logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 01/09/2013 lúc 11:12:15(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
RỘNG MỞ TÂM HỒN ĐÓN NHẬN TẤT CẢ
Ni sư Tenzin Palmo


Tại sao chúng ta luôn chấp trì vào ý nghĩ rằng cuộc sống phải luôn thanh bình, êm ả? Rất nhiểu người cho rằng chúng ta chỉ có thể thực hành Phật pháp khi không có bất cứ chướng ngại nào bên ngoài cũng như bên trong, rằng tu tập chân chính chỉ có thể thực hiện trong những kỳ chuyên tu nhập thất hay chí ít cũng phải đến chùa, tự viện hay các trung tâm Phật pháp. Trong đời sống thường nhật, bị áp lực thời gian, bất mãn với hàng loạt gánh nặng gia đình và công việc, mỗi ngày, chúng ta đều cảm thấy bế tắc, thậm chí tuyệt vọng. Vì tin rằng tu tập nghĩa là phải có thời gian để chuyên nhất quán tưởng, lễ lạy, thực hiên các nghi lễ cúng dàng hay tâm linh khác, v.v…, chúng ta càng tin tưởng mình còn thiếu thiện duyên. Ta vẫn tự nhủ "Làm sao mình có thể trở thành một hành giả chân chính nếu không có thời gian để thực hành?" Tuy nhiên, đây là một cách hiểu về việc thực hành Phật pháp hoàn toàn thiếu thực tế, sai lầm .
Chúng ta hãy kiểm nghiệm lại pháp tu Lục độ Ba La Mật, mang ý nghĩa sáu phương pháp hoàn hảo gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ - tất cả đều cần thiết để thành tựu Phật quả. Bất kỳ sự thực hành nào trong số sáu phương pháp này đều đòi hỏi chúng ta phải liên hệ và tương tác với mọi người. Nói cách khác, để có thể thực hành Lục độ Ba la mật một cách sâu sắc, chúng ta cần những mâu thuẫn và xung đột trong chính cuộc sống đời thường. Nếu chỉ ngồi yên nơi tịnh thất và cho rằng mình đang tràn đầy tình yêu thương cùng các phẩm chất tích cực như vị tha, bao dung, nhẫn nhục thì đó là điều quá dễ dàng bởi ta chẳng gặp phải bất kỳ thách thức nào. Nhưng khi xả thất, ta gặp gỡ rất nhiều người trong đời sống thực tế, những người không đối tốt với ta, không làm theo những điều ta mong muốn, ta sẽ nhìn thấy mình rõ hơn và bắt đầu hiểu thế nào là thực hành Phật pháp chân chính.
Chúng ta có thể áp dụng hai cách tiếp cận cơ bản trong quá trình tu tập của mình. Thứ nhất, ta cần học cách sống tỉnh thức mỗi ngày - đây là điều cốt yếu. Thứ hai là học cách rộng mở tâm hồn thông qua thực hành Lục độ ba la mật đặc biệt là hạnh bố thí và nhẫn nhục. Nếu tâm hồn chúng ta khép chặt, dù trì tụng bao nhiêu chân ngôn, thực hiện bao nhiêu lễ lạy, thụ nhận bao nhiêu quán đỉnh, tầm đọc bao nhiêu kinh sách cũng đều vô nghĩa. Nếu sự hành trì không giúp ta thay đổi một cách đúng đắn, tích cực thì điều đó hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì.
Vì hay đồng hóa bản thân với đủ mọi cảm xúc, tư tưởng, thiên kiến và định kiến nên chúng ta không còn chỗ cho chính mình để có thể nhìn mọi thứ một cách chân xác trong mọi hoàn cảnh. Đắm chìm trong "vũng lầy" vô minh ấy, ta thường có những lựa chọn sai lầm trong hầu hết mọi tình huống. Giống như bị quăng quật, quay cuồng giữa cơn bão biển, cuộc sống cũng tương tự vậy, chúng ta phải học cách giữ định tâm giữa những bão tố của đời thường. Cách tốt nhất là tỉnh thức và rộng mở tâm hồn đón nhận khoảnh khắc hiện tại. Như vậy được gọi là chính niệm. Bậc Đại thành tựu giả Milarepa từng nói rằng càng trải qua bão tố thăng trầm của hạnh phúc và khổ đau, càng có cơ hội tu tập và thành tựu giác ngộ trong cuộc đời.
Chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa thực sự của tỉnh thức. Thông thường, khi chúng ta nghĩ rằng mình đang trong giây phút hiện tại, thực ra đó là lúc chúng ta đang diễn giải hiện tại, chúng ta suy tưởng về hiện tại thay vì thực sự ở trong khoảnh khắc thuần túy đó. Chúng ta có thể tự nhủ "Phải rồi, mình sẽ chính niệm", ta ngồi và nghĩ “Đúng rồi, mình đang chính niệm đây”. Nhưng như vậy không phải là chính niệm, chẳng qua là chúng ta đang nghĩ về chính niệm mà thôi. Trong khoảnh khắc chính niệm thực sự, thậm chí khái niệm về chính niệm cũng không tồn tại. Chính niệm chỉ đơn giản là sự tỉnh thức trực tiếp, rộng mở. Vì tâm bị che mờ và lớp lớp vọng tưởng nên hiện tại không thể hiển lộ đối với chúng ta. Chúng ta có thể cho rằng mình luôn tỉnh thức, thông thái và khôn ngoan nhưng thực ra phần lớn thời gian chúng ta hành xử như một cái máy. Bấm nút và nhận kết quả. Tâm đầy ắp những suy tưởng về quá khứ hoặc tương lai, kẹt mắc giữa những vọng tưởng, mơ mộng, những câu chuyện được thêu dệt, những ý kiến, những bình phẩm và phán xét – như vậy quá khó có thể buông bỏ những vọng niệm này để chỉ chú tâm vào những gì đang thực sự diễn ra. Vì thế, chúng ta cần thức tinỉh chính mình khỏi cơn mê. Khoảnh khắc mà ta đạt được tỉnh thức - dù cho đó chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi - ta có thể nhận ra mình đã mê mờ. Trong trải nghiệm của tâm tỉnh thức rộng mở, mọi thứ đều trở nên sáng rõ. Mọi thứ đều thay đổi, đều được chuyển hóa. Ta nhận ra rằng không chỉ bản thân mình mê mờ mà hầu hết những người khác cũng vẫn còn đang vô minh như vậy.
Đức Phật, vô cùng thực tế và thiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại. Ngài bắt đầu với những khai thị về thân - cấp độ thô lậu nhất - bởi thân là trải nghiệm mà tất cả chúng ta đều dễ dàng nhận thấy. Trong lúc sống với thân này, phần lớn thời gian chúng ta không ý thức được về nó, chúng ta hoàn toàn tách biệt với thân. Vì vậy, bước đầu tiên là quay về với hiện tại của thân, chẳng hạn, khi ngồi ta biết mình đang ngồi; khi đứng ta biết mình đang đứng, khi đi ta biết mình đang đi; khi nằm ta biết mình nằm. Chỉ đơn giản như vậy. Chúng ta có thể so sánh việc này như là thức giấc. Nhưng tâm chúng ta chỉ có thể tỉnh thức trong chốc lát rồi lại tiếp tục mê mờ. Thật lạ lùng là tâm luôn muốn ngủ! Do vậy, chúng ta cần nhắc nhở mình trở về với hiện tại bởi đó là khoảng thời gian duy nhất ta thực sự sở hữu. Tất cả những thứ khác đều chỉ là sự phóng chiếu của tâm.
Cách khác để rộng mở tâm hồn trong khoảnh khắc hiện tại là dùng hơi thở. Hơi thở là yều tố liên hệ giữa thân và tâm. Sân hận, sợ hãi, an lạc hay bất kỳ cảm xúc nào mà ta có đều được thể hiện qua hơi thở.Theo truyền thống Phật giáo, hơi thở được ví như con tuấn mã trong khi tâm là người kỵ sĩ. Dù cho thông thường, hít thở là một quá tình tự động, chúng ta hoàn toàn có thể tỉnh thức trong tiến trình này. Và nếu ta có thể thực sự kết nối với hơi thở, hòa nhập vào trong hơi thở, không vọng niệm gì về việc hòa nhập hay kết nối này thì như vậy nghĩa là ta đang thực sự ở trong hiện tại. Bởi hơi thở chính là hiện tại, nó ở ngay đây, trong chính khoảnh khắc này. Khi bạn bị căng thẳng và stress, cách giải tỏa vô cùng thiện xảo là điều phục tâm nương theo hơi thở vào ra. Điều này đặc biệt hữu ích khi ta phải xếp hàng chờ đợi hay đang lái xe. Khi phải dừng trước đèn đỏ, ta có thể nóng ruột nhưng nếu suy ngẫm rằng "đây chính là cơ hội tuyệt vời để thực hành", sau đó, ta xoay sự chú ý của mình về hơi thở, tình huống sẽ thay đổi ngay lập tức. Chúng ta sẽ hoan hỷ với viêc chờ đợi này!
Sự thực hành tu tập còn có một cấp độ khác đó là tỉnh giác nhận thức tâm của chính mình. Đây là cấp độ quan trọng nhất đồng thời khó khăn nhất để thực chứng bởi nó cũng là cấp độ vi tế nhất. Tất cả những Đại thành tựu giả yogi trong quá khứ đều cho rằng cốt tủy của việc thực hành là luôn quán sát tâm tại mọi thời điểm. Đây dĩ nhiên là căn bản của việc thực hành tu tập về tâm. Nhưng thế nào là giữ tâm tỉnh giác, sáng suốt? Ví dụ kinh điển là hình ảnh một người ngồi bên bờ sông quan sát dòng nước đang chảy trôi. Ví dụ khác nói về một người chăn cừu khéo léo, thiện xảo chăn dắt bầy cừu của mình.
Thiền định cũng bao gồm cách thức cứng nhắc và cách thức thiện xảo. Theo cách cứng nhắc, hành giả thiền định bằng cách cột chặt tâm mình đề giữ cho nó tỉnh thức, khiến tâm không có lối thoát và trở nên bí bách, căng thẳng. Bạn có thể thấy rằng, khi thiền giả quá gắng sức dồn ép tâm, hậu quả là họ thường bị xáo trộn các nguồn năng lượng bên trong cơ thể - người Tây Tạng gọi đó là "loong”. Khi đó, hành giả thường trở nên bực bội, muốn gào thét. Điều chúng ta cần là tâm thật sự thư giãn, tĩnh tại. Tâm cần trở nên rộng mở, sắc bén và tỉnh giác. Điều đó hoàn toàn khác với trạng thái hôn trầm (tức tâm mê mờ, ngủ gật) hay vọng tưởng (tâm lăng xăng, xao động). Nó cũng không có nghĩa là mọi thứ phải căng thẳng và mọi niệm hiện khởi phải gò ép theo một thứ tự hình thành nhất định. Một cách vô cùng đơn giản, tâm cần được rộng mở và sáng rõ.
Thực tai duy nhất mà ta có được chính là những gì đang diễn ra, ngay tại đây và ngay lúc này. Nếu ta phóng tâm với những mộng tưởng, ký ức, hy vọng và sợ hãi, chúng ta sẽ bỏ lỡ mất thực tại này và toàn bộ cuộc sống của ta chẳng khác gì giấc ngủ của mê mờ triền miên. Chúng ta làm sao có thể biết mình thực sự là ai khi mà mình không bao giờ ở trong thực tại?
(Drukpa Việt Nam)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.