. Phòng ngừa là yếu tố cực kỳ quan trọng. Phổ biến pháp luật đến người dân cũng là vấn đề cần được làm tốt hơn. Có thể làm dưới nhiều hình thức khác nhau, thay vì phổ biến pháp luật một cách thông thường. Việc bảo vệ trẻ em của các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần được chủ động hơn trong việc tiếp cận và phòng ngừa để không xảy ra những chuyện như thế này.”
Những khuyến cáo của UNICEF
Sau vụ bé gái 8 tuổi bị chết ở Sài Gòn, bà Rana Flowers, trưởng đại diện của tổ chức UNICEF tại Việt Nam ngày 29/12 năm ngoái đã ra thông cáo nhắc lại: “ Các vụ xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng, thậm chí còn tăng nhiều hơn trong thời gian phong tỏa vì COVID, báo hiệu nhu cầu cấp bách cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn.” Cụ thể, theo bà, Việt Nam cần có một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ và trẻ em, một hệ thống “với các nhân viên công tác xã hội được đào tạo, các nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, những người có thể xác định, can thiệp, đáp ứng với nhu cầu và bảo vệ trẻ em và phụ nữ”.
Bà cũng khuyến cáo Việt Nam cần có một hệ thống với lực lượng công an được đào tạo, với các thẩm phán và tòa án thân thiện với trẻ em, cần có thái độ không khoan nhượng đối với bạo lực của tất cả các nhà chức trách, trong tất cả các trường học, trên toàn cộng đồng.”  
Không khoan nhượng, theo trưởng đại diện của UNICEF, có nghĩa là những người hàng xóm khi chứng kiến bạo lực hoặc nghe tiếng kêu khóc sẽ ngay lập tức báo chính quyền và yêu cầu công an phải hành động để bảo vệ nạn nhân; có nghĩa là công an sẽ phải chịu trách nhiệm và có những hành động kịp thời, các nhân viên y tế và giáo viên khi nhận ra các dấu hiệu về bạo lực sẽ báo cáo ngay.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.