logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 23/09/2013 lúc 10:03:26(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Quân nhân của cường quốc số một thế giới, những người lính Mỹ, chắc chắn phải có những vũ khí tối tân, những thiết bị quân sự hiện đại – nói theo thành ngữ, họ được trang bị đến tận răng (armed to the teeth). Nhưng không phải chỉ có thế, họ còn là những con người trải qua nhiều khổ luyện trong kỷ luật để nâng cao thể lực và sức bền. Một trong những công cụ đánh giá quá trình tập luyện rèn thể lực với người lính Mỹ đó là cuộc kiểm tra APFT (Army Physical Fitness Test). Cái tên APFT có vẻ dài và khó nhớ được anh em binh lính giản dị hóa, họ gọi nó là PT test (PT là viết tắt của physical training – huấn luyện thể lực).
Mỗi binh chủng khác nhau của Quân lực Hoa Kỳ có những phiên bản APFT hơi khác nhau. Với Bộ binh Mỹ (U.S. Army) thì APFT bao gồm 3 thao tác chính, đó là (1) push-up mà ta quen gọi là hít đất; (2) sit-up, thao tác này được một người giữ chặt hai cổ chân, và người lính khi thi sẽ ngả lưng trên mặt phẳng, hai đầu gối gập khoảng 1 góc 90 độ, rồi họ sẽ gồng cơ bụng để bật lên trong tư thế ngồi; và (3) 2-miles run chạy 2 dặm trong một khoảng thời gian ấn định áp dụng cho từng nhóm tuổi và giới tính.
APFT của U.S. Army được thiết kế áp dụng cho từng độ tuổi khác nhau. Ví dụ như điểm áp dụng với các tân binh còn trẻ của ba môn push-up, sit-up, và 2-mile run sẽ cao hơn các tay lính nhiều tuổi. Vì mục tiêu của APFT là đánh giá khả năng thể lực của lính, nên những thang điểm (scale) được đưa ra để đánh giá sao cho sát với khả năng thể lực của người lính theo tuổi tác của anh ta. Ngoài ra, thang điểm 3 môn của APFT được tính riêng cho hai phái nam nữ. Tại sao? Khá dễ hiểu, vì cấu trúc cơ thể của phái nam và phái nữ có những nét đặc trưng khác biệt. Vì vậy, tiêu chuẩn thang điểm của ba môn áp dụng với họ cần có những điều chỉnh thích hợp.
Sức khỏe của lính là một bộ phận quan trọng của quân lực Mỹ. Tất nhiên mục tiêu của APFT là đánh giá thể lực. Vì vậy, các binh sĩ của U.S. Army sẽ tập luyện APFT khá kỹ lưỡng. Tùy từng đơn vị theo chuyên ngành riêng mà việc tập luyện PT có những điều chỉnh khác biệt. Thông thường PT diễn ra vào sáng sớm, luân phiên giữa các thao tác tập nhằm giúp binh sĩ khi thi APFT sẽ đạt được điểm số cao nhất. Nhiều đơn vị tập PT theo lịch 3 ngày/tuần. Mỗi lần tập chừng một giờ hoặc lâu hơn. Nhiều đơn vị tác chiến (infantry units) tập PT nhiều hơn, gần như là mỗi ngày. Ngoài ra, hầu hết những doanh trại quân đội Mỹ luôn có những phòng tập thể dục (gym) để quân nhân tập luyện thêm.
Cần biết, vì APFT là một khâu trong quá trình đánh giá kỹ năng toàn diện của một người lính Mỹ, nếu không đạt đủ điểm APFT tối thiểu (điểm chung của cả 3 môn là 180), một quân nhân sẽ bị sa thải với hình thức xuất ngũ hạnh kiểm xấu (dishonorable discharge), dĩ nhiên là họ không được hưởng các quy chế phúc lợi so với các hình thức xuất ngũ với hạnh kiểm tốt (honorable discharge). Công tâm mà nói, có phạt sẽ có thưởng. Nếu như các quân nhân có điểm số APFT cao, đó sẽ là một thuận lợi giúp họ được thăng cấp (promotion). Nên tạm nói rằng APFT khá quan trọng đối với binh nghiệp của một người lính. Những ai đạt 90 điểm cho mỗi bộ môn (tổng cộng 270 điểm sẽ được thưởng một phù hiệu thể lực (Physical Fitness Badge) có thể may vào quân phục, nhìn rất oai, rất “ấn tượng”.

Nhiều người sẽ nghĩ lính các sắc dân khác nhau sẽ có những khả năng thể lực khác nhau. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Lấy trường hợp Hạ sĩ (Corporal) Holden Isley, một trẻ em mồ côi người Việt (tên thật là Nguyễn Ngọc Tráng) làm ví dụ, bạn sẽ ngạc nhiên và thán phục người lính Mỹ gốc Việt này.
Hồi nhỏ Holden cùng với 3 anh chị em khác sống tại một trại mồ côi ở Thanh Hóa, Việt Nam. Sau đó cả bốn anh em được bố mẹ nuôi là ông bà Melvin và Judy Isley nhận, đem về sống ở Ceresco, Nebraska. Holden theo học trung học tại trường Bishop Neumann High School của thành phố Wahoo, Nebraska. Anh đến Mỹ ngày 18 tháng 09 năm 1994, lúc được chín tuổi. Anh có một anh trai tên Hunter Cuong Isley cũng theo nghiệp lính, và là một sĩ quan (warrant officer). Chính người anh trai khuyến khích cậu em nên đi lính. Kết quả Holden đã gia nhập U.S. Army năm anh 25 tuổi với chuyên ngành (MOS 92 A) chuyên viên tiếp liệu (Supply Support Activity).
Mục đích mỗi người lính Mỹ nhập ngũ không ai giống ai. Với Holden, tình cảm của anh dành cho nước Mỹ rất đặc biệt. Nhờ xứ sở này, anh cùng người anh trai và hai cô em gái là Jillian Thinh Isley và Cairo Thuy Isley đã được đổi đời. Là trẻ mồ côi, nay có ba mẹ, có mái nhà, Holden cảm động lắm. Tuy nhiên anh cũng có nỗi lo, như lời anh nói: Tôi cũng hết sức hoảng khi gia nhập một gia đình của những người mình chưa hề trông thấy hay gặp gỡ và mình chẳng biết họ sẽ đối xử với mình ra sao (I ‘m also so frighten and damn scared due to moved into a family that you never see or meet them before and you don’t know how they’re treating you). Holden nói và viết được tiếng Việt, nhưng anh có vẻ tự nhiên hơn khi sử dụng tiếng Anh.
Nếu gõ vào Google từ khóa: APFT scores 402, bạn sẽ thấy những đường link nói về Pfc (Private First Class) Holden Isley. Điểm APFT 402 của Holden thật đáng nể. Chàng trai người Mỹ gốc Việt (tên Nguyễn Ngọc Tráng) ấy chỉ cao 5.0 ft, vậy mà trong thời gian huấn nhục ở quân trường tại căn cứ Fort Jackson, South Carolina, anh đã đạt được điểm APFT kỷ lục của những tay cự phách, gần như độc nhất vô nhị.
Nói thêm về kiểm tra APFT, 2 phút dành cho push-up và 2 phút dành cho sit-up. Theo độ tuổi của từng cá nhân mà tính. Ví dụ như nhóm 22-26 tuổi của nam quân nhân (thời điểm Holden được huấn nhục), trong vòng 2 phút mà push-up được 75 là được 100 điểm. Sau đó thời gian còn dư cứ tiếp tục push-up cho tới khi 2 phút chấm dứt, mỗi lần push-up được tính 1 điểm. Cũng trong độ tuổi này, nếu 2 phút mà sit-up được 80 cái sẽ được 100 điểm. Rồi tiếp tục sit-up thêm được số dư, mỗi cái được tính thêm 1 điểm. Về phần chạy 2 dặm thì nhóm tuổi 22-26 nếu chạy trong khoảng 13 phút hoặc ít hơn sẽ được 100 điểm. Điểm APFT chính thức (official scores) ghi trên báo cáo chỉ tối đa là 300 điểm. Còn điểm phụ trội là điểm tính tại đơn vị, song luôn rất ấn tượng đối với các bạn lính cùng đơn vị. Các bạn có thể tham khảo thang điểm APFT tại trang website của U.S. Army (http://usarmybasic.com/army-physical-fitness/)
Trong trường hợp của Holden, tại kỳ thi APFT huấn luyện khổ nhục (basic training) anh đạt được 402 điểm. Ngày đó anh thuộc Đại đội E, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Bộ binh 13th (Company E, 3rd Bn., 13th Inf. Reg.), kỳ thi APFT trong 2 phút anh push-up được 132 cái, sit-up được 114 cái, và chạy 2 dặm mất 11 phút 53 giây. Đó là một kỷ lục không phải ai muốn cũng làm được.
Trò chuyện với Holden Isley (người Mỹ gốc Việt – một em nhỏ mồ côi được bố mẹ Mỹ nhận nuôi) mới thấy anh thực sự quý mến bộ quân phục. Anh tâm sự: Tôi vinh dự được mặc bộ quân phục Mỹ. Và khi đã mang quân phục, tôi học tập cách hoàn thành các nhiệm vụ, đảm nhận trách nhiệm về các hành động của tôi và những người được giao phó cho tôi (I am honored to put on the Armed Forced Uniforms. And once I put on the Uniforms, I learn how to fulfill my obligations, accept my responsibility for my own actions and those entrusted to my care). Nói về các em nhỏ ở độ tuổi thiếu niên về tinh thần phục vụ, anh chia sẻ rất chân tình: Tôi cho rằng tất cả các thiếu niên nên gia nhập quân đội ít nhất là một lần để các em có thể học và hiểu được về sự Trung thành, Bổn phận, Kính trọng, Xả thân Phục vụ, Danh dự, Liêm chính và lòng Can đảm Cá nhân (I think every teenage should join the Armed Forced at least once so they can learn and understand how to be Loyalty, Duty, Respect, Selfless Service, Honor, Integrity, and Personal Courage). Lời anh nói khiến bất cứ ai từng mặc áo lính phục vụ trong quân đội Mỹ sẽ nhớ tới chữ LDRSHIP (viết tắt bởi các mẫu tự đầu của các chữ Loyalty, Duty, Respect, Selfless Service, Honor, Integrity, and Personal Courage) – tức leadership – có nghĩa là người lãnh đạo, người tiên phong.
APFT – đó là thước đo những khổ luyện âm thầm trong lặng lẽ mỗi người lính Mỹ thường xuyên tập luyện. Mỗi năm các binh sĩ Mỹ sẽ trải qua 2 đợt thi APFT. Điểm tổng cộng để đạt tiêu chuẩn tại ngũ là 180 (trong thời gian huấn nhục là 150). Nếu không đạt được tiêu chuẩn này họ sẽ bị sa thải. Như vậy, ngoài những chuyên môn nghiệp vụ được huấn luyện kỹ lưỡng, quá trình rèn luyện thể lực đối với quân nhân Mỹ là một yêu cầu bắt buộc nghiêm túc.
Có câu nói: Nuôi quân ba năm, dụng quân một giờ. Lính không khỏe thể lực dẫn đến tình trạng sức mạnh quân đội bị hạn chế, kém sút. Lính sức yếu, lính bê trễ, chểnh mảng tập luyện thể lực khiến quân đội kém đi tinh thần kỷ luật. Có lẽ đó là lý do Quân đội Mỹ cần đến APFT để góp phần đào tạo và giữ cho đội ngũ những chiến binh của mình luôn luôn khỏe mạnh, năng động. Và câu chuyện của anh Holden Isley – Cậu bé mồ côi người Việt Nguyễn Ngọc Tráng thuở nào, đã chứng minh một điều: Rèn luyện thể lực không khó lắm, ai cũng làm được, quan trọng nhất vẫn là mình có đủ ý chí, có đủ tinh thần kỷ luật hay không mà thôi.

Nguyễn Thơ Sinh
(Theo: http://www.army.mil/arti..._record_unit_APFT_score/
http://usarmybasic.com/army-physical-fitness/)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.