logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/06/2024 lúc 07:20:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư:
 
- Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
 
- Gặp đông đảo Phật tử đi lễ chùa, bạn nói đi chùa rất tốt nhưng quý vị phải Phước-Huệ song tu. Bố thí, cúng dường là tu phước. Bỏ bớt Tham-Sân-Si là tu huệ.
 
- Khi bạn đi trên đường, thường nghĩ đến chuyện nhường đường cho người khác.


- Khi ngồi trên xe đò, bạn sẵn sàng nhường ghế cho phụ nữ, người khuyết tật và già yếu.


- Khi có chiếc ghế tốt và chiếc ghế xấu, bạn ngồi ghế xấu và nhường ghế tốt cho người khác. Khi có ghế hàng đầu và ghế sau, bạn nhường ghế hàng đầu cho người khác.


- Khi có chỗ mát và chỗ nắng mặt trời, bạn nhường chỗ mát cho người khác.


- Khi chia phần với bạn bè, bạn nhận phần ít hơn cũng chẳng sao.


- Khi chia gia tài của bố mẹ, bạn không tranh giành với anh chị em, có sao cũng được.


- Khi thấy người té ngã, bạn sẵn sàng nâng họ dậy.


-  Khi ăn chung, món nào ngon bạn nhường cho bạn bè, con cái và cả người vợ hay người chồng của bạn.


- Khi có tâm Đại Bi, gặp người vô gia cư rách rưới hôi hám, bạn vẫn nở nụ cười và giơ tay chào họ.


- Khi nói chuyện bạn cố giữ im lặng và không công kích, chê bai, bình luận về những gì người đối diện nói. Tất cả những gì vừa nói ra nó đã thành quá khứ. Mà quá khứ thì không thể níu kéo được.


- Trước lỗi lầm của người, bạn thông cảm vì “Vua chúa còn có khi lầm”.
 
- Với người nổi tiếng, bạn không ghen tỵ. Ai có phận của người đó.
 
- Trong một đám đông ồn ào, bạn niệm Phật hay giữ gìn Chánh Niệm.
 
- Bạn không thắc mắc về của cải, giàu sang của ai. Một cung điện nguy nga xây ngay bên cạnh căn nhà tầm thường của bạn, bạn vẫn không khởi niệm thèm muốn hay ghen ghét.
 
- Bạn không thèm khát các tiện nghi của thời đại. Có hay không cũng thế.
 
- Thấy người đeo nữ trang, vàng bạc, kim cương đầy mình bạn nói rằng đạo đức là trang sức đẹp nhất của con người. Một đóa hoa toàn vẹn là hoa có đủ hương lẫn sắc. Sắc là vẻ đẹp, hương là đức hạnh.Tiền thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát là cô gái dòng Bà-la-môn cực kỳ hiếu thảo và đức hạnh.
 
- Tất cả những gì dư thừa bạn nên cho người thiếu thốn.  Khi thiểu dục bạn sẽ thấy mình dư thừa. Khi thèm và muốn bạn sẽ thấy lúc nào mình cũng thiếu thốn.
 
- Trước những biến động ồn ào của truyền thông, bạn quán chiếu Luật Vô Thường, vạn pháp hoại diệt trong từng sát-na và hư không vốn thanh tịnh cho nên tâm bạn lắng yên, không nhảy vào cuộc bênh-chống, thương-ghét của thế gian. Bản thể của thế gian này vốn thanh tịnh nhưng vì cái tâm vọng động cho nên nó trở thành nhiễu loạn, ồn ào.
 
- Gặp người ham mê cờ bạc, bạn nói rằng trí tuệ là tài sản vô giá mà không mất tiền mua.
 
- Gặp người nghiện ngập ma túy, bạn nói rằng tại sao hủy hoại cuộc đời bằng những cảm giác đê mê giả tạo.
 
- Gặp người hung ác, bản chẳng khởi tâm thù ghét mà nói về Nhân-Quả.
 
- Gặp kẻ bị mọi người khinh ghét bạn chớ hắt hủi mà an ủi họ. Qua việc Phật độ ông Angulimala đã giết 99 người để có phép mầu cho thấy kẻ bị người đời hắt hủi nhất là trẻ em không tình thương sống ở chốn chợ đời sẽ hận đời và trở nên vô cùng nguy hiểm khi lớn lên.
 
- Vào nhà tù, bạn khuyên phạm nhân nên tụng Kinh Địa Tạng cho tâm hồn an tĩnh, tránh khủng hoảng và may đâu sẽ được ân xá để trở về với cha mẹ, vợ/chồng con cái.
 
- Gặp người nuôi chim nuôi cá bạn nói rằng không ai thích ngồi tù. Ngày sung sướng nhất của phạm nhân là ngày được phóng thích.
 
- Gặp người trộm cắp bạn nói rằng của cải do mình làm ra mới bền vững.
 
- Gặp trâu, bò đang cầy ruộng, kéo xe, bạn xin chủ nhân hãy đối xử với các chú trâu bò này như những  công nhân trung thành đang làm việc giúp bạn. Khi trâu bò già yếu, xin chớ ăn thịt chúng nó.
 
- Gặp người mê đắm sắc dục, bạn nói rằng đời còn có nhiều hạnh phúc cao thượng khác.
 
- Gặp người đang buồn, bạn an ủi. Gặp người vui, bạn chúc mừng.
 
- Gặp cặp vợ chồng mắng chửi, đánh đập nhau như kẻ thù bạn nói rằng cây trái muốn tốt phải lo chăm bón. Vợ chồng muốn hạnh phúc phải cho nhau lời ngọt ngào, đừng cho nhau lời cay đắng. Đôi chim sống với nhau suốt đời không bao giờ mắng chửi, ly dị nhau. Loài chim không có tự ngã hay cái ngã rất nhỏ cho nên chúng sống rất yên bình.
 
- Gặp một người quá thông minh lanh lợi, bạn nói rằng thông minh quá nhiều khi cũng không tốt.
 
- Khi gặp người quyền thế, bạn giữ tâm không phân biệt. Bạn đối xử chừng mực như một người bình thường.
 
- Gặp người nghèo, bạn vẫn giữ tâm không phân biệt, giống như Đức Phật đối xử với người đàn ông thuộc giai cấp tiện dân gánh phân. Giàu nghèo cũng như giấc mộng.
 
- Gặp người than nghèo quá muốn chết đi cho rảnh nợ, bạn khuyên họ hãy dùng hết nghị lực và ý chí để thoát nghèo. Hãy nhiếp niệm Nam Mô Quản Thế Âm Bồ Tát may đâu sẽ gặp vận may, có tiền thì cho ít tiền hoặc kêu gọi mọi người cùng giúp.
 
- Gặp cô gái bị phụ tình, ôm con định nhảy xuống sông tự vẫn, bạn nói rằng nếu cô chết đi thì người đó có trở lại với cô không? Nếu không thì cuộc tự sát này hoàn toàn vô ích.Tại sao mình phải lệ thuộc vào một người? Có đầy đủ nghị lực và ý chí thì có thể xây dựng một cuộc đời khác tốt đẹp hơn. Thiếu gì người còn có thể thương cô mà.
 
- Gặp cô gái sống bằng nghề mại dâm, bạn không nói bất cứ câu gì khiến người ta phải đau khổ. Bạn nói rằng bằng nghị lực và ý chí thì nghiệp nào cũng có thể chuyển được và nhớ thường xuyên nhiếp niệm Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát để trợ lực cho mình.


           
Thực hiện tâm Đại Bi như thế, bạn chẳng còn có Ngã, chẳng phải phàm mà cũng chẳng phải thánh. Người đời muốn gọi bạn là gì cũng được. Có thể có người khen và cũng có thể có người chê, nhưng không sao vì khen-chê cũng giống nhau. Bông hồng, dù khen nó vẫn thế, dù chê nó vẫn không xấu đi. Chỉ có lòng mình xấu-đẹp chứ vạn vật không có xấu-đep.
           
Khi thực hiện tâm Đại Bi, theo Duy Thức Tông, năm thức của bạn bao gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân vẫn hoạt động bình thường nhưng thức thứ sáu Ý Thức không biện biệt, phân tích, phỏng đoán, tiên liệu…Nó giống như một tấm gương tịch mịch chiếu soi. Khi đó thức thứ bảy Mạt-na còn gọi là Ngã Thức không động, không chấp thủ cho nên bạn không có Ngã. Hoàn toàn không có cái Ngã phân biệt đúng-sai, yêu-ghét. Lúc đó bạn ở trạng thái Vô Ngã. Bạn đã vào bể tịch diệt của Như  Lai tức Niết Bàn lúc nào mà bạn không biết.
           
Bàn về Vô Ngã Là Niết Bản, có bài viết của HT. Thích Thiện Siêu đăng trên Thư Viện Hoa Sen và Tu Viện Quảng Đức năm 2012:  “Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp, thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau”. (Niết bàn - Tương Ưng Bộ Kinh 4/65, 1982)
           
Rồi bài Vô Ngã và Niết Bàn của Thích Hiển Chánh đăng trên trang nhà Phật Giáo Việt Nam năm 2019, “Tại đây, đức Phật tuyên bố rằng sự thiền quán về bản chất của vô ngã hay tính không thực thể của mọi sự vật hiện tượng sẽ giúp ta nhổ lên được gốc rễ của bản ngã, và mặt khác, chứng đạt niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại này. Đoạn kinh đó như sau: "với quán tưởng thiền, không còn một thực thể hay ngã tính tồn tại. Vị ấy sẽ chứng đạt giải thoát các thái độ "tôi là" và đạt được niết-bàn trong hiện đời."
           
Trong cuộc hội ở Núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói, “ Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.”
           
Còn trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, bản dịch của HT. Thích Trí Tịnh, Phật dạy rằng, “Lạc là thật nghĩa của Niết Bàn.”
           
Như vậy Niết Bàn tại tâm chẳng phải là nơi chốn hay vùng đất hay cung trời nào. Do đó, dù ở tịnh xá, chùa hay tu viện, hay hang động, thậm chí tại gia cũng đạt tới Niết Bản mà chẳng cần phải tu khổ hạnh lang thang trên đường, ngủ ở gốc cây gò mả. Và cũng chẳng phải chết đi mới có. Khi tâm chẳng luyến vào cảnh thì hành giả đang ở và trạng thái Vô Ngã vì ngã do cảnh sinh. Mà vô ngã thì thanh tịnh, tịch mịch chiếu soi, không dung chứa bất cứ cái gì dù thiện hay ác đúng hay sai.
            
Đại Bi Tâm là phương tiện sắc bén để đạt tới Niết Bản. Ý nghĩa tột cùng của Chú Đại Bi là đem tình thương, an vui và hạnh phúc tới cho mọi người mà chẳng vì mình. Khi vì mình thì xây đắp ngã tướng. Khi vì người thì chẳng còn Ngã Tướng. Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các vị Phật, bồ tát, các vị thần và thiên vương. Mục đích của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát khi đọc chú này là muốn cho chúng sanh được an vui, trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. (Phật Giáo Việt Nam).
           
Chú Đại Bi chẳng phải chỉ để đọc tụng. Xin quý bạn thử thực tập tâm Đại Bi trong cuộc sống xem có được an vui, không hề gặp chướng ngại trong đời?  Các vị thiền sư chứng đắc, quý ngài không nói mình chứng đắc Niết Bàn nhưng khiêm tốn nói “Ung dung, tự tại, không  vướng mắc, cột buộc bởi bất cứ cái gì.” Đó đích thị Niết Bàn (*) bởi vì Niết Bàn chỉ là Thường-Lạc-Ngã-Tịnh. (**)Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật còn nói “Chân thật là Niết Bàn”. Còn trong Kinh Pháp Cú Tây Tạng (***) Phật dạy,” Người lái làm nhẹ thuyền (mới đi xa được), tát cạn tham và sân  ngươi sẽ tới Niết Bàn”.
           
Như vậy tu theo Phật, chớ vội mong đắc quả A La Hán, Bồ Tát, Bích Chi Phật mà thực tiễn tận hưởng Niết Bàn ngay tại thế mà người tu hành có thể đạt được theo lời Phật dạy. Một trong những phương tiện oai lực để hướng tới Niết Bàn chính là tâm Đại Bi.

Thiện Quả Đào Văn Bình
____________________
(*) Niết Bàn này đối với chúng sinh là Hữu Dư Niết Bàn vì vẫn còn những phiền não rất vi tế. Còn khi Phật nhập Niết Bàn đó là Vô Dư  Niết Bàn tức từ bỏ xác thân giả tạm này và vĩnh viễn không còn bất cứ phiền não nào.
(**) Muốn hiểu thêm về Thường-Lạc-Ngã-Tịnh xin đọc bài viết của Ni Sư Thích Nữ Hằng Như đăng trên Thư Viện Hoa Sen https://thuvienhoasen.org/a39406/hoc-thuyet-thuong-lac-nga-tinh
(***) Bản dịch của Cư Sĩ Nguyên Giác
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.