Dẫn nhập: Vai trò chính của nghiệp và tái sinh trong tư tưởng Phật giáo
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật, nó cũng là một phần của Bà la môn giáo và Kỳ na giáo, nhưng không phổ quát: Triết lý Thiên định (Ājīvikas) tin là tái sinh được thúc đẩy bởi một động lực của định mệnh phi cá nhân, và đúng hơn là thuộc về nghiệp cá nhân; những người theo thuyết duy vật phủ nhận vấn đề nghiệp và tái sinh; và giới hoài nghi thấy không có cơ sở để khẳng định hoặc phủ nhận vấn đề.
Các niềm tin về nghiệp và tái sinh là một chủ đề chính trong Phật giáo, nhưng Đức Phật được miêu tả là có kiến thức cá nhân về vấn đề nhờ dựa vào thiền định, thay vì chỉ đơn giản là chấp nhận niềm tin này từ môi trường văn hóa của Ngài. Ngài được truyền tụng là đã thức tỉnh về vấn đề này vào đêm Ngài giác ngộ (Trung bộ kinh, MN I.247-249). Từ một trạng thái tĩnh lặng tuyệt vời trong thiền định, chánh niệm và nhạy cảm, Ngài đã phát triển ba mặt của tuệ giác: hồi ức về vô số tiền kiếp của mình; nhìn thấy sự tái sinh của tha nhân theo nghiệp của họ và sự hủy diệt những ô uế tâm linh mà nó nằm trong sâu thẳm và làm cho tâm trí không tỉnh thức và ràng buộc với nhiều lần việc tái sinh, nhờ thế để đạt được tình trạng Bất Tử, Niết bàn nirvāṇa (Pāli gọi là nibbāna).
Sự tái sinh của chúng sinh tùy theo phẩm chất trong hành động của họ, những việc thiện dẫn đến tái sinh trong tương đối an lạc hơn, và những việc ác dẫn đến tái sinh trong khổ ưu hơn, điều này chứng tỏ bằng cách nào mà chúng sinh chuyển động trong một vài cảnh giới của cuộc sống hữu tình, họ trải nghiệm qua tuổi già, bệnh tật, cái chết và nhiều hình thức khác của sự khổ, (dukkha Pāli; Skt duḥkha): nỗi đau về thể xác và tinh thần, dù rõ ràng hay vi tế, đặc biệt là khi người ta phản ứng đối với chúng bằng bám chấp hoặc ác cảm.
Trong khi tham ái và vô minh xác định một người được tái sinh, một người được tái sinh bằng cách nào được xem là việc họ tùy thuộc vào nghiệp của họ, việc làm có chủ ý của họ. Cho dù là thiện hay ác, những hành động này đều quan trọng, vì chúng để lại dấu vết tâm linh mà nó định hình cho cá tính, giai đoạn của cuộc sống và các việc tái sinh trong tương lai.
Đối với Đức Phật, khuôn mẫu điển hình của loại chánh kiến đưa đến kết luận về số phận tốt đẹp trong vòng tái sinh, nếu không được trình bày ở bình diện về minh triết cho giải thoát, đó là:
Có bố thí, cúng dường, tự nguyện hy sinh, những việc này là đáng giá; có quả và tình trạng chín muồi của các việc làm thiện và ác; có thế giới này, và có thế giới bên kia [thế giới này không phải là không thực, và người ta đến một thế giới khác sau khi chết]; có cha mẹ [thật là tốt đẹp khi kính trọng cha mẹ, những người đã tạo ra con người trong thế gian]; có những chúng sinh tự phát sinh [cũng có những loại tái sinh, chẳng hạn như trên những cõi trời, trong đó chúng sinh sinh ra mà không có cha mẹ]. Trong thế gian này, có những người từ bỏ và người vị Bà la môn đang đi đúng lối, tu tập tinh cần, họ chỉ rõ ra thế giới này và thế giới bên kia sau khi họ thực hiện cả hai bằng các cao kiến của chính họ. (Trung bộ kinh, MN III.72)
Phủ nhận điều này là khuôn mẫu điển hình của tà kiến (Trung bộ kinh, MN I.402), như đã được nhà duy vật Ajita Kesakambalī diễn tả (Trường bộ kinh, DN I.55).
Bản chất của nghiệp
Trong lời dạy của Đức Phật, hiểu biết và cải thiện về nghiệp hoặc hành động của một người (Pāli kamma, Skt karma) giúp cho người ta:
(1) sống nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc đời hiện tiền;
(2) tránh tái sinh xấu hơn là làm kiếp người và đạt được việc tái sinh làm người hoặc vào được cõi thiên đàng, mà tự nó có hạnh phúc hơn và nhiều cơ hội hơn cho việc phát triển tâm linh và
(3) phát triển các hành vi tinh thần dựa trên sự minh triết mà nó có thể cắt đứt tất cả các việc tái sinh.
Trong tất cả những trường hợp này, đạo đức học là chủ yếu. Đối với Đức Phật, phẩm chất đạo đức của sự thúc đẩy đằng sau hành động là chìa khóa để cho chúng sinh là tốt hay xấu, không phải là sự phù hợp với các lễ nghi hoặc giai cấp, như trong Bà la môn giáo (Gombrich 2006: 67-70; 2009: 19-44). Lễ nghi chỉ hữu ích nếu nó giúp phát triển các tâm thái thiện; do đó, những việc như đảnh lể và tụng kinh Phật đóng một vai trò.
Hơn nữa, trái ngược với Kỳ na giáo, về bản chất, Đức Phật thấy nghiệp chủ yếu là thuộc về tâm linh. Đó là sự thúc đẩy hoặc ý định đằng sau một hành động: 'Này các chư tăng, đó là cố ý, ý chí (cetanā), mà ta gọi là nghiệp; bằng mong muốn, người ta hành động qua thân, khẩu hoặc tâm' (Tăng chi bộ kinh, AN III.415).
Ngay cả nghĩ về việc làm ác tự nó là một nghiệp xấu (về tinh thần), đặc biệt là khi một người mang nhiệt huyết cho một suy nghĩ như vậy, thay vì chỉ để cho nó thông qua. Cân nhắc buông bỏ một ý nghĩ như vậy là một nghiệp tốt về tinh thần. Động lực tâm lý đằng sau một hành động là 'nghiệp', mà sau đó nó đặt ra một chuỗi các nguyên nhân lên đến đỉnh điểm trong một quả nghiệp an lạc hoặc khổ ưu. Các việc làm phải có chủ ý nếu chúng tạo ra quả nghiệp: như Kỳ Na giáo tin là nếu vô tình giẫm lên côn trùng thì không có hậu quả như vậy.
Bản chất của Cetanā
Cetanā được dịch nhiều cách khác nhau là `ý muốn`, 'cố ý', 'tự nguyện' và 'ý định'. Tuy nhiên, nó không phải là "ý muốn", như một yếu tố nằm bên ngoài các tâm thái có điều kiện khác, hoàn toàn "tự do", mà tự nó là một trạng thái có điều kiện và đang tạo ra điều kiện. Vì nó là động lực thúc đẩy dẫn ngay đến hành động, cetanā không phải là 'ý định' theo nghĩa của một kế hoạch, một quyết tâm để làm điều gì đó trong tương lai, mà nó có thể hoặc không thể thực sự được thực hiện (như trong 'ý định của tôi là đến thăm anh ấy hôm nay, nhưng một cái gì đó đã xảy đến, vì vậy tôi không thể'). Điều đó nói rằng, quyết tâm thực hiện một hành động trong tương lai tự nó là một việc làm về tinh thần trong hiện tại, nó sẽ có ý riêng của nó.
Maria Heim (2014: 42) đồng ý rằng, nó không có nghĩa là ý định thực hiện một hành động trong tương lai, nhưng sử dụng 'ý định' như là việc dịch thuật nó theo một mặt khác. Nói chung, 'ý nguyện' là một lối dịch thuật khả thi, với động từ liên quan 'muốn', để dịch ceteti. "Tự nguyện" có thể thiếu một cái gì đó của sự hướng về mục tiêu đầy đủ của 'ý định', nhưng 'ý định' lại thiếu sức thúc đẩy của 'tự nguyện'.
Kinh Mi Tiên vấn đáp, Milindapañha (61) nói: "Tâu Đại vương, có ý chí / dự định (cetayita), là đặc điểm của cetanā và một đặc tính là pha trộn (abhisankharaṇa)." Sau đó, một so sánh giải thích rằng, như ai đó có thể 'pha chế' một thức uống có chất độc hoặc ngon miệng sẽ gây bệnh hoặc làm hài lòng người uống nó, vì vậy một người 'thông qua ý chí, đã muốn (cetanāya cetayitvā)' một việc làm bất thiện hoặc
thiện, sẽ được tái sinh vào địa ngục hoặc thiên đàng; và tương tự như vậy, đối với một người xúi giục hành động theo cách tương tự. Đó là, cetanā tập hợp các yếu tố trong một hành động dẫn đến quả nghiệp trong tương lai.
Phật âm, Buddhaghosa, luận sư thuộc phái Nguyên thủy (còn gọi là Trưởng lão bộ), định nghĩa cetanā như sau:
'Muốn' (cetayatī ti), do đó là cetanā; 'nó kết hợp nhau' (abhisandahatī ti) là ý nghĩa. Đặc điểm của nó là tâm thái của cetanā. Chức năng của nó là hướng tới việc tích nghiệp (āyūhana). Nó biểu hiện như sự phối hợp (saṃvidahana-). Nó hoàn thành chức năng của nó và các chức năng khác, khi một học viên lão thành, một thợ mộc cả, v.v. làm. Nhưng hiển nhiên, khi nó xảy ra trong tâm thái xúi giục (ussāhana- bhāvena) của các tâm thái có liên quan đến công việc cấp thời, nhớ lại và vân vân. (Duy thức nhị thập tụng, Viṃśatikā-kārikā, Vism. 463).
Đó là việc cetanā tập hợp và thu xếp các phẩm chất tinh thần khác nhau và hướng chúng đến một mục tiêu nhất định được hoàn thành bởi một hành động (xem Heim 2014: 41 n.18). Heim tóm tắt: 'Đó là một hoạt động đầy năng động trong việc thu thập và làm linh hoạt hơn là một trạng thái, quyết định, lựa chọn hoặc khuynh hướng' (2014: 105), đó là:
Vấn đề phối hợp nhiều yếu tố tinh thần khác. . . [mà nó] đóng góp vào tư tưởng liên quan về đạo đức và cơ sở trong những cách phức tạp không giới hạn trong việc cân nhắc thuần lý hoặc các sức thu hút khác nhau, mà còn viện dẫn sự nhạy cảm, gốc rễ của động lực, các khả năng, năng khiếu, năng lượng, chức năng. Một mô tả như vậy vượt ra ngoài các quan niệm hiện đại về ý định được cấu trúc như là sự kết hợp giữa niềm tin và ham muốn và một số loại của mối quan hệ giữa chúng với nhau (2014: 106).
Trong kinh tạng Nikāya Pali định nghĩa uẩn thứ tư trong ngủ uẩn (khandhas), 'hành uẩn' (saṅkhārā), theo nghĩa cetanā, là: 'sáu loại của cetanā này: ý chí (sañcetanā) liên quan đến các hình thức của nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức, những cetanā này (hầu hết là ngay tức thời) bị quy định bởi sự tiếp xúc do giác quan (phassa) (Tương ưng bộ kinh, SN III.63).
Tuy nhiên, trong Vi diệu pháp, Abhidhamma, các hành uẩn (số nhiều) được giải thích là cetanā cùng với một số tiến trình bắt đầu hành động hoặc chỉ đạo, uốn nắn và định hình cho cá tính (ví dụ: Bodhi 1993: 91).
Trong số này là những tiến trình mà nó là các thành phần của tất cả các tâm thái, chẳng hạn như tiếp xúc của giác quan và chú ý, những tiến trình làm gia tăng các tâm thái như vậy, chẳng hạn như nhiệt huyết, hỷ lạc hoặc mong muốn hành động, những tiến trình hướng thiện về mặt đạo đức, chẳng hạn như trong chánh niệm và có ý nghĩa về kết hợp đạo đức, và những tiến trình 'bất thiện', chẳng hạn như tham lam, sân hận và si mê (ví dụ: Bodhi 1993: 76–91). Một chọn lọc của các tâm thái này là những gì cetanā tập hợp nhau trong việc thực hiện một hành động, một nghiệp.
Hơn nữa, trong phái Nguyên Thuỷ (Bodhi 1993: 77–78) và Nhất thiết hữu bộ (A tỳ đàm câu xá, AKB II.24) Abhidhammas, cetanā là một yếu tố tâm linh phổ quát, nó xảy ra trong mọi loại tâm thái, bao gồm cả trong tâm thái của các vị A-la-hán, những người không tạo ra quả nghiệp nữa và những kết quả là quả nghiệp trong quá khứ và không tạo ra nghiệp mới. Vì thế, trong khi tất cả các cetanā đều hướng về một cái gì đó là chủ ý, các hình thức của cetanā thiếu các yếu tố thu thập và hướng đến việc tạo ra quả nghiệp. Chú giải Bộ Pháp tụ, Atthasalini Asl. 111 giải thích:
Chức năng của nó là hướng tới việc tích nghiệp (āyūhana); không có cetanā trong bốn cảnh giới [bao gồm cả hành động của một vị A-la-hán] mà không có đặc tính là có ý định (cetayita). Tất cả đều có đặc tính là có ý định, nhưng chức năng của việc hướng tới chỉ liên quan đến những gì là thiện hay bất thiện; một khi vai trò điều hướng (các tình trạng liên kết) đến việc thiện hay bất thiện đạt được, các trạng thái liên quan còn lại chỉ đóng một phần trong vai trò. Nhưng tự nguyện (cetanā) là cực kỳ mạnh mẽ; nó tạo ra một sự khích động hai mặt (diguṇa- ussāhā), một nỗ lực gấp đôi (diguṇa- vāyāmā).
Điều này được giải thích có nghĩa là cetanā giống như một người trồng trọt hướng dẫn cho những người khoẻ mạnh trong mùa thu hoạch, hoặc phối hợp một vị đại đệ tử hoặc tướng lãnh, là người kích động cho người khác bằng cách chính họ hành động (Chú giải Bộ Pháp tụ, Atthasālinī, Asl. 111-112).
Mối quan hệ giữa quả nghiệp của một hành động và đánh giá về mặt đạo đức của hành động
Một việc ác được xem là có quả nghiệp xấu, tức là khổ ưu, nhưng có những kết quả này không phải là nó làm cho nó 'xấu'. Do đó có pháp thoại (Trung bộ kinh, MN I.389-391, Trường bộ kinh, DN I.163, Tương ưng bộ kinh, SN V.104) về:
Hành động tối đen và với việc đang chín muồi tối đen (kammaṃ kaṇhaṃ kaṇha- vipākaṃ)': việc 'tạo ra một hoạt động (saṅkhāraṃ abhisaṅkharoti)' của khẩu hay tâm mà nó là "gây phiền não (sabyābajjahaṃ)", và do đó được tái sinh trong một thế giới "phiền não" như địa ngục, với những tiếp xúc gây phiền não, cảm giác đau đớn và phiền não. Tăng chi bộ kinh, AN II.234 giải thích các hành động đen tối là giết chóc, trộm cắp, tà dâm, nói dối và dùng rượu.
"Hành động quang minh (sukkaṃ) với sự đang chín muồi tươi sáng": tạo ra những hoạt động không phiền não, để được tái sinh trong một thế giới vô ưu, chẳng hạn như cõi trời. Tăng chi bộ kinh, AN II.234 giải thích các hành động sáng sủa như tránh việc giết chóc, v.v.
Điều này làm rõ rằng trong khi bản chất của việc nghiệp đang chín mùi của một hành động tương ứng với bản chất của hành động, việc này không xác định bản chất của nó. Một hành động 'đen tối' không được tính là đen tối vì nó có quả nghiệp đen tối; đúng hơn, nó có một kết quả đen tối bởi vì tự nó là đen tối: gây ra phiền não ở đây và bây giờ. Việc nó có quả nghiệp xấu là một dấu hiệu của bản chất đen tối, phiền não, bất thiện của nó, nhưng không phải là tiêu chuẩn cho việc nó là bất thiện ngay từ đầu.
Tuy nhiên, các đoạn kinh văn khác hầu như không bỏ qua việc đề cập đến quả nghiệp, qua hình thức những kinh nghiệm an lạc hoặc bất toại - có lẽ là các yếu tố bổ sung thúc đẩy hoặc làm nản lòng cho các hành động - tất nhiên là liên quan đến những hậu quả tức thời (không thuộc về nghiệp) của hành động đối với tha nhân và chính mình.
Những việc thiện và bất thiện và các cội rễ của nó
Trong Phật giáo, người ta nên tránh những việc làm mà nó bị bậc thông tuệ chỉ trích (Tăng chi bộ kinh, AN I.89) và việc 'thiện' thường được gọi chung là kusala (Pāli, Skt kuśala): bắt nguồn từ sự minh triết và do đó là 'thiện xảo' trong việc tạo ra một tâm thái thăng hoa nơi hành giả, hoặc 'thiện' ở chỗ nó liên quan đến một tâm thái lành mạnh (Cousins 1996; Harvey 2000: 42–4 3).
Một hành động 'xấu' là akusala: 'bất thiện / không khéo léo'. Tiêu chuẩn chính cho một việc "bất thiện" là nó dẫn đến việc làm hại cho bản thân, tha nhân hoặc cả hai (Trung bộ kinh, MN I.415-416), và nó là "phá hoại đến minh triết thuộc về trực giác, liên quan đến đau khổ, không dẫn tới niết bàn" (Trung bộ kinh, MN I.115).
Cũng tương tự, một việc "thiện" không gây ra bất kỳ tác hại nào như vậy, nhưng dẫn đến sự phát triển của các tâm thái thiện lành (Trung bộ kinh, MN II.114). "Tác hại" đối với chính mình có liên quan ở đây là tổn hại tinh thần hoặc vật chất nếu việc làm này phát sinh từ sự thù hận bản thân.
Trong các khía cạnh khác, một việc làm mang lại lợi ích cho tha nhân với cái giá mà chính mình phải trả là thiệt hại vật chất cho mình, chắc chắn không phải là bất thiện. Do đó, người ta nên tránh "những hành động tham ô và có hại (sandosa- vyāpatti) của ý định bất thiện (akusala- sañcetanikā) với những hậu quả thương đau (dukkhudrayā), đang chín muồi (thuộc về nghiệp) trong đau khổ (dukkha- vipākā)', và làm "những có lợi với thiện ý, với những hậu quả hạnh phúc, đang chín muồi trong hạnh phúc" (Tăng chi bộ kinh, AN V.292-2 97).
Trong một cuộc khảo sát phân tích chi tiết mà tôi đã tiến hành (Harvey 2011) về các yếu tố có liên quan đến việc làm bất thiện / bất thiện xảo trong Kinh điển Pāli, tóm tắt của tôi là các yếu tố này có liên quan đến:
Chú ý, ăn thiếu sáng suốt, chấp trước/ gian tham/ hận thù/ ác ý, si mê/ vô minh, mà vừa là 'bất thiện' và là gốc rễ làm kèo dài; 'bất thiện': những việc làm bất thiện cụ thể là do thân, khẩu hoặc tâm; không có thiện ý, và cố ý, mà nó là đen tối, tham ô, có lỗi / có thể đáng chê trách (sāvajjaṃ) (theo người thông tuệ), khi nó mang lại đau đớn và tổn thương cho chính mình hoặc tha nhân theo cách được kỳ vọng bởi chánh định về các sự kiện trước mắt của tình huống, mà như thế người ta không nên gây ra cho người khác những gì mà mình không muốn gây ra cho chính mình và bị chỉ trích bởi những người thông tuệ, như là việc không được làm, và điều đó, như quả nghiệp, nó mang lại tác hại đen tối và thương đau trong kiếp này và kiếp sau này cho tác nhân, cũng như các xu hướng về tính bất thiện, gây vô minh và đưa người ta ra khỏi niết bàn.
Các việc thiện có những phẩm chất ngược lại. Trong Kinh Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi Sutta) có một đoạn kinh (Trung bộ kinh, MN I.46-47) xác định các việc bất thiện và thiện điển hình và làm rõ những gì nằm ở gốc rễ của những việc đó:
Này các thiện hữu, khi một cao đồ hiểu được điều bất thiện (akusalañ) và gốc rễ của điều bất thiện (akusala- mūla-), việc thiện và gốc rễ của điều thiện, theo cách mà anh ta là người có chính kiến, có quan điểm thẳng thắn, người hoàn toàn tin tưởng vào Giáo Pháp và đã đạt đến Giáo Pháp chân chính này.
Và bất thiện là gì? . . . Giết hại sinh linh là bất thiện; lấy những gì không được cho là bất thiện; dục lạc tà dâm là bất thiện; nói lời gian trá là bất thiện; nói lời gây chia rẽ là bất thiện; lời nói cay nghiệt là bất thiện; nói phù phiếm là bất thiện; gian tham là bất thiện; ác ý là bất thiện; tà kiến là bất thiện. Điều này được gọi là bất thiện.
Và gốc rễ của điều bất thiện là gì? Tham lam là gốc rễ của bất thiện; hận thù là gốc rễ của bất thiện; vọng tưởng là gốc rễ của bất thiện. Điều này được gọi là gốc rễ của bất thiện.
Và thiện là gì? Xa rời từ . . [mười hành động trên]. Điều này được gọi là thiện.
Và gốc rễ của thiện là gì? Không tham là gốc rễ của thiện; không sân là gốc rễ của thiện; không si là gốc rễ của thiện. Điều này được gọi là gốc rễ của thiện.
Trong đoạn kinh này, " bất thiện" được giải thích là bao gồm các việc làm cụ thể của thân và khẩu mà nó được công nhận rộng rãi là có hại cho tha nhân, cộng với các tâm thái mà nó có khả năng sau này dẫn đến những việc có hại như vậy.
Tham, sân và si được trình bày ở đây như là những nguyên nhân nội tại của "điều bất thiện", mặc dù không phải là tiêu chuẩn để đặt tên cho một cái gì đó là "bất thiện". Tuy nhiên, bản thân chúng là bất thiện (Tăng chi bộ kinh, AN I.201).
Liên quan đến bản chất của tham, sân và si: (1) tham lam (lobha) bao gồm một loạt các trạng thái từ khao khát nhẹ nhàng đến toàn diện, hám lợi, háo danh và cố chấp vào ý tưởng; (2) hận thù (Pāli dosa, Skt dveṣa) bao gồm sự cáu kỉnh nhẹ thông qua sự tức giận và oán giận bùng cháy; và (3) si mê (moha) được thể hiện trong sự ngu si, bối rối, hoang mang, buồn tẻ, ăn sâu nhận thức sai lầm, nghi ngờ lầm lạc về các vấn đề đạo đức và tâm linh, và quay lưng lại với thực tế bằng cách che giấu nó khỏi chính mình.
Đối với những mặt đối nghịch của những điều này:
(1) không tham (alobha) bao gồm các trạng thái từ những động lực hào phóng nhỏ bé cho đến sự thôi thúc mạnh mẽ để từ bỏ những thú vui trần tục;
(2) không sân (adosa) bao gồm tình thân thiện thông qua nhẫn nhịn khi đối mặt với sự khích bác nặng nề, và lòng từ bi và yêu thương sâu đậm đối với tất cả chúng sinh; và
(3) không si ((adosa) bao gồm sự trong sáng trong tâm trí thông qua nhận thức sâu xa nhất về thực tế.
Trong khi phân đoạn này diễn đạt một cách tiêu cực, ba điều này không chỉ đơn thuần là việc thiếu đi sự đối nghịch của chúng. Chúng là những trạng thái tích cực dưới hình thức chống tham lam (rộng lượng và từ bỏ), chống thù hận (từ bi và từ bi) và chống si mê (trí tuệ).
Các hành động thuộc về quả nghiệp ('công đức')
Các việc thiện được cho là 'tốt đẹp' (kalyāṇa) và là hoặc có phẩm chất của công đức, puñña (Pāli, Skt puṇya), thuật ngữ này là tĩnh từ hoặc là danh từ. Là một tĩnh từ, Lance Cousins coi đó là 'phẩm chất của một hành động tạo phước hoặc tốt lành (1996: 153), trong khi là một danh từ 'nó được áp dụng hoặc cho một hành động mang lại vận may hoặc cho kết quả hạnh phúc trong tương lai của một hành động như vậy' (1996: 155). Như vậy, chúng ta thấy là:
Này các chư tăng, đừng sợ trước công đức , puññas; điều này là một chỉ định cho hạnh phúc, cho những gì là an lạc, thu hút, thân mến và thú vị, nói như vậy là công đức, puññas. Bản thân ta biết rằng sự chín muồi của công đức, puññas, được thực hiện trong một thời gian dài, nó được trải nghiệm trong một thời gian dài là vui thú, thu hút, thân yêu và thú vị. (It. 14-15, Tăng chi bộ kinh, AN IV.88-89)
Puñña thường được dịch đơn giản là 'công đức' (tĩnh từ) hoặc (danh từ). Tuy nhiên, 'công đức' ngụ ý là xứng đáng được khen thưởng, khen ngợi hoặc biết ơn, nhưng 'công đức' , puñña, đề cập đến là một cái gì đó có sức mạnh tự nhiên của riêng nó để tạo ra kết quả của hạnh phúc; nó không phụ thuộc vào bất cứ ai ban phát những gì là do 'xứng đáng'.
Trong thần học Ki tô giáo, "công đức" đề cập đến như một việc thiện, nó được xem là có yêu cầu được phần thưởng trong tương lai từ Đức Chúa đầy ân sủng, một ý tưởng không phù hợp với Phật giáo.
Một hành động có công đức (puñña) là 'tốt lành', 'may mắn' hoặc 'hiệu quả', khi nó thanh lọc tâm trí và do đó dẫn đến vận may trong tương lai (McDermott 1984: 31-58). Từ puṇya trong tiếng Sankrit có thể bắt nguồn từ gốc puṣ, 'phát triển, hưng thịnh, thịnh vượng', hoặc pū, 'làm sạch hoặc thanh lọc, tinh luyện hoặc làm sáng'; do đó, phái Nguyên Thuỷ chú giải 'puñña' bằng cách nói 'nó làm sạch và thanh lọc sự sống liên tục' (Vimānavatthu commentary Vv- a. 10; Bodhi 1990 A tỳ đàm câu xá, AKB IV.46a–b).
Hiệu quả của việc dịch từ 'công đức' là tạo ra một hình ảnh phẳng đơn thuần, không khích lệ về khía cạnh này của Phật giáo, thay vì truyền đạt một hành động thăng hoa và đáng ngưỡng mộ. Phải thừa nhận rằng 'công đức', puñña, tự nó sẽ không mang lại thức tỉnh, khi tuệ giác là cần thiết cho việc này, nhưng nó giúp chuẩn bị nền tảng cho việc này.
Vì danh từ 'công đức', puñña, đề cập đến sức mạnh của việc thiện như hạt giống cho trái hạnh phúc trong tương lai, một việc dịch thích hợp là `(một hành động) có quả nghiệp', với 'nghiệp quả' là tĩnh từ. Tăng đoàn, Saṅgha, được mô tả là ruộng phước, phước điền' tốt nhất, tức là nhóm người tốt nhất để `gieo trồng' việc cúng dường và xem như quả tốt của việc bố thí; do đó, 'nó giống như các ruộng là các vị A-la-hán; những thí chủ giống như những nông gia. Bố thí giống như gieo hạt giống, (và) từ đó nảy sinh hoa trái' (Chuyện Ngạ Qủy, Petavatthu, Pv. I.1).
Để bảo vệ việc dịch thuật trên, khi quả nghiệp có thể là các việc thiện hoặc ác, và công đức, puñña, chỉ liên quan đến việc thiện, từ 'trái cây' trong tiếng Anh cũng có thể chỉ có nghĩa là trái cây ăn được, ngon miệng như táo, mà không đề cập đến những loại không ăn được, khó chịu. Người ta có thể sử dụng việc dịch 'hưởng lợi do nghiệp', nhưng điều này thiếu một âm điệu gây cảm hứng thăng hoa.
Trái ngược với công đức, puñña, là thất đức, apuñña, mà người ta có thể thấy theo đó có nghĩa là '(hành động) của nghiệp gây hại' hoặc 'có hại về mặt nghiệp', tức là không tạo ra trái cây ngọt, mà chỉ có vị đắng. Một từ đồng nghĩa với thất đức, apuñña là pāpa, trong khi thường được dịch là 'ác' hoặc 'xấu', thực sự có nghĩa là 'vô sinh', 'cằn cỗi', 'có hại' (Cousins 1996: 156) hoặc 'mang lại vận rủi'.
Phật tử rất quan tâm đến việc thực hiện các hành động 'tạo quả nghiệp'; vì công đức, puñña, là một 'kho báu' không thể phá hủy, nó không giống như hàng hóa thuộc về vật chất (Tiểu bộ kinh, Khuddakapāṭha, Khp. 7).
Các kinh văn buổi sơ thời có đề cập đến ba "cơ sở để tạo quả nghiệp" (puñña- kiriya- vatthus): bố thí (dāna - đặc biệt bằng cách cúng dường cho chư tăng), trì giới (sīla) và thiền định (Trường bộ kinh, DN II.218).
Các kinh văn về sau này bổ sung: thể hiện lòng lòng tôn kính, hoạt động hỗ trợ, chia sẻ nghiệp quả, hoan hỹ trước quả nghiệp của tha nhân, hoằng pháp, nghe pháp, và bày tỏ chính kiến (Trường bộ kinh, DN a III.999).
Bất kỳ việc bố thí nào cũng được xem là có nghiệp quả, thậm chí bố thí với hy vọng được đền đáp, hoặc bố thí hoàn toàn để có được nghiệp quả của việc bố thí. Tuy nhiên, một động cơ thuần khiết hơn được xem là dẫn đến một quả nghiệp tốt hơn.
Do đó, thật là đặc biệt tốt đẹp khi bố thí với những động cơ như đánh giá cao việc bố thí như giúp hỗ trợ một lối sống thánh thiện, hoặc sự tĩnh lặng và niềm vui mà việc bố thí tự nhiên mang lại (Tăng chi bộ kinh, AN IV.60-63).
Trong khi một việc bố thí hậu hĩ thường được xem là có nhiều phước báo hơn một việc bố thí khiêm tốn, một tấm lòng thuần khiết cũng có thể bù đắp cho một việc bố thí đơn sơ, vì 'nơi nào có một tấm lòng của đức tin tĩnh lặng và an lạc (citta-pasāde), không có việc bố thí nào là nhỏ' (Kinh Tiền thân, Jat. II.85).
Thực vậy, một người không có gì để bố thí có thể làm việc thiện bằng cách đơn giản là hoan hỹ trước sự bố thí của người khác. Tất nhiên, nguyên tắc tương tự cũng ngụ ý một cách hợp lý rằng, nếu một người hoan nghênh bằng lời nói hoặc ủng hộ tinh thần việc bất thiện của người khác, người đó đang tự mình làm việc bất thiện. Đối với các khía cạnh khác của quả nghiệp, xem Harvey (2000: 17–23).