Chùa chuẩn bị mùa Lễ báo hiếu - Lễ Vu LanVới người Việt Nam nói riêng và những Phật tử khắp thế giới nói chung, đại lễ Vu Lan Bồn – Tự Tứ Tăng
vào dịp Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm là một đại lễ có ý nghĩa về lòng hiếu đạo và kết luận công phu
tu tập của các tăng sĩ.
Nhưng, trong xã hội Việt Nam hiện tại, vấn đề chữ Hiếu và công phu tu tập của tăng sĩ đã có nhiều thay
đổi, điều này làm cho quan niệm về đạo và đời cũng bị bóp méo, thiên lệch, đôi khi thực dụng và kệch
cỡm trong mắt giới trung niên và thanh niên.
Một Phật tử tên Lê Quang, hiện sống tại Ninh Bình, chia sẻ với chúng tôi: “Thật ra thì cái Tết Vu Lan thì
mang ý nghĩa dân tộc chứ không phải bình thường. Theo cách nhìn nhận của người đứng tuổi như hiện
nay thì đây là cái trách nhiệm, ví dụ như hiếu nghĩa ngoài đời, với cha với mẹ, cũng tùy...
Cái cách làm ăn hiện nay thì cái lễ làm như gần đến mức công nghệ rồi. Một số người thì trách nhiệm họ
gửi cha gửi mẹ vô trong chùa để có chỗ thờ cúng. Khi mà người ta về với cõi vô hình thì con cháu đến
ngày lễ Vu Lan, tức là ngày lễ báo hiếu, người ta đổ về người ta làm những việc báo hiếu cha mẹ.
Nhưng trong cung cách bữa nay với thời buổi hiện nay có nhiều cái nó… Hầu như trong Phật đường
cũng bị thị trường hóa mất rồi. Thành ra làm cho những người có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này họ nhìn
thấy nhiều cái không được.”
Niềm tin bị xói mònCũng xin nói thêm, ý nghĩa của đại lễ Vu lan Bồn – Tự Tứ tăng có tính xuyên suốt lịch sử Phật Giáo, liên
quan đến buổi Tự Tứ Tăng, nghĩa là các tăng sĩ tự vấn, kể về công phu tu tập của mình sau ba tháng An
Cư Kiết Hạ từ Rằm tháng Tư cho đến Rằm tháng Bảy. Và các gia đình Phật Tử dựa vào công phu tu tập
cùng năng lượng yêu thương của chư tăng để cầu nguyện, cứu độ các bậc sinh thành đang ở cõi âm
được siêu thăng tịnh độ.
Ngày Lễ Báo hiếu cha mẹ. (Phatgiao.org)Sở dĩ có ba tháng An Cư Kiết Hạ là vì theo quan niệm Phật Giáo, từ giữa tháng Tư âm lịch, vạn vật bắt
đầu sinh sôi, nảy nở cho đến Rằm tháng Bảy. Trong ba tháng này, chư tăng hạn chế đi lại dẫm lên các
côn trùng, sinh vật bằng cách an cư, ngồi thiền và trì chú cầu nguyện chúng sanh được bình an trong
suốt thời gian an cư.
Đến Rằm tháng Bảy, các tăng sĩ xả thiền, ra khỏi cốc và ngồi lại với nhau để tự vấn về công phu tu tập
mà mình đã đã được sau ba tháng. Tích xưa kể rằng, sau gần ba tháng tu tập, đức Mục Kiền Liên thiền
định và quán chiếu sáu cõi, thấy mẹ mình bị đọa ở địa ngục nhưng không làm sao cứu được, ngài kể lại
với Đức Như Lai, nghe học trò kể, Đức Như Lai khuyên các đệ tử hãy cùng nhau hợp lực giải nghiệp,
cứu vớt và giúp mẹ của ngài Mục Kiền Liên được giải thoát. Cũng từ đó, truyền thống Phật Giáo luôn kết
hợp ngày Báo Hiếu trùng với ngày Tự Tứ Tăng.
Rất tiếc, trong thời đại kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vấn đề tu tập của
phần đông các tăng sĩ không còn giữ được nếp nguyên thủy, từ giữa tháng Tư đến Rằm tháng Bảy vẫn
thấy xuất hiện khá nhiều các sư chạy xe ngoài đường, thậm chí có sư còn hút thuốc lá, vứt tàn lung tung.
Điều này làm tổn hại đến hình ảnh và công phu tu tập của giới tăng sĩ nhà Phật một cách trầm trọng,
khiến cho niềm tin của Phật Tử dành cho chư tăng bị giảm đáng kể.
Và trong cơ chế kinh tế thị trường, vấn đề về chữ Hiếu cũng bị phai nhạt và đánh tráo một cách tội lỗi.
Nếu như trước đây, nguyên ủy tinh thần Phật Giáo là vô phân biệt, vộ sai biệt, không cần phân biệt giàu
nghèo, chữ Hiếu được chưng cất, chắc lọc từ tấm lòng hiếu đạo của con cái dâng lên bậc sinh thành, thì
thời bây giờ, chữ Hiếu được định giá bằng tiền của, vật chất và cả sự xa hoa.
Con cháu chuẩn bị ngày Lễ Vu Lan tại nhàÔng Lê Quang nói tiếp: “Xưa cái lễ Vu Lan này lớn lắm chứ. Theo những cái chùa lớn họ làm lễ lớn lắm!
Trong buổi mưa râm râm, tháng 7, người ta cúng rước vong với thu tế, họ làm luôn cái việc đó. Nhưng
bây giờ thấy họ ít làm việc này. Một phần vì cuộc sống một phần vì thị trường hóa quá nên người ta
không còn cảm giác tin quá nhiều vấn đề đó nữa. Người ta mặc cảm, chính xác là mặc cảm. Nó không
còn cái đức tin sâu sắc như xưa nữa.”
Chữ Hiếu bị bóp méoTheo như lời nhận định của Đại đức Thích Giác Nhương, thuộc hệ phái Khất Sĩ thì tình hình tu tập của
tăng sĩ Phật Giáo hiện nay có nhiều thay đổi đáng kể, nếu như trước đây, chư tăng đặt nặng chuyện tu
tập, không cần quan tâm những hệ thống cơ sở vật chất kèm theo như cơ ngơi chùa chiền, tịnh xá… Thì
bây giờ, vấn đề tu luyện cho tâm linh được chứng ngộ Phật Pháp bị giảm thiểu, thời gian an cư của phần
đông tăng sĩ lại dành cho việc đi cúng kính ở các gia đình, nhận tiền cúng dường và ba tháng An Cư
cũng không còn được coi trọng, các ni, sư vẫn xuất hiện khắp các nẻo đường để làm việc riêng của
mình.
Cũng theo vị Đại Đức này nhận xét, chữ Hiếu bây giờ gần như hoàn toàn mất đi ý nghĩa của nó. Nhiều
gia đình bỏ bê cha mẹ ở nhà cô đơn, buồn tủi, thậm chí đói khổ nhưng vẫn rất nhiệt tình trong ngày lễ
Báo Hiếu ở chùa. Đó là phía những Phật tử, về phía các tăng sĩ, phần đông họ bị chi phối bởi tiền bạc.
Nghĩa là cùng là Phật tử như nhau, nhưng nếu người giàu có, đi xe hơi sang trọng, đến cúng dường số
tiền hàng chục triệu, trăm triệu đồng thì cha mẹ của họ được chăm sóc rất kĩ cho phần cầu siêu, làm bài
vị. Còn những Phật tử nghèo, đến cúng dường số tiền nhỏ lẻ, họ vẫn được tiếp đón nhưng cách tiếp
đón không mặn nồng, thiếu ấm áp, thậm chí việc cầu siêu mang tính chất qua loa, lấy lệ.
Đó là chưa nói đến phần đông các trụ trì ở các chùa bây giờ rất quan tâm đến tiền cúng dường của Phật
Tử, vì theo tỉ lệ ăn chia giữa trụ trì và ban trị sự nhà chùa thì vị trụ trì được hưởng từ 25% đến 45% tiền
cúng dường để sử dụng cho việc cá nhân. Và số tiền này không nhỏ, chính vì vậy, nó vô hình trung lôi
kéo tâm thế từ chỗ tu luyện sang hưởng lạc. Đây là một thực tế của phần đông các trụ trì ở các chùa
thuộc giáo hội Phật Giáo nhà nước trong hiện tại. Đại Đức Thích Giác Nhương chia sẻ rằng ông rất lo
lắng về hiện trạng này, nó sẽ đẩy xã hội nói chung và Phật Giáo nói riêng đến chỗ bế tắc, thực dụng và
không còn thiêng liêng nữa.
Một ngày nữa thôi, đại lễ Vu Lan Bồn – Tự Tứ Tăng sẽ diễn ra trên khắp đất nước. Và trong thời gian
này, dường như tâm trạng của mỗi người con nhà Phật đều dành một món quà nào đó thiêng liêng, vượt
ngoài giá trị vật chất để dâng lên bậc sinh thành. Nhưng, cũng trong tình hình chung này, có lắm điều trắc
ẩn, khó nói và đôi khi bi thảm khôn nguôi. Âu đó cũng là nghiệp duyên chung có tính vận mệnh quốc gia,
dân tộc.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Theo RFA
Sửa bởi người viết 21/08/2013 lúc 08:10:42(UTC)
| Lý do: Chưa rõ