logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/01/2023 lúc 05:42:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trên thế giới chỉ có dân tộc Việt Nam nói riêng và nói chung là dân Á Đông (Tầu, Nhật, v.v…) là yêu mến ngày Tết và trọng mùa xuân hơn cả. Mùa xuân là mùa đem lại sức sống mới cho vạn vật: cây cối đâm chồi nẩy nụ, rồi hoa đua nở, cầm thú vui tươi và người người như trẻ ra. Người ta sửa soạn đón xuân ăn Tết với niềm vui rộn rã tràn ngập tâm hồn. Và người Việt Nam ăn Tết lâu hơn mọi dân tộc khác.
 
Giải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm cho môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu“
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…
(Bàng Bá Lân)
 
Ngày Tết ở chữ « Tiết Nhật » là ngày đầu tiên của một năm mới, « ngày tư ngày Tết » thì ai ai cũng náo nức, thưởng xuân được thể hiện nhiều cách: cúng lễ ông bà, gia tiên, đi lễ đầu năm, chúc tuổi, sêu Tết nhau, v.v… Gọi chung là ăn Tết, vì ngày Tết là ăn ngon, hẳn nhiên rồi. « Mùng ba ăn cuốn, Mùng bốn ngồi không » Và hết Tết cũng thấy tiếc và nhớ nhớ, vì cuộc vui chóng tàn quá! Thật vậy, hồi chúng ta còn nhỏ, chắc có vài lần ta đã bồi hồi hỏi mẹ: « Sao Tết không lâu lâu hơn một chút? » Hay ngây thơ hơn: « Sao một năm không có vài lần Tết?»
 
Thi sĩ Tản Đà, cùng tâm sự, đã xướng lên rằng:
 
Xuân ơi! Xuân hỡi!
Vắng xuân lâu, ta vẫn đợi chờ mong
Trải bao nhiêu ngày, tháng hạ mưa đông
Ròng rã nỗi nhớ mong xuân có biết?
Khứ tuế, xuân quy, sầu cửu biệt,
Kim niên, xuân đáo, khánh tương phùng…
 
Người ta cầu mong xuân mau trở lại, người ta quý chuộng mùa xuân cho đến nỗi phải đặt ra bao nhiêu từ đẹp, ý hay để có chữ xuân được bao hàm trong đó:
 
– Khóa xuân: (Một nền đồng tước khóa xuân hai kiều – ND).
– Xuân tình: Ý nói một cách thơ mộng hơn tình yêu trai gái xuân tín là tin vui.
– Xuân miên hay xuân thụy: Chỉ giấc ngủ ngon, dù là ngủ vào mùa đông hay mùa hạ.
– Có sự vui vẻ cũng gọi đêm xuân.
– Xuân còn được dùng để chỉ tuổi trẻ hay người đẹp: (Khi về hỏi liễu chương đài/ Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay – ND).
– Xuân cũng dùng để chỉ người cha: (Xót thay huyên cỗi xuân già/ Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi – ND).
 
 
 
Vậy thì xuân là tất cả những gì đẹp nhất, tươi trẻ nhất và mọi người yêu quý nhất. Vì quan niệm như thế đó nên mới phát sinh ra bao nhiêu phong tục, lễ nghi, hội hè, đình đám vào xuân: « Chơi xuân kẻo hết xuân ». Óc tưởng tượng của người Việt Nam chúng ta phong phú là chừng nào thì xuân và ý niệm về xuân bao la là chừng nấy. Bởi thế, đến Tết là nhà nhà người người lo nghỉ ngơi, hoãn lại công việc đang làm dở, đón đông quân và thưởng xuân cái đã.
 
Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết
Kiết cú như ai cũng rượu chè…
 
Thiên hạ ăn Tết phè phỡn, thỏa thuê, ăn quá đến phát ngán “dửng dưng như bánh chưng ngày Tết”. Ăn quá đến nỗi một Trần Tế Xương phải bực mình cay cú:
 
Chí cha chí chát khua giầy dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là…
 
Hoặc tức khí hơn:
 
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu…
 
Mùa xuân như thế đó, với muôn vàn sắc thái, có uy lực cải lão hoàn đồng, làm lòng người và cây cỏ chim muông như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Thiên hạ trân trọng mùa xuân như vậy hẳn đúng? Đơn giản thôi, mùa xuân tự nó đáng yêu rồi:
 
Trong làng nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió bên tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang…
(Hàn Mặc Tử)
 
Này nhé, mùa xuân khí hậu dịu dàng ấm áp, không lạnh cóng, không nóng đổ mồ hôi. Trời hồng hồng sáng trong trong… không gian phảng phất mùi hoa thơm vừa hé nụ, đâu đây chim hót líu lo hót đầu cành… Tất cả là những yếu tố tạo nên sự phục sinh về tâm hồn và thể xác. Ta hãy nghe nữ sĩ Hồ Xuân Hương ỡm ờ viết câu đối Tết:
 
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới…
Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.


 
Đó là giai thoại thêu dệt cho vui ngày Tết và vô hình trung các hiện tượng trên của muôn loài cũng ít nhiều là những biểu hiện cảm ứng của mùa xuân. Còn nếu như ta muốn tìm hiểu sâu hơn về bản chất, nối kết nhân sinh quan vào phần nào vũ trụ quan của người Á Đông mà suy ra thì dân Việt Nam và Trung Hoa vốn sống về nghề nông và yêu thiên nhiên. Thiên nhiên hỗ trợ cho nhà nông và giúp ích rất nhiều cho việc đồng áng. Thiên nhiên cho ra sự « sinh » thể hiện rõ rệt nhất là ở mùa xuân.
 
Thiên địa chi đại đức viết sinh – Kinh Dịch.
 
Đất trời, âm dương vận chuyển là sự biến hóa khôn cùng của sinh tử tử sinh. Con người nhập thế thì mưu cầu sự sinh mà xa lánh sự tử. Cực chẳng đã, khi không tránh được cái tử, thì tự an ủi là « Sự sinh như sự tử, Sự tồn như sự vong ».
 
Còn thì luôn luôn cái gì thiện cho về sự sinh, con người hướng về ý niệm thiện để cầu mong sự sinh tốt đẹp luôn luôn. Muốn thiện tất phải có lòng nhân (nhân cũng cho ra cái mầm của sự sinh nữa) do đấy mà Khổng giáo xếp chữ nhân đứng đầu ngũ thường. Nếu có: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín thì sống hợp lòng người thuận lòng trời và bồi dưỡng sự sinh thêm rạng rỡ.
 
Bởi được bắt nguồn từ lòng kính yêu sự sinh sống và thiên nhiên ruộng đồng, trân trọng Khổng Mạnh nên người Việt Nam ta cũng như người Hoa xem Tết Nguyên Đán là ngày rất thiêng liêng:
 
Ngày đầu năm các gia đình sum họp thờ cúng gia tiên là những đấng đã sinh thành tạo dựng cho chúng ta ngày nay.
 
Nhà cầm quyền, vua chúa, quốc trưởng, bầy hương án nghênh xuân, tế lễ trời đất, tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an. (Theo Kinh Lễ, ngày lập xuân làm lễ Tịch Điền là khai ruộng sau đó làm lễ Khai Trường).
 
Mùa xuân giảm án tử hình, cấm hành thủ độc ác, nói chung là cấm hủy diệt sự sinh.
 
Trọng đức sinh còn không hẳn là tuân theo một số quy luật một cách cứng nhắc và bất động, mà còn nương ở sự Trung Dung, là cách hành động theo quân bình rất mực Á Đông, nghĩa là vất bỏ đi những gì thái quá và bất cập và bảo tồn cái tính mềm dẻo, uyển chuyển khi hành sự. Chuộng sự cân đối, thích sự trung hòa, biết ăn ở cư xử hợp lòng người, thuận đạo trời, cũng do đó mà nếu cái gì hợp lòng người, thuận lòng trời (thiên thời + địa lợi + nhân hòa) thì vững bền và sinh sôi nẩy nở phồn thịnh. Cái gì nghịch lòng người, phản đạo trời ví như cây chết gốc mất ngọn thì đi đến chỗ triệt. Trong nhân quần xã hội cũng như trong gia đình hoặc mỗi cá nhân: cương, nhu, tình, lý, danh chính, ngôn thuận! Nhất nhất hệ ở chỗ trung dung là toàn hảo.
 
Mùa xuân thì thật lý tưởng cho ý niệm về trung dung, vì tiết xuân tạo cho con người trạng thái bình tĩnh, an lạc nhất: ngoại cảnh và nội tâm hòa hợp làm con người yêu đời yêu người và ham sống hơn, từ đó sự sinh và ý niệm về Trung Dung sẽ tươi nở. Khí hậu thời tiết êm dịu, vào xuân, đất trời cũng thay đổi, không quá nóng như nhập hạ, không buồn bã tê buốt như đông hàn, không hắt hiu ảm đạm giống thu sang. Ngày đêm dài bằng nhau, giấc ngủ điều hòa giúp cho thần khí sáng suốt, lòng lâng lâng một niềm vui, cuộc sống dạt dào ý nghĩa đến độ thích chí hát vang lên:
 
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong trên đường cánh tung tròn
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu nàng xuân thì
Có một bầy em bé ngoài quê
Hát câu i tờ đón xuân về…
(Phạm Duy)
 
Nói tóm lại dân Việt Nam ta sở dĩ trân trọng ngày Tết, đặt ra bao nhiêu tục lệ để tôn vinh ngày Tết là vì yêu cái lẽ sinh tồn, quý sự trung dung trong cuộc sống. Đó như một bản năng bẩm sinh của dân tộc, thể hiện từ rất lâu đời bàng bạc trong cuộc sống: yêu thiên nhiên, yêu ruộng đồng, cách bài trí bàn thờ ông bà, trong ngôn ngữ cử chỉ giao tế với nhau thường ngày. Qua bao thay đổi, cuộc sống hiện tại, con người khổ sở, nỗi ai oán ngày một ngút ngàn, phải chăng vì đã thiếu hoặc mất luôn hai đức tính dân tộc đó?
 
Thiết lập lại và duy trì được 2 điều căn bản đó, hy vọng mỗi cá nhân sẽ có thân tâm an lạc, mỗi gia đình đầm ấm hạnh phúc hơn, xã hội an vui và nhân loại thái bình.
 
Đó hẳn là điều toàn thế giới đang mong ước?
 
Chúc Thanh
 
*Phỏng lược và tóm tắt theo giáo sư Phan Khoang, Đại học Văn khoa Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.