logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 25/08/2013 lúc 01:22:19(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

AI DẪN TA ĐI LANG THANG
Thích Đạt Ma Phổ Giác



Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
    Bản chất con người lúc nào cũng có hai mặt ưu điểm và khuyết điểm. Cuộc đời cũng lại như thế, tốt xấu, thành bại, giàu nghèo, khổ vui, sống chết v.v…
    Trong thế giới loài người, sự hưởng thụ ngũ dục là điều ai cũng đam mê, tham muốn, ham thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp, ngủ nhiều, và các tiện nghi vật chất khác. Đa số con người đều bị trói buộc bởi sự chấp ngã của chính mình. Chính vì vậy mà bị gió nghiệp cuốn trôi, nên cứ mãi chìm đắm trong biển khổ, sông mê không có ngày thôi dứt. 
    Vậy mà, có một người đã dám từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và địa vị cao nhất trong xã hội; người ấy đã vượt thoát mọi sự trói buộc của thế gian để sống đời vô ngã vị tha; đó chính là Bồ Tát Sĩ Đạt Ta.
    Từ một người nghèo khổ bần cùng, sống thiếu thốn khó khăn, để trở thành một người giàu sang phú quý thì dễ. Nhưng từ một ông hoàng thái tử chuẩn bị kế thừa ngôi vua, có quyền hành cao nhất thiên hạ, được ăn trên ngồi trước, và hưởng thụ mọi nhu cầu cần thiết, mà vẫn chấp nhận thân phận của kẻ khất sĩ ăn xin để hướng dẫn mọi người biết được chân lý cuộc đời, nhằm chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, thì quả thật rất khó.
    Như Lai Thế Tôn là bậc hy hữu và hiếm có nhất trong loài người, là một nhân cách siêu việt về đạo đức tâm linh. Ngài dấn thân phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh mà không biết mệt mỏi, nhàm chán, với tình yêu thương chân thật, bằng trái tim hiểu biết vì tình người trong cuộc sống và lợi ích tha nhân.
    Đi ngược lại các truyền thống từ xa xưa, một số người cho rằng, có một thần linh thượng đế ban phước giáng họa mà đấng tối cao đã sắp đặt và tạo ra. Chính hành động dấn thân vì lợi ích tha nhân, và việc làm cao thượng của Thế Tôn đã làm cho vua cha Tịnh Phạn thời gian đầu hiểu lầm vì chưa hiểu thấu được giá trị cuộc đời, nên nhà vua đã trách móc Ngài rằng:
     “Tôi không ngờ có một đứa con hèn hạ và yếu đuối như ông, ông đã làm mất hết phẩm chất danh giá của dòng tộc cao quý từ ngàn xưa cho đến nay mà đấng Phạm Thiên đã ban cho. Ông đã bôi nhọ truyền thống vinh quang tốt đẹp đã có từ mấy ngàn năm nay, để trở thành một kẻ ăn xin thấp hèn mà không chịu thừa hưởng cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, thần dân thiên hạ. Ông vô tình phỉ báng sự tôn quý mà đấng Phạm Thiên đã ban cho dòng tộc Sakya của chúng ta. Tại sao ông không chịu tu tập theo truyền thống Bà La Môn để được ăn trên ngồi trước, có kẻ nô lệ phục dịch? Ông đã làm ô nhục dòng dõi vua quan Sát Đế Lợi đã có từ lâu đời”.
    “Dạ thưa cha, xin người hãy mở rộng tấm lòng mà cảm thông và tha thứ cho con. Đây không phải là ăn xin của kẻ thấp hèn nghèo đói, mà là con đường sáng và cao thượng của các vị Bồ Tát. Vì thương xót chúng sinh cứ mãi chìm đắm trong biển khổ sông mê, nên các vị chịu khó, chịu khổ tu tập hành trì, làm chủ bản thân, để phá tan si mê, tối tăm, mờ mịt, giúp mọi người vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống đời bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ”.
    Một con người khất sĩ dù không có tài sản sở hữu riêng tư, không có quyền cao chức trọng, nhưng tự do tự tại làm chủ bản thân, đã chứng minh đời không có gì phải chiếm hữu mà con người bị bóc lột và tàn sát giết hại lẫn nhau, vì không nghe theo sự phán xét của bề trên. Như Lai Thế Tôn đã thuyết phục được vua cha có cái nhìn cảm thông và bao dung hơn, hiểu biết sâu sắc bằng trái tim yêu thương, để rồi sau này tên tuổi của dòng họ Thích không bị mai một và mất đi, mà còn vang danh khắp toàn nhân loại; vì nhân cách cao thượng của Ngài đã vượt thoát mọi sự ràng buộc, dính mắc trong cuộc đời, mà vẫn giúp cho mọi người sống có yêu thương bằng trái tim hiểu biết, mà hay làm chủ bản thân để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
       Thường thì con người thế gian lấy bản ngã làm tâm điểm, nhân danh đấng thần linh thượng đế, để tạo ra sự bất công và muốn chiếm hữu, nên đã gây ra nhiều tội lỗi cho muôn loài vật. Tất cả những điều này là do cái thấy biết sai lầm của một số người thế gian, họ lạm dụng sự thiếu hiểu biết của nhân sinh mà áp đặt số mệnh, để con người phải chấp nhận phục tùng một cách mù quáng như một tín đồ, mà không có quyền góp ý xây dựng trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, sẻ chia, để cùng nhau sống với trái tim hiểu biết.
     Từ cái thấy thân kiến là cái thấy sai lầm về thân, tức chấp vào sự hiện hữu của cơ thể con người là tôi, là của tôi, nên từ đó bắt đầu chiếm hữu. Ai đụng đến cái tôi này thì có sự phản kháng mãnh liệt, do đó dấy khởi phiền não tham sân si, mà dẫn đến tranh đấu giành phần thắng lợi về cho riêng mình để loại trừ lẫn nhau.
    Quan niệm về thân kiến này sẽ trường tồn mãi mãi và chỉ có hai con đường để ta chọn lựa, một là lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao, hai là xuống địa ngục chịu khổ đau lâu dài. Đó là cái thấy sai lầm do không có sự thể nghiệm thực tế, không có sự trải nghiệm bản thân, mà làm cho con người mất hết quyền làm chủ chính mình trong cuộc sống hiện tại.
     Biên kiến là cái thấy một bên, nghĩa là có một linh hồn bất tử sống đời không thay đổi, tức là thường còn mãi mãi và quan niệm chết là hết, tức là không còn gì nữa, chỉ có một đời sống hiện tại mà thôi. Linh hồn bất tử là cái hồn sáng không bao giờ mất, nói như vậy có phù hợp với chân lý hay không?
    Và xin thưa với toàn thể chư huynh đệ pháp lữ gần xa, chúng ta sẽ khám phá ra thân phận của kiếp người qua lời Phật dạy như sau:
 THẮC MẮC THÂN PHẬN CON NGƯỜI
   Ai đã từng làm người cũng phải suy nghĩ và thắc mắc rằng, tại sao cuộc sống này có sự sai biệt quá lớn giữa người với người, giữa người với vật. Người sống lâu, kẻ chết yểu, người khỏe mạnh, kẻ ốm đau, người nhan sắc đẹp đẽ, kẻ mặt mày xấu xí, người giàu sang, quyền cao chức trọng, kẻ nghèo khổ, bần cùng, thấp kém; cho đến phần tinh thần của mỗi người cũng khác nhau, kẻ thông minh người ngu tối, kẻ khôn ngoan người si dại v.v... và v.v...
   Những thăng trầm được mất trong cuộc đời với muôn vàn sự sai khác và quá sâu kín, nhiệm mầu vượt khỏi tầm hiểu biết của con người; nên khi sống, họ không biết mình từ đâu đến, và sau khi chết không biết mình đi về đâu. Chính vì vậy, họ đành chấp nhận giao phó cuộc đời mình cho đấng tối cao quyết định. Để rồi, con người trở thành kẻ phục vụ cho đấng thần linh thượng đế, và chấp nhận an phận nơi niềm tin đó một cách si mê, mù quáng, nên thế nhân thường gọi là tín đồ.
   Chỉ có chân lý và cái thấy đúng như thật do sự trải nghiệm trong tu tập bằng cách quán chiếu, soi sáng lại chính mình mới giúp ta thoát khỏi sai lầm này, mà biết cách làm chủ bản thân. Mình làm lành được hưởng phước báo tốt đẹp, mình làm ác chịu quả báo sa đọa khổ đau, chân lý đó chính là luật nhân quả nghiệp báo.
    Trên đời này có hai hạng người. Một hạng cho rằng, sau khi chết là hết, chỉ có một đời sống hiện tại, làm ác hay làm thiện gì cũng đều chung một số phận như thế. Đến khi nhắm mắt xuôi tay, từ giã cõi đời, thân thể trở về cát bụi và sự thấy nghe hay biết cũng không còn gì nữa, coi như hoàn toàn mất hẳn.
   Hạng người thứ hai cho rằng có một linh hồn bất tử. Sau khi chết, thân thể tan rã, bại hoại, nhưng linh hồn vẫn còn mãi theo thời gian, nên người chết sinh người, trời chết sinh trời, thú vật chết sinh thú vật, trước sau như một không thể đổi thay. Vậy chết là hết hay sao? Làm gì có chuyện đó được! Nếu không hết thì làm sao mất hẳn? Chết không phải là hết, mà chỉ là thay hình, đổi dạng, để có một đời sống mới tiếp theo, tùy sự gieo tạo nghiệp nhân tốt hay xấu ngay nơi hiện tại mà cho ra kết quả ở tương lai.
   Chúng ta hãy thử xem xét, quán sát thực tế mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này, dù là một hạt cát, hạt bụi, coi có thứ gì mất hẳn hay không? Thường cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, chúng chỉ thay hình đổi dạng tùy theo nhân duyên thuận và nghịch. Mọi hiện tượng sự vật cũng đều như vậy, huống chi con người có sự nhận thức hiểu biết nhất trong các loài chúng sinh, vậy thử hỏi làm sao chết là hết được?
    Nhưng, nếu ai bảo rằng linh hồn là thường còn vĩnh viễn, thì như vậy cũng sai sự thật quá xa, có cái gì không thay đổi mà ở yên một chỗ đâu? Có người khi nhỏ nghèo khổ, khó khăn, nhưng khi lớn lên nhờ quyết chí làm ăn đã trở thành giàu sang, nhiều tiền bạc của cải, vậy có gì là cố định? Linh hồn có nghĩa là cái hồn sáng, đã sáng thì trước sau như một không bao giờ đổi thay, nhưng thực tế con người trên thế gian này có sự sai biệt với nhau quá lớn.
    Chính vì quan niệm sai lầm như thế, nên ai giàu có quyền cao chức trọng sẽ ỷ lại, cứ nghĩ rằng mình là kẻ xứng đáng được thần linh thượng đế ban cho, nên họ mặc tình gây tạo tội lỗi mà chẳng biết gieo trồng phước đức. Do đó, họ lạm dụng quyền cao chức trọng, bóc lột, chèn ép, hiếp đáp mọi người, để tóm thâu tài sản, của cải vật chất về cho riêng mình mà ngang nhiên thọ hưởng. Đến khi phước hết, họa đến, họ đành cam chịu tan nhà nát cửa, mất mát đau thương, gia đình ly tán. Lúc này, mọi sự cầu khẩn, van xin đấng tối cao trở thành vô ích.
   Còn người nghèo hèn nghĩ rằng số phận của mình đã được an bài như thế, nên không chịu cố gắng, siêng năng, tinh cần làm việc và hướng thượng, do đó càng ngày càng rơi vào chỗ tối tăm mờ mịt, như người tối cứ lẫn quẫn trong chỗ u ám tối tăm mà sống đời si mê dại dột. Thế thì hai quan niệm trên có còn phù hợp với chân lý cuộc đời hay không? Để biết được sự thật của kiếp người, chúng ta hãy lắng đọng tâm tư, buông xả hết mọi hiểu biết, thành kiến riêng tư để nghe đức Phật trình bày và chỉ dạy như sau.
    Ngày xưa, khi Phật còn tại thế, một thanh niên vì thấy sự bất bình đẳng và những sai biệt trong xã hội nên muốn tìm ra sự thật của kiếp người. Anh đã thưa hỏi nhiều vị đạo sư nổi tiếng mà chưa một vị nào giải đáp được thỏa mãn tâm tư, nguyện vọng của anh, nghe đồn Phật là bậc xuất trần thượng sĩ, có thể giải quyết được mối nghi ngờ của nhiều người bất kể là tín đồ tôn giáo nào, anh đã tìm đến đức Phật. Sau khi đảnh lễ và vấn an đức Thế Tôn xong, anh cung kính ngồi sang một bên thưa hỏi đức Phật:
    “Vì cớ sao có sự bất công và sai biệt quá lớn của tất cả chúng sinh trên thế gian này, kẻ quý phái cao thượng, người hạ liệt thấp kém, người sống lâu, kẻ chết yểu, người giàu sang, kẻ nghèo khổ, người nhiều bệnh, kẻ ít bệnh, người quyền cao chức trọng, kẻ nô lệ thấp kém, người đẹp đẽ dễ thương, kẻ xấu xí khó nhìn, người thông minh sáng suốt, kẻ  ngu dốt tối tăm?”
   Đức Phật tóm gọn lại bằng một ý chính như sau:
   “Này chàng thanh niên, các chúng sinh loài có tình thức là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, họ được sinh ra từ nghiệp và họ bị nghiệp trói buộc. Do đó, hiện tại có kẻ thấp hèn và cao thượng, tùy theo nghiệp nhân tốt xấu đã gieo tạo trong quá khứ. Đức Phật trả lời quá súc tích và cô đọng làm chàng thanh niên không thể hiểu rõ nghĩa lý sâu xa, nên mới yêu cầu đức Phật giải thích cụ thể từng chi tiết :    
    Phật dạy: “Tất cả mọi sự sai biệt giữa con người và con người là do nghiệp của ta đã tạo ra từ thân miệng ý, tâm suy nghĩ chân chính, miệng nói lời thiện lành, thân đóng góp sẻ chia, thì được hưởng quả an vui hạnh phúc; ngược lại, gieo nhân xấu ác thì bị quả sa đọa khổ đau, không ai có quyền xen vô chỗ này để định đoạt và sắp đặt, nên có người tốt, kẻ xấu là do mình”.
    “Do tạo nghiệp gì khiến con người thọ mạng lâu dài, sống khỏe mạnh, và do tạo nghiệp gì khiến cho người chết yểu, thọ mạng ngắn ngủi?”
    “Người không tạo nghiệp giết hại chúng sinh thì được mạng sống lâu dài. Người tạo nghiệp sát sinh hại vật, dứt mạng sống của chúng sinh, nên bị chết bất đắc kỳ tử do tai nạn gây ra, hoặc bị người vật hại lại”.
    “Do tạo nghiệp gì thân người được khoẻ mạnh, và do tạo nghiệp gì mà thân hay bệnh tật đau yếu?”
   “Do nghiệp ác hay hành hạ đánh đập chúng sinh làm cho người đau khổ, nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do nghiệp lành an ủi giúp đỡ, sẻ chia và nâng đỡ người bất hạnh khổ đau qua những tai nạn khốn khó nên được thọ thân khỏe mạnh vui tươi”.
    “Do tạo nghiệp gì mà sinh ra trong gia đình giàu sang sung sướng, có nhiều tiền bạc, tài sản của cải, và do tạo nghiệp gì mà sinh ra trong gia đình nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn?”
    “Do đời trước biết làm điều thiện lành tốt đẹp, hay bố thí cúng dường, hoặc chia sẻ giúp đỡ người nghèo khổ bệnh tật, nên đời này được sinh ra trong gia cảnh giàu sang sung sướng, có nhiều tiền bạc của cải. Người ở đời trước do nhân không biết bố thí cúng dường, không biết giúp đỡ người bất hạnh nghèo khó, lại còn hay gian tham trộm cướp, lường gạt của người, nên đời này sanh ra trong hoàn cảnh cơ cực, nghèo đói, thiếu thốn, khó khăn”.
    “Do nghiệp gì người sinh ra được thông minh sáng suốt, và do nghiệp gì người sinh ra lại ngu dốt tối tăm?”
    Người đời trước do siêng năng tinh cần học hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người được học hỏi hiểu biết, nên đời này được thông minh sáng suốt. Người ở đời trước do lười biếng học hành, không chịu tìm hiểu chân lý, lẽ thật của cuộc đời, lại hay cản ngăn sự học hỏi của người khác, nên đời này bị vô minh tối tăm mê mờ”.
    Đứng về khía cạnh cuộc sống với vô vàn sự sai khác, con người cảm thấy nhỏ bé trước bầu vũ trụ bao la này, nhiều người đành cam chịu thân phận thấp hèn của mình bởi do bàn tay thần linh thượng đế đã sắp đặt.
    Một số người được sống trong giàu sang sung sướng, có nhiều tiền bạc của cải và quyền thế trong xã hội, họ nghĩ rằng do đấng tối cao đã ban cho, nên họ rất trân trọng quý kính mà tôn thờ một cách cuồng tín, do đó họ mặc tình gieo tạo tội lỗi, bất chấp luân thường đạo lý. Chính vì quan niệm sai lầm trên, đến khi phước hết, họa tới, họ đành cam chịu sống đời đọa lạc tối tăm, cho dù cố gắng cầu nguyện van xin đấng tối cao cũng vô ích, giống như đá nặng thì phải chìm dưới nước.
    Nhưng trên thực tế, người được hưởng an vui hạnh phúc thì ít, kẻ bất hạnh khổ đau thì lại quá nhiều. Nếu thần linh thượng đế có đủ năng lực ban vui cứu khổ, đáng lẽ phải giúp đều hết cho tất cả chúng sinh, tại sao chỉ giúp giai cấp thống trị mà không giúp giai cấp nô lệ như ở đất nước Ấn Độ hiện nay? Thật ra, trong cuộc đời này, tất cả mọi thứ sai biệt như nên hư, tốt xấu, hơn thua, phải quấy, thành bại trong cuộc sống đều do mình tạo ra từ thân miệng ý, mình làm việc thiện lành tốt đẹp thì được hưởng phước báu bình yên hạnh phúc, mình làm điều xấu xa tội lỗi thì chịu quả khổ đau không có ngày thôi dứt; nó theo ta như bóng với hình dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên thì quả báo hoàn tự hiện.
   Nghiệp lực tuy không có hình tướng cụ thể, không ai có thể trông thấy được, nhưng nó có sức mạnh chi phối, cuốn hút, hấp dẫn lạ thường. Cũng như gió, tuy không thấy hình tướng ra sao mà nó có thể làm nên phong ba bão táp, cuốn trôi tất cả khi đủ nhân duyên. Nghiệp lực cũng lại như thế.
   Đôi lời tâm sự chân thành xin được kết nối yêu thương cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa một chút tâm tình qua đề tài “Ai dẫn ta đi lang thang?”. Trong phạm vi phần hai này, chúng tôi chỉ giải thích nghiệp sát sinh hại vật, vì nó là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, oán giận, thù hằn, vay trả không có ngày thôi dứt.
BỐN BÀ VỢ YÊU QUÝ
     Đứng trước dòng thác lũ cuộc đời nên hư, thành bại, phải quấy, tốt xấu, hơn thua và vô vàn sự cám dỗ, con người cứ như thế loanh quanh, lẫn quẫn trong vòng oan gia trái chủ, do đó mà tạo ra không biết bao điều tội lỗi.
     Có ông trưởng giả nọ, không biết gieo tạo nghiệp nhân gì mà có đến bốn bà vợ. Bà thứ nhất được cha mẹ hai bên chấp nhận nên đứng ra làm lễ thành hôn đàng hoàng. Khi về nhà chồng, bà được ông trưởng giả hết sức cưng yêu chiều chuộng, nên bà muốn gì được đó. Mỗi khi trời lạnh, ông lo cho bà đầy đủ nệm ấm chăn êm. Đến lúc trời nóng, ông lo quạt mát cho bà. Nói chung, từ ăn uống, vui chơi, sinh hoạt, làm việc, cho đến ngủ nghỉ, ông đều lo cho bà đầy đủ chu đáo hết tất cả, mọi nhu cầu cần thiết không thiếu một thứ gì.
   Kế đến bà vợ thứ hai, bà ta đúng là một trang tuyệt sắc giai nhân, xinh đẹp chẳng khác nào nàng Tây Thi năm xưa ở bên Tàu. Mặc dù nàng không được cưng chiều như bà thứ nhất cho lắm, nhưng bà thứ hai vì quá xinh đẹp, kiều diễm, dễ thương, nên làm cho ông trưởng giả đắm say, mê mẫn, tê tái cả tâm hồn. Thậm chí, mỗi khi bà có chuyện bận phải đi xa, lâu ngày mới về, ông trưởng giả thầm thương, trộm nhớ, đứng ngồi không yên, có khi quên cả ăn uống, thức sáng suốt thâu đêm mà nhớ thương về nàng. Những khi bà vắng nhà hơi lâu, ông trưởng giả rầu rĩ lo âu, buồn khổ, mong nhớ ngày đêm như kẻ mất hồn, nhiều khi ông ta muốn tìm cách tự tử quyên sinh, chết phức cho rồi mỗi khi vắng bà.
   Còn bà vợ thứ ba tuy không đầm thắm và mặn nồng như hai bà trước, nhưng lâu ngày chung chạ ăn nằm với nhau, tình cảm vợ chồng cũng trở nên đậm đà, sâu sắc, và càng ngày sống có tình nghĩa hơn. Do đó, ông trưởng giả đối với bà cũng có chút ân nghĩa khi cần, mà chia sẻ nâng đỡ cho nhau những nỗi khổ niềm đau, và cùng vui sống, yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
    Rồi đến bà vợ thứ tư, bà này hình như suốt cả đời chịu nhiều phiền muộn khổ đau, đắng cay tuổi nhục, bởi bà rất thương yêu, chiều chuộng, chăm sóc ông trưởng giả hết mình. Công việc dù khó khăn, cực khổ, nhọc nhằn đến đâu, bà cũng ráng cố gắng lo chu toàn mọi thứ. Nhưng ngược đời thay, ông trưởng giả chẳng thèm để ý hay quan tâm, thương tưởng đến bà, thậm chí nhiều khi còn đánh đập, xua đuổi, hắt hủi bà như kẻ hầu, người ở.
    Riêng đối với bà vợ thứ tư, lúc nào bà cũng có mặt bên ông như bóng với hình, chẳng bao giờ rời xa một bước. Thế mà ông chẳng thèm ngó ngàng gì đến, chỉ quan tâm thương tưởng đến ba bà kia, làm cho bà thầm thương trộm nhớ, khổ sở vô cùng, tuy sống gần gũi bên ông nhưng giống như kẻ âm người dương cách biệt nghìn trùng.
   Đức Phật đã kể câu chuyện này khi Ngài còn tại thế để khuyên nhủ và răn dạy hàng đệ tử chúng ta.
   Dân gian hay nói: một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chèo quèo, bốn vợ ngủ chuồng heo.
   Câu chuyện trên là một bài pháp sống động với ẩn dụ sâu sắc, nhằm giúp chúng ta biết soi sáng lại chính mình mà nhận ra lẽ thật hư trong cuộc đời. Phật đưa ra hình ảnh bốn bà vợ là để ám chỉ cho bốn thứ gần gũi nhất trong đời sống hằng ngày của chúng ta, nhưng ta nào hay biết, cứ mãi vui chơi, lao mình chìm đắm trong biển khổ sông mê mà luống để thời gian trôi qua vô ích. Cho nên:
       Trăm năm trước khi ta chưa có
       Thời gian vẫn trôi qua lặng lẽ.
       Trăm năm khi ta đang có mặt
       Thời gian vẫn âm thầm qua mau.
       Trăm năm sau khi ta chết
       Thời gian không vì thế mà buồn rầu.
       Ta chỉ tiếc để thời gian suông
       Mà buông lung làm việc vô nghĩa.       
    Một hôm, ông trưởng giả bệnh nặng, biết mình khó qua khỏi con trăng này, nên ông cho mời bốn bà vợ lại để hỏi xem có bà nào chung thủy, phát tâm theo ông về thế giới bên kia hay không?
    Ông quay sang hỏi bà vợ thứ nhất, “bà có phát tâm theo tôi về bên kia thế giới vĩnh hằng hay không?”
   Bà thứ nhất nói rằng, “xin anh hãy thông cảm và tha thứ cho em, em vẫn biết và nhớ ơn anh rất nhiều. Cuộc sống của em bao nhiêu năm nay nhờ anh tận tình lo lắng, chăm sóc, giúp đỡ, em thật thoải mái và an lạc hạnh phúc. Anh đúng là mẫu người chồng lý tưởng có một không hai trên cõi đời này. Chính vì vậy, em luôn yêu thương và nhớ ơn anh vô cùng. Nhưng bây giờ, anh bảo em theo anh về bên kia thế giới vĩnh hằng để cùng chung sống với nhau cho trọn tình trọn nghĩa thì không thể nào được. Anh hãy thông cảm và tha thứ cho em, vì ai cũng có nhân duyên và hoàn cảnh khác nhau.
    Mặc dù em không được ở gần bên anh, vắng anh em sẽ thiếu thốn, khó khăn, khổ sở vô cùng. Thà rằng em chịu cô đơn, đau khổ một mình, chứ em không thể nào đi theo anh được, xin anh hãy khoan dung độ lượng mà cảm thông và tha thứ cho em. Vì tình nghĩa vợ chồng bấy lâu nay, nếu anh có chết đi, em sẽ tiễn đưa anh ra tới cổng nhà là cũng quý và tình nghĩa lắm rồi”.     
    Ông trưởng giả nghe bà thứ nhất nói như vậy, hai hàng lệ rơi lăn tròn trên khóe mắt, ngậm ngùi đau khổ quay sang bà vợ thứ hai, “còn em? Em có thể theo anh về thế giới bên kia hay không, hỡi em yêu dấu?”
    Bà thứ hai thì thông minh lanh lợi hơn, nên nhanh nhẫu trả lời rằng, “Anh cứ yên chí đi, anh khỏi phải bận bịu lo lắng chuyện đó nữa, vì chúng ta ai cũng có phúc có phần. Bình thường lúc đương thời, anh thương yêu chăm sóc và lo lắng cho em thật nhiều, em rất biết ơn anh đã sống có tình có nghĩa với em như thế. Nhưng em bây giờ còn trẻ đẹp, còn xinh xắn, còn dễ thương, còn mi nhon, nên rất được nhiều người ngắm nghía thèm thuồng, thương tưởng đến em, tương lai của em còn tràn đầy sức sống và hy vọng. Nếu anh có ra đi về bên kia miền đất hứa, thì xin anh hãy cảm thông mà âm thầm lặng lẽ một mình cất bước. Em hiện giờ tương lai còn xán lạn, do đó cần phải tìm một đấng lang quân để nương tựa lâu dài và sống hết quãng đời còn lại. Nghĩ tình anh thương yêu chiều chuộng và lo lắng cho em trong nhiều năm qua, em nghĩ chút tình sẽ tiễn đưa anh ra tới cửa nhà, vậy cũng là quý lắm rồi anh ạ”.
    Nghe bà thứ hai nói vậy, ông trưởng giả như đứt từng khúc ruột, đau xót não nề mà quay sang bà vợ thứ ba, “còn em thì sao? Em có thể theo anh về bên kia miền đất hứa?
    Bà vợ thứ ba nghe ông trưởng giả hỏi vậy, bà ta vừa khóc vừa nói, “Lúc anh còn mạnh khỏe, anh chỉ biết lo cho chị cả và chị hai mà ít bao giờ quan tâm, đoái hoài, thương tưởng đến em. Tuy nhiên, vẫn có những lúc anh hết mực yêu thương em chân thành. Nghĩ chút tình chồng nghĩa vợ bấy lâu nay, sau khi anh về thế giới bên kia, em sẽ đưa anh ra tận nghĩa trang để lo cho anh yên mồ yên mã, sau đó em sẽ cúng tế, giỗ chạp cho anh đầy đủ, để trả lại công ơn anh đã thương tưởng, đoái hoài đến em khi còn sống. Còn việc phải đi theo anh về bên kia miền đất hứa thì không thể nào được, em còn phải có bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình người thân, xin anh hãy hiểu và thông cảm cho tấm lòng thành thật của em”.
    Như tiếng sét đánh ngang tai, bao nhiêu mộng đẹp bấy lây nay bây giờ tan tành theo mây khói, ông trưởng giả rụng rời tay chân, toát cả mồ hôi hột, cảm thấy khổ đau vô cùng, chẳng còn biết nghĩ gì hơn, ông đành chấp nhận nhắm mắt xuôi tay, mặc cho số phận ra sao cũng được.
    Lúc này, bà vợ thứ tư như hiểu được tâm trạng của ông đang muốn gì, nên bà mới ân cần nói rằng, “này anh yêu dấu của em! Anh chớ nên lo buồn quá đáng. Anh cứ yên chí đi, em sẽ là người theo anh suốt cả cuộc hành trình, dù anh có đến chân trời góc biển xa xôi nào, hoặc lên thiên đường hay xuống địa ngục. Mặc dầu bình thường anh chỉ quan tâm, lo lắng cho chị cả, chị hai và chị ba, chẳng bao giờ anh biết nhớ nghĩ và thương tưởng đến em, thật ra em cũng rất đau buồn và khổ sở lắm chứ; nhưng dù sao, chúng ta vẫn là vợ chồng với nhau, nghĩ chút tình chồng vợ, em sẽ nguyện theo anh trong suốt ba cõi sáu đường. Anh cứ yên chí vì đã có em kề cận, không rời xa anh nửa bước, anh đi tới đâu thì em sẽ theo anh tới đó”.
   Nghe được những lời nói ngọt ngào và êm dịu như thế, ông trưởng giả như được mãn nguyện, liền vui lòng nhắm mắt ra đi.
    Đây là một bài kinh ẩn dụ mang một triết lý sâu sắc, để lại cho mỗi hành giả phải suy ngẫm, quán chiếu, soi sáng, và có sức định tĩnh trong tu tập, mới có thể hiểu thấu hết lời Phật dạy. Tại sao Phật không dùng một hình ảnh nào khác để thí dụ, mà lại dùng hình ảnh bốn bà vợ với mục đích gì? Vì hình ảnh này luôn luôn gần gũi với đời sống hằng ngày của chúng ta, nhằm phá sự chấp trước do si mê tham đắm, mà thấy biết sai lầm không đúng với lẽ thật về thân phận của một kiếp người.
   Hình ảnh bà vợ thứ nhất, Phật dụ cho sắc thân của mỗi người chúng ta.
   Hình ảnh bà vợ thứ hai, Phật dụ cho tiền bạc của cải của chúng ta ở trong nhà. Ta đi đâu đó cũng đều có tiền trong túi và không thể thiếu nó. Nhưng khi chúng ta chết, nó chỉ nằm trong tủ hoặc két sắt thuộc phạm vi trong nhà, vì vậy mà bà vợ thứ hai chỉ nói đưa tới cửa mà thôi.
   Hình ảnh bà vợ thứ ba, Phật dụ cho ông bà cha mẹ và họ hàng thân thuộc của hai bên chồng vợ. Người vợ thứ ba dụ cho sự nghiệp gia đình người thân, công danh chức tước. Khi đưa quan tài người chết tới huyệt thì họ đọc điếu văn kể công trạng, rồi mới hạ huyệt chôn cất, nên nói đưa tới mộ.
   Hình ảnh bà vợ thứ tư, Phật dụ cho việc làm của mỗi người chúng ta được lập đi lập lại nhiều lần từ thân miệng ý, từ vô thủy kiếp đến nay, hay còn gọi là thói quen hoặc nghiệp báo. Cho nên, bà vợ thứ tư dụ cho nghiệp lành hay nghiệp dữ luôn theo ta như hình với bóng, ta ở đâu thì nó theo đó không rời nửa bước, chính vì thế mới tình nguyện chết theo.
   Ai cũng vậy, lúc còn sống thì ta thương yêu quý tiếc gìn giữ sắc thân, tiền bạc của cải, và lo lắng bảo vệ cho gia đình người thân, nên từ đó ta dễ dàng gây tạo nhiều tội lỗi. Đến khi sắp chết lìa đời, ba thứ ta hay lo lắng, quý tiếc gìn giữ thân thương nhất, lại không thể nào mang theo được, mà chỉ mang theo nghiệp lành hay nghiệp dữ đã làm trong hiện tại.
   Khi ta chuẩn bị từ giã cõi đời thì ba thứ thân thương nhất ta đều phải bỏ lại hết, duy chỉ có bà vợ thứ tư là ẩn dụ cho nghiệp báo tốt xấu của mỗi người, nó theo ta như bóng với hình, ta sinh ra chỗ tốt hay đọa vào chỗ xấu là tùy thuộc vào việc làm và thói quen của ta trong hiện tại. Nó sẽ theo ta trong suốt cuộc hành trình với những đời sống kế tiếp.
   Thật ra, chết không phải là hết, mà chết chỉ là thay hình đổi dạng để tiếp tục đời sống mới trong ba cõi sáu đường, trời, người, A Tu La, và địa ngục, quỷ đói, súc sinh. Hai loại chúng sinh ta dễ dàng nhìn thấy nhất là con người và các loài súc sinh. Còn bốn con đường kia, khi ta có sự thể nghiệm trong quán chiếu tu tập, ta mới có thể thấy rõ tường tận từng cảnh giới sống của chúng.              
   Nhìn vào thực tế trong đời sống nhân gian bằng sự quán sát và xem xét, ta có thể thấy chư Thiên vẫn hiện hữu nơi cõi người. Như những người giàu sang nhiều tiền bạc của cải, họ có quyền cao chức trọng, nhưng họ vẫn sống có nhân cách và đạo đức, luôn luôn giúp người cứu vật, sống vì lợi ích tha nhân nhiều hơn là chính mình. Đó là chư Thiên hiện tiền trong thế giới con người chúng ta.
   Có nhiều người tuy thường xuyên gieo trồng phước đức, giúp người cứu vật, và sẵn sàng san sẻ giúp đỡ khi gặp người khó khăn hoạn nạn, bất hạnh khổ đau, nhưng tính tình còn nhiều nóng giận hay la rầy, nói nặng nói nhẹ, mắng chửi người khác, do đó hiện tướng A Tu La ngay nơi cuộc sống này.
   Ai đang làm từ thiện để đóng góp sẻ chia thì hãy nên suy xét lại, nếu không khéo tuy có lòng giúp đỡ tha nhân, nhưng làm cho người ta sinh tâm ganh ghét, giận hờn, có khi gây thù chuốc oán, phản tác dụng trở thành oan gia trái chủ.
   Ai trực tiếp giết hại người vật một cách tàn nhẫn, dã man, không thương tiếc, chế tạo vũ khí để xúi người ta giết chóc hoặc mở lò sát sinh, luôn gây chiến tranh để nhân loại tàn sát giết hại lẫn nhau, thì địa ngục sẽ hiện tiền nơi cõi Ta Bà này. Người Phật tử chân chính không trực tiếp, hay xúi bảo, hoặc vui vẻ khi thấy người khác giết hại, thì tránh được khổ báo không bị đọa địa ngục trong hiện tại và tương lai.
   Kẻ tham lam bỏn sẻn có nhiều tiền của không đem ra giúp người khi gặp thiếu thốn khó khăn, thà để hư mục, hoặc bóc lột sức lao động của con người và vật quá đáng. Tuy giàu có nhưng không bao giờ biết mở lòng với ai, mà còn tìm cách vơ vét về cho riêng mình, tâm địa ích kỷ, san tham, hẹp hòi là nhân bị đọa vào loài quỷ đói, để chịu khổ báo đói khát vô lượng kiếp.
   Tóm lại, vì sự sống của riêng mình và người thân, hay rộng hơn là một đất nước mà ta đành lòng giết hại gây đau khổ cho nhau cũng chỉ miếng ăn thức uống, hay các nhu cầu cần thiết khác. Phật dạy, đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên, liên quan mật thiết với nhau.
   Dù ta có tài giỏi đến đâu cũng phải nương nhờ lẫn nhau theo tiến trình diễn biến nhân quả mới bảo tồn mạng sống, ta không làm ruộng nhưng vẫn có cơm để ăn, ta không dệt vải nhưng vẫn có quần áo để mặc, và cứ tương tự như thế các nhu cầu cần thiết khác cũng lại như vậy. Chính vì thế, Phật dạy chúng ta cần phải có bổn phận, trách nhiệm, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết, trên tinh thần vô ngã vị tha.
(Còn tiếp)
co  
#2 Đã gửi : 25/08/2013 lúc 01:23:45(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345


   Có một hạng người vì quá bi quan về thân này, cho nó là bất tịnh, xấu xa nhơ nhớp, nên chán ghét, muốn hủy hoại vì sự không trong sạch. Từ ngàn xưa, khi Phật còn tại thế cho đến ngày hôm nay, tại Ấn Độ vẫn còn tồn tại lối tu khổ hạnh ép xác, vì họ cho rằng chính thân này làm cho ta đau khổ, nên họ bằng đủ mọi cách để hành hạ thân thể, họ nghĩ như vậy sẽ mau chứng quả giác ngộ giải thoát.
   Chính đức Phật ngày xưa đã từng tu khổ hạnh như thế liền sáu năm cho đến thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, và cuối cùng Ngài ngất xỉu, may nhờ bát sữa của cô thôn nữ chăn bò đã giúp Ngài tỉnh lại. Từ đó, sức khỏe dần dần hồi phục trở lại nhờ biết ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, Ngài bắt đầu có sức định tĩnh, và sáng suốt để tìm ra pháp tu trung đạo, và cuối cùng thực chứng quả vị Vô Thượng Bồ Đề.
    Để phá sự chấp ngã bám víu vào sắc thân này, Phật dạy các thầy tỳ kheo hãy nên quán thân bất tịnh, các thầy quán thấy thân này nhơ nhớp xú uế quá, nên nhàm chán muốn xa lìa, mà mướn người giết đi để không còn thấy thân gớm ghiết đó nữa. Mùa hạ năm đó, Phật tránh duyên ba tháng lên cõi trời Đao Lợi để độ mẹ của mình là hoàng hậu Ma Da, sau khi trở về thấy chúng tỳ kheo thưa thớt, Phật hỏi thị giả A Nan mới biết nguyên nhân, kể từ đó Phật chế giới không ai được mướn người giết, nếu mướn hay tự tay giết mình đều là phạm giới cấm.
   Thời đó, có một số thầy tỳ kheo vì quá chấp trước, Phật dạy quán bất tịnh để ta không còn chấp thân này là thật của mình nữa, mà dễ dàng buông xả, diệt trừ tâm luyến ái, tham đắm sắc thân. Tuy nhiên, Phật vẫn dạy thân người khó được, không phải để ta quý thân, mà để tranh thủ tận dụng thời gian nương nơi thân này để tu hành. Với cặp mắt của người giác ngộ, ta vẫn thấy thân này giả tạm vô thường, nhưng ta phải giữ thân để làm phương tiện tiến tu.
       Hình ảnh bà vợ thứ nhất là chỉ cho sắc thân mỗi người chúng ta, do ta lầm chấp thân này là ta, là tôi, là của tôi, nên ta một bề cưng yêu chiều chuộng, đắm mến luyến ái thân này quá đáng, làm cái gì cũng để phục vụ cho ta và của ta. Từ chỗ chấp ngã đó nên có ngã sở là của ta như tài sản, vợ con và người thân. Chính vì vậy, thân ta đen lùn xấu, mà ai khen đẹp thì ta khoái chí và hãnh diện vô cùng. Nhưng có ai hỏi ta là cái gì, thì mình không biết. Ta không biết mình là gì thì cuộc sống này trở nên vô nghĩa và không có giá trị thiết thực.
    Từ chỗ không biết mình là gì, nên ta coi trọng trời đất, ta vô tình coi thường mình. Trời ở đây nói cho đủ là bầu trời nên có mây, có mưa, sấm chớp, điện năng, mặt trời, mặt trăng, nhờ vậy giúp cho ta đủ điều kiện để sống trên thế gian này.
    Đất ở đây nói cho đủ là trái đất, nhờ đất che chở nên trong đất có đủ thiên hình vạn trạng, nào hồ ao, sông suối nước chảy, biển cả mênh mông, thiên nhiên đồi núi bạt ngàn cỏ cây hoa lá. Nhưng trời đất là vô tri, chỉ con người là có hiểu biết, nhận thức và tri giác, nên con người là trọng tâm của trời đất. Vậy mà ta cứ sợ trời phạt, đất không thương, mà lãng quên chính mình, hiểu biết như thế thì tội nghiệp cho ta quá chừng.
    Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu phần thô của thân này trước. Thân có bốn chất hòa hợp, chất cứng là đất, chất ướt là nước, hơi thở là gió, hơi ấm là lửa. Phật dạy, thân này tạm bợ giả có nên nó bị sinh già bệnh chết chi phối.
    Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ trên đường về quê thăm cha mẹ, đường xá xa xôi hiểm trở. Trời tối, anh ghé lại một chòi hoang không người ở, nghỉ tạm qua đêm để sáng mai tiếp tục cuộc hành trình. Anh vừa chợp mắt, bỗng có tiếng chân dồn dập nặng nề làm anh giựt mình tỉnh giấc. Cánh cửa được mở ra, một con quỷ to lớn đang vác xác người chết liệng xuống nền nhà. Chàng trai nọ quá hoảng sợ nên nép sát vào bên kẹt cửa. Lúc đó, lại xuất hiện thêm con quỷ thứ hai muốn giành ăn với con quỷ thứ nhất,  nên chúng cãi nhau kịch liệt, “xác này do tao thấy trước thì tao có quyền ăn”, ai cũng dành phần mình.
   Trong lúc hai con quỷ đang cãi nhau, nó vô tình thấy chàng trai đứng sát kẹt cửa. Mừng quá! Con quỷ thứ nhất nhờ anh ta làm chứng coi ai mang xác vào trước. Chàng trai nghe nói vậy sợ điếng cả hồn, trong tâm nghĩ thầm trong bụng, “nếu mình nói sự thật thì sẽ bị con quỷ kia xé xác, ngược lại nếu nói không đúng sự thật thì con quỷ thứ nhất sẽ giết mình, đằng nào cũng phải chết, thôi thì ta thà giữ giới nói đúng sự thật, dù có chết vẫn vui lòng”.
    Anh ta nói, “hồi nãy tôi thấy con quỷ đen vác cái xác này vô đây trước”. Con quỷ đỏ nghe nói vậy liền tức quá, giựt đứt một cánh tay của anh. Con quỷ đen thấy vậy thương tình, nên lấy cánh tay của xác chết thế vô cho anh. Con quỷ đỏ lại không chịu nên giựt cánh tay kế tiếp quăng ra. Con quỷ đen lại ráp vô, rồi chân cẳng đầu mình cũng lại như thế, một con vứt ra, một con ráp vô.
   Cuối cùng, hai con quỷ không thèm tranh giành nữa, chúng lấy phần bị vứt ra của chàng trai, mạnh con nào nấy ăn một cách ngấu nghiến. Thừa lúc hai con quỷ đang ăn, chàng trai hồn vía lên mây, nhân cơ hội đó liền bỏ chạy để thoát khỏi nanh vuốt của chúng. Chạy được một khoảng cách an toàn, mừng quá anh ta đứng lại rờ xem thân thể của mình từ đầu tới chân, coi có phải là mình nữa hay không? Rõ ràng, anh ta thấy thân này không phải là của mình, mà đang vay mượn của xác chết kia, vậy mình trước kia đâu rồi?
   Phật dạy thân này sinh già bệnh chết, chỉ giả có, huyễn hóa nên không thật, mà lâu nay ta cứ lầm chấp, rồi cố gắng gìn giữ, bảo vệ nó, ai đụng đến là có chuyện. Như câu chuyện ngụ ngôn về hai con quỷ ăn thịt người, người trí liền nhận ra thân này không phải thật ta, là của ta, cái gì thiệt thì trước sau như một không đổi thay. Tuy thân giả tạm vô thường không thật có, nhưng chúng ta phải biết bảo vệ nó để làm phương tiện tiến tu, như người đi qua sông thì cần có chiếc bè.
    Bây giờ, chúng ta thử xem xét về thân này từ đâu mà ra, muốn có thân trước tiên phải nhờ tinh cha huyết mẹ, kết hợp với nghiệp thức của một chúng sinh, phải có đủ ba yếu tố trên mới hình thành được sắc thân. Nhưng thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hòa hợp lại mới duy trì được sự sống, hằng ngày phải nhờ bốn đại bên ngoài bồi bổ đưa vô. Chính vì vậy, mỗi ngày ta phải ăn uống, làm việc, để duy trì mạng sống nhờ bốn chất này, nếu thiếu đi một chất thì thân sẽ ngừng hoạt động.
   Rõ ràng, chúng ta chỉ toàn vay mượn, sáng sớm đưa chút thức ăn thức uống vào, rồi trưa chiều đưa ra, rõ ràng ta vay mượn liên tục, cứ đưa vô rồi lại xả ra, lỡ bữa nào đưa vô mà xả ra không được thì khó chịu, khổ sở vô cùng.
   Như thời gian mẹ chúng tôi bệnh nặng chờ chết, ăn uống không được phải trực tiếp bơm vào, nhưng vẫn đi tiểu đại bình thường. Rồi chỉ trong vòng mười hai đến hai mươi bốn tiếng đồng hồ cũng bơm thức ăn, thức uống đó vào mà không thấy xả ra, tay chân mình mẩy cứ phù lên, và huyết áp tuột xuống thấp. Đó là dấu hiệu một con người sắp sửa ra đi và đúng như vậy.
   Trở lại câu chuyện hai con quỷ, chàng trai từ khi gặp nhân duyên đó nên cứ thắc mắc hoài, “rõ ràng thân mình đang mang là của cái xác chết kia, vậy mình là gì?”. Anh ta cứ ôm thắc mắc đó hoài. Cho đến khi gặp một vị sa môn, anh mới đem sự nghi ngờ đó mà thưa hỏi. Thay vì trả lời tường tận cho anh ta, vị sa môn này mới hỏi lại, “bộ thân này là thật của anh hay sao?”. Ngay nơi câu nói đó, anh ta nhận ra đạo lý Phật đà.
   Vậy mà ông trưởng giả kia, khi còn sống chỉ một bề yêu thương, chiều chuộng, luyến ái, tham đắm thân, làm cái gì cũng để cho thân này hết, ai đụng đến thì bản ngã phình to ra; nếu làm vua thì muốn giết ai thì giết, muốn phong tiến chức cho ai thì phong, khi đã nghi ngờ một ai thì tru di luôn ba họ theo kiểu nhổ cỏ phải diệt tận gốc để khỏi phải sợ báo thù.
   Chính vì quan niệm sai lầm đó mà nhân quả thù hằn vay trả không có ngày thôi dứt, nên thế giới lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao, tàn sát, giết hại lẫn nhau, chỉ vì bảo vệ và lo riêng cho cái thân này.
   Người Phật tử chân chính phải khôn ngoan sáng suốt, thường xuyên xem xét và quán sát về thân, nhờ vậy biết thân này vô thường, giả tạm, không thật có mà ít đắm nhiễm, mê muội, chính vì vậy ít làm tổn hại cho người và vật. Tuy biết thân vô thường, huyễn hóa do bốn chất đất, nước, gió, lửa hợp thành, nhưng ta không vì thế mà hủy diệt chúng như trường hợp ở trên, ta phải biết dùng thân này để tiến tu mà làm lợi ích cho mình và người.
    Như khi ta bị trúng gió thì đau nhức khắp toàn thân, phải cạo gió hoặc giác hơi. Có gì lạ đâu vì gió thổi mạnh thì đất rung rinh, ê mình, đánh gió một hồi nghe nhẹ người trở lại và bớt đau. Nước với lửa cũng vậy. Hôm nào nghe đầu nóng hổi thì biết lửa mạnh quá, phải kiếm thuốc mát uống vô. Khi nào thấy người sưng phù lên là biết nước tăng, phải uống đồ ấm nóng để bình trở lại.
   Thân này do bốn thứ chống chọi nhau mà hợp thành, nhiều khi quán chiếu lại chúng ta thấy tức cười. Bản thân mình thực tế đã không hòa thuận, nên mình phải điều hòa hoài? Tâm cũng vậy, có lúc nghĩ tốt, có khi nghĩ xấu, hết nghĩ chuyện này lại đến chuyện kia. Cái suy tư nghĩ tưởng, bản chất nó đã tự mâu thuẫn với nhau. Bản thân mình tự không thể hòa được, nên phải chịu sự chi phối của già bệnh chết, thì thử hỏi làm sao chúng ta có thể sống hòa hợp với tất cả mọi người. Chưa có người nào tự điều hòa được trọn vẹn vì bản chất nó là như vậy. Nếu chúng ta tự điều hòa được thì khỏi phải đi bác sĩ chữa khám bệnh.
   Trong cơ thể chúng ta nước và đất cứ lấn nhau, gió và lửa cũng cự nhau hoài, không cho mình được yên thân chút nào. Cho nên điều hòa thân mình đã khó, điều hòa tâm mình lại càng khó hơn, huống nữa là điều hòa để sống thuận thảo, vui vẻ với tất cả mọi người.
   Cho nên, chúng ta sống giữa cuộc đời này là cái vòng lẩn quẩn, hết mâu thuẫn này lại đến mâu thuẫn kia. Về thân bốn thứ đất, nước, gió, lửa thường chống trái nhau, về tâm cũng lại như thế. Vì vậy, nói tới tu hành để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc là điều hết sức cay đắng. Chỉ khi nào ta sống được bằng trái tim yêu thương và hiểu biết, ta mới thương xót và cảm thông cho người khác. Ông trưởng giả đó là hiện thân của mỗi người chúng ta, vì chấp thân và luyến tiếc nên mới hỏi bà vợ thứ nhất có chấp nhận đi theo hay không?
    Trong khi đó, Phật dạy thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hòa hợp lại mà thành, nên không có gì là thực thể cố định cả. Cái được gọi là ta, là của ta, nó cũng không thật, ai chấp vào đó thì sinh ra luyến ái, bám víu mà lầm tưởng là thật ta, nên mới chấp ngã rồi từ đó sinh ra chiếm hữu, ai nghĩ và làm như vậy tức là người vô minh.
    Do vô minh mà sinh ra vọng động. Do có vọng động mà sinh ra vọng thức. Do có vọng thức mà sinh ra phân biệt có đủ thứ ta, người, chúng sinh. Do có sự phân biệt ta người, mà sinh ra xúc chạm. Do có sự xúc chạm mà sinh ra cảm thọ. Do có cảm thọ mà sinh ra tham ái, luyến tiếc, và từ đó bám víu, dính mắc vào sự hiện hữu của nó, nên sống chết, khổ não, ưu sầu, buồn lo đủ thứ.
    Phật dạy ngay nơi thân vô thường đó có tính biết thanh tịnh sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó. Có vật thì thấy có vật, không vật thì thấy không vật vì tính biết ấy vẫn thường hiện hữu đâu có vắng thiếu bao giờ? Mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế.
   Còn tâm suy tư nghĩ tưởng, hết nhớ chuyện này đến nhớ chuyện kia, không lúc nào dừng nghĩ. Khi thì nghĩ tốt, lúc thì nghĩ xấu, có khi thì hiền như nai tơ, có lúc thì lại dữ như cọp sói. Như người có chút ít công phu do kiên trì, bền bỉ, buông xả vọng niệm, nên có khi ngưng bặt mọi suy nghĩ.
   Vậy lúc đó chẳng lẽ mất mình hay sao? Tuy không có suy nghĩ phân biệt, nhưng vẫn thấy, vẫn nghe rõ ràng từng hình sắc, âm thanh. Mắt vẫn thấy hình ảnh sự vật, tai nghe thấu suốt mọi âm thanh lớn nhỏ, trời nắng thì biết nóng, gió thổi đến thì biết mát. Vậy ngay khi đó là ai biết?
TIỀN BẠC CỦA CẢI
   Ở đời, ai cũng cần có tiền bạc, của cải để nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu có tiền bạc dư dả, ta có thể sống thỏa mãn về mọi tiện nghi, vật chất thật sung túc, đầy đủ. Để được sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết, ngoài việc vun trồng hạnh phúc lứa đôi, con người cần có tiền bạc, của cải để nuôi sống bản thân, gia đình, và làm những việc phúc lợi khác nhằm kiện toàn đời sống xã hội.
   Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình và xã hội. Một đời sống có ý nghĩa và giá trị là một đời sống biết chia vui, sớt khổ, nên ít bị phiền muộn, khổ đau chi phối, nhưng không vì thế mà ta không cần đến tiền bạc và tài sản, thiếu nó ta khó có thể tồn tại. Nhưng tiền bạc có thực sự mua được hạnh phúc và tình yêu thương chân thật hay không? Ca dao dân gian Việt Nam có câu:
             “Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử,
              Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi.”
    Kinh nghiệm qua nhiều thế hệ và lịch sử cho thấy, tiền bạc không phải là yếu tố quyết định để mang đến sự hạnh phúc thật sự cho nhiều người. Nhưng đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, có thể thay đổi tình thế. Có một số người cho rằng tiền bạc không mua được hạnh phúc, tiền bạc dồi dào có thể giúp cho đời sống vật chất được thêm sung túc, đầy đủ, giảm bớt được bệnh tật.
   Tiền bạc có mua được sự quý mến của người khác bằng tấm lòng chân thật hay không? Vậy mà sau có một số người nói:
                Vai mang túi bạc kè kè,
                Nói bậy, nói bạ, người theo hà rầm.
   Có nhiều tiền chưa chắc đã mang lại hạnh phúc thật sự mà có khi còn lo thêm, nhưng rõ ràng là nếu thiếu hụt tiền bạc trầm trọng, nợ nần chồng chất, phải lo chạy gạo từng bữa, thì thật là khổ sở, lo lắng vô cùng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải siêng năng ra sức làm việc để có tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Theo lời Phật dạy, người cư sĩ có quyền làm ra tiền bạc bằng mồ hôi nước mắt của chính mình, nghĩa là siêng năng, tinh cần từ đôi bàn tay và khối óc để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
    Khi ta đã hiểu và tin sâu nhân quả rồi thì ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về tiền bạc, chúng ta sẽ biết cách quản lý tiền bạc làm sao để cho tốt hơn mà vuông tròn cho bản thân, gia đình và xã hội. Mục đích cuối cùng của đời sống chúng ta không phải chính yếu là có nhiều tiền, mà ta phải biết sử dụng đồng tiền đó ra sao? Có một điều mà quý vị cần phải vui vẻ khi chi một số tiền đúng lúc và cần thiết, để làm việc gì thật sự có lợi ích cho nhiều người. Người không gieo trồng phước đức thì thiếu trước hụt sau, đời sống gia đình khó khăn về mọi phương diện, do đó hay buồn rầu, lo lắng mà oán trời, trách đất, đổ thừa tại, bị, thì, là… Cuộc sống của chúng ta thật sự hạnh phúc khi biết kiếm tiền vừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình, ngoài ra có dư chút đỉnh thủ hậu mai sau và làm các việc phước thiện khác.
   Ta không nên để tình trạng bế tắc rơi vào nợ nần chồng chất, thiếu trước hụt sau, mà phải biết cân nhắc tiết kiệm trong chi tiêu, trang trải đời sống gia đình. Hãy cố gắng tránh những việc làm phức tạp và nguy hiểm, không có phương hướng rõ ràng, vì có thể giúp cho ta lên hương như diều gặp gió và tán gia bại sản một cách nhanh chóng. Siêng năng làm việc, tiết kiệm và đầu tư hợp lý, thì khỏi phải lo thất bại ê chề trong hiện tại và mai sau.
   Tiền bạc và của cải là phương tiện để con người sinh sống, ăn mặc, và đáp ứng các nhu cầu cần thiết hằng ngày, nếu để thiếu trước, hụt sau thì cũng không tốt. Muốn được đời sống hằng ngày vuông tròn và tốt đẹp cho có chừng mực, thì trước tiên ta phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, không nên nay làm chỗ này, mai chạy chỗ kia. Làm như vậy suốt đời cũng không có dư, thậm chí phải mượn trước, trả sau vì lúc nào cũng thiếu nợ.
   Để làm ra tiền một cách chân chính, ta cần phải tránh những nghề làm tổn hại đến nhân loại như mua bán vũ khí để tạo phương tiện chiến tranh, làm con người tàn sát, giết hại lẫn nhau. Không nên mua bán phụ nữ, trẻ em, nô lệ, các chất gây say nghiện như rượu, xì ke, ma túy, và mở lò giết mổ. Mua bán là nghề có thể làm giàu nhanh chóng, nhưng không vì thế mà ta nỡ nhẫn tâm đành lòng chọn những nghề như trên. Nói theo đạo lý của nhà Phật, ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, nên người cư sĩ tại gia phải khôn ngoan sáng suốt, lựa chọn nghề nghiệp thiện lành, tốt đẹp để vun bồi phước đức, và khi có nhân duyên thì sẵn sàng chia vui, sớt khổ với tấm lòng của ít lòng nhiều.
    Tiền bạc của cải nếu ta không biết sử dụng đúng mục đích thì trở thành rắn độc, có ngày nó sẽ quay lại cắn ta. Mục đích của sự sống không phải giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết bằng lòng với hiện tại, muốn ít biết đủ là đạo lý chân thật luôn giúp cho ta không rơi vào bế tắc. Tiền bạc chính là người đầy tớ trung thành khi ta biết làm chủ bản thân trong việc chi tiêu, ăn xài, mua sắm sao cho phù hợp. Mục đích của cuộc sống không phải giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết bằng lòng với hiện tại, và sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ khi gặp người khó khăn, bất hạnh.
    Người có nhiều tiền bạc của cải là nhờ biết gieo trồng phước đức trong quá khứ và hiện tại, biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ sẻ chia, lại hay cố gắng siêng năng, tinh cần làm việc và biết tiết kiệm.
   Vậy mà ông trưởng giả đó lúc còn sống chỉ một bề lao đầu làm việc, chạy theo công danh sự nghiệp không một ngày nghỉ ngơi, tịnh dưỡng, làm sao cho có thật nhiều tiền nhằm thỏa mãn những nhu cầu hưởng thụ về thân; nên suốt cả cuộc đời ông chưa từng biết giúp đỡ một ai, tham lam, bỏn sẻn, keo kiết với cả những người làm việc cho mình, ông trả lương ít mà bắt họ phải làm nhiều.
   Tiền bạc nếu làm ra không chân chính thường hay bị năm nhà cuốn trôi: lũ lụt, hỏa hoạn, trộm cướp, bị vua quan tịch thâu và con cái bất hiếu phá sản.
      Nhà lũ lụt: Chiến tranh, thiên tai, sóng thần, động đất, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra trên thế gian này. Nó đã tàn phá tài sản, vật chất của con người dưới mọi hình thức, bởi do nhân xấu mà ta đã gieo tạo từ vô thủy kiếp đến nay.
     Nói đến lũ lụt, đất nước Việt Nam ta năm nào cũng có, nhiều nhất là hai tỉnh miền Trung, Bắc, luôn gây thiệt hại về tài sản và mất mát con người. Trong những tình huống như vậy, ai mà không ngậm ngùi, thương xót với sự mất mát, đau thương đó. Nhiều người không hiểu nên cho rằng số trời đã định, hay ông trời đang trừng phạt. Chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng thấu đáo, ông trời ở đây là chỉ cho luật nhân quả đang vận hành theo nguyên lý duyên khởi.
    Ta khai thác tàn phá thiên nhiên một cách bừa bãi, nên tạo ra sự mất cân đối, và ai làm như vậy thì sẽ bị gió nghiệp cuốn vào vòng quỷ đạo đó mà chịu quả báo, cho nên có người bị, có người không. Thậm chí, có nhiều người đến sáu mươi bẩy tuổi mới xây cất được căn nhà khang trang, tậu được miếng vườn nho nhỏ để an hưởng tuổi già. Đùng một cái, một trận lũ xảy ra cuốn trôi hết tất cả, nên cuối cùng tay trắng vẫn hoàn trắng tay.
    Sự mất mát đau thương đó ai mà không buồn khổ, kẻ tin theo truyền thống có ông trời tạo ra thì chấp nhận số phận đã an bài mà oán trách đấng sáng tạo. Người tin sâu nhân quả thì ngay nơi mất mát đó, họ cố gắng nhiều hơn để làm các việc có lợi ích cho nhân loại. Do đó, không có chuyện gì đương nhiên khi không mà xảy ra, mọi thứ đều có nguyên nhân tốt xấu của nó. Hiểu được như vậy rồi thì ta sẽ cố gắng tránh xa những việc làm xấu ác mà hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp.
    Nhà hỏa hoạn: Tất cả mọi tai nạn hầu như đều do con người gây ra. Trong sự vô ý tình cờ hay trong lúc giận dữ, ta có thể hủy phá hết tất cả. Lũ lụt hay hỏa hoạn là những tai nạn bất ngờ chỉ trong chớp mắt cuốn trôi tất cả, hoặc thiêu rụi sạch sành sanh. Mọi việc xảy ra không có gì là đương nhiên khi không, hay ngẫu nhiên, tất cả đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Trong quá khứ, ta có thể phá hủy thiên nhiên, khai thác tài nguyên quá mức, hoặc vô tình làm cháy sạch tài sản của người khác. Nói cho rõ hơn, nhân vô tình có quả vô tình, nhân gian tham trộm cướp thì bị mất mát trở lại theo sự diễn biến của nhân quả.
    Nhà trộm cướp: Kẻ ăn không ngồi rồi, lười biếng lao động, ham thích hưởng thụ nhiều, nên dễ sinh tâm trộm cướp, lường gạt của người khác. Trộm là lén lấy, cướp là công khai giành giựt lấy. Phạm vào tội trộm thì nhẹ hơn, một cái là lén lấy vì còn sợ người khác thấy. Còn cướp là hiên ngang công khai lấy trước mặt mọi người, dùng thế lực trấn lột, và có sự đe dọa, hoặc lợi dụng quyền thế để bắt buộc người đưa. Xã hội lúc nào cũng lên án hai hành động này, và có luật pháp hẳn hòi để xử phạt.
   Nguyên nhân chính để xảy ra tệ nạn xã hội này là do lòng tham của con người. Từ lòng tham đó, con người muốn ăn không ngồi rồi để hưởng thụ, do quan niệm chết là hết, không có nhân quả, nghiệp báo. Một số người vì suy nghĩ lầm lẫn như vậy nên suốt cả cuộc đời rơi vào vòng tệ nạn xã hội, nhẹ thì nghèo cùng khốn khổ, nặng thì tù tội, bệnh tật, chết yểu.
    Nhà vua quan tịch thu: Thời phong kiến độc tôn, vua là trên hết, thay trời trị vì thiên hạ, nên có quyền sinh sát trong tay. Khi làm vua thì theo tập cấp cha truyền con nối, được quyền ăn trên ngồi trước hưởng thụ mọi nhu cầu tối cao theo ý muốn riêng tư của mình. Ngày xưa, có những luật lệ lạ đời, không có con trai kế thừa thì khi chết đi, gia sản phải được sung vào công quỷ của nhà vua. Hoặc một người làm sai bị tịch biên tài sản, và nặng hơn thì chu di cả ba họ theo cách diệt cỏ phải diệt tận gốc. Nếu ta không gian tham, trộm cướp, lường gạt của người khác bằng nhiều hình thức, thì làm gì ta bị vua quan tịch thu hoặc chế tài.
   Thế giới con người ngày nay tuy không còn chế độ phong kiến vua quan như xưa kia nữa, nhưng luật pháp vẫn có điều lệ rõ ràng, ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng. Tuy nhiên, vẫn có những người không phạm tội, nhưng mà tình ngay lý gian, hoặc do thiếu trách nhiệm, nên phải bị tù tội và chịu bồi thường tiền bạc. Những trường hợp oan nghiệt như vậy là do quả xấu của quá khứ còn xót lại, nay hội đủ nhân duyên đến hồi phải trả.
    Nhà con cái bất hiếu phá sản: Trong các sự mất mát đau thương của nghiệp trộm cướp, bị con cái bất hiếu, phá sản là nặng nề nhất. Bởi vì cha mẹ nào mà lại không thương con cái của mình, chính vì lẽ đó mà có nhiều gia đình phải tán gia bại sản, chịu tù tội và khổ sở vì con cái.
    Nhiều khi cha mẹ vì quá thương con nên chiều chuộng, cấp dưỡng quá mức mỗi khi có yêu cầu. Vì mải mê lo công danh sự nghiệp, buôn bán làm ăn, nên không cần quan tâm, chăm sóc, con cái muốn gì được nấy. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều gia đình cha mẹ làm lụng nhọc nhằn vất vả cả đời, vì thương con không đúng cách mà phải chịu cảnh tan nhà, nát cửa, khổ đau, nghèo đói.
   Tóm lại, tiền bạc của cải làm ra không chân chính sẽ bị năm nhà cuốn trôi và phá sạch, nhưng nặng nề nhất là bị con cái bất hiếu phá sản. Cha mẹ vì thương con một cách mù quáng, chỉ biết làm ra tiền để chu cấp thôi, do đó làm cho con cái ỹ lại và lười biếng. Ai có thói quen như thế thì suốt cả cuộc đời chỉ báo cha, báo mẹ mà thôi, chẳng bao giờ thành công trong cuộc sống.
(Còn tiếp)
co  
#3 Đã gửi : 25/08/2013 lúc 01:26:50(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

SẮC THÂN GIẢ HỢP
 GIA ĐÌNH NGƯỜI THÂN
    Con người ta ai cũng quý trọng thân này vì cho rằng nó là ta, thật của ta, nên cứ mãi chạy theo vào trường đời danh vọng, để làm sao cho có thật nhiều tiền bạc, của cải, vật chất sung túc, đầy đủ, dư dã. Từ chỗ bám víu lo cho thân này, nên tìm cách vơ vét, bóc lột về cho riêng mình thật nhiều, đã lo cho ta rồi đến của ta, vợ ta, con ta, cha mẹ ta, người thân của ta, đất nước ta v.v…
    Chính vì quan niệm sai lầm trên, nên Phật thí dụ bà vợ thứ ba là gia đình người thân. Khi ta giàu có, quyền cao chức trọng thì ai cũng đến chúc mừng, tán thán, rồi nhờ vã, ăn theo để được giúp đỡ và kiếm chác chút đỉnh. Gia đình, người thân là nền tảng để phát triển hình thành nên một xã hội nếu trong gia đình biết sống hiếu thuận với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới, vui vẻ, thuận thảo với anh em và sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia khi gặp người bất hạnh. 
    Có ông lão đã gần 90 tuổi, nhưng không bao giờ biết lo tu tâm dưỡng tánh, nên suốt cả cuộc đời nhọc nhằn, lao khổ trăm bề. Lúc còn trẻ thì lo gầy dựng sự nghiệp để lo cho thân này, nên ráng làm thật nhiều tiền rồi lấy vợ, sinh con đẻ cái, con cháu, chắt chít đầy nhà. Đông con, đông cháu nên suốt ngày ông cứ vì thế mà bận rộn, lo hết việc này lại đến việc kia, không có thời gian nghỉ ngơi.
    Hôm đó, trên đường đi giáo hóa, Phật biết ông sắp hết duyên phần, vì lòng từ bi nên Phật ghé nhà muốn ông thức tỉnh về sự vô thường, không dính mắc vào tình cảm, gia đình, người thân, để ông hồi tâm thức tỉnh trở lại, khi ra đi được an ổn, nhẹ nhàng mà sinh về cõi lành. Do đó, Phật đọc bài kệ vô thường cho ông nghe nhằm nhắc nhở và cảnh tỉnh. Ông nói bài kệ hay quá chừng, nhưng bây giờ tôi chưa rãnh để học bài kệ đó được, phải lo coi thợ thầy, nhân công, để làm cho xong căn nhà mát năm gian, phiền Phật khi khác ghé lại để ta cùng nhau tham khảo nghĩa lý bài kệ.
   Chiều hôm đó, người nhà chạy đến tịnh xá báo tin ông đã bị cây rớt trúng vào đầu, chết liền tại chỗ. Câu chuyện trên là một bài pháp sống nhằm nhắc nhở hàng Phật tử chúng ta phải ý thức việc tu hành của mình. Khi còn trẻ thì ta phải nương nhờ sự lo lắng, giúp đỡ của cha mẹ về mọi phương diện, đến khi lớn khôn, trưởng thành thì ta có vợ có chồng và sinh con đẻ cái, gầy dựng giống nòi nhân loại. Sau khi lo tròn trách nhiệm chu toàn cho con cháu rồi, ta phải biết sắp xếp thời gian để tu tập chuyển hóa, sống vui vẻ hạnh phúc tuổi già để chuẩn bị cho đời sống kế tiếp được vuông tròn tốt đẹp hơn.
     Trường hợp của ông già trên thật là diễm phúc mới có nhân duyên gặp Phật, nhưng vì ông ta cứ mải mê gầy dựng sự nghiệp thế gian mà cuối cùng bị tai nạn, chết bất đắc kỳ tử. Chết như vậy thì ba thứ thân thương nhất mà mình hằng ngày phải lo lắng cưu mang; trước tiên là lo cho thân này nên cố gắng phải làm ra thật nhiều tiền bạc của cải để đáp ứng mọi nhu cầu cho thân, rồi kế đến là cho con ta, cùng với những người thân thuộc, bà con hai bên.
     Nhưng đến khi ra đi, những thứ đó đâu thể giúp được cho mình, cụ thể như ông trưởng giả đó kêu ba bà vợ phát tâm đi theo, có bà nào chịu đâu. Duy chỉ có bà vợ thứ tư khỏi cần phải hỏi, bởi bà đại diện cho việc làm và những thói quen của ta mỗi ngày, ta làm tốt hay xấu, đúng hay sai, có phước hay có tội, nhiều ít gì thì nó vẫn sẽ theo ta trong cuộc hành trình của đời sống kế tiếp.
    Vậy chủ yếu cuộc sống của thế nhân hằng ngày ngoài công việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận với gia đình người thân, ta cần phải sắp xếp thời gian tu hành để gầy dựng cho đời sống kế tiếp được tốt đẹp và hoàn chỉnh hơn. Hiện tại, ta phải biết gieo tạo nghiệp lành thuần thục khi còn mạnh khỏe, đến lúc gần chết, tâm niệm cũng phải lành thì mới chắc chắn bảo đảm đi đến cõi lành. Còn nếu bình thường tạo nghiệp lành mà lúc gần chết tạo nghiệp dữ thì chưa bảo đảm đi đến cõi an vui, tốt đẹp. Còn nếu hiện tại khi ta chưa biết tu, lỡ gây tạo nghiệp dữ nhiều, lúc gần chết tâm niệm biết thay đổi thì cũng có thể chuyển đổi được phần nào nghiệp xấu ác trước kia, vì nghiệp không cố định.
    Phật vì lòng từ bi thương xót, muốn giúp cho ông lão ý thức việc sống chết mà lo thúc liễm thân tâm, chuẩn bị cho đời sống kế tiếp được tốt đẹp hơn, nên đến nhà khuyên nhủ, chỉ dạy, nhưng ông lão nào có hay biết gì. Ông còn hẹn Phật chờ đến khi nào rãnh rỗi thì hãy đến rồi cùng bàn luận nghĩa lý của bài kệ. Do đó, ông phải chịu chết bất đắc kỳ tử, chết như vậy thì khó lòng siêu thoát, vì đang còn dính mắc vào việc làm dang dỡ. Nhiều khi, thần thức của ông phải chịu loanh quanh, lẫn quẩn trong nhà, vì luyến tiếc việc làm chưa xong, chính vì vậy mà ông có thể trở thành con ma vất vưỡng. Vì ông nghĩ thân này lâu dài bền chắc, bám víu vào sự nghiệp tài sản và lo lắng, cưu mang cho gia đình, người thân quá mức mà bị họa chết bất đắc kỳ tử như vậy. Người cư sĩ tại gia hãy suy tư, nghiền ngẫm lời Phật dạy qua câu chuyện trên, để chúng ta ý thức việc tu hành, biết cách sắp xếp hài hòa trong mọi công việc mà có thời gian hoàn thiện chính mình và biết cách làm chủ bản thân.
 NGHIỆP BÁO
   Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.  
   Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh chi phối, cuốn hút chúng ta làm theo. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định của chúng ta, không ai có thể ban phước giáng họa và định đoạt, sắp đặt, mà chính ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.
    Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống của con người, từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi nhắm mắt và những đời sống kế tiếp. Nếu người Phật tử tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành để đạt được tới chỗ an lạc, hạnh phúc trọn vẹn.
   Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, và cũng chính chúng ta là chủ nhân chịu thọ quả báo. Chúng ta thừa nhận nghiệp do mình tạo ra, và được sinh ra từ nghiệp, và bị nghiệp trói buộc trở lại. Bởi nghiệp là hành động, là thói quen, nên chúng ta có thể thay đổi được, chỉ cần mọi người cố gắng, nỗ lực và kiên trì, bền chí.
    Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa một chiều, hễ nói nghiệp thì phải là điều xấu, điều ác. Kỳ thật, nghiệp cũng có xấu và cũng có tốt, nghiệp cũng có nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp tuy không có hình tướng cụ thể, nhưng nó có khả năng chi phối sai sử làm cho con người khốn khổ và si dại.
    Báo là đền trả một cách công bằng và xứng đáng, không thiên vị, không sai lệch, không tiêu mất. Ai có cố ý, cố tâm hành động hoặc tốt, hoặc xấu sẽ gặt quả một cách bình đẳng. Nghiệp đã gieo dù trăm kiếp, ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện.
   Hình ảnh bà vợ thứ tư là chỉ cho nghiệp riêng của mỗi người chúng ta. Thường thì cuộc sống ở thế gian ít ai quan tâm đến vấn đề này, ta chỉ một bề trau chuốt làm đẹp, bồi bổ cho sắc thân, làm cho thật nhiều tiền nên bất chấp mọi thủ đoạn, miễn sao để có lợi cho mình, người thân, và bảo vệ họ hàng gần xa.
    Ta lo lắng làm sao cho có thật nhiều tiền và tìm đủ mọi cách bảo bọc, che chở cho những người thân thuộc mà quên rằng, những gì ta đang làm đến khi chết không mang theo được một thứ gì dù là cái nút áo cũng bị cắt lại. Xưa có một gia đình nọ, người vợ thì sống hiền lương đạo đức, biết bổn phận và trách nhiệm, siêng năng làm việc, nuôi dạy con cái đàng hoàng, ngược lại ông chồng thì suốt ngày bê tha, rượu chè, cờ bạc.
    Mỗi lần ông cờ bạc thua về nhà là ông kiếm chuyện chửi mắng, đánh đập để bà phải xì tiền ra đưa cho ông. Con cái, người thân, láng giềng, hàng xóm, ai thấy cũng đau lòng, thắc mắc tại sao bà không chịu ly dị cho rồi, cứ để ông hành hạ khổ sở như thế? Nhưng khi hỏi bà thì bà nói không thể ly dị vì bà còn thương, sợ ông khổ. Có nhiều gia đình có những đứa con ngỗ nghịch, bất hiếu, phá gia sản, cầm cố nhà cửa, làm hại đủ thứ. Vậy mà gia đình vẫn thương, không thể từ bỏ, vì cha mẹ có cái nghiệp riêng với con cái. Để thấy cái nghiệp riêng của người, mình là kẻ ngoài cuộc không có nghiệp đó thì không thể chấp nhận, không chịu nổi. Còn người đã có nghiệp, có nợ nần với nhau, dù bị chửi mắng, đánh đập, phá phách, đối xử tàn tệ, người ta vẫn chấp nhận chung sống, không thể xa rời nhau được.
    Như vậy, nếu biết được mỗi người có cái nghiệp riêng thì chúng ta có thái độ sống hết sức dung hòa, không thắc mắc, không trách cứ những hoàn cảnh khó khăn, rắc rối mà người trong cuộc không thể giải quyết dứt khoát được, vì nghiệp riêng của họ. Cho nên, nghiệp theo ta như bóng với hình từ đời này sang kiếp nọ, đến khi hết nợ nần với nhau mới thôi.
Bottom of Form
 
   Ấy thế mà, đa số chúng ta lại hay lãng quên mà giống như ông trưởng giả, chỉ lo lắng, quan tâm đến ba bà vợ trước, chờ khi quả khổ đến mới than vãn, trách móc, đổ thừa tại, bị, thì, là…, rồi kêu Phật trời cứu cho. Trời Phật nào giúp cho ta được chỗ này, bụng làm thì dạ chịu chứ cầu cứu ai thế được dù là thân thương như cha mẹ. Ta có niềm tin, ta có hiểu biết, ta có quán chiếu, ta có trái tim, mà không ai chịu vận dụng để thừa hưởng cái tinh hoa đó, ta cứ suốt ngày chạy theo công danh sự nghiệp, gia đình, người thân, cho đến khi ra đi chỉ mang theo nghiệp tốt hoặc xấu mà thôi. Tốt thì đi ba đường trên hưởng phước báo cõi trời, người và thần A Tu La, xấu thì bị đọa ba đường dưới địa ngục, quỷ đói và súc sinh, chịu nhiều ngu si và khổ đau vô cùng.
(Còn tiếp)
co  
#4 Đã gửi : 25/08/2013 lúc 01:28:11(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

NGHIỆP SÁT SINH HẠI VẬT
   Một là tự làm việc giết hại, hai là khuyên người khác giết hại, ba là khen ngợi việc giết hại, bốn là thấy giết hại sinh tâm vui theo, năm là đối với người mà mình oán ghét muốn họ bị tiêu diệt, sáu là thấy người mình oán ghét bị tiêu diệt rồi sinh tâm vui mừng, bảy là phá hoại bào thai, tám là dạy người tự huỷ hoại (hoặc tự huỷ hoại thân mình), chín là xây dựng lò sát sinh, mười là tự làm vũ khí chiến tranh và dạy người tàn hại lẫn nhau. Trong Kinh nghiệp báo sai biệt, Phật dạy do mười nghiệp này mà chúng sinh bị quả báo mạng sống ngắn ngủi.
   Giết hại là cướp đoạt lấy mạng sống của chúng sinh gồm có người và vật. Đa số thế gian đều cho rằng, giết người là tội ác nhất lớn nhất trong các tội, thế nên tử hình là hình phạt cao nhất trong các hình phạt. Bởi vì con người là một loài vật cao cấp nhất trong các loài, vì có tình thương yêu bằng trái tim hiểu biết. Cho nên, đối với chúng sinh mạng sống quý hơn tất cả, ai cũng tham sống, sợ chết, dù là con người hay con vật.
   Nếu chúng ta biết yêu quý, tiếc mạng sống của mình như thế nào, thì người và vật cũng yêu quý, tiếc mạng sống như thế đó. Thế nên, hành vi giết hại mạng sống của con người là tội cực ác. Khi một con trâu hay bò bị giết thì chúng rống lên trông rất thảm thương, và cho đến các loài vật khác cũng lại như thế. Nhìn đàn gà đi kiếm ăn, chúng bươi móc tung tóe để tìm con mồi, đến khi nghe tiếng diều hâu, gà con hoảng sợ chạy tán loạn, gà mẹ phải xòe cánh ra để cho gà con núp vào, rõ ràng là chúng cũng ham sống, sợ chết như các loài vật khác vậy.
    Khi ta giết hại một mạng sống, chính người bị giết oán hận tăng lên chồng chất, thù hằn chất chứa mãi, đến khi có cơ hội là trả thù ngay. Phật ngày xưa thấy thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn, tương sát lẫn nhau, nên với lòng từ bi vô hạn, Phật chế giới không cho người xuất gia giết hại dù chỉ trong tâm tưởng, người tại gia thì hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật cho đến khi nào giữ được trọn vẹn mới thôi.
            Hết thảy chúng sinh lìa nghiệp giết
            Mười phương thế giới dứt binh đao
            Người người theo Phật tu nhân thiện
            Cùng nhau chung hưởng cảnh thái bình.
    Theo sự công bằng của xã hội, một kẻ giết người chắc chắn sẽ bị quả báo bị giết trở lại. Đôi khi luật pháp chỉ phạt tù từ mười năm cho đến hai mươi năm, hoặc cho đến chung thân là cùng, nhưng luật nghiệp báo không dễ dàng tha thứ, vì sao? Giết chết một mạng người tội ác rất lớn, là nhân gây thù, chuốc oán từ đời này sang kiếp khác.
    Trường hợp nếu chúng ta giết hại quá nhiều, quả báo sẽ dành cho ta vô số kiếp bị giết hại trở lại. Tuy nhiên, không phải giết người là tội như nhau, nếu cố tình giết người để cướp của thì tội nặng hơn giết người bình thường. Và cứ như thế mà tội có nặng hay nhẹ là do sự cố ý hay vô tình.
   Thế giới loài người từ khi có mặt trên trái đất này, vì muốn bảo tồn mạng sống cho riêng mình nên nhẫn tâm, đành đoạn giết hại, ăn nuốt lẫn nhau. Do đó, chiến tranh binh đao cứ như thế mà tiếp tục không có ngày thôi dứt, bởi do nhân tương tàn, tương sát, giết hại lẫn nhau, người giết người, người giết vật, vật giết người, và cuối cùng là vật giết vật theo quy luật lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu.
    Ngày nay, trên đà tiến bộ của nhân loại, con người đã đạt đến tỷ lệ quá cao là trên 7 tỷ người đang có mặt ở trái đất này. Chính vì nhu cầu và sự sống của con người nên việc giết hại xảy ra ngày càng nhiều thêm. Công nghệ giải trí hiện đại, phim hành động, đồi trụy, game bạo lực kích thích sự giết hại càng thêm gia tăng. Nhiều vụ án giết người dã man chỉ để lấy vài trăm ngàn tiêu xài, hoặc do tức tối một việc gì đó, vô số trường hợp giết người quá tàn nhẫn chỉ vì một chút lợi nhỏ. Để ngăn ngừa nạn giết hại, các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục, nhà tâm linh, cần ngồi lại trao đổi, bàn bạc, tìm ra giải pháp để hạn chế tối đa việc sát sinh, hại vật.
    Từ xa xưa, mọi quan niệm đều cho rằng, trời sinh ra vạn vật để phục vụ cho thần linh và con người. Ai theo truyền thống này sẽ cám ơn thượng đế vì đã ban ơn cho họ. Bởi quan niệm trời sinh ra vạn vật, con vật dùng để cúng tế thần linh và phục vụ cho người, nên có học thuyết “vật dưỡng nhơn”. Do đó mà việc sát sinh hại vật sinh ra tràn lan rồi trở thành một tập tục cố hữu và mê tín, bởi do con người quá tham lam và ác độc.
    Lịch sử nhân loại từ lúc khai thiên lập địa cho đến nay có không biết bao nhiêu cuộc tàn sát đẫm máu, giết hại lẫn nhau chỉ vì bảo vệ mạng sống cho mình và giống nòi nhà mình. Do nghiệp giết hại chiêu cảm nên thế giới này lúc nào cũng có chiến tranh, binh đao, khủng bố, bạo lực, hận thù, sóng thần, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, và các tai nạn đau thương, bất đắc kỳ tử khác.
    Đối với chúng sinh, mạng sống quý hơn tất cả, nên ta không trực tiếp giết hại, xúi bảo, vui vẻ, khen ngợi, hoặc mong người ta đang oán ghét bị tiêu diệt và sinh tâm vui mừng khi thấy người đó bị tiêu diệt. Thường khi ta thù ghét ai, ta hay mong muốn cho người đó phải mất má,t đau khổ, và có thể cầu cho người đó mau chết sớm càng tốt. Đó là những tâm niệm ích kỷ, hẹp hòi của kẻ không có tấm lòng từ bi rộng mở, chỉ biết vì ta mà thôi. Do chấp ngã và muốn chiếm hữu nên con người trở thành kẻ độc ác số một trong các loài.
    Nạn phá thai ngày nay ở đất nước ta đã đến hồi báo động. Mỗi năm có trên hai triệu ca phá thai chính thức, đây cũng là nhân trực tiếp giết hại không có tính nhân bản. Rõ ràng, đạo đức con người đang bị xuống cấp trầm trọng. Việc đến xúi bảo người khác khủng bố, giết hại để sinh thiên, mở lò giết mổ và mua bán vũ khí để con người tàn sát, giết hại lẫn nhau sẽ bị quả báo mạng sống ngắn ngủi vô số kiếp, do đó chết không đúng tuổi thọ,và sau khi chết bị đọa vào ba đường dữ, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
    Có chín loại chết không đúng tuổi thọ do nghiệp giết hại chiêu cảm theo lời Phật dạy trong Kinh Dược Sư.
    Hoạnh tử thứ nhất: bệnh không đáng chết, nhưng lại chết ngang, do thiếu thuốc thang, không người chăm sóc. Quý Phật tử nên lưu ý ở điểm này, ai có người thân bệnh cần phải chăm sóc lo lắng thuốc men đầy đủ. Kế đến, khi gặp được thầy cho uống lầm thuốc, trường hợp này cũng hay xảy ra lắm. Lại hay mê tín dị đoan, tin tưởng thầy tà, bạn ác, giết hại loài vật để cúng tế thần linh, gây thêm nghiệp sát, bệnh không đáng chết mà phải qua đời. Thường thì chúng ta không có sự hiểu biết về kiếp nhân sinh và lòng tin nhân quả sâu sắc, nên dễ bị mê hoặc bởi các học thuyết tà kiến, vừa tốn tiền, vừa lo sợ, vừa ngu si, vừa giết hại, nên đành phải cam chịu mạng sống chết yểu mà thôi.
    Hoạnh tử thứ hai: do bị họa lây từ người thân thuộc, phép vua tru lục, nên phải chết oan. Trong thời đại phong kiến, vua là trên hết nên có quyền giết ai thì giết, chỉ cần một người thân trong gia đình phạm tội phản nghịch, hay bị nghi ngờ một việc gì đó, nhà vua có thể ra lệnh giết sạch ba họ hoặc chín họ, chết theo kiểu đó gọi là chết oan bởi mình không có làm tội mà cũng phải chịu chết, chết như vậy gọi là chết không đúng tuổi thọ, hay còn gọi là chết yểu, bởi quyền lực độc tôn do vua là thiên tử thay trời trị vì thiên hạ.
    Hoạnh tử thứ ba: do sống sa đọa, buông lung vô độ, đam mê tửu sắc, chơi bời săn bắn, không biết giữ thân nên phải chết yểu. Hoạnh tử thứ ba này đa số các nhà vua đều bị vướng nhiều bởi quan niệm ta là thiên tử, tức con trời, ta thay trời trị vì thiên hạ nên muốn gì làm nấy; do đó mặc tình đam mê, đắm say tửu sắc, rượu chè be bét, quan hệ tình dục vô độ cùng các cung phi, mỹ nữ. Người thế gian nếu vướng vào đam mê hưởng thụ quá đáng cũng sẽ thân tàn ma dại, làm khổ người thân mà chịu quả báo mạng sống ngắn ngủi. Ngày nay, trên đà văn minh tiến bộ của nhân loại, con người càng bị tha hóa bởi sự hấp dẫn của đam mê trụy lạc, nên số người bị tha hóa càng ngày càng đông.
    Hoạnh tử thứ tư và năm: bị lửa đốt thiêu, cháy rụi cả thân hoặc bị chết nước, chết chìm, chết trôi. Hai quả báo này ở thế gian thường xảy ra lắm, nạn chết đuối hay chết cháy cũng đều do nghiệp giết hại chiêu cảm, nên người Phật tử hãy ý thức sự khổ đau do giết hại gây ra mà ta cố gắng giữ giới này cho được trọn vẹn để tránh quả xấu.
    Hoạnh tử thứ sáu: bị thú dữ xé xác, ăn thịt. Lúc sống, ta hay sát sinh hại vật, nhất là những người làm nghề trực tiếp giết mổ sẽ chịu quả báo này, nếu ta không giết hại ai thì làm sao bị quả báo giết lại? Bởi nhân quả lúc nào cũng công bằng và bình đẳng. Cho nên, không có chuyện gì xảy ra mà ngẫu nhiên, tự nhiên khi không mà có.
    Hoạnh tử thứ bảy: té núi rớt hầm, thân thể nát tan, vô cùng đau đớn. Quả báo này ai ở miền đồi núi hay bị, hay những người đào đãi vàng bị sụp hầm đè chết, hoặc như trường hợp sập cầu Cần Thơ, vô số người chết cũng đều từ nhân giết hại mà ra, nên phải chịu quả báo chết yểu là vậy.
   Hoạnh tử thứ tám: uống nhầm thuốc độc, bùa ngải, thư yếm, quỉ thần hãm hại, bị bức tử, hay uống thuốc độc tự tử, bị người yếm bùa, và bị ma quỷ bắt đi đều do nghiệp giết hại từ quá khứ mà ra, trường hợp này tuy có nhưng cũng rất hiếm.
   Hoạnh tử thứ chín: lâm cảnh đói khát, khốn khổ mà chết. Loại chết này hành hạ con người dữ tợn, đói mà không được ăn, khát mà không được uống, chết từ từ trông khổ sở làm sao. Nhất là nạn đói năm 1945, hơn hai triệu người Việt Nam bị chết đói do bọn phát xít Nhật đốt hết lúa gạo. Ngoài ra, còn vô số sự chết khác như tự bức tử chính mình bằng nhiều hình thức.
    Bởi việc sát sinh hại vật do sự chấp ngã mà ra, nên từ đó phát sinh chiếm hữu. Vì vậy, một số người lợi dụng quyền thế, đặt ra học thuyết “vật dưỡng nhơn”, nói rằng trời sinh ra vạn vật để phục vụ cho con người và thượng đế. Ai theo truyền thống này thì sẽ cám ơn thượng đế vì đã ban cho họ lộc ăn, nên nhân giết hại, ăn thịt các loài vật dẫn đến quả báo chết yểu. Nhưng thật sự, loài vật có chấp nhận để người giết ăn thịt và cúng tế thần linh hay không? Đây là vấn đề tế nhị và sâu kín, chỉ có đạo Phật mới mở rộng tấm lòng từ bi thương xót, và một số người có ý thức đối với muôn loài mà thôi.
    Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh. Khi ta giết con vật như trâu bò, heo dê, gà vịt, tôm cá, chúng vẫn giẫy giụa, kêu la thảm thiết, trông thật tội nghiệp. Thật ra, đâu có con vật nào tự hiến mình nạp mạng cho con người, vì chúng không có trí khôn và sức mạnh, nên đành phải chịu giết hại như vậy. Hầu như, tất cả các loài vật đều bị giết chết khi chưa đúng tuổi thọ, bởi sự ham muốn và thèm khát của con người.
    Thế giới con người càng đông thì sự giết hại càng nhiều vì nhu cầu sự sống của nhân loại. Giết hại loài vật để cung cấp thực phẩm cho con người dĩ nhiên phải có tội, còn tội nặng hay nhẹ là tùy theo sự cố ý, hay bất đắc dĩ vì sự sống mà tội phước có phần cụ thể, rõ ràng. Phước ở đây là cung cấp các nhu cầu cần thiết để nuôi sống con người. Tội là vì muốn bảo tồn mạng sống cho ta và người mà ta đành trực tiếp giết hại các loài vật. Cho nên, nhân quả rất công bằng, không biết thiên vị một ai, làm phước thì được phước, làm tội thì bị tội. Có phước thì đời sống vật chất đầy đủ, nhưng ngược lại làm tội thì bị quả báo chết yểu, bệnh tật, và đời đời kiếp kiếp gieo nhân oán giận, thù hằn, vay trả, trả vay, không có ngày thôi dứt. Do đó, chúng sinh vì mạng sống của mình mà ăn nuốt, giết hại lẫn nhau không thương tiếc.
    Bây giờ, chúng ta thử chia ra làm bốn vế để luận về tội và phước:
    Một là người nuôi, hai là người bán, ba là người giết, bốn là người ăn. Có người đổ thừa tại có người ăn nên mới có người nuôi, người bán và người giết. Vâng, ăn uống là để bảo tồn mạng sống cho con người và các loài vật, đó là quy luật tất yếu không ai có thể chối cãi được. Chính điều này, Phật đã thấy quá rõ ràng thế gian là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn tương sát, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ăn nuốt lẫn nhau mà bảo tồn mạng sống.
       Người vừa nuôi vừa giết là tội nặng vì cố tình, cố ý sát sinh, hại vật để nuôi sống bản thân mình và thuê mướn người khác cùng giết theo, ai lỡ đã gieo nghiệp nhân như thế thì khó bề sống tốt được; sau khi mạng chung bị đọa lạc vô số kiếp chịu khổ, bị hành hạ, giết hại trở lại, cho đến khi làm người bị quả báo mạng sống ngắn ngủi. Người trực tiếp lưới đánh bắt, giăng bẫy, săn bắn cũng đồng với các tội trên. Còn người ăn mà không trực tiếp giết hoặc xúi bảo người khác giết, chỉ ăn vì sự sống, tuy có tội nhưng nhẹ, không sao, có thể sám hối, làm phước thì hết tội, vì không có tâm ý giết hại. Tội và phước nặng hay nhẹ, nhiều hay ít là do có cố tâm, cố ý hay không mà thôi. Ngoài trừ các vị Bồ Tát, các vị Thánh nhân và chư Phật mới không giết hại từ ý nghĩ cho đến hành động.
    Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật. Trước tiên là không được giết người, rồi hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được hoàn toàn trọn vẹn mới thôi.
    Người Phật tử vì hoàn cảnh sống nên phải nuôi súc vật để bán mà lấy tiền nuôi sống gia đình, người thân; nếu chỉ nuôi để bán, không trực tiếp giết vật, tuy có tội, nhưng tội này nhẹ hơn là trực tiếp giết vật, nên có thể sám hối, và làm việc phước đức thì có thể chuyển được tội. Còn nếu nuôi bán và giết trực tiếp thì tội này rất nặng, phải chịu quả báo theo luật nhân quả. Còn vì sự sống mà mua ăn, không trực tiếp giết hại với điều kiện không thấy người giết, không nghe con vật kêu la khi bị giết, con vật đã được làm sẵn thì không sao, nếu có tội cũng nhẹ, sám hối sẽ hết.
    Tội ở đây được hình thành khi người đó có cố tâm, cố ý, phát khởi từ lòng tham lam, ích kỷ, muốn giết hay xúi bảo người khác giết, hoặc vui vẻ khi thấy người giết. Ai mở lò sát sinh là tội nặng vì cố ý và mua bán, chế tạo vũ khí, rồi xúi bảo nhân loại giết hại lẫn nhau, đây là tội nặng phải chịu quả khổ, chết chóc, đau thương vô số kiếp.
   Trường hợp bất đắc dĩ vì sinh ra nơi vùng sông biển nên phải làm nghề đánh lưới bắt các loài thủy sản. Ta chỉ đánh bắt các loài đủ tiêu chuẩn do luật pháp ban hành, không nên đánh bắt các loài còn quá nhỏ. Phật chế giới cho người tại gia là không được giết người, và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được trọn vẹn thì ta không bị quả báo bệnh hoạn hay chết yểu.
    Trong cuộc sống khó tránh khỏi việc vô tình giết hại, như làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp và phục vụ cho con người, ta phải dùng thuốc trừ sâu, làm vệ sinh phải hại đến loài trùng kiến, vậy người Phât tử phải làm sao để tránh khỏi tội giết hại. Từ con người cho đến muôn loài vật trên thế gian này vốn tồn tại trong nhịp cầu nhân quả mang tính cách tương đối, ai khôn ngoan sáng suốt sẽ hạn chế tối đa sự giết hại nên sống đời an vui, hạnh phúc.
   Giết hại là một thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, làm cho nhân loại khổ đau, chúng sinh hoảng sợ, là nhân dẫn đến quả u mê, tối tăm, mù mịt. Người Phật tử chân chánh phải nên dứt khoát xa lìa nghiệp giết hại, nếu không sẽ bị đọa lạc vào chỗ khốn cùng, chịu quả báo cực kỳ đau khổ vô số kiếp.
    Cho nên, ý thức được khổ đau do sự giết hại gây ra, chúng ta hãy nên học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống cho mọi người và muôn loài, để cùng nhau không bị quả báo chết yểu. Bậc làm cha mẹ hãy nên khuyên dạy con cái không nên cố ý giết hại, và khi lớn khôn trưởng thành phải biết chọn lựa nghề nghiệp chân chánh để không làm tổn hại cho người và vật.
    Ngược lại, ta không giết hại mà còn hay phóng sinh giúp người cứu vật, mở rộng tấm lòng nhân ái, khuyến khích, khuyên nhủ nhau hạn chế sự sát sinh hại vật, kêu gọi mọi người ăn chay ít nhất mỗi tháng một vài ngày. Nhờ vậy, thế giới dứt bớt nghiệp binh đao, chiến tranh và khủng bố mà sống an vui, hạnh phúc.
ĐÁNH ĐẬP HÀNH HẠ CHÚNG SINH
    Một là vui thích đánh đập tất cả chúng sinh, hai là khuyên người khác, hoặc bảo họ đánh đập, ba là khen ngợi việc đánh đập, bốn là thấy người đánh đập tâm sinh vui mừng, năm là não loạn cha mẹ khiến tâm sinh lo buồn, sáu là não loạn Hiền Thánh, bảy là thấy người bệnh hoạn tâm đau khổ thì mình rất vui mừng, tám là thấy người bệnh hoạn tâm vui vẻ thì mình không vui, chín là dùng thuốc cho bệnh nhân uống không hết bệnh (cho thuốc giả, không nhiệt tình), mười là do ăn đêm chưa tiêu hết mà lại ăn thêm. Do mười nghiệp trên nên bị quả báo nhiều bệnh tật. 
   Đánh đập hành hạ chúng sinh dẫn đến bị quả báo thân thể nhiều bệnh tật, có nhiều người khi mới sinh ra đã mang theo bệnh do nghiệp báo chiêu cảm, sáu căn không được đầy đủ, bệnh tật cho đến khi chết mới thôi. Vấn nạn bạo hành gia đình do các đấng mày râu thường hay đánh đập, hành hạ vợ con là vì ghiền rượu, ghiền cờ bạc, những lúc thua bạc hoặc không có tiền uống rượu thì tìm cách mắng chửi, đánh đập vợ con.
    Như có ông già kia ở Quảng Bình, không chịu làm ăn gì hết, tối ngày chỉ uống rượu, hết la cà đầu trên lại xuống xóm dưới. Mỗi khi uống rượu say về, ông mắng chửi, nói nặng đủ điều, mỗi khi lên cơn ghiền xin tiền vợ không được thì ông đánh đập bà tàn nhẫn. Thời gian gần đây, ông đã nhẫn tâm đến nỗi xẻo vú vợ, cắt nhượng chân, phải chở bệnh viện cấp cứu. Nhiều người động lòng thương xót đến thăm hỏi bà, bà khóc lóc kể lễ. Có người hỏi tại sao bà không chịu ly dị hoặc ở với con cháu. Bà nói, tui bỏ ổng thì không ai nuôi tội nghiệp, thà chịu ổng hành hạ khổ sở.
    Rồi nạn bạo hành giữa người chủ và kẻ làm mướn. Hoặc họ bóc lột sức lao động quá mức, hoặc có kẻ tàn nhẫn hơn đi xin con nuôi về, đánh đập gây thương tích rồi bắt đi ăn xin đem tiền về đưa chúng tiêu xài ăn nhậu. Cho đến con cái hành hạ cha mẹ như kẻ ở người ăn trong nhà, nhất là những đứa con bất hiếu dính vào tệ nạn xã hội hay làm khổ cha mẹ.
   Rồi người ta hành hạ súc vật một cách quá đáng, nuôi trâu bò dùng để chuyên chở, cày bừa làm phương tiện để mình sinh sống. Vào những năm 80 đến 90, nhiều người kéo gỗ bằng xe trâu, xe bò, đường rừng lầy lội, nặng nhọc, khó đi, chủ kéo xe dùng cây chọt sắt nhọn đâm vào mông lia lịa mỗi khi chúng đi chậm. Ta nuôi trâu bò để giúp mình có sự sống, nhờ chúng mà ta mới có cơm no áo ấm, vậy mà con người không biết suy nghĩ lại chỉ một bề phục vụ cho riêng mình.
    Vậy tất cả quả tốt hay xấu mà ta đang thọ nhận trong hiện tại là do gốc từ cái nhân chúng ta đã gây tạo ra thuở trước, chứ không phải bỗng dưng khi không mà có. Khi đã biết như thế, chúng ta muốn ngày mai mọi việc đều được tốt đẹp an vui hay bị đau khổ, thì ngay bây giờ ta phải biết chuẩn bị và cố gắng gìn giữ không làm điều gì xấu ác, có hại cho người và vật. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, luôn yêu thương nhân loại bình đẳng, nên không bao giờ có tâm và hành động làm tổn hại cho ai.
   Tóm lại, nhân dữ cho quả sa đọa khổ đau, nhân lành cho quả an vui, hạnh phúc, giết hại thì quả báo chết yểu, không sát sinh thì thọ mạng lâu dài, hành hạ đánh đập làm khổ người vật thì nhiều bệnh tật, hay an ủi nâng đỡ người thì sống khỏe mạnh. Nóng giận nhiều thì thân thể xấu xí, mặt mày khó coi, hay mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn thương xót chúng sinh thì thân hình đoan chánh, khuôn mặt đẹp đẽ dễ thương v.v… Nếu ta biết chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và sống an vui hạnh phúc, nếu ta chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào ba đường dữ mà chịu nhiều  khổ đau.
THAY LỜI KẾT
   Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói lời hằn học, cộc cằn, thô lỗ, ý có khi nghĩ điều thánh thiện, có lúc nghĩ điều xấu xa, đê tiện. Từ những suy nghĩ của ta sẽ phát sinh ra lời nói, từ lời nói của chúng ta sẽ trở thành hành động, và từ hành động đó sẽ trở thành thói quen nếu ta lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi đã trở thành thói quen, dù xấu hay tốt, dù đúng hay sai, nó sẽ trở thành nhân cách của một con người. Nếu thói quen đó tốt thì luôn giúp ích cho nhiều người, và ngược lại thói quen đó xấu thì làm tổn hại cho nhân loại.
   Khi biết tu thì ta tránh xa những việc làm xấu ác, mà hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp. Khi ta biết tu thì nói lời chân thật, vui vẻ, êm dịu, nhẹ nhàng, nói lời cảm thông, và không bao giờ nói lời gian dối hại người. Cái gì tốt thì suy nghĩ, cái gì xấu thì dừng lại, không cho nó phát sinh. Người biết tu thì thân không làm ác, miệng không nói lời ác ý, không suy nghĩ ác, ai làm được như vậy thì gọi là người có nhân cách và đạo đức.
   Trong gia đình, nếu ta không biết kính trên nhường dưới, ta không biết tu miệng, thì tối ngày hễ gặp mặt là cãi vả, chửi bới, gây phiền não, khổ đau cho nhau. Thậm chí gây cãi không nguôi cơn giận thì đánh đập, đánh đập không thỏa mãn cơn giận thì tình nghĩa không còn, mà tình nghĩa đã hết thì vợ chồng ly dị chia tay, gia đình đổ nát. Nếu ai cũng biết tu thì ý vừa khởi nghĩ ác, liền biết đó là nhân xấu làm khổ đau cho nhau, thì ta không bao giờ nói lớn tiếng, đã không nói nặng thì đâu có cãi vả, không cãi thì làm gì có bực tức, đánh đập, không đánh đập thì vợ chồng làm sao ly dị, nhờ vậy gia đình thường sống với nhau an vui, hạnh phúc, vì biết cảm thông và tha thứ cho nhau. 
    Như vậy, nếu người biết tu thì ý không bao giờ nghĩ xấu cho ai, đã không nghĩ xấu thì tâm không bao giờ bực bội, phiền não, nên lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Nếu ý không nghĩ xấu thì miệng không nói lời nặng nề, và thân không hành động thô ác thì đâu có làm cho người đau khổ. Ta không làm khổ người thì được người thương mến, yêu thích, người thương mến thì sẽ giúp đỡ ta mỗi khi ta gặp khó khăn hay hoạn nạn.
    Khi đã biết tu thì ý nghĩ tốt, miệng nói lời lành, thân làm việc thiện ích, ba nghiệp mà thiện thì ta được an vui, hạnh phúc, trong gia đình trên thuận dưới hòa, ngoài xã hội không tranh chấp hơn thua thì sẽ được trật tự, an bình. Như vậy, người biết tu không làm ai buồn phiền, đau khổ nên được lợi ích, do đó gia đình sống hạnh phúc, xã hội cũng được bình yên. Đó là người biết tu đúng theo lời Phật dạy.
    Về ý nghiệp cũng có phần vi tế hơn, với người biết tu sẽ chuyển được nghiệp xấu ác thành nghiệp thiện lành tốt đẹp. Nếu ta biết áp dụng sự tu hành trong mọi hoàn cảnh, khi đang làm việc khởi nghĩ ganh ghét, buồn giận người, biết đó là ý nghĩ xấu có thể làm tổn hại cho người ta, nên tìm cách không cho nó phát sinh. Ngược lại, ta khởi nghĩ thương người bất hạnh nghèo khó, tôn trọng, quý kính bậc hiền Thánh, tìm cách giúp đỡ người khốn khổ. Đó là ta biết chuyển ý nghiệp xấu ác thành ý nghiệp thiện lành, tốt đẹp.
   Còn nếu ta cho rằng, nếu đến chùa mới tu được thì mỗi tháng được mấy ngày, tu như vậy thì quá ít rồi chứng nào tật đó, khi đến chùa thì tu, khi không đến chùa thì tham lam, sân giận, si mê, ích kỷ vẫn còn nguyên như vậy. Cho nên, Phật dạy ta phải tu trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi thì mới có khả năng chuyển được ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, tốt đẹp. Ba nghiệp đã thuần thục rồi thì ta thong dong đi vào đời tùy duyên giáo hóa chúng sinh mà không sợ khó khăn hay bị chướng ngại. Tu như thế mới thật sự có lợi lạc cho mình và người. Đủ duyên thì ta đi chùa tụng kinh, sám hối, niệm Phật, ngồi thiền, hay làm công quả và các việc phước đức khác. Ta không nên vì ham tu mà muốn được đến chùa nhiều mà phế bỏ việc nhà, không lo lắng cho gia đình, làm cho người thân mất niềm tin đối với Tam bảo. Khi ta chưa biết tu thì gia đình sống an vui, hạnh phúc, vì ham phước cho riêng mình nhiều quá nên ta lén lút lấy tiền chung mà không thông qua gia đình, vô tình ta dính vào tội trộm cướp mà làm cho người thân mất hết tín tâm đối với Phật pháp.
   Có một bà cụ Nhật Bản đã tu niệm Phật gần hơn ba chục năm, nhưng vì không gặp thầy lành, bạn tốt hướng dẫn chỉ dạy, bà ta siêng năng tụng niệm mỗi ngày sáu thời, nhưng càng tu nhiều chừng nào thì bản ngã lại phình to chừng nấy. Tuy bà tụng kinh, niệm Phật nhiều mà lại không chịu buông xả tâm tham lam, sân giận, si mê, mỗi khi bà dừng niệm Phật thì nạt nộ, rầy la con cháu đủ thứ. Con trai bà thấy mẹ mình tu như thế nên rất buồn mà nói, ”mẹ à, mẹ tu gì mà càng ngày càng sân si dữ vậy”. Bà nói, “tao tu với Phật chớ đâu có tu với tụi bây? Tụi bây là quỷ ma, tao phải trừng trị chứ”. Tu như vậy vô tình phỉ báng Tam bảo. Phật dạy chúng ta tu là để mở rộng tấm lòng yêu thương với tất cả mọi người, từ người thân trong gia đình cho đến người ngoài xã hội. Tu như thế mới đúng lời Phật dạy, còn bà già trên vì không tìm hiểu kỹ lời Phật dạy, nên tu để ghi công tính sổ thật nhiều để được Phật khen, do vậy càng tu càng tham lam, sân giận, si mê càng nhiều.
   Chúng ta hãy nên chính chắn suy nghĩ kỹ lại chỗ này kẻo hiểu lầm lời Phật dạy. Ta thờ Phật, tôn kính Phật, lễ lạy Phật vì cái ơn cao cả khó đáp đền trong muôn một. Nhờ Phật ra đời ta mới biết được đạo lý làm người mà sống có nhân cách đạo đức, biết dấn thân phục vụ tha nhân. Phật đâu có kêu ta tu với Phật, mà Phật chỉ khuyên ta tu với gia đình, người thân và mọi người trong xã hội. Vì ta quá tham lam, cứ nghĩ rằng niệm Phật nhiều là Phật mau rước về cõi Cực lạc, nên ráng niệm thật nhiều để ghi sổ tính công, có ai tới thì lại đem ra khoe, “tôi một ngày niệm ba ngàn câu”. Ta niệm Phật để buông xả tâm tham lam, sân giận, si mê mà sống lại với tính biết thanh tịnh sáng suốt của mình, do đó càng tu càng thấy bình yên, hạnh phúc thật sự. Tu như vậy thì họa may Phật mới rước về cõi Tây phương cực lạc, vì cõi Phật A Di Đà làm gì có sân giận, si mê.
   Cũng vậy, chúng ta sinh ra đời mỗi người mang theo nghiệp riêng của mình mà cùng sống chung với nhiều người khác, mỗi người chấp giữ và làm theo nghiệp riêng của mình mà không thừa nhận nghiệp riêng của người khác, nên mới có sự cãi vả, tranh chấp, bất đồng quan điểm với nhau. Trong một gia đình, ông chồng thì huân tập cái nghiệp của người nam, bà vợ thì huân tập cái nghiệp của người nữ. Hai nghiệp nam nữ tuy có vài điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt nhau.
    Nên có nhiều gia đình vợ chồng gây cãi, chửi mắng, đánh đập, làm đau khổ cho nhau,  vì ai cũng chấp cái lý của mình là đúng, vợ chấp cái lý của vợ, chồng chấp cái lý của chồng mà không biết dung hòa, cảm thông cho nhau để cùng vui sống. Cái đúng của người chồng là do thói quen huân tập cái nghiệp của người nam. Cái đúng của người vợ là do theo thói quen huân tập cái nghiệp của người nữ. Thế nên, ta phải biết cảm thông và tha thứ cho nhau để đem lại sự an vui, hòa thuận trong gia đình.
    Khi chúng ta biết mỗi người đều có nghiệp riêng thì ta không chủ quan, không chấp trước mà biết khoan dung, độ lượng để gia đình được sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau với tấm lòng vô ngã, vị tha.
   Nói tóm lại, ai dẫn ta đi lang thang trong sáu đường luân hồi không có ngày thôi dứt? Chính là hành động của mình được lặp đi lặp lại nhiều lần qua thân, miệng, ý, hay còn gọi là nghiệp báo, tuy là nghiệp nhưng có nghiệp lành, nghiệp dữ. Vậy ta phải khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa nghiệp lành để có điều kiện sống tốt hơn mà không bị đọa vào chỗ tăm tối, u mê.
    Sắc thân, tiền bạc, của cải và gia đình, quyến thuộc tuy rất cần trong đời sống hằng ngày, nhưng không vì họ mà ta tán tận lương tâm để làm những việc xấu ác, để cuối cùng khi gần nhắm mắt lìa đời, ta phải một mình gánh chịu lấy hậu quả đau thương, vì khi sống không biết giúp đỡ một ai. Ba thứ thân thương nhất mà ta hằng ngày lo lắng, cưu mang, không có thứ nào đi theo ta được, mà chỉ có nghiệp tốt hay xấu sẽ theo ta đến đời này, kiếp kia như bóng với hình.
    Kính mong rằng, người Phật tử chân chính hãy nên thận trọng và ý thức từng hành động, lời nói, suy nghĩ của mình, đừng để làm tổn hại cho ai, thì khả dĩ ta còn có thể đi đến chỗ thiện lành, tốt đẹp để tiếp tục đời sống mới được nhiều an vui, hạnh phúc hơn.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.612 giây.