logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/07/2025 lúc 01:02:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,556

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sau thành công không ngờ đến của bộ phim tài liệu “Once Upon a Bridge in Vietnam” ( Ngày xưa có một chiếc cầu ở Việt Nam ), đạo diễn trẻ mang hai dòng máu Pháp Việt François Bibonne sắp tái ngộ khán giả với phần hai của bộ phim "Once Upon a Bridge II". Bibonne hy vọng bộ phim sẽ được trình làng vào tháng 11 năm nay.
UserPostedImage
Các cô gái dân tộc Sán Chay chơi bóng đá ở Bình Liêu, Quảng Ninh, Việt Nam. © F. Bibonne

Ban đầu Bibonne dự định làm một bộ phim về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh vẫn lồng vào đó âm nhạc, phong cảnh, văn hóa Việt Nam, như là sự tiếp nối của một cuộc hành trình tìm về nguồn.  Phạm vi của "Once Upon a Bridge II" được mở rộng hơn, hành trình trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đến những vùng xa xôi như Bình Liêu (Quảng Ninh) và Pleiku.
Lần này, theo lời François Bibonne, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, bộ phim sẽ mang tính chất cá nhân hơn, đạo diễn trở thành như là một "nhân vật chính" trong phim:
“Khi làm bộ phim đầu tiên, tôi thực sự không muốn mình ở trong đó, tôi chỉ là một người quay phim. Nhưng rồi tôi nhận thấy điều mà mọi người quan tâm đó là bộ phim được hiện thân, nghĩa là có một nhân vật chính, có thể tạo ra mối liên hệ giữa tất cả các cảnh này, vì có rất nhiều chủ đề khác nhau, làm sao có thể diễn đạt, dung hòa tất cả những mối liên hệ này. 
Nói chung, đây là sự trở lại với nguồn gốc Việt Nam, thông qua nhân vật tôi, vì bà tôi là người Việt Nam, nên tôi là người Pháp gốc Việt. Và tôi tạo ra mối liên hệ giữa tất cả những câu chuyện nhỏ mà chúng ta tìm thấy trong mọi bộ phim tài liệu, đôi khi với những hình ảnh có tôi xuất hiện trong đó. Tôi cũng sẽ không xuất hiện nhiều đâu. 
Nhưng khi tôi làm một đoạn phim giới thiệu, tôi phải đặt mình vào cảnh một chút để kích hoạt câu chuyện, nếu không thì chỉ lồng tiếng thôi. Nhưng thực sự, ngoài bản thân tôi, tôi nghĩ nhân vật chính, đó là Việt Nam.” 
Như đã nói ở trên, ban đầu François Bibonne dự định làm một bộ phim tài liệu về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh quyết định là phim sẽ không bám vào thời sự của môn bóng tròn, mà sẽ là một bộ phim "phi thời gian tính":
"Khi tôi đến Việt Nam để thực hiện dự án mới này, thực ra tôi đã bắt đầu theo dõi đội tuyển quốc gia, đã có rất nhiều trận thua vào thời điểm đó. Vì vậy, tôi hơi xuống tinh thần. Tôi vẫn muốn làm bộ phim này, nhưng nói ít hơn về đội tuyển quốc gia và thời gian đó người dân cũng bớt hồ hởi với bóng đá.
Thế rồi gần đây, họ đã giành được chức vô địch Đông Nam Á. Họ có một huấn luyện viên mới là người Hàn Quốc và đã gặt hái rất nhiều thành công. Mọi người thực sự tin tưởng vào đội tuyển quốc gia và thực sự đang có một điều gì đó rất tích cực. Bối cảnh rất thuận lợi cho dự án của tôi.
Thật ra dầu sao thì tôi không bị ảnh hưởng bởi thời sự, bởi vì tôi làm một bộ phim tài liệu điện ảnh hơn là một bộ phim tài liệu về các vấn đề thời sự, vì vậy có thể nói rằng, những gì tôi làm gần như là phim tài liệu hư cấu, một dự án dài hạn, mà tôi hy vọng sẽ là phi thời gian tính, bất kể các sự kiện hiện tại. Giống như bộ phim trước, đó là một bộ phim mà tôi nghĩ chúng ta cũng có thể xem sau nay, không nhất thiết phụ thuộc vào các sự kiện hiện tại."
Trên con đường tìm về nguồn khi thực hiện bộ phim "Once Upon a Bridge II", đạo diễn trẻ Bibonne đã có dịp đến Hải Phòng, thành phố quê hương của người bà:
“Tôi chưa từng đến đó, mặc dù thành phố Hải Phòng là nơi bà tôi sinh ra, đúng hơn bà sinh ra ở một ngôi làng nhỏ không xa Hải Phòng, nhưng là trong khu vực đó. Vì vậy, nó vẫn rất mang tính biểu tượng. Đến Hải Phòng là một trải nghiệm với nhiều cảm xúc mạnh mẽ, vì nguồn gốc của tôi là từ đó. Chứ bóng đá không liên quan gì đến bà tôi. Điều thú vị nữa là tìm thấy chính mình, trong một môi trường mà trước đó tôi không biết, và đó là điều tôi muốn khám phá thông qua âm nhạc. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là những khám phá về khắp mọi miền đất nước, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến bà tôi. Tôi đã đến  khá nhiều nơi mà bà nghĩ là đã từng đến, nhưng vì nó cũng rất xa ngay cả trong ký ức của bà, nên tôi không chắc có đúng như thế không.
Tôi biết là bà tôi có gia đình ở Hải Phòng, nhưng thực sự rất khó tìm được họ.Tôi thích mọi thứ bên bờ biển, mà Hải Phòng thì cũng bờ biển, cho nên có điều gì đó rất đặc biệt. Rồi có các tòa nhà từ thời thuộc địa Pháp, hải cảng, v.v. Có một nền văn hóa địa phương cũng rất đặc biệt. Ở Pháp, bà tôi ở cũng từng sống ở miền nam bên bờ biển, có lẽ vì vậy bà thích Hải Phòng. Cuộc sống ở đây ít hối hả hơn so với Hà Nội và tôi cũng thực sự thích điều đó.”
UserPostedImage
François Bibonne và các cư dân sắc tộc Sán Chay ở Bình Liêu. © François Bibonne

François Bibonne cho biết trong quá trình làm phim, anh cũng đã đến Pleiku, đến Kontum và đã gặp người sắc tộc thiểu số Ba Na, rồi đến Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam, gần Trung Quốc. Ở vùng đó, Bibonne đã gặp người dân tộc Sán Chay, họ đã hát cho anh nghe một bài hát rất hay. Có những khám phá, những giao lưu văn hóa và đối với anh bóng đá trở thành như là một cái cớ để dẫn đến những cuộc gặp gỡ đó.
Bibonne tiếp tục đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam vào "Once Upon a Bridge II", tiếp tục kết nối những nhạc cụ dân tộc với những nhạc cụ phương Tây. 
Thực hiện bộ phim tiếp nối “Once Upon a Bridge in Vietnam”, François Bibonne cũng vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ đã được biết đến nhiều qua bộ phim đầu tay, anh cũng được hỗ trợ nhiều hơn:
“Khó khăn đầu tiên là có được sự thoải mái trong một môi trường xa lạ, đó là bóng đá. Vì vậy, tôi đã phải tìm hiểu rất nhiều, thậm chí nói chuyện với bạn bè ở Pháp, hiểu rõ hơn về bóng đá và nắm được những điều cơ bản, v.v. Tiếp đến là vấn đề về kỹ thuật, vì quay phim bóng đá rất phức tạp. Ta không thể quay bằng camera từ khán đài, mà phải cố vào được trong sân để quay cận cảnh các cầu thủ, một thao tác mang tính kỹ thuật rất cao. 
Và sau đó, cũng như mọi người Pháp, mọi người nước ngoài, trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, luôn có vấn đề về hàng rào ngôn ngữ. Tôi đang học tiếng Việt, ngày càng giỏi hơn, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện các cuộc phỏng vấn. 
Ngoài ra còn có vấn đề về ngân sách, hiện giờ tôi phải bỏ tiền túi ra và tôi rất muốn sau này tìm được các nhà tài trợ, nhưng tôi tự tin hơn. Nhờ thành công của bộ phim trước, tôi ngày càng được mọi người biết đến tôi  và tôi hy vọng tìm được một nhà phát hành ở Pháp, có thể là kênh TV5 Monde hay một kênh nào đó. Các nhà báo ở Việt Nam, những người có đầu óc rất cởi mở, sẽ giúp tôi tiếp cận những thứ mà trước đây tôi có thể không có. Thêm vào đó, tôi đã định cư ở Việt Nam trong thời gian dài, trong khi trước đây tôi làm phim trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, bây giờ bối cảnh vẫn thuận lợi hơn.”
François Bibonne cho biết: "Tôi đã quay được hai phần ba, gần ba phần tư, những gì tôi muốn. Vì vậy, tôi nghĩ có thể hoàn tất việc quay mọi thứ tôi cần vào khoảng tháng 9 và có thể hoàn thành việc biên tập phim vào khoảng tháng 11. Và biết đâu có thể kịp để gởi nó đến Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul!" 
Bộ phim đầu tay "Once Upon a Bridge in Vietnam" của Bibonne đã từng được trình chiếu tại Liên hoan Vesoul năm 2023, tranh giải trong hạng mục Phim tài liệu. Tuy không nhận được giải nào, nhưng qua Liên hoan này mà chàng đạo diễn trẻ mang hai giòng máu Pháp-Việt được công chúng quốc tế biết đến nhiều hơn. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã từng đoạt giải Phim tài liệu ngắn hay nhất tại Liên hoan Phim Los Angeles 2022. Phim còn đã được trình chiếu ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, Pháp, Anh và Hoa Kỳ. 
"Once Upon a Bridge in Vietnam" đã được phát trên hai nền tảng phát trực tuyến lớn tại Việt Nam FPT Play và Galaxy Play. Anh hy vọng là bộ phim thứ hai cũng sẽ được chiếu trên hai nền tảng đó. Nhưng François Bibonne cho biết ở Pháp, anh vẫn chưa tìm được nhà phân phối cho bộ phim đầu tiên, vì phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu. Tuy nhiên, nhà đạo diễn trẻ vẫn không nản chí, tin tưởng là sẽ làm được. 

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.