logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/05/2023 lúc 05:48:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hiện nay có rất nhiều người than phiền về việc nhiều cô gái dùng chữ “mình” không đúng nơi đúng chỗ và xa lạ với khuôn phép của văn hóa Việt đã có vài ngàn năm nay. Để dùng cho đúng, chúng cần phải tìm hiểu xem chữ mình có bao nhiêu nghĩa và dùng nó trong trường hợp nào. Sau đây là những thí dụ:

1) Mình đi ta ở lại nhà / Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.
Có thể đây là người chồng nói với người vợ. Mình ở đây nghĩa là “Em”

2) Mình với ta tuy hai mà một / Ta với mình tuy một mà hai. Đây là hai vợ chồng nói chuyện với nhau. Mình có nghĩa là Anh hay Em.

3) Hai người bạn thân bước vào một tiệm ăn. Một người hỏi: Mình ăn gì đây? Mình ở đây có nghĩa là chúng ta ăn gì đây?

4) Trong một cuộc trò chuyện với bạn bè thân. Một người nói, “Hôm qua mình định đi Los Angeles nhưng cuối cùng lại đổi ý đi Washington DC.” Mình ờ đây có nghĩa là “tôi”. Như vậy “mình” có nhiều nghĩa đó là: Anh, em, chúng ta và tôi.

5) Trong một chương trình dạy nấu ăn. Người điều khiển nói, “Sau khi để cho thịt khô ráo mình mới đem chiên.” Mình ở đây có nghĩa là chúng ta.

6) Nếu trong một chương trình dạy nấu ăn, vừa bắt đầu mà cô/bà nào nói, “Hôm nay mình sẽ giới thiệu cách nấu bún bò Huế.” Thì rõ ràng cô/bà này là người ít học. Tuy rành nấu ăn nhưng không có học cho nên mới ăn nói như thế. Lịch sự và lễ phép thì phải nói, “ Hôm nay Chim Khuyên sẽ giới thiệu tới quý vị cách nấu bún bò Huế.”

7) Trong một cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc, nếu ông/bà phát ngôn viên mở đầu bằng câu nói: “Hôm nay  mình có một số tin tức thông báo cho quý vị biết.” thì tất cả ký giả, phóng viên sẽ cười ồ hay mở tròn con mắt vì ông hay bà này không có học hay điên rồi. Bắt buộc phải nói, “Hôm nay tôi…”



8) Mình (chúng ta) là đàn ông vào một công sở nhờ một việc gì đó mà cô tiếp viên trẻ  nói, “Để mình giúp cho” thì mình sẽ vô cùng ngạc nhiên và khó chịu vì tại sao cô tiếp viên này thân mật quá vậy? Người có học sẽ nói, “Để tôi/cháu giúp bác/chú/anh.”

9) Nếu một phụ nữ vào một công sở nhờ một việc gì đó mà nam tiếp viên nói. “Để mình giúp cho.” thì người đàn bà này sẽ đỏ mặt vì tại sao “ông nội” này lại thân mật với mình quá vậy. Người có học sẽ nói, “Để tôi giúp bà/cô.”.

10) Hai vợ chồng hay hai người bạn cãi nhau nói như sau: “Mình làm thì được, còn người ta làm thì chê bai.” Chữ mình ở đây có nghĩa là anh/em/bạn/ông/bà (ngôi thứ hai).

11) Cặp trai gái mới quen nhau, chưa đi đến đâu cả mà mà người con trai nói, “Mình muốn đến thăm nhà Loan.” Thì người con gái có thể sẽ khó chịu vì chữ “mình” chỉ dùng khi nào hai người đã yêu nhau hoặc vô cùng thân mật. Lịch sự và tế nhị thì phải nói, “ Liệu Tuấn bữa nào đó, nếu  được phép có thể đến thăm Loan được không?

12) Ngày xưa Miền Nam có một bài hát bày tỏ sự âu yếm giữa hai người yêu nhau, có câu.” Anh sẽ kêu em mình ơi!!!” Chữ “mình” ở đây chỉ dành cho vợ chồng và rất thân mật, âu yếm.

Ngôn ngữ biểu tỏ trình độ giáo dục. Ở Việt Nam bây giờ ngôn ngữ rất bát nháo muốn nói gì thì nói, không cần lễ phép, đúng sai. BS. Đỗ Hồng Ngọc ở trong nước cũng đã có một bài viết đăng trên Thư Viện Hoa Sen nói về một cô gái trẻ xưng “mình” với ông già 80 tuổi.

Thật không có gì xấu hổ cho bằng một cậu thanh niên xưng “mình” với một bà đáng tuổi mẹ, cô, dì mình. Và không có gì trơ trẽn cho bằng một cô gái trẻ xưng “mình” với ông già đáng tuổi, cha, chú, bác mình. Thật đáng buồn cho một nền giáo dục quốc gia và giáo dục gia đình ở trong nước.

Đào Văn Bình
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.