logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 01/09/2013 lúc 10:50:17(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

MƯỜI TỜ GIẤY CUỘC ĐỜI
Bài pháp do Tiến sĩ Đại đức Thiện Minh (*)
giảng tại buổi sám hối lệ ngày 10-3-2013
(29 tháng giêng năm Quý Tỵ)
tại Tổ đình Bửu Quang



Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
Trong buổi sám hối kỳ này, Sư xin giảng cho quý vị bài pháp “Mười tờ giấy cuộc đời” nhằm động viên cho các Phật tử tại gia có thêm lòng tin sâu vào giáo pháp của Phật Thích Ca. Đức Thế Tôn xuất gia năm 29 tuổi, tu khổ hạnh ở rừng già 6 năm và đắc đạo chứng quả năm 35 tuổi. Đức Phật đã hoằng pháp 45 năm và viên tịch năm Ngài 80 tuổi. Đức Thế Tôn đã để lại một kho tàng pháp bảo vô giá mà ngày nay có 1/4 nhân loại vô cùng kính ngưỡng và quy y Phật pháp.
Giáo pháp của Đức Phật có 84 ngàn pháp môn. Kinh điển theo tạng kinh Thái Lan có 45 quyển chánh tạng, 92 quyển chú giải là tài liệu quý do các vị Thánh tăng chú giải mà sau này được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Đức… Hội Thánh điển Pàli ở Anh Quốc dịch kinh điển Phật giáo từ năm 1881 đến bây giờ. Tuy giáo pháp của Đức Phật có 84 ngàn pháp môn, kinh sách dài mấy sải tay nhưng tựu trung lại là Giới, Định, Tuệ. Ngoài ra, kinh điển trong Phật giáo đề cập đến hai vấn đề là khổ và diệt khổ. Thế nên, lời dạy của Đức Phật ở góc độ nào cũng là nói về  khổ và cách diệt khổ. Chúng ta thấy bài giảng đầu tiên của Đức Phật ở vườn Lộc Uyển là "Tứ Diệu Đế" đề cập đến khổ, tập, diệt, đạo đế. Khổ đế nói về sanh, già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, xa người thương là khổ, gần người ghét là khổ, cầu không được là khổ và cuối cùng có tấm thân này là khổ. Tập đế mà Đức Phật dạy là nguyên nhân của khổ là tham. Con người còn tham là còn khổ. Tham nhiều khổ nhiều, tham ít khổ ít, không tham không khổ. Diệt đế là không còn tham. Con đường tu để không còn tham là bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định. Tất cả nói chung là giới, định, tuệ.
Cuộc đời con người sống khoảng 100 năm thôi nhưng loanh quanh không ra ngoài đau khổ. Hôm nay, sư nói cho quý vị nghe về "Tờ giấy cuộc đời". Mỗi người chúng ta gắn bó với những tờ giấy cuộc đời này giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy.    
 
          1. Tờ giấy khai sanh: mở cửa cuộc đời.
          Tờ giấy khai sanh này ai cũng có. Đứa trẻ mới sanh ra ở bệnh viện là được cấp ngay giấy chứng sanh . Cha mẹ đem giấy chứng sanh này lên phường, xã làm bằng chứng để làm giấy khai sanh cho con. Tờ giấy khai sanh cũng có đẹp xấu do cái tên đẹp hay xấu ghi trong đó. Ở dưới quê cha mẹ hay đặt tên con xấu xấu một chút cho dễ nuôi hoặc là do ngại trùng tên với nhà hàng xóm . Cho nên hồi nhỏ Sư tên Sáu nhưng cha mẹ thương đặt thêm chữ Bé, nên Sư có tên là Nguyễn Văn Bé Sáu. Hồi đó Sư mặc cảm với cái tên Bé Sáu của mình lắm vì thường hay bị bạn bè trêu chọc. Tụi nó nói : Lớn rồi mà cứ kêu Bé gì nữa?. Sau này làm lại giấy khai sanh, Sư bỏ chữ Bé đi .
Có thể nói, ngay từ khi mới lọt lòng, tờ giấy khai sanh đã gắn liền với cuộc đời chúng ta với cái tên xấu đẹp gì cũng do cha mẹ đặt cho và nó đi theo ta suốt cả cuộc đời. Cho nên, tờ giấy khai sanh là cánh cửa đầu tiên bước vào đời một cách “danh chính ngôn thuận” mà ai cũng có.
          2. Tờ giấy tốt nghiệp: phấn đấu cả đời
          Cuộc đời chúng ta sanh ra học tiểu học rồi trung học 12 năm. Chúng ta phải có sự giúp đỡ của cha mẹ, có ý chí, có tiền bạc mới vượt qua 12 năm ở học đường.  Sau đó chúng ta còn trải qua 4 năm đại học để lấy bằng cử nhân,  2 năm học thạc sĩ, rồi 3 hay 4 năm học tiến sĩ. Thật sự, hành trình này rất căng thẳng, mệt mỏi. Từ lúc sư đi tu 10 tuổi đến nay mới hoàn thành việc học lấy bằng Tiến Sĩ. Do đó, tờ giấy tốt nghiệp là cả một hành trình phấn đấu suốt đời. Con người phải có ý chí, siêng năng, cố gắng không ngừng mới mong đạt được thành công. Sự thành công của chúng ta chỉ có 5% thông minh, phần còn lại 95% là sự cố gắng. Chuyện tu trong chùa cũng giống như chuyện học ở đời. Trong nhà Phật luôn nói đến tính siêng năng, tinh tấn. Người tu sĩ nếu không siêng năng nổ lực thì không thành đạo.
          3. Tờ giấy kết hôn: dày vò cả cuộc đời
          Quý vị nào kết hôn rồi mới biết chính xác hôn nhân không phẳng lặng như mặt nước hồ thu mà cũng có lúc sóng gió, bão tố. Đôi khi nhìn bên ngoài gia đình hạnh phúc nhưng sự thiệt bên trong như thế nào người trong cuộc mới hiểu rõ. Có khi mới cưới nhau năm, ba tháng đã ly dị. Có khi cưới nhau, ở với nhau gần bốn , năm chục năm trời cũng đưa nhau ra tòa ly dị như chơi. Trong cuộc sống hôn nhân có rất nhiều phiền toái nhưng do cả hai vợ chồng biết nhịn nhục nên sóng gió cũng qua.  Bởi hôn nhân có nhiều ràng buộc mà nặng nhất là con cái. Cho nên nói tờ giấy kết hôn dày vò cả đời cũng không phải là quá đáng. Nếu chúng ta biết tôn trọng, biết nhường nhịn, chia sẻ, tha thứ, yêu thương thì sẽ hạnh phúc, còn nếu cái tôi ai cũng lớn quá thì tan vỡ. Ai cũng biết hạnh phúc của bố mẹ là hạnh phúc của con cái, nếu cha mẹ chia ly thì con cái cũng đau khổ. Do đau khổ, con cái sẽ bỏ nhà đi bụi. Theo thống kê của cảnh sát thì những đứa trẻ đi bụi hầu hết là con của những gia đình có cha mẹ ly dị. Những người làm cha mẹ cần quan tâm đến chi tiết này để suy nghĩ kỹ mỗi khi hành động, tránh cho con cái những đau khổ về sau.
Bản chất cuộc đời này là khổ rồi. Ngũ uẩn này là khổ, thêm ngũ uẩn chồng nữa là khổ, rồi thêm hai cái ngũ uẩn con nữa thành bốn khổ. Nhưng trong khổ mà biết vị tha, chịu đựng, thông cảm thì sẽ hạnh phúc. Đến lúc đó, hôn nhân không còn là nổi sợ dày vò mà làm đẹp cho đời, cho xã hội.
          4. Tờ giấy thăng quan: đấu tranh cả đời
          Con người sanh ra, lớn lên là cả một chuỗi ngày dài phấn đấu không ngừng để đạt được chức vụ, danh vọng. Nếu muốn có chức vụ lớn thì chúng ta phải phấn đấu rất nhiều chẳng hạn như phải học thật giỏi, rèn luyện kỹ năng sống, làm tốt công việc được giao. Người ta thường nói:  "Càng cao danh vọng càng dài gian nan"
Không có danh vọng cũng khổ, có danh vọng nhiều cũng khổ. Mấy người làm nhỏ cũng khổ. Mấy người làm lớn cũng khổ.  Những người có chức tước lớn, nói theo lăng kính nhà Phật về nhân quả thì người đó có hiếu với cha mẹ, biết tôn ti trật tự, kính trọng trưởng lão, ít chê người, tôn thờ tôn giáo, tổ tiên ông bà. Nếu ta có những đức tính đó thì tự động ta làm lớn, tối thiểu cũng được người chung quanh ca ngợi tán thán. Đạo Phật là đạo nhân quả. Cho nên, những người Phật tử đến cầu nguyện danh vọng thì sư chỉ cho một câu niệm Phật hằng, hướng dẫn thắp hương cúng Phật và Ông bà mỗi ngày.


5. Tờ giấy tiền bạc : nhọc nhằn cả đời
          Hồi xưa, Sư học Đại học Sư Phạm ngành Văn, Sư tham gia viết bài cho báo Giác Ngộ, lần đầu tiên lao động bằng trí óc được trả lương 200 ngàn đồng ,  mừng ơi là mừng. Sau, sư đi dạy học, đứng lớp 1 tiết được 100 ngàn đồng, dạy một tháng trời cũng có tiền mua sách đều đều. Cho nên, lần đầu dạy học, cầm đồng lương thấy vui ơi là vui vì đây là đồng tiền phấn đấu, lao động bằng trí óc. Cho nên, khi một người làm lụng vất vả chảy mồ hôi, sôi nước mắt mới có đồng tiền mà người đó dám dùng đồng tiền khó nhọc của mình làm ra để bố thí, cúng dường thì đó là bằng đức tin trong sạch. Do đó, người nào cúng dường như vậy thật sự là cao cả.
Hãy tập sống an vui, vô sự trước mọi cám dỗ của vật chất: “Lòng vô sự, trăng in nước. Của vãng lai, gió thổi hoa”
          6. Tờ giấy khen: hư vinh cả đời
          Ở chùa, có chú tiểu tối ngày đi cốc này, cốc kia ngồi chơi nhưng được cái thông minh. Sư nhìn tập học toán của ổng thấy lúc nào cũng có điểm 10, chỉ khi nào không cẩn thận thì có 9 điểm thôi. Nhưng lúc nào mà ổng không ưa cô giáo là ổng ngồi đồng, không chịu học nên bị cô giáo mắng vốn: tu gì đâu mà lì.
Giấy khen thì có nhiều loại, người đi học có giấy khen mà người tu cũng có giấy khen. Thế nhưng, đó cũng chỉ là hư vinh. Ai quan trọng hóa giấy khen cũng khổ. Do đó, khi ta được khen thì vui chút ít thôi. Người ta khen ta được thì cũng chê ta được. Nên người tu khi được khen cũng bình tĩnh, khi bị chê lại càng bình tĩnh hơn. Đó chính là bản lĩnh sống trong cuộc đời.
          7. Tờ giấy khám bịnh: đau khổ cả đời
          Ta đang khỏe mà vào bệnh viện, bác sĩ khám bịnh ghi một chữ "c" là cancer  coi như về ôm đau khổ. Thời buổi bây giờ, trong thức ăn, thức uống có hóa chất nhiều. Nên chúng ta ăn uống mà không kiêng cử thì tuổi thọ giảm xuống. Có những trái táo, lê để cả tháng không hư. Vì hóa chất tẩm ướp nhiều nên mình phải hết sức thận trọng trong ăn uống. Người ta nói họa từ miệng mà vô, họa cũng từ miệng mà ra. Cho nên phải khéo léo trong cách ăn uống để tránh tai họa cho sức khỏe của mình. Thời đại bây giờ muốn ốm thì khó còn thích mập thì dễ vì thức ăn thức uống quá nhiều, quá ngon. Con người do lòng tham nhiều quá nên ăn uống không có tiết chế, tiết giảm. Cho nên cái họa từ ăn uống phát sinh quá nhiều. Đau khổ cũng từ đó mà ra.
Sư có ông sư bạn đang khỏe, một hôm đi khám bệnh thì bác sĩ nói ung thư, còn sống 3 tháng nữa thôi. Vị Sư đó mới nhờ sư trông nom dùm đứa con đang tu ở đây. Sư nhìn tướng tá vậy thấy sao bịnh được. Thế nhưng mới có hai tháng rưỡi sau khi phát bệnh thì vị sư đó mất. Mau quá!
Cho nên, kiếp người chúng ta là một chuỗi già- bịnh-chết. Kiếp người ngắn ngủi, đời người bấp bênh nên ta phải nhanh chóng tu tập làm điều tốt, làm việc thiện. Còn tài sản, danh vọng chỉ là giấc mộng đêm khuya. Khi ta dứt thở một cái là tất cả dứt theo. Danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc, khổ đau… tất cả là vô nghĩa. Do vậy, người tu phải biết cõi này là cõi tạm, kiếp này là kiếp nhờ.
          8. Tờ giấy cầu siêu là tờ giấy kết thúc cuộc đời
          Có người hỏi sư: cầu an là sao? cầu siêu là sao? Sư trả lời: cầu an là cầu cho người sống, cầu siêu là cầu cho người chết. Đạo Phật ta quan niệm chết là thay đổi một kiếp sống nên cũng không có gì đáng sợ. Ta sống kiếp này già chết thì sang kiếp khác, có thân khác mới hơn giống như thay một cái áo mới vậy mà. Nếu kiếp này tu tốt thì kiếp sau sanh vào chỗ tốt hơn, sang trọng. Nếu kiếp này không tu, bất hiếu thì kiếp sau sanh vào chỗ nghèo khó, cùng đinh.
Bên Ấn Độ có câu chuyện triết học. Có ông đạo sĩ đến thăm một người bạn và chúc nhân dịp năm mới: chúc gia đình có ông chết, cha chết rồi con chết. Đầu năm, đầu tháng chúc 3 cái chết. Hỏi tại sao? Ông đạo sĩ giải thích đó mới là gia đình hạnh phúc vì có những cái chết theo thứ tự. Gia đình mà tre già khóc măng non là không hạnh phúc.
          9. Tờ giấy buông xả: vui vẻ cả cuộc đời
          Buông xả ư? Buông gì? Xả gì? Buông những gì không đáng để giữ. Chẳng hạn như của cải, tiền bạc. Ta có nhiều của cải quá mà anh em không có, thiếu thốn trong cuộc sống thì ta cho. Có những người ngộ lắm, nhiều khi thức ăn dùng không hết nhưng thà để cho hư thúi rồi bỏ chứ không cho ai. Trong nhà có kinh sách quý nhưng người ta mượn đọc thì lại không cho. Xả những gì nặng cho nhẹ bớt, đừng dính mắc, cố chấp. Có những người khi bị ai nói nặng thì buông một câu lạnh lùng: thà chết không gặp mặt. Dân gian có câu: "Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo" hay câu: "Khi thương thương cả lối đi, ghét ai ghét cả tông chi, họ hàng". Nếu biết sống buông xả thì an vui cả đời. Nếu ích kỷ, nhỏ mọn thì phiền não, mệt mỏi. Người tu lâu năm mà không có khả năng buông bỏ, tha thứ thì cuộc đời tu hành sẽ không có an vui, thanh tịnh.
Có người hỏi tôi: sao trong số những người tu nữ, có người người xăm môi, xăm mày và trong các ông sư xuất gia có người trên tay xăm hình con đại bàng thấy dễ sợ?  Sư nói: trước khi đi tu người ta lỡ xăm con đại bàng, có thể vì yêu thích sự dũng mãnh của loài chim này. Cũng có thể trước kia ông ấy là đại ca, là đại bàng thứ thiệt nhưng nay gãy cánh rồi nên xuất gia đi tu vô chùa học kinh niệm Phật. Ngày xưa người ta ngang dọc giang hồ, dấu vết quá khứ dẫu còn trên hình tướng nhưng tâm tánh đã ngộ đạo. Cho nên Sư khuyên quý vị gặp những vị sư như vậy hãy quỳ xuống chân thành đảnh lễ. Qúy vị làm được như vậy rất quý. Đó cũng là bài học buông xả những định kiến, chấp trước trong tâm quý vị.
Cho nên, ta sống phải từ bi hỷ xả. Ta có được tờ giấy buông xả là vui vẻ cả cuộc đời.
"Sống không trách móc sống nhàn
Đời không nghi kỵ đời càng thanh tao"
          10. Tờ giấy an tâm: cả đời hạnh phúc
          Con người ta sống mà lo nhiều quá, sợ nhiều quá nên không an vui, thanh tịnh. Đức Phật sống rất ngay thẳng, trước mặt hay sau lưng người khác đều không bao giờ rúng động. Ngày xưa, khi bỏ ngai vàng đi tu, Đức Phật không bao giờ làm việc ác, lúc nào cũng bao dung, nhẹ nhàng, nên ai gặp Ngài cũng thấy kính trọng, quý mến. Ngày nay, ta gặp ai có tâm bao dung thì ta cũng cảm nhận được sự an nhàn, thư thái.
Sống mà lo nhiều, sợ nhiều, khổ nhiều thì đâm ra bệnh. Có nhiều thứ bệnh nhưng chung quy lại chỉ có bốn. Bệnh thứ nhất là bệnh do ăn nhiều. Thứ nhì, bệnh do thời tiết nghĩa là nóng quá bệnh, lạnh quá cũng bệnh. Hai loại bệnh trên thì dùng thuốc mà trị. Còn có loại bệnh tâm do căng thẳng thần kinh và phải điều trị bằng tâm. Loại thứ tư là bệnh nghiệp do những hành động bất thiện của mình như bệnh ung thư, bệnh nan y do những việc làm trong quá khứ. Do đó, ta sống thoải mái, an lạc cũng giúp mình bớt bệnh. Sống quanh năm suốt tháng không có nụ cười thì bảo đảm trước sau cũng bệnh tiểu đường, tăng xông. Các nhà tâm lý đưa ra phương pháp muốn sống thọ thì mỗi ngày ta phải làm sao cho ba người cười. Quý vị làm được điều đó là một trong những bí kíp kéo dài tuổi thọ.
          Bài giảng hôm nay nói về khổ và diệt khổ xuyên qua mười tờ giấy: giấy khai sanh-mở cửa cuộc đời, giấy tốt nghiệp-phấn đấu cả đời, giấy kết hôn-dày vò cả đời, giấy thăng quan-đấu tranh cả đời, giấy tiền bạc-nhọc nhằn cả đời, giấy khen-hư vinh cả đời, giấy khám bệnh-đau khổ cả đời, giấy cầu siêu-kết thúc cuộc đời, giấy buông xả-vui vẻ cả đời, giấy an tâm- hạnh phúc cả đời.
 Đời này là khổ, khổ và khổ. Ai ai cũng phải khổ. Nhà nhà khổ. Người người khổ. Nhưng nếu ta sống và làm theo những lời Phật dạy thì ta sẽ chuyển hóa được khổ để sống an lạc, hạnh phúc hơn.
Cuối cùng, Sư cầu nguyện Tam bảo và chư Thiên phù hộ quý vị an lạc mỗi ngày.
NAM MÔ PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO
Nguồn tin: TN Quang Duyen (Phật Giáo Nguyên Thủy)

(*) Đại đức Thiện Minh Giảng sư Cao đẳng và Học viện Phật giáo Việt Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy. Tốt nghiệp tiến sĩ năm 2011 tại Đại học Apolloss

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.162 giây.