logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/03/2025 lúc 10:21:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,429

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1. Hãy nhớ bạn là ai
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau. Trong truyền thống Phật giáo, nó được gọi là "Phật tánh" hay là bản chất Phật -- thường được mô tả theo ba phẩm chất: trí tuệ vô biên, khả năng vô hạn và lòng từ bi vô lượng.

Một trong những giáo lý cốt lõi của Phật giáo là tất cả chúng ta đều sở hữu bản chất này. Bạn có thể nghĩ rằng bạn là một kế toán viên, một giám đốc điều hành, một giáo viên, một học sinh, một phụ huynh, một đứa trẻ -- và thực sự, ở mức độ thế gian, hàng ngày, bạn là như vậy. Nhưng ẩn sau một bản sắc cụ thể và tất cả những suy tưởng, cảm thọ và hành vi có thể gắn liền với nó, bạn là tiềm năng không ngừng phát triển của một chúng sinh không chỉ có khả năng vượt qua đau khổ mà còn có năng lực dẫn dắt tất cả các sinh vật khác thoát khỏi bóng tối và đau đớn.
Vì vậy, tất cả những gì bạn thực sự phải làm để mở rộng lòng từ bi và trí tuệ của mình là nhớ đến bản chất Phật của bạn!

2. Nghĩ về thân của bạn
Thật không may, điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong suốt cuộc đời, chúng ta được thúc đẩy để định nghĩa bản thân và những trải nghiệm của mình theo những cách cụ thể. Theo thời gian, những định nghĩa này trở nên quá quen thuộc đến nỗi chúng ta cuối cùng đồng nhất với chúng hoàn toàn như sự thật tuyệt đối về con người chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta có thể bắt đầu chia nhỏ những bản sắc tầm thường, hàng ngày của mình thành những phần nhỏ hơn -- một quá trình mà qua đó chúng ta bắt đầu khám phá ra rằng con người mà chúng ta nghĩ mình là không hoàn toàn vững chắc như chúng ta tin. Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu là dành một chút thời gian nghĩ về cơ thể của chúng ta.

Thật ngạc nhiên khi có rất nhiều người trong chúng ta quên mất cơ thể mình. Thật dễ dàng để bị cuốn vào những suy nghĩ và cảm thọ và bỏ qua hệ thống phi thường này của bắp thịt, xương, nội tạng, v.v. đang đóng vai hỗ trợ vật lý cho suy nghĩ, cảm thọ và hành vi của chúng ta.

Vậy nên một điều chúng ta có thể làm -- tốt nhất là khi ngồi ở tư thế thoải mái với xương sống thẳng và các bắp thịt được thư giãn -- là bắt đầu bằng cách đơn giản và dịu dàng trân trọng rằng chúng ta có một cơ thể, một nền tảng cơ bản của kinh nghiệm. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách chỉ cần nhận ra: "Có một cẳng chân. Có một ngón chân." Chúng ta cũng có thể chỉ cần nhận ra rằng có một trái tim đang đập; có những lá phổi đang giãn nở và co lại; có máu đang chảy qua các tĩnh mạch. Chúng ta cũng có thể nhận ra những cảm giác vật lý như lạnh hoặc ấm, cảm thấy đau ở đầu gối, lưng hoặc vai, v.v. Mục đích của việc thực hành là chỉ cần cho phép bản thân trở nên tỉnh giác với khía cạnh vật lý của thân chúng ta theo cách rất dễ chịu và dịu dàng, mà không phán xét hoặc đồng nhất với nó.

3. Bạn không phải là cảm thọ của bạn, bạn không phải là suy nghĩ của bạn
Chúng ta đã quá quen với sức mạnh, tần suất và sự đa dạng của những suy nghĩ và cảm thọ chạy qua nhận biết của chúng ta trong suốt cả ngày đến nỗi rất dễ để đồng nhất với chúng và như chúng. Xu hướng này được xây dựng trong chính ngôn ngữ của chúng ta, như là:
"Tôi nổi giận."
"Tôi sợ hãi."
"Tôi hạnh phúc."
"Tôi buồn bã."

Chúng ta có thể mang cùng một loại chú tâm mà chúng ta đã dành cho thân của mình đến những suy nghĩ và cảm thọ của mình -- nhẹ nhàng chú ý, nhận ra chúng khi chúng sinh khởi, khi chúng trụ lại một lúc và, có lẽ hơi bất ngờ, khi chúng diệt đi. Khi làm như vậy, chúng ta nhẹ nhàng bắt đầu nhận ra rằng những suy nghĩ và cảm thọ của mình chỉ là những khía cạnh của kinh nghiệm chứ không phải là toàn bộ. Bản sắc của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi các mô hình tinh thần và cảm thọ trong thân vi tế, nhưng chúng ta không phải là những mô hình đó.



Hãy thử thực hành loại chú tâm nhẹ nhàng này vào lần tới khi bạn cảm thấy một cảm thọ mạnh mẽ. Hãy để cảm thọ đó sinh khởi, nhưng hãy xem nó như một sự kiện xảy ra trong một khung rộng hơn của cái nhận biết. Hãy tự nhủ rằng bất cứ điều gì bạn đang trải qua không phải là "bạn" hoàn toàn, rằng những gì bạn đang cảm thọ chỉ là một phần trong kinh nghiệm của bạn.

Chúng ta cũng có thể mang cùng một sự chú tâm này đến những niệm của mình, những suy nghĩ thường gắn chặt với bản sắc của chúng ta. Tốc độ mà các suy nghĩ [niệm] sinh khởi và biến diệt trên màn hình tâm của chúng ta giống như những "dòng tin cập nhật" ngoài kiểm soát của bạn [đột nhiên] sinh khởi trên màn hình TV. Chúng ta khó có thể đọc hết một dòng tin trước khi cái khác sinh khởi tiếp -- và cái này rồi đến cái khác nữa. Sự nhận biết của chúng ta bị choáng ngợp bởi những ấn tượng thoáng qua, những niệm nửa vời, những mảnh câu, những ý tưởng chỉ mới bắt đầu hình thành trước khi chúng biến mất.

Khi chúng ta dần dần chú ý đến những suy nghĩ của mình, thay vì bị kích thích, bối rối hoặc bị cuốn đi bởi chúng, chúng ta dần dần thấy mình ngạc nhiên trước sự sinh khởi và biến diệt của chúng. Chúng ta bắt đầu trân trọng toàn bộ quá trình suy nghĩ trong chính nó.

4. Hãy an nghỉ trong hư không

Theo thời gian, chúng ta cũng bắt đầu nhận thấy những khoảng cách giữa suy nghĩ và cảm thọ -- những khoảnh khắc khó thể nhận ra mà nơi đó đơn giản là không suy nghĩ [vô niệm: khoảng cách giữa niệm trước và niệm sau], là không cảm thọ, nơi chỉ có sự nhận biết trong trẻo, mở rộng. Khi những khoảng cách này dài hơn -- và bớt giật mình hơn một chút -- chúng ta có thể bắt đầu an nghỉ trong chúng [các khoảng cách vô niệm của cái biết]. Trong một giây ngắn ngủi, chúng ta có thể có kinh nghiệm trực tiếp về cái mà trong truyền thống Phật giáo được gọi là tánh của tâm, hay bản chất của tâm: một cái biết chói sáng, vô hạn không bị chia cắt thành chủ thể và đối tượng, bản thân và người khác, người biết và cái được nhận biết. Mọi sự phân biệt giữa "người nhìn" và những gì đang được "nhìn" đều tan biến, và trong khoảnh khắc chúng ta kinh nghiệm sự thiếu vắng hoàn toàn sự tách biệt giữa mọi thứ chúng ta cảm thọ, nhìn, ngửi, vân vân, và cái biết đang nhìn, đang ngửi và đang cảm thọ. Trái tim và tâm trí của chúng ta hoàn toàn rộng mở, và tia lửa là tánh Phật của chúng ta phựt lên thành ngọn lửa rực sáng.

5. Chia sẻ niềm hạnh phúc

Thật không may, chúng ta dễ bị cuốn vào cảm giác an lạc nảy sinh khi trái tim và tâm trí chúng ta mở ra và quên mất bài học thiết yếu nhất mà Đức Phật đã cố gắng truyền đạt cho chúng ta như là bài học sâu sắc nhất trong tất cả các bài học: rằng cho đến khi tất cả chúng ta được tự do, thì không ai trong chúng ta được tự do. Thay vì an nghỉ trong vùng an toàn của riêng mình, sự hài lòng của chúng ta làm mờ đi nhận biết của chúng ta về nỗi đau và gian nan mà những người xung quanh chúng ta có thể đang cảm thọ, chúng ta phải nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của việc mở rộng trái tim và tâm trí của chúng ta là giải thoát tất cả chúng sinh ra khỏi các khuôn mẫu của họ để họ có thể kinh nghiệm sự cởi mở, trí tuệ và sự ấm áp [của từ bi] vốn là bản chất của con người chúng ta.

Phật tánh là vô hạn; chúng sinh cần được giác ngộ là vô hạn; và hành trình của chúng ta, một khi đã bắt đầu, thì không bao giờ kết thúc.

Đại sư Tsoknyi Rinpoche
Dịch giả: Nguyên Giác

NGUỒN: Buddha Nature: 5 Tips In Tibetan Buddhism For Opening Your Heart And Mind
Đại sư Tsoknyi Rinpoche, Báo HuffPost; ngày 14/8/2012, cập nhật 14/6/2012
https://www.huffpost.com...heart-and-mind_b_1403326
.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.