logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/09/2012 lúc 05:14:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ba trăm hai chục nghìn gia đình, tương đương hai triệu đồng bào sắc tộc “cần được hỗ trợ về đất ở và đất sản xuất“. Tin mới đọc tưởng chuyện đùa: Đồng bào sắc tộc sống trên cao nguyên núi rừng trùng điệp sao không đất để ở, không đất sản xuất ? Ngày 13 tháng 9 vừa qua, chính phủ nứơc Cộng Hòa “Xã Hội Chủ Nghĩa” Việt Nam đã tường trình đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trên. Bản tường trình còn cho biết tình trạng hai triệu đồng bào sắc tộc thiếu đất canh tác “có thể không bao giờ giải quyết được” !!!

Tại Hậu Giang xưa ruộng đồng “cò bay thẳng cánh”, nay có những gia đình không đất canh tác, không có cơm để ăn, không đủ áo để mặc, không đất sống. Cả một tầng lớp nông dân Việt Nam nay tha phương cầu thực. Họ có mặt từ Á sang Âu. Họ rời ruộng đồng lên thành thị kiếm sống. Đã nghèo nay lại nghèo hơn. Khoảng cách thu nhập giữa người nghèo và người giàu cứ thế không ngừng gia tăng. Phân hóa xã hội đã trở nên trầm trọng và là mối bất an cho tòan xã hội. Tại sao một đảng và nhà nước luôn tuyên truyền xây dựng “xã hội chủ nghĩa” lại tạo ra một xã hội bất an như trên ?
Sáu mươi sáu năm về trước Đức Hùynh Phú Sổ đã tiên tri tình trạng và đề ra giải pháp là con đường cách mạng xã hội theo chủ nghĩa xã hội. Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Đức Thầy cho thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, mà Tuyên Ngôn cho biết: “Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình; những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ.” Cách mạng xã hội theo chủ nghĩa xã hội có thực tế và khả thi hay không ?

Tài liệu về Dân Xã Đảng trong bài đều được trích dẫn từ trang 439-443 của quyển “Sấm Giảng Thi Văn Tòan Bộ của Đức Hùynh Giáo Chủ”. Bài viết này xin được thảo luận hai câu hỏi nêu trên.

Chủ Nghĩa Xã Hội

Chúng ta thường lầm lẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, giữa con người xã hội và con người cộng sản.
Cộng sản là một tổ chức quốc tế. Người cộng sản làm cách mạng là cách mạng quốc tế. Các đảng cộng sản địa phương chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế. Cán bộ cộng sản địa phương trực tiếp nhận tài trợ và chỉ thị để cướp và nắm giữ chính quyền địa phương. Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận địa phương trong guồng máy cộng sản quốc tế.

Khi nắm được chính quyền, đảng Cộng sản thâu tóm, kiểm soát và quản lý mọi đặc quyền đặc lợi. Họ xây dựng một tầng lớp mới lấy sự trung thành với đảng làm căn bản chia chác quyền lực và quyền lợi. Họ bổ nhiệm những người trung thành với đảng với lãnh tụ đảng vào những chức vụ có quyền lực để thâu tóm quyền lợi. Với người cộng sản động lực đeo đuổi cách mạng chỉ vì quyền lực và quyền lợi.

Khi nắm được chính quyền, việc phân phối phúc lợi tập thể, tài sản quốc gia,… chỉ xẩy ra giữa một số các đảng viên với nhau. Và cũng nhằm mục đích bảo vệ lẫn nhau hay bảo vệ đảng. Ở cuối trào cộng sản bộc lộ các hoạt động bao che, bè phái, ràng buộc gia đình, dòng họ, bạn bè, … Dẫn đến tình trạng tham nhũng và sứ quân xâu xé đất nước như hiện nay.

Không riêng Việt Nam, mọi quốc gia bị cộng sản chiếm đóng Nga, Tàu, Đông Âu, Cu Ba, Bắc hàn, Lào … đều có chung một hòan cảnh. Tầng lớp cầm quyền cộng sản cực kỳ phản động và luôn bằng mọi cách chống lại chủ nghĩa xã hội cùng con đường cách mạng xã hội. Có nhận rõ điều này mới hiểu tại sao đảng Cộng sản đã ám hại Đức Thầy và luôn tìm mọi cách để tiêu diệt các chiến sĩ Dân Xã Đảng, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.

Còn tại các quốc gia tự do như Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc, Tân Tây Lan, … các cá nhân, các đảng chính trị theo khuynh hướng xã hội đều có nhiều cơ hội để phục vụ quyền lợi của các tầng lớp dân chúng họ đại diện. Các cá nhân, các đảng chính trị theo khuynh hướng xã hội nhờ thế đã đóng góp rất nhiều cho đất nước và dân tộc của họ.

Tuyên Ngôn Dân Xã Đảng về Độc Lập Dân Tộc.

Theo tư tưởng, nhận tài trợ, áp dụng phương cách tổ chức và hành động của Đệ tam Quốc tế nhờ thế đảng Cộng sản Việt Nam mới cướp và nắm được chính quyền. Trong khi ấy Dân Xã Đảng luôn chủ trương độc lập dân tộc. Chủ trương này được nêu rõ trong Tuyên Ngôn Độc Lập Dân Xã Đảng do Đức Thầy công bố:

“Việt-Nam Dân Xã Đảng, một đảng quốc gia tranh thủ sự tự chủ hoàn toàn của dân tộc, củng cố nền độc lập quốc gia và cấu tạo xã hội Việt Nam mới.

Sở dĩ Đảng đặt vấn đề độc lập quốc gia trước các vấn đề khác là vì:

1.- Trên lập trường quốc tế, nước Việt Nam có được độc lập, dân tộc Việt Nam mới được sống bình đẳng với dân tộc khác; dân tộc bình đẳng nhau mới chủ trương được dân tộc hiệp lực, mới kiến thiết được hoà bình xác thực cho thế giới.

2.- Dân tộc Việt Nam được tự chủ và mạnh mới tránh khỏi sự chi phối của đế quốc chủ nghĩa để thi hành một cách có hiệu quả những biện pháp chánh trị và kinh tế, đem lại hạnh phúc cho các tầng lớp dân chúng.”

Đất, biển, đảo mất vào tay giặc Tầu xâm lược. Kinh tế kỹ nghệ lệ thuộc vào Trung cộng. Chính trị ngọai giao phụ thuộc vào quan thầy Trung Quốc. Văn hóa xã hội càng ngày càng ngọai lai. Những hợp đồng NHỮNG khế ước giữa hai đảng Cộng sản Việt Trung dẫn đến cảnh nước mất nhà tan, dân tình đói khổ. Thực trạng cho thấy chủ trương của Đức Thầy vẫn còn nguyên giá trị ban đầu, đấu tranh giải phóng dân tộc là con đường các chiến sĩ Dân Xã theo lời Đức Thầy dạy bảo đang tiếp tục dấn thân.

Toàn dân chính trị

Tư tửơng chính trị của Đức Thầy đã được nêu rõ trong Tuyên Ngôn: “Việt-Nam Dân Xã Đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân-chủ: “chủ-quyền ở nơi toàn-thể nhân-dân”. Đã chủ-trương “Toàn dân chánh trị” thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào. “Nhân ngày Đức Thầy thọ nạn năm nay người viết đã chia sẻ cùng bạn đọc về chủ trương “Toàn Dân Chánh Trị” của Đức Thầy. Chủ trương mang chính trị xuống đến tòan dân, giáo dục chính trị cho tòan dân và Đảng Dân Xã thành lập làm phương tiện để Đức Thầy có thể áp dụng tư tưởng chính trị tòan dân của mình nâng cao tầm hiểu biết về dân chủ xã hội của hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, mà đa số là những nông dân ít học. Tư Tưởng và hành động của Đức Thầy đã đi trước thời đại và hòan tòan thích hợp cho một nước Việt Nam Tự Do (Xin xem bài “Đức Huỳnh Giáo Chủ Chủ Trương Toàn Dân Chánh Trị”).

Cách Mạng Xã Hội

Bên cạnh Tuyên Ngôn là Chương Trình của Đảng Dân Xã, trong đó có mục tiêu cách mạng xã hội như sau: “Cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của dân cày và thầy thợ bằng cách mở thật nhiều cơ quan y tế, giáo dục, cứu tế, nhà bảo sanh, ấu trĩ viện, nhà dưỡng lão, nhà thương, trường học, nhà hát bóng … làm cho dân cày cũng hưởng được những ích lợi của khoa học như thầy thợ ở đô thị.”

Được sống tại Úc, người viết đã được hưởng giáo dục, y tế miễn phí, hưởng một xã hội bình đẳng bình quyền, một hệ thống an sinh tân tiến, âu cũng là nhờ công lao của những chính trị gia không ngừng đấu tranh cho xã hội Úc ngày càng tốt đẹp. Trong số những người này có không ít những người đeo đuổi lý tưởng xã hội và dấn thân cải tiến xã hội theo khuynh hướng xã hội. Điều này cho thấy Chương Trình Dân Xã Đảng đưa ra là chương trình khả thi và cần được thực hiện khi Việt Nam có tự do dân chủ.

Xây Dựng Thể Chế Dân Chủ

Mỗi quốc gia đều có những hòan cảnh và điều kiện khác nhau, được hình thành từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, những người cùng một xu hướng chính trị, có cùng chung các quyền lợi thường tập hợp nhau thành những tổ chức chính trị. Mỗi tổ chức chánh trị đề ra những chính sách theo khuynh hướng chính trị của mình. Các tổ chức chánh trị cạnh tranh nhau bằng những chính sách do tổ chức của mình đề ra và khả năng thực hiện chính sách. Tổ chức nào đề ra các quốc sách phù hợp với nguyện vọng của đa số người dân trong từng giai đọan sẽ được tòan dân trao cơ hội thực hiện chính sách. Đó là thể chế dân chủ mà nhiều thế hệ Việt Nam đã và đang quyết tâm đeo đuổi.

Trong thể chế dân chủ có hai khuynh hướng trái nhau là tự do và xã hội. Những người có tư bản, có vốn, có tiền, và những người mang lý tưởng tự do, tin vào động lực của kinh tế tự do thường liên kết để bảo vệ cho lý tưởng và quyền lợi của mình. Trong khi đó những người nhận ra sai sót của kinh tế tự do, gắn liền với đời sống thực tế của người dân lao động thường liên kết để đấu tranh cho một xã hội công bằng và bác ái.

Cách mạng xã hội vì thế chỉ xẩy ra tại các quốc gia dân chủ. Còn ở các quốc gia độc tài cộng sản các nhóm lợi ích sử dụng mọi thủ đọan để đấu đá tranh giành quyền lực, quyền lợi trong khi đa số thì bị áp bức. Có áp bức thì có đấu tranh và có lật đổ được chế độ độc tài cộng sản thì mới có thể thực hiện được cách mạng xã hội.

Tại Việt Nam các nhóm lợi ích Tấn Dũng, Tấn Sang, Phú Trọng đã công khai đấm đá tranh giành quyền lực và quyền lợi. Các đảng, tổ chức, phong trào đấu tranh chính trị đang công khai hay âm thầm liên kết đứng lên giành lại chủ quyền dân tộc. Cuộc đấu tranh càng ngày càng đa dạng và gắn liền với thực tế xã hội như cuộc biểu tình “Xăng ơi! đừng lên giá!” do các anh chị sinh viên tổ chức tại Hà Nội cuối tuần vừa qua.

Đi ngược với thời đại làm, trái với lòng dân chế độ cộng sản sẽ bị đào thải. Một chính thể tự do thành hình sẽ không thể cướp của người giầu chia cho người nghèo kiểu rừng rú, chỉ có người cộng sản mới trấn áp và cướp bóc của dân, Việt Nam sẽ phải trải qua một cuộc cách mạng xã hội thực hiện bằng các chính sách quốc gia. Nói về chính sách thì nói hòai không hết vì chính sách tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, người viết chỉ xin đưa ra vài chính sách theo khuynh hướng xã hội làm thí dụ.

Vài Chính Sách Xã Hội

Nói đến chính sách thì chính sách hàng đầu vẫn là chính sách thuế vụ: thu của người giầu chia cho người nghèo. Nhưng chính sách thuế như con dao sắc co hai lưỡi nếu không biết sử dụng sẽ gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại. Thuế nặng làm mất động năng tạo ra tài sản của người giầu, động năng tạo ra công ăn việc làm, triệt tiêu động cơ làm việc của con người và làm trì trệ sự thăng tiến của nền kinh tế quốc dân. Vừa qua Viện nghiên cứu Brookings phổ biến một công trình nghiên cứu với kết luận Việt Nam có tỷ lệ người nghèo cao nhất vì bị đánh thuế nặng nhất trong vùng Đông Nam Á châu. Trong một bài khác người viết sẽ chia sẻ về đề tài này.

Chính sách thì có hai lọai chính sách: vi mô và vĩ mô. Vi mô là các chính sách đường dài thuộc dạng chiến lược. Các chính sách vi mô cần dựa trên viễn kiến với mục đích và mục tiêu rõ ràng. Nhà cầm quyền cộng sản lệ thuộc vào tư tưởng của ngọai bang lúc theo mô hình Xô Viết, lúc theo mô hình Tầu, hiện nay thì hoang mang chẳng biết làm gì, thế nên chính sách vi mô vẫn rất xa lạ với Việt Nam.

Gần đây cộng sản Việt Nam bắt buộc phải mở cửa vì vậy chúng ta thường nghe nói đến hai từ vĩ mô là các chính sách ngắn hạn. Muốn họach định các chính sách ngắn hạn chính phủ phải dựa trên những tiên đóan chính xác. Mà muốn tiên đóan chính xác thì phải biết rõ hòan cảnh kinh tế và dân tình. Các thông tin thường mang nặng chính trị và quyết định lại chỉ từ một cái đầu độc đóan Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế rất dễ dàng chứng kiến chính sách “lật đật” ngã tới ngã lui, thường xuyên “mất định hướng” và phải thay đổi mà Nguyễn Tấn Dũng liên tục đưa ra.

Chúng ta thường nghe đến lạm phát và lãi suất. Lạm phát là mức độ gia tăng giá cả hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân lao động và của người hưu trí. Còn lãi suất nếu bị hạ thấp sẽ ảnh hưởng đến đời sống người hưu trí có tiền gởi ngân hàng. Vì vậy lạm pháp và lãi suất là mục tiêu của các chính phủ và những đảng chính trị muốn thực hiện ổn định xã hội. Và cũng là mục tiêu của đảng đối lập hay những nhà tranh đấu xã hội dùng để công kích nhằm thay đổi chính quyền.

Xa hơn một chút là chính sách giảm giá tiền đồng nhằm khuyến khích xuất cảng. Chính sách này mang hình thức bóc lột lao động và bán rẻ tài nguyên quốc gia. Ngay cả những nông dân còn giữ được ruộng cày, giá xuất cảng thì thấp, còn chi phí nhập cảng xăng dầu phân bón máy móc thì cao, nên thu nhập thấp, nghèo vẫn hòan nghèo. Mặt trái của chính sách này là nâng giá hàng nhập cảng tạo ra lạm phát ảnh hưởng đến tòan xã hội.

Còn việc nông dân mất đất canh tác là xuất phát từ tư tưởng “đất thuộc chủ quyền tòan dân” một tư tưởng thóat thai từ mô hình Xô Viết. Sáu mươi sáu năm trước Đức Thầy đã chủ trương “Trọng quyền tư hữu tài sản đến một độ không có hại đến đời sống công cộng.” Một chủ trương không để người chiếm hữu quá nhiều ruộng đất trong khi nông dân lại thiếu ruộng cày. Một chủ trương không để các cá nhân hay tập đòan thâu tóm ngân hàng, thâu tóm kỹ nghệ. Một chủ trương vô cùng tiến bộ. Một chủ trương đã được thực hiện tại miền Nam tự do trước đây, thí dụ chính sách Người cày có ruộng và việc khuyến khích cạnh tranh tự do.

Các cải cách vi mô như việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là con đường Việt Nam sẽ phải trải qua. Nhưng cải cách thế nào mà không ảnh hưởng tai hại đến đời sống công nhân và không để giới tài phiệt độc quyền thâu tóm là những chính sách cho người theo khuynh hướng xã hội. Trong một dịp khác người viết sẽ trở lại đề tài này.

Nhưng cuối cùng mọi mục tiêu của cả chính đảng tự do lẫn chính đảng xã hội phải đeo đuổi vẫn là việc bảo đảm công ăn việc làm, bảo đảm một đời sống cơ bản cho tòan dân. Muốn thế người lao động cần được nâng cao năng xuất. Muốn nâng cao năng xuất lao động lại là cần nâng cao vai trò của giáo dục, của huấn nghệ, của kỹ thuật, của y tế, của các phục vụ về tinh thần … tựu chung là vai trò của các chính sách vi mô.

Tiếc thay các chiến lược và chính sách vi mô đều chưa có tại Việt Nam. Chả thế vừa rồi Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng trước thực trạng khủng hỏang giáo dục đã phải tự thú: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, …?” (Xin xem bài “2 Tháng 9: Chạy Ngược Đường Độc Lập.”)

Nhưng chính sách vi mô lại chính là viễn kiến và Chương Trình của Dân Xã Đảng: “Cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của dân cày và thầy thợ bằng cách mở thật nhiều cơ quan y tế, giáo dục, cứu tế, nhà bảo sanh, ấu trĩ viện, nhà dưỡng lão, nhà thương, trường học, nhà hát bóng … làm cho dân cày cũng hưởng được những ích lợi của khoa học như thầy thợ ở đô thị.” Điều này cho thấy con đường do Đức Hùynh Phú Sổ đề ra là giúp chúng ta tiếp nối thực hiện.

Sự Cáo Chung Của Chế Độ Cộng Sản

Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa xã hội. Còn chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa cộng sản. Đến đây hy vọng bạn đã phân biệt được hai điều nói trên.
Cuộc khủng hỏang tòan diện hiện nay quy chung là do lý thuyết và guồng máy cộng sản quên đi yếu tố con người. Trong mô hình cộng sản quyền lực và quyền lợi được phân chia bằng sự tranh giành tiêu diệt lẫn nhau của lòai thú dữ. Kẻ có quyền chiếm hữu đối xử với người nghèo yếu như tầng lớp nô lệ. Một thể chế như vậy không thể cải cách, nó phải được thay đổi bằng một cuộc cách mạng toàn diện, triệt để và hướng thượng. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi chế độ cộng sản.

Nếu bạn đọc ngạc nhiên việc Đức Thầy Hùynh Phú Sổ đề ra và tiên đóan con đường Việt Nam nên theo là con đường xã hội chủ nghĩa, thì bạn đọc sẽ tiếp tục ngạc nhiên khi biết được chính ông Tổ Cộng sản Karl Marx lại tiên đóan sự xụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Đúng thế chính Karl Marx là người đã tiên đóan các chu kỳ khủng hỏang của chế độ cộng sản tại Việt Nam. Ông Karl Marx tiên đóan các cuộc khủng hỏang sẽ liên tiếp xẩy ra, sẽ xẩy ra càng ngày càng nhanh hơn, càng mạnh mẽ hơn, càng dữ tợn hơn và sẽ dẫn đến sự cáo chung của chế độ. Tiên đóan đã xẩy ra tại Nga và Đông Âu, nay đang xẩy ra tại Trung cộng và Việt Nam.

Kết luận

Chỉ sau vài năm khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo, Đức Thầy đã quy tụ được hằng triệu tín đồ. Đức Thầy đã mang đạo vào đời, mang đạo vào chính đảng chính trị, mang đạo vào chính trị, để con người cư xử với nhau trong tình bình đẳng và bác ái. Từ đó đến nay, Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tiếp tục phát triển. Tín đồ Hòa Hảo vẫn tiếp tục hành xử tứ ân và vững bước theo con đường Đức Thầy vạch ra, lấy Dân Xã Đảng làm phương tiện để tiến hành cách mạng con người, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội theo đúng lời dạy của Đức Thầy.

Nhìn rộng hơn, Dân Xã Đảng không phải một tổ chức riêng cho các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Dân Xã Đảng là đảng của những người quốc gia theo khuynh hướng xã hội sẵn sàng dấn thân đấu tranh cho các tầng lớp lao động. Giáo sư Nguyễn Hoàn Bích, với bí danh Nguyễn Bảo Tòan là một tín đồ Thiên Chúa giáo được cử làm Tổng bí thư thứ nhất của Việt Nam Dân Xã Đảng.

Xây dựng xã hội công bằng và bác ái tựu trung là nỗ lực của các tôn giáo. Vì vậy tại các quốc gia Tây Phương nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo là những thành viên sáng lập và tích cực trong các chính đảng Dân Chủ Xã Hội. Nhờ đó tạo ra một hệ thống dân chủ theo hai khuynh hướng Tự Do và Xã Hội cạnh tranh nhau bằng các chính sách phát triển quốc gia.

Tựu trung khuynh hướng xã hội xuất phát từ tâm nên khuynh hướng xã hội là khuynh hướng của người thiện tâm. Có thiện tâm những người đấu tranh dân chủ mới có thể gắn bó với nhau, có thể hòa đồng cùng tầng lớp nghèo khổ và có thể tha thứ cho những người cộng sản lầm đường lạc lối quay về với dân tộc.

Qua bài thơ của Đức Hùynh Phú Sổ chúng ta sẽ thấy rõ thiện tâm của Đức Thầy là dấn thân cống hiến cho đồng bào cho nhân lọai.

Tình yêu

Ta có tình yêu rất đượm nồng,

Yêu đời yêu lẫn cả non sông.

Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ,

Không thể yêu riêng khách má hồng.

Nếu khách má hồng muốn được yêu,

Thì trong tâm trí hãy xoay chiều.

Hướng về phụng sự cho nhơn loại,

Sẽ gặp tình Ta trong khối yêu.

Ta đã đa mang một khối tình,

Dường như thệ hải với sơn minh

Tình yêu mà chẳng riêng ai cả,

Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh.

Bài thơ trên luôn được tín đồ Hòa Hảo nhắc nhở nhau dấn thân cho dân tộc và nhân lọai. Suy ngẫn về tư tưởng và hành động của Đức Thầy thì viết hòai không hết ý, người viết xin được dừng tại đây hẹn bạn đọc trong một dịp khác.

Vì không phải tín đồ Hòa Hảo hay đảng viên Dân Xã, người viết rất mong thu nhận ý kiến từ bạn đọc xa gần. Bài viết này xin thân tặng chiến hữu Hòang Phương đại diện Dân Xã Đảng Úc châu, một thành viên Khối 8406, thân tặng các chiến sĩ Dân Xã Đảng, và tất cả những người đã đang và sẽ tiếp tục dấn thân xây dựng một Việt Nam tự do, dân chủ, công bằng và bác ái.

Melbourne, Úc Đại Lợi
20/9/2012

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Tài liệu tham khảo
Sấm Giảng Thi Văn Tòan Bộ của Đức Hùynh Giáo Chủ, Văn phòng Phật Giáo Hòa Hảo Victoria – Ấn Hành 1997.

Nguyễn Long Thành Nam (1991), Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, Tập San Đuốc Từ Bi xuất bản.

Nguyễn Quang Duy, (3-2012), “Đức Huỳnh Giáo Chủ Chủ Trương Toàn Dân Chánh Trị”

Nguyễn Quang Duy (3-2011), “Theo Chân Đức Thầy Kết Liên Cứu Quốc”

Nguyễn Quang Duy (8-2012), “2 Tháng 9: Chạy Ngược Đường Độc Lập”
xuong  
#2 Đã gửi : 17/08/2013 lúc 12:21:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vài Nét Về Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Người sáng lập Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo là Ðức Thầy tục danh Huỳnh Phú Sổ. Sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi (15-1-1920) tại làng Hòa Hảo,tỉnh Châu Ðốc, một tỉnh xa xôi giáp biên thùy Việt Miên Nam Việt.

Ngài là trưởng nam của Ðức Ông Huỳnh Công Bộ và Ðức Bà Lê Thị Nhậm ; một gia đình trung lưu, nhiều phúc hậu và nhiều uy tín với nhân dân địa phương.

Thuở nhỏ, vừa học đến hết bậc tiểu học thì đau ốm liên miên, nên Ngài phải rời nhà trường về dưỡng bịnh. Từ 15 đến 18 tuổi, Ngài không lúc nào dứt được cơn đau và không một lương y nào trị được.

Năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất sơn và Tà lơn – những núi non được nổi tiếng linh thiêng hùng vĩ – Ngài tỏ ra đại ngộ. Ngày 18 5 Kỷ Mão, (1939) Ngài chính thức mở Ðạo. Bắt đầu là công việc chữa bịnh. Ngài chữa lành được các chứng hiểm nghèo với phương pháp thật giản đơn là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến cho các Bác sĩ Tây y, các dược sư Ðông y lẫn các danh gia phù thủy đều phải kinh dị.

Song song với việc chữa bịnh, Ngài thuyết pháp thao thao bất tuyệt. Nhiều thi sĩ văn gia hoặc luật gia nghe tiếng, đến chất vấn, đều phải nhận Ngài là một bậc siêu phàm.

Cũng từ năm 1939, Ngài sáng tác thật nhiều kệ giảng, nội dung tiên tri chiến cuộc sẽ tràn lan, nhân loại sẽ điêu linh và kêu gọi mọi người nên bỏ dữ về lành, thực hành tứ ân, trau dồi thiền tịnh để trở thành thiện nhân trong xã hội và tiến đến sự nhập diệu cõi đạo.

Nhìn qua công đức giảng dân cứu chúng, người ta thấy Ngài chữa được hằng vạn chứng hiểm nghèo, thuyết pháp hằng ngàn lần trước đại đa thính chúng và sáng tác sáu quyển Kệ Giảng cùng với hằng trăm bài thi ca, văn có giá trị siêu việt.

Văn chương của Ngài cực kỳ bình dân nhưng rất hàm súc hấp dẫn. Ngài viết không cần giấy nháp.

Giáo Pháp của Ðức Giáo Chủ tuy cao siêu nhưng không kém phần thực tế, có thể áp dụng cho bất cứ nơi nào trên thế gian. Ngài là một nhà đại cách mạng tôn giáo. Vì trước khi Ngài ra đời, Ðao Phật Việt Nam bị đình đốn sai lạc, và Ðạo Phật Thế giới chưa nói tới việc canh tân. Ngài đã cắt bỏ tất cả những nghi lễ phiền toái mà nguyên căn không phải của Ðức Thích Ca chủ trương, đồng thời còn canh tân nhiều điểm trong phương pháp thực hành đạo Phật mà trước kia không hề có.

Nhờ Giáo Pháp thích thời đó nên chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài thu phục được hai triệu tín đồ tại miền Nam Việt Nam và ảnh hưởng mỗi lúc càng lan rộng thêm ra.

Vì Ngài được thiên hạ quá hoan nghinh nên nhà đương cuộc bắt đầu để ý đến sự bành trướng lạ thường của phong trào tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo, nên một biện pháp chánh trị đã được đem ra thi hành và Ngài phải bị lưu trú tại làng Nhơn Nghĩa (Cần thơ).

Ở đây, Ngài lại được người ta tôn sùng hơn trước nữa, làm cho nhà cầm quyền phải đem Ngài an trí tại nhà thương Chợ quán. Sau đó, Ngài lại bị dời về Bạc Liêu đến năm 1942.

Khi người Nhựt nhúng tay vào thời cuộc Ðông dương trong hồi thế giới chiến tranh kỳ nhì, họ cưởng bách đem Ngài về Saigòn thì Ngài buộc lòng tá túc tại Hiến binh Nhựt để chờ đợi thời cơ thuận tiện ra gánh vác việc nước nhà. Khi đó Ngài có làm câu đối để diễn tả hoàn cảnh của mình :

Trương Tiên qui Hớn phi thần Hớn
Quan Ðế cư Tào bất đê Tào

Sở dĩ người Nhựt muốn thi ân với Ngài là vì họ muốn gây cảm tình với khối tín đồ khổng lồ của Ngài để sau nầy có thể lợi dụng. Nhưng đã là một người sáng suốt thì Ngài đâu có để cho bọn Nhựt lôi cuốn trong việc chuẩn bị của họ chống Ðồng minh.

Sau cuộc đảo chánh mùng 9 tháng 3 dương lịch 1945,Ngài giữ một thái độ hết sức dè dặt vì Ngài biết chắc chắn rằng người Nhựt thế nào cũng thất trận. Lúc đó,Ngài nói một lời tiên tri rất bình dị " Nhật bổn ăn không hết con gà ". Mà thiệt vậy ! Vì năm Dậu (con gà) mà cũng là năm 1945 chưa hết, thì số phận nước Nhựt đã được định đoạt.

Năm 1945, " Vì lòng từ ái chứa chan, thương bá tánh đến hồi tai họa ", nên Ngài đứng ra bảo vệ quốc gia và cứu nguy dân chúng. Ngài từng thành lập Phật Giáo Liên Hiệp Hội để đoàn kết đạo Phật, và Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội để vận động cuộc độc lập nước nhà.

Sau khi Nhựt Hoàng đầu hàng Ðồng minh không điều kiện, nước Việt Nam phải sống một thời kỳ bất ổn, Ðồng bào Việt Nam đương lo sợ cảnh dịch chủ tái nô, Ðức Huỳnh giáo Chủ liền hiệp với các lãnh tụ đảng phái và tôn giáo để thành lập Mặt trận Quốc gia Thống Nhứt hầu lên tiếng với ngoại bang. Mặt trận này lại xáp nhập vào mặt trận Việt minh mà chính Ðức Huỳnh Giáo Chủ là vị đại diện đầu tiên ở Nam Việt.

Sau sự thất sách của Hồ chí Minh với Hiệp ước mùng 6 tháng ba năm 1946, tạo cơ hội thuận tiện cho thực dân trở lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ liên kết với các lãnh tụ quốc gia để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp.

Mặt trận nầy được quần chúng nhiệt liệt hoan nghinh nên lại bị Việt minh giở ngón độc tài giải tán. Họ liền thành lập Liên Hiệp quốc dân Việt Nam Hội để che đậy màu sắc đỏ của đệ tam quốc tế và để làm cho quần chúng quên cái dĩ vãng đẫm máu của các tướng Cộng sản hồi cuối năm 1945.

Năm 1946, vì muốn gây cuộc đoàn kết giữa các tầng lớp đồng bào, Ngài ưng thuận tham gia ủy ban hành chánh với trách vụ Uûy viên đặc biệt.

Ngài liên kết các chiến sĩ quốc gia với khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo để thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng (21- 9 -46), với chủ trương công bằng xã hội và dân chủ hóa nước Việt Nam. Ngài chẳng những là một nhà cách mạng tôn giáo anh minh mà còn là một nhà lãnh tụ chánh trị đa tài. Ðọc Tuyên ngôn, Chương trình của Ðảng Dân Xã do Ngài đưa ra, dù cho đối phương hay những người khó tánh, đều phải công nhận Ngài có một bộ óc cải tiến vượt bực và nhận định sáng suốt phi thường.

Ðồng thời, Ngài cũng gởi người ra hải ngoại, đoàn kết với các nhà cách mạng quốc gia lưu vong để thành Mặt Trận Thống Nhứt Toàn quốc. Giải pháp quốc gia cũng do công trình của Ngài và các nhà cách mạng xuất dương mà thực hiện đến ngày nay.

Bởi đường lối của Ngài trái ngược với chủ trương Cộng sản và bởi Giáo thuyết của Ngài có thể gây đổ vỡ cho chủ nghĩa vô thần, Cộng sản đã tìm mọi cách làm hại Ngài, nhưng họ đều không làm gì Ngài được.

Ðầu năm 1947, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây chống lại chủ trương độc đoán của các Ủy ban Việt minh vì họ áp dụng chính sách độc tài trong sự tổ chức và cai trị quần chúng. Muốn tránh cuộc cốt nhục tương tàn, Ðức Huỳnh Giáo Chủ về miền Tây Nam Việt với hảo ý trấn tĩnh lòng phẫn nộ của tín đồ P. G. H. H. và để giảng hòa hầu đoàn kết chống thực dân cho hiệu lực. Nhưng ngày 16 4 47, Uûy ban Hành chánh Việt minh âm mưu bắt Ngài tại Ðốc Vàng (vùng Ðồng Tháp).

Từ đó không ai rõ tin tức chi về Ðức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng toàn thể tín đồ của Ngài không ai tin rằng Việt cộng có thể làm hại Ngài được. Và muôn người như một, đang mong đợi một ngày về trong sứ mạng vinh quang nhất của Ngài.

Quyển sách Cách Tu Hiền sau đây là một trong nhiều tác phẩm của Ngài, đã được tái bản trên 300 lần với ấn lượng trên 800.000 quyển bằng tiếng Việt Nam. Nó ngắn gọn nhưng đủ, rõ những điều cần thiết trong nghi thức tu hành theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

Thánh địa Hòa Hảo, ngày 1 1 1966.

Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương Giáo Hội P. G. H. H.
(nhiệm kỳ I, 1964 – 1966)
Kính đề

Theo hoahao.org
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.370 giây.