logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/06/2024 lúc 01:15:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi nhỏ, tôi thường nghe cha tôi đọc hai câu ca dao này: “Còn cha gót đỏ như son, đến khi cha chết gót con đen sì.” Lúc ấy tôi chừng năm bảy tuổi, nên nghe rồi thuộc lòng mà không hiểu hết ý nghĩa, chỉ biết hời hợt là nếu cha chết thì mình sẽ khổ lắm! Nhưng ngay cả khổ ra sao thì cũng chẳng hình dung được.


Câu ca dao nói trên cho thấy truyền thống ngày xưa, người cha đóng vai trò then chốt trong gia đình. Ông vừa là trụ cột kinh tế để nuôi gia đình, vừa là tấm gương đức hạnh để cho con cái noi theo. Đặc biệt là với truyền thống phụ hệ con cái mang họ cha, nên việc “nối dõi tông đường” đặt lên vai người con trai, hay người đàn ông. Đó có thể là yếu tố cấu thành quan niệm “trọng nam khinh nữ” ngày xưa tại các nước theo phụ hệ như Việt Nam, Trung Hoa, v.v… Bởi vậy, trong dân gian có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Một đứa con trai thì được tính là có, mười đứa con gái thì cũng bằng không). Nhưng, ngày nay quan niệm này không những lỗi thời mà còn là sự kỳ thị giới tính rất đáng bị lên án.  


Tuy nhiên, thế giới mỗi ngày mỗi đổi khác. Vai trò và chức năng làm cha làm mẹ cũng thay đổi theo đó. Khi người phụ nữ có thể tự kiếm tiền để xây dựng cho mình cuộc sống độc lập về tài chánh thì cũng là lúc người đàn ông không còn giữ được vai trò trụ cột về mặt đời sống kinh tế trong gia đình. Song song với sự thoái vị vai trò trụ cột kinh tế này là sự suy yếu quyền lực của người đàn ông trong gia đình. Thêm vào đó là công cuộc vận động nữ quyền, bình đẳng giới tính kéo dài nhiều thập niên qua cũng mang lại cho người phụ nữ những quyền hạn quan trọng không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội. Ngay cả đến khái niệm về cấu trúc gia đình cũng đã và đang dần dần có sự thay đổi ở những nơi công nhận hôn nhân hợp pháp giữa những người cùng giới tính.


Tại Việt Nam, dường như không có ngày lễ đặc biệt nào dành để tôn vinh người cha, ngoài ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu để ghi nhớ và báo ơn cha mẹ.  Nhưng thực tế thì ngày lễ này thường nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau của người mẹ nhiều hơn. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì người mẹ ngoài công mang nặng đẻ đau còn có công nuôi con bằng sữa, còn ẵm bồng và dỗ dành từng miếng ăn, giấc ngủ cho con. Vì vậy, tình mẹ luôn sâu đậm và thiêng liêng đối với con cái. Trừ trường hợp “gà trống nuôi con,” mà trong đó người mẹ vì lý do nào đó, có thể qua đời sớm hay đi lấy chồng khác, không còn chung sống trong gia đình nên người cha vừa làm cha vừa làm mẹ. Trong trường hợp này, những người con sẽ dâng hết tình cảm thiêng liêng của mình cho người cha.


Ở Hoa Kỳ có cả hai ngày lễ riêng biệt dành cho cha và mẹ: Ngày Lễ Mẹ vào tháng 5 và Ngày Lễ Cha vào tháng 6 hằng năm để tôn vinh cha và mẹ. Nhân tháng 6 có ngày Father’s Day, chúng ta thử tìm hiểu về việc làm cha như thế nào.

Làm cha kiểu nào

Làm cha cũng có nhiều kiểu, theo www.en.wikipedia.org. Trước hết là loại cha ruột, tức là người cha có quan hệ huyết thống di truyền với người con. Loại cha này cũng có nhiều kiểu:


Cha ruột có trách nhiệm chu cấp tài chánh đối với con, nhưng không liên lạc với người mẹ.


Cha ruột nhưng vì lý do gì đó, chẳng hạn ly dị, nên không thể trực tiếp nuôi dạy hay chăm sóc đứa con.


Cha ruột là người cha mà đứa con nhận huyết thống di truyền từ người đàn ông đó.


Cha sau khi chết, là cha ruột chết trước khi đứa con được sinh ra.


Cha giả định, là người đàn ông được cho là cha ruột của đứa bé trong một vụ kiện quan hệ cha con, nhưng không có mối quan hệ pháp lý nào được thiết lập giữa họ. Điều này có thể là bởi vì người đàn ông chưa kết hôn với mẹ của đứa bé lúc nó sinh ra đời, hay bởi vì ông ấy tự nhận mình là cha. Người cha giả định không có quyền của cha mẹ, không giống như người cha hợp pháp là người có quyền nuôi dưỡng và thăm viếng con như những cha mẹ khác.


Người cho tinh trùng, là người cha ruột vô danh hay được biết là người đã cho tinh trùng để dùng trong thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm để làm cha đứa bé cho một phụ nữ làm mẹ nào đó.


Cha bất ngờ, là người đàn ông không biết rằng mình có con cho đến một thời gian về sau. Đây có thể là những người đàn ông phong lưu đa tình đi gieo giống đâu đó mà không biết đã có con với ai. Trường hợp này gợi nhớ đến nhân vật Đoàn Chính Thuần trong tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Đây cũng có thể là trường hợp những người đàn ông ra đi khỏi gia đình vì một lý do nào đó, như đi lính, đi làm ăn phương xa, không biết vợ mình có thai cho đến về sau mới biết là mình đã làm cha.


Cha thiếu niên/cha trẻ là người cha vẫn còn ở tuổi vị thành niên. Đây là nói đến trường hợp mấy anh thiếu niên còn bồng bột về tình cảm và ham vui sớm!


Thứ đến nói về kiểu làm cha không phải ruột thịt mà chỉ có quan hệ xã hội và pháp lý. Loại cha này cũng có nhiều kiểu:


Cha nuôi, là người đàn ông nhận đứa bé làm con nuôi.


Cha bị cắm sừng, là người đàn ông có đứa con nhưng không phải là con ruột mà là con do người mẹ ngoại tình sinh ra.


Cha vợ hay cha chồng là người cha của vợ hay chồng khi hai người lấy nhau.


Cha ghẻ hay bố dượng là chồng của mẹ, nhưng không phải cha ruột của đứa con riêng của bà.



Hình tượng người cha

Làm cha không phải chỉ có việc sinh con, nuôi con và cho con ăn học là đủ. Để cho con cái trưởng thành đầy đủ và có cuộc sống gia đình hạnh phúc, người cha còn phải làm cái gương trong sáng và nguyên vẹn để con cái soi mình. Hay nói cách khác, làm cha là làm hình tượng để cho con cái noi theo.
Tự Điển Quốc Tế Về Tâm Lý (The International Dictionary of Psychology) định nghĩa “hình tượng người cha” là “một người đàn ông để cho người khác kính trọng và đối xử như là một người cha.”


Theo Giáo Sư Michael E. Lamb, trong tác phẩm “The Role of the Father in Child Development” [Vai Trò của Người Cha Trong Sự Phát Triển Của Con Cái], thì hình tượng của người cha thường là người đàn ông lớn tuổi, với quyền lực, uy quyền, hay sức mạnh, mà người ta có thể xác định dựa vào mức độ tâm lý sâu sắc và là người tạo ra cảm xúc cho những đứa con khi cảm nhận về người cha của mình.


Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những hình tượng người cha và người mẹ tích cực thường liên đới với sự phát triển khỏe mạnh của đứa con, cả nam lẫn nữ.


Là người chăm sóc ban đầu, người cha hay hình tượng người cha đóng vai trò chính trong cuộc đời của người con. Lý thuyết gắn bó đưa ra một số hiểu biết về cách những đứa con liên hệ với những người cha của chúng, và khi chúng tìm kiếm một hình tượng người cha riêng biệt. Theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 bởi Posada và Kaloustian, cách mà một em bé hình tượng sự gắn bó của chúng với người chăm sóc chúng có một ảnh hưởng trực tiếp đến cách em bé đó đối ứng với những người khác, theo John W. Santrock, trong tác phẩm “Children.” Những phản ứng gắn bó này có thể tồn tại suốt cuộc đời.


Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thiếu vắng hình tượng người cha trong cuộc đời của một đứa con có thể có nhiều ảnh hưởng rất tiêu cực đối với cá tánh và tâm lý của người con này, theo Linda L. Dunlap trong tác phẩm “What All Children Need” (2004) [Những Gì Tất Cả Người Con Cần].


Nghiên cứu nói trên cho thấy rằng có một nhân quả rất tiêu cực của việc thiếu vắng hình tượng của người cha đối với sự phát triển tình cảm xã hội của một đứa con, đặc biệt sự gia tăng các hành vi hướng ngoại. Còn nữa, nếu sự thiếu vắng hình tượng người cha xảy ra trong thời thơ ấu, thì những hậu quả đối với các bé trai rõ ràng hơn đối với các bé gái. Bước vào tuổi thiếu niên thì cũng có chứng cứ vững mạnh rằng sự thiếu vắng hình tượng người cha làm tăng các hành vi nguy hiểm nơi trẻ vị thành niên, như sử dụng chất gây nghiện và có con sớm. Còn có sự phát hiện mạnh mẽ và chắc chắn về các hậu quả tiêu cực của việc thiếu vắng hình tượng người cha đối với sự tốt nghiệp trung học, kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn nơi những đứa trẻ thiếu hình tượng cha.





Qua việc kiểm tra những ảnh hưởng lâu dài của việc thiếu vắng hình tượng người cha ở tuổi trưởng thành, có chứng cứ mạnh mẽ cho thấy rằng có tác động nhân quả của việc thiếu vắng hình tượng người cha lên sức khỏe tâm thần ở tuổi trưởng thành. Các kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy rằng sự tổn hại tâm lý vì thiếu vắng hình tượng người cha trong thời thơ ấu kéo dài cả cuộc đời.


Từ quan điểm tâm phân học, Bác sĩ tâm phân học Sigmund Freud mô tả hình tượng người cha như là chính yếu trong sự phát triển của con cái, đặc biệt trong các giai đoạn tiền-Oedipus và Oedipus. Đặc biệt đối với những em bé trai, sự giải quyết của giai đoạn Oedipus và sự phát triển thông qua việc phát triển sự gắn bó yêu thương với hình tượng người cha là quan trọng và lành mạnh. Theo lý thuyết của Freud, các bé trai xem hình tượng người cha là đối thủ, là hình tượng làm cho chúng có kinh nghiệm tội lỗi và sợ hãi, chấm dứt những xung động tình dục loạn luân, và là một đối tượng của hận và ghét, theo Kim A. Jones trong tác phẩm “Assessing the Impact of Father-Absence from a Psychoanalytic Perspective” (2007) [Đánh Giá Sự Tác Động Của Việc Thiếu Vắng-Người Cha Từ Quan Điểm Tâm Phân Học].

Vai trò làm cha

Làm cha có trách nhiệm thì không đơn giản chút nào, bởi vì người làm cha ấy luôn luôn nghĩ đến và nghĩ cho đứa con yêu thương của mình. Nhưng yêu thương con không thể chỉ bằng lời nói suông mà phải bằng cả tâm ý và hành động cụ thể, hay nói khác đi là phải hoàn thành vai trò làm cha của mình. Vai trò đó là gì?


Vai trò ấy của người cha khởi đầu rất sớm vào những ngày người mẹ mới mang thai con bằng những hành động rất đơn giản nhưng lại cần thiết như đưa vợ đi khám thai định kỳ và bàn bạc về kế hoạch sinh con và làm che mẹ ra sao, theo nhà văn Steven Rowe, chuyên viết về sức khỏe tinh thần và sự phát triển của trẻ em, trong bài viết “Fathering in America: What’s a Dad Supposed to Do?” [Làm Cha Ở Mỹ: Người Cha Cần Làm Gì?], được đăng ở https://psychcentral.com. Steven Rowe đã chỉ ra nhiều vai trò mà người cha cần làm. Chẳng hạn, xây dựng niềm tin và sự gắn bó chặt chẽ đối với con cái; tạo kiểu mẫu cho mối quan hệ lành mạnh với con cái; và các trách nhiệm khác.


“Cha là người mà những đứa con có sự gắn bó đầu tiên trong đời,” theo Bác Sĩ Jessica Myszak, nhà tâm lý nhi đồng và giám đốc Trung Tâm The Help and Healing Center tại Glenview ở tiểu bang Illinois. Bác Sĩ Myszak cho rằng, “Sự gắn bó vào lúc ấu thời này giúp hình thành nền tảng cho các mối quan hệ trong tương lai trong cuộc đời của đứa bé. Qua các mối quan hệ lúc còn bé này, trẻ em học được rằng chúng có thể tin tưởng và nhờ cậy vào người khác.”
“Khi người cha tích cực tham gia vào cuộc sống của đứa con, đặc biệt khi họ có mối quan hệ lành mạnh, thì đứa bé ấy trưởng thành với một cá tính tích cực hơn và tự trọng lớn hơn,” theo Nicholas Hardy, nhân viên xã hội lâm sàng và nhà điều trị tâm lý tại Houston, Texas. Hardy nói thêm rằng, “Khi người cha thường xuyên hiện diện thì làm cho người con có thêm nhiều ổn định cần thiết hơn.”


Bác Sĩ Myszak thì cho rằng, “Vai trò của người cha chắc chắn thay đổi theo thời gian. Nhiều thập niên trước, những người cha ít tham gia vào các công việc nhà và chủ yếu đóng góp cho gia đình bằng công việc bên ngoài của họ. Công việc nhà hiện nay thường có cả cha mẹ cùng làm việc, đòi hỏi nhiều chia sẻ hơn trong việc làm ở nhà.”


“Theo khoa học và kinh nghiệm cho thấy rằng nuôi dạy con cái được chia sẻ và bình đẳng giới tính giúp làm thỏa mãn hôn nhân, hoàn mãn việc nuôi dạy con, và nuôi con lành mạnh,” theo Bác Sĩ Helen Egger, đồng sáng lập và giám đốc y tế của Little Otter tại San Francisco.


Còn trách nhiệm của người cha thì thế nào? Theo nghiên cứu của TrustedSource, một trong những trách nhiệm quan trọng nhất đối với người làm cha là tạo một kiểu mẫu tốt cho con cái để chúng có thể noi gương theo các phẩm đức và hành động tích cực của người cha. Những đứa trẻ có khả năng quan sát rất tốt, ngay cả lúc còn rất trẻ, và nghiên cứu của TrustedSource cho thấy rằng chúng sẽ bắt đầu sao chép và bắt chước các hành động mà chúng nhìn thấy chung quanh. Nếu chúng thấy người cha phản ứng với sự đồng cảm khi chúng té ngã, thì chúng sẽ học để biểu lộ sự thương cảm với người khác. Nếu chúng thấy người cha thường phản ứng giận dữ, thì chúng sẽ học để đáp trả bằng sự giận dữ thường xuyên hơn khi đối mặt với các tình huống bực bội.

Làm cha là làm gì?

Không ít người khi làm cha vẫn chưa biết mình phải làm gì, ngoài việc kiếm tiền để nuôi con hoặc hy sinh làm lụng cho con ăn học. Nhưng theo nhà văn Steven Rowe thì bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ. Ông nêu ra mấy điều mà người làm cha nên làm: Để cho con cái biết về mình, nhìn lại tuổi thơ của mình, đối xử tử tế và tôn trọng với vợ con trong nhà, tự sửa sai và không tự trách…


Trẻ em thường hiếu kỳ và muốn học hiểu về thế giới chung quanh chúng, theo Steven Rowe. Một trong những cách tốt nhất để chúng học hiểu là giới thiệu chúng về thế giới hay cuộc sống của người làm cha.


Điều ấy có thể là những việc nhỏ như để chúng giúp đổ xăng vào xe trước khi chạy một lát, chỉ cho chúng cách bạn nấu bữa cơm ngon miệng, hay dẫn chúng đi đánh bóng chày hay đi thăm bảo tàng viện nào mà bạn thích. Bằng việc mở ra những điều mà bạn thích, sẽ giúp bạn không tự đóng kín mình với con cái.


Khi trưởng thành, chúng ta có thể khách quan hơn để nhìn lại cách mà chúng ta đã được nuôi dưỡng và các kỹ thuật của cha mẹ của chúng ta, theo Steven chia sẻ.


Nicholas Hardy thì cho rằng, “Cha mẹ của chúng ta cũng đã học hỏi và tiếp xúc với các kinh nghiệm tích cực và tiêu cực mà chúng ta đã từng trải khi lớn lên có thể giúp định hình những thực hành và triết lý của chúng ta về việc nuôi dạy con cái.”


Con cái của bạn sẽ học hỏi làm một người cha có ý nghĩa gì bằng cách quan sát bạn là loại người cha như thế nào mỗi ngày, theo nhà văn Steven Rowe. Nếu bạn thường chê bai cha mẹ của người khác hay nói xấu về gia đình của bạn, thì con cái của bạn sẽ nghĩ rằng hành vi đó là có thể chấp nhận được và ưa thích.


Ngược lại, cũng theo Steven, nếu bạn đối xử với người bạn đời của mình bằng sự tôn trọng và tử tế, thì con cái của bạn cũng sẽ đối xử với người bạn đời trong tương lai của chúng giống như vậy, nhờ vào tấm gương cá tính của bạn.


Còn nữa, theo Steven, để làm cha tốt có thể là vô cùng khó khăn, và không phải ai cũng làm cha được ở tất cả mọi lúc. Nếu bạn phạm sai lầm hay mất bình tĩnh sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, thì hãy cố gắng tự sửa đổi nhưng đừng tự trách mình quá.


Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn với vấn đề quan trọng hơn như kiểm soát cơn giận dữ hay sự nghiện ngập, bạn có thể xem xét đến việc tìm tư vấn từ giới chuyên môn nếu bạn cảm thấy cần nó. Cải thiện bản thân vì con cái của bạn là điều rất đáng kính nể, và bạn không nên cảm thấy xấu hổ về việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cần đến điều đó.


Để kết thúc bài này xin mượn lời của tiểu thuyết gia người Pháp Abbé Prévost (1697-1763) đã viết trong tác phẩm “Manon Lescaut” (1731) rằng, “Trái tim của người cha là kiệt tác của thiên nhiên.”


Đó là trái tim yêu thương và hy sinh cho con cái không điều kiện, không bờ bến. Tấm lòng đó có sẵn trong phẩm chất của những người làm cha. Từ những ngày đứa con còn trong bụng mẹ cho đến khi nó chào đời, người cha đã thương yêu nó, xem nó là ruột thịt máu mủ của mình, hay nó là một phần bất khả chia cắt trong đời mình. Tấm lòng đó là tình thương yêu tự nhiên không gượng ép của người cha đối với con cái. Nó giống như nước từ nguồn chảy ra mãi không ngừng.


Và cũng chính tình yêu đó của người cha đã nuôi dưỡng đứa con của mình khôn lớn. Bởi thế, có thể người cha thiếu hiểu biết hay thiếu kỹ năng để nuôi dạy con tốt nhất, nhưng chắc chắn ông không thiếu tình yêu thương chân thật đối với con cái của mình. Chính đó là phẩm đức làm cha của người đàn ông.

Huỳnh Kim Quang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.231 giây.