logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/12/2022 lúc 09:39:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đã có một kỳ bầu cử đầy rẫy những thông tin sai lệch và thuyết âm mưu. Vậy tại sao lại có nhiều người tin vào những lời dối trá đến thế?
 
Lỗi là tại bộ não.
 
Nhiều quyết định chúng ta đưa ra, với tư cách cá nhân và xã hội, phụ thuộc vào các thông tin chính xác; nhưng chúng ta lại dễ bị lừa dối bởi những thành kiến và khuynh hướng tâm lý.
 
Do đó, các thông tin sai lệch dễ được tin tưởng, ghi nhớ và hồi tưởng lại – ngay cả sau khi chúng ta biết rằng những thông tin đó không đúng sự thật.
 
“Ở mọi cấp độ, tôi nghĩ rằng thông tin sai lệch có ưu thế hơn,” Nathan Walter, giáo sư nghiên cứu truyền thông tại Trường Northwestern, chuyên nghiên cứu về việc đính chính thông tin sai lệch, cho biết.
 
Tại sao chúng ta vấp phải những thông tin sai lệch?
 
Không ai hoàn toàn miễn nhiễm với các thông tin sai, một phần là do cách nhận thức của chúng ta được xây dựng và cách thông tin sai lệch khai thác nó.
 
Chúng ta sử dụng các lối tắt về tinh thần, hay kinh nghiệm từng trải qua trong quá khứ, để đưa ra nhiều phán đoán có lợi cho mình. Nhưng các khuynh hướng nhận thức có thể khiến chúng ta dễ dàng chấp nhận thông tin sai lệch nếu không cẩn thận.
 
Stephan Lewandowsky, nhà tâm lý học nhận thức tại Trường Bristol, người chuyên tìm hiểu cách mọi người phản ứng với việc đính chính thông tin sai lệch, cho biết: “Theo mặc định, người ta sẽ tin vào bất cứ điều gì họ nhìn thấy hoặc nghe thấy.” Trong cuộc sống hàng ngày, “điều đó hợp lý bởi vì hầu hết những thứ mà chúng ta tiếp xúc đều là sự thật.”
 
Đồng thời, càng thấy điều gì đó lặp đi lặp lại, thì chúng ta càng tin điều đó là sự thật. “Hiệu ứng chân lý ảo tưởng” này phát sinh do chúng ta sử dụng sự quen thuộc và dễ hiểu như một lối tắt để định nghĩa sự thật; điều gì đó càng được lặp lại nhiều lần thì càng khiến người ta cảm thấy quen thuộc và dễ cảm, cho dù đó là thông tin sai lệch hay sự thật.
 
Nadia Brashier, giáo sư tâm lý học tại Trường Purdue, nghiên cứu lý do tại sao mọi người lại tin vào tin giả và thông tin sai lệch, cho biết: “Thông thường sự thật chỉ có một, nhưng lại có vô số cách để làm sai lệch nó. Vì vậy, nếu quý vị nghe đi nghe lại một điều gì đó, rất có thể đó sẽ là sự thật.”
 
Tuy nhiên, những ‘lối tắt’ này không hiệu quả lắm trong môi trường chính trị và phương tiện truyền thông xã hội của chúng ta hiện nay. Những điều sai trái có thể được khuếch đại và lặp đi lặp lại. Một nghiên cứu cho thấy có khi chỉ một lần đọc tiêu đề tin giả thôi cũng làm cho nó có vẻ ‘thật’ hơn. Brashier cho biết các chính trị gia thường lặp đi lặp lại những lời nói dối và có vẻ như họ hiểu rõ sức mạnh của hiệu ứng chân lý ảo tưởng này.
 
Chúng ta cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch phù hợp với thế giới quan hoặc bản sắc xã hội của mình. Và chúng ta có thể vấp phải định kiến sẵn có, khuynh hướng tìm kiếm và ủng hộ thông tin phù hợp với những gì chúng ta đã tin tưởng.
 
Những câu chuyện sai sự thật và những thí dụ giàu cảm xúc thường dễ hiểu và hấp dẫn hơn so với các số liệu thống kê khô khan. Walter nói: “Chúng ta đang lèo lái tân thế giới của các con số, xác suất và các yếu tố rủi ro. Mà con tàu chúng ta sử dụng, bộ não của chúng ta, đã rất cũ kỹ.”
 
Tại sao thông tin sai lệch có thể kháng cự lại sự kiểm chứng?
 


Một khi chúng ta đã nghe về thông tin sai lệch, thật khó để ‘bứng rễ’ chúng ngay cả khi chúng ta muốn biết chân tướng sự thật. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thông tin sai lệch vẫn có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta, ngay cả khi đã được đính chính và chúng ta tin rằng đính chính đó là đúng. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng ảnh hưởng tiếp diễn”.
 
Qua một phân tích tổng hợp kết quả từ 32 nghiên cứu trên 6,500 người, Walter nhận thấy rằng việc đính chính thông tin sai chỉ làm giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của thông tin sai lệch.
 
Một trong những rào cản lớn nhất để đính chính thông tin sai lệch là việc biết được sự thật không xóa được tin sai ra khỏi trí nhớ của chúng ta.
 
Thay vào đó, tin sai lệch và tin đính chính cùng tồn tại và cạnh tranh để được bộ não ghi nhớ. Các nghiên cứu về hình ảnh não do Lewandowsky và các đồng nghiệp của ông thực hiện đã tìm thấy bằng chứng cho thấy bộ não của chúng ta lưu trữ cả phần thông tin sai lệch ban đầu cũng như phần đính chính của nó.
 
Lewandowsky nói: “Về mặt nhận thức, gần như là không thể nghe, hiểu và đồng thời không tin tưởng vào điều gì đó.”
 
Loại bỏ thông tin sai lệch đòi hỏi cả một bước nhận thức bổ sung để gắn thẻ thông tin đó là sai trong bộ nhớ của chúng ta. Lewandowsky nói thêm: “Nhưng cho đến lúc đó, theo một nghĩa nào đó, là đã quá muộn màng, vì nó đã nằm trong ký ức của ta.”
 
Theo thời gian, trí nhớ của chúng ta về việc xác minh tính xác thực có thể dần mờ nhạt, chỉ còn sót lại những thông tin sai lệch.
 
Theo Brashier, có bằng chứng cho thấy “chúng ta đang đối mặt với những hạn chế cơ bản của trí nhớ con người khi cung cấp cho người khác thông tin chính xác.”
 
Cuối cùng, việc đính chính thông tin sai lệch thậm chí còn khó khăn hơn nếu nó ăn sâu vào bản sắc hoặc hệ thống niềm tin của chúng ta. Lewandowsky giải thích, người ta xây dựng các mô hình về thế giới trong tâm trí để hiểu các tình huống đang diễn ra, và “rất khó để tách một tấm ván của tòa nhà này ra mà không làm sụp đổ toàn bộ. Nếu đó là một thành phần quan trọng của mô hình trong tâm trí, thì về mặt nhận thức, rất khó để lôi nó ra và nói rằng nó sai.”
 
Làm thế nào để giúp bộ não ‘phòng ngừa’ thông tin sai lệch
 
Có quá nhiều thông tin sai lệch ngoài kia nên ta sẽ không thể phản ứng với mỗi một thông tin sai lệch mới phát sinh. Walter giải thích: “Nó giống như chơi một trò chơi đập chuột. Quý vị có thể rất giỏi, nhưng cuối cùng, chuột chũi luôn chiến thắng.”
 
Chỉ vạch trần thôi là chưa đủ để chống lại thông tin sai lệch – chúng ta cũng cần phải chủ động bằng cách “phòng trước,” về cơ bản có nghĩa là chuẩn bị cho bộ não của chúng ta nhận ra thông tin sai lệch trước khi gặp nó. Giống như cách vắc xin chuẩn bị cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mầm bệnh, phòng ngừa trước có thể tiêm chủng và củng cố cho hệ thống miễn dịch tâm lý trước loại vi rút thông tin sai lệch.
 
Trong một nghiên cứu, Lewandowsky và các đồng nghiệp đã trình chiếu cho gần 30,000 người trong bảy thí nghiệm xem năm đoạn phim video ngắn về các kỹ thuật thao túng phổ biến – sự không đồng nhất), sự phân tách sai lầm, con dê tế thần, tấn công cá nhân và sử dụng ngôn ngữ thao túng/dẫn độ cảm xúc. Mỗi clip đưa ra một cảnh báo về kỹ thuật thao túng và tấn công bằng thông tin sai lệch sắp xảy ra trước khi cung cấp một “liều nhỏ” về thông tin sai lệch.
 
Theo nghiên cứu, việc được xem trước những đoạn phim hướng dẫn này có thể khiến chúng ta dễ hoài nghi hơn đối với những thông tin sai sự thật trong tương lai.
 
Một cách khác để tự bảo vệ mình là chỉ cần chú ý xem những gì quý vị đang thấy có chính xác hay không. Khi mọi người lướt trên các trang mạng xã hội của mình, không phải lúc nào họ cũng nghĩ về mức độ chính xác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc khéo léo thúc đẩy mọi người cân nhắc xem liệu những gì họ nhìn thấy có chính xác hay không sẽ khiến họ bớt chia sẻ thông tin sai lệch hơn.
 
Brashier nói: “Tất cả chúng ta đều có thể vấp phải thông tin sai lệch. Bản thân tôi cũng từng gặp phải những câu chuyện sai sự thật dù tôi nghiên cứu về nó.”
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Why do our brains believe lies?” của Richard Sima, được đăng trên trang WashingtonPost.
Theo Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.