Trung Thu ở miên quê năm xưa. Courtesy anninhthudoChúng tôi còn nhớ thời tuổi thơ của mình, trong hoàn cảnh khốn khó và chật vật, cứ mỗi lần nghe tiếng trống thu vọng về từ đần ngõ, một cảm giấc lâng lâng khó tả, hình ảnh chiếc bánh ú hình ngôi sao, hương vị bánh nếp và mùi nến từ chiếc đèn lồng cá chép vẫn còn đâu đó trong ý ức.
Trung Thu ngày nayNhưng, Trung Thu của những năm gần đây, có vẻ như mất hết ý vị và vẻ đẹp của nó bởi lồng đèn Trung Quốc, bánh Trung Quốc và bánh khủng của tư bản đỏ. Những thứ này ra đời, khiến cho mùa Trung Thu của trẻ em nghèo trở nên nhỏ nhoi, khép mình tội nghiệp.
Thị trường đầy rẫy lồng đèn, mặt nạ và đồ chơi và bánh Trung Thu có xuất xứ Trung Quốc
Đi dọc các thị trấn và các khu phố ven quốc lộ 1A ở miền Trung, hình ảnh bắt gặp là hàng trăm, hàng ngàn quầy bán đồ chơi trẻ em chất đầy lồng đèn, mặt nạ, đầu lân, trống cơm và bánh có xuất xứ Trung Quốc, thử ghé vào hỏi giá, mỗi chiếc mặt nạ Tôn Ngộ Không có giá từ 15 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng, mỗi chiếc đầu lân nhỏ có giá từ 50 đến 100 ngàn đồng, mỗi chiếc lồng đèn có gắn bóng điện tử chớp nháy và nhạc disco, gangnam style có giá từ 30 đến 350 ngàn đồng. Tất cả những thứ này đều có xuất xứ Trung Quốc.
Một chủ quầy bán đồ chơi trẻ em nói với chúng tôi rằng số lượng đồ chơi Trung Thu trong quầy của bà ước chừng 80% có xuất xứ Trung Quốc. Và tất cả mọi cửa hàng bán các đồ chơi Trung Thu cho trẻ em đều có số lượng hàng Trung Quốc tương đương hoặc nhiều hơn của bà. Đó là tình trạng chung, nếu bà không chấp nhận bán hàng Trung Quốc, chắc chắn mùa Trung Thu này bà chỉ biết ngồi ngáp gió nhìn người ta mua bán chỗ khác mà buồn.
Những em nhỏ đi múa lân kiếm tiền ở Thường Xuân Thanh Hóa.Giải thích thêm về chuyện này, bà nói rằng hàng Trung Thu có xuất xứ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam, nó không phải qua thuế, nó sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, chính vì thế, nó có giá mua vào rất thấp, đủ để người bán yên tâm mà xả hàng trong những phút cuối. Và có thể cạnh tranh nhau bằng cách hạ giá thành xuống thật thấp để hút khách. Trong trường hợp cả làng buôn cùng giữ giá cao thì mức lãi sẽ rất khá. Còn hàng Việt Nam, vì đã qua thuế nên giá mua vào cũng rất cao, khó cho việc bán ra, khó cho việc hạ mức giá để cạnh tranh hoặc xả hàng. Bà cho biết thêm là hiện tại, các quầy đồ chơi Trung Thu cho trẻ em ở các siêu thị lớn cũng bán một lượng hàng xuất xứ Trung Quốc khá lớn.
Một người mẹ trẻ chia sẻ với chúng tôi rằng: “Trung thu tất cả con nít ai cũng thích hết vì được nhận quà hoặc đèn lồng. Tết trung thu hồi xưa không được bài bản giống giờ, mọi thứ đơn sơ, mộc mạc, ít tốn kém hơn nhiều. Có lẽ đó là lúc ông bà cha mẹ chuẩn bị những món quà để dành cho con cháu của mình, chủ yếu mọi người đều làm bằng tay, như bánh kẹo hay đèn lồng, những thứ đồ chơi nên nó nhiều ý nghĩa, tình cảm hơn. Nhớ lại rất vui, giờ không còn cảm giác đó nữa!
Niềm vui thi đua tự làm đèn ngôi sao cho Tết Trung ThuRất nhiều trẻ em nhiều khi mới có được đèn lồng hoặc mới thấy lân nhảy múa nên rất quý, giống như một năm chỉ có duy nhất một ngày. Bữa nay thì đi đâu cũng thấy bánh kẹo, đầu lân, trống, đồ chơi bày bán đầy ra hết, nó mang tính chất đại trà rồi, không còn háo hức nữa! Nó tốn kém hơn, mang tính chất nghiêng về vật chất hơn là tinh thần. Bánh kẹo Trung Quốc thì tràn lan trên thị trường, rất khó kiểm soát.”
Trung thu của người lớn hay trẻ nhỏ?
Trung Thu của người lớn xa xỉ, Trung Thu của trẻ em nghèo buồn tủi
Nếu Trung Thu theo quan niệm dân gian từ trước vốn là Tết của trẻ em, Tết nhi đồng, thì trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bây giờ, có vẻ như Trung Thu dành cho người lớn nhiều hơn là cho trẻ em. Một giám đốc trẻ tên Hùng, gốc Thanh Hóa, vào thành phố Đà nẵng lập nghiệp được ba năm, chia sẻ với chúng tôi rằng anh thấy Trung Thu bây giờ buồn quá, nó mất hết sự thú vị trẻ con. Thay vì thời anh còn nhỏ, Trung Thu của anh bát ngát đồng dao và mê mẩn những trò chơi rồng rắn, rủ nhau đi coi múa lân, xếp hàng ở sân đội, sân hợp tác xã để nhận quà bánh… Thì bây giờ, con trẻ đua đòi bạn bè, muốn cha mẹ mua cho nó những chiếc bánh đắt tiền, lồng đèn hàng khủng để khoe mẽ với bạn bè, có khi mua về nhìn rồi bỏ đó, không thèm đoái hoài tới.
Đó là với con cái nhà giàu, chứ con nhà nghèo thì vẫn có nhiều chỗ, có nhiều em bé chỉ mong đến Tết Trung Thu, cha mẹ mua cho vài chiếc bánh ú nếp hoặc vài chiếc kẹo đường là đã vui như hội. Đôi khi nhìn Trung Thu của trẻ em nghèo, chỉ muốn ứa nước mắt. Trong lúc những cán bộ, những doanh nghiệp, những người có lắm tiền sẵn sàng vung ra vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng để mua quà Trung Thu tặng cho cấp trên, tặng vợ, con của sếp để lấy lòng, có người còn tặng cả bánh dát vàng và rượu ngoại trong dịp Trung Thu, thì đâu đó ở những góc khuất nhà quê, vùng đồng bào dân tộc miền núi, nhiều trẻ em ăn không đủ bữa, không biết gì về Trung Thu, thậm chí, trong ngày Tết thiếu nhi, các em phải mang rớ đi bắt cá về nấu cơm cho cha mẹ. Có nhiều em đã bị lũ cuốn trong dịp Trung Thu những năm vừa qua. Tất cả cũng vì nghèo.
Hùng nói thêm về hiện trạng này: ”Mọi người nhất là phụ huynh hoặc các em thiếu nhi rất là háo hức chờ đợi trung thu. Cái tình yêu thương và tính cộng đồng thể hiện qua các lời chúc hay các món quà hoặc những bữa tiệc thân mật để tìm thấy sự quan tâm và mang lại niềm vui cho các em nhỏ. Cùng với sự phát triển của xã hội, trung thu không còn là Tết của riêng thiếu nhi nữa, nó còn dành cho cả người lớn nữa. Giờ đây, trung thu có những món quà màu mè hơn, mang tính hiệu ứng nhiều hơn, những gói bánh kẹo đắc tiền, những bộ áo quần sặc sỡ, hay là điện thoại di động, hay máy tính. Nó còn thể hiện sự kinh doanh nữa. Nó là dịp để các đối tác, các doanh nghiệp gửi những món quà xa xỉ và vượt quá cái giới hạn của Tết trung thu hồn nhiên. Thay vì những người rất nghèo cần một món quà ý nghĩa không có thì có những tổ chức, cá nhân lại vung tiền quá tay. Rất là hối tiếc và cảm giác thèm muốn một cảm giác trung thu thực!”
Ông Huyện, năm nay 45 tuổi, đang sống ở huyện Ngọc Lặc, thuộc vùng núi phía Tây Thanh Hóa, than thở với chúng tôi rằng hai năm trở lại đây, gia đình ông mới biết thế nào là Trung Thu, nhưng cái điều ông gọi là biết ấy không vui một chút nào. Nghĩa là từ lúc con gái ông xin vào làm việc trong một văn phòng ủy ban nhân dân xã trong huyện với mức lương chưa đầy 2 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng chuyện quà cáp cho các sếp vào dịp lễ cưới, lễ hỏi, đám giỗ ở nhà sếp diễn ra liên miên. Có nhiều tháng, loại chi phí này chiếm gần trọn khoản tiền lương, đứa con gái của ông Huyện phải về ăn cơm của cha mẹ mới đủ sống. Và cứ mỗi dịp Trung Thu, con gái ông luôn hỏi mượn cha mẹ ít nhất cũng hai triệu đồng để mua quà Trung Thu biếu các sếp. Trong khi đó, hai đứa em nhỏ ở nhà chỉ được vài chiếc bánh chưng và vài chén chè cúng Trung Thu, gọi là cho có với thiên hạ.
Theo RFA