logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 26/09/2013 lúc 06:12:43(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Lâu lắm rồi tôi không nói tới chuyện ông bạn Mỹ, làm cùng nghề với tôi, là cái ông viết đề mục trên báo

Houston Chronicle ý mà. Ông này bây giờ chắc già bộn rồi. Hồi tôi hay nói tới ông ấy - nói cho ngay là

cóp bài của ông ấy - ông ấy đã ngoài 80 tuổi rồi cơ mà. Bây giờ chắc cũng lóp lép 9 mí chứ không chơi.

Tôi chỉ nhớ rằng ông ấy hơn tôi 10 tuổi. Cho nên tôi luôn luôn lấy ông ấy ra làm gương mẫu. Tôi vẫn

thường nói chừng nào ông ấy nghỉ thì tôi cũng nghỉ. Cụ biết sao không, cái nghề đời là lão lai tài tận. Già

rồi thì cho dù có còn sáng suốt đến mấy cũng trở nên cùn cụt.
Hồi sau này ông ấy viết chuyện nhiều khi chẳng có đầu có đuôi, cho nên tôi chán. Tôi đọc bài bản của

ông ấy nhiều khi chẳng phải để học hỏi mà chỉ cốt để cóp thì nhiều. Đến một lúc, khi tôi không có gì để

cóp được thì tôi bèn dẹp ông ấy qua một bên. Bạc thì dân bất nhân là tôi, tôi đã chả từng thú nhận mí cụ

như vậy là gì. Hiện giờ, tuy ông ấy vẫn còn viết lai rai, chưa nghỉ nhưng bài bản của ông ấy không còn

hay ho như trước nữa. Cho nên tôi bèn trông người mà ngẫm đến ta cho nên cũng cảm thấy run lắm.

Tôi chê bài của ông ấy thì chắc chắn – ngoài kia - thiếu gì cụ đang chê bài bản tôi.
Chả biết các cụ chê bai tôi ra sao, tôi đâu có nghe được. Nhưng mà tôi tin ở mấy ông bà chủ báo. Khi

nào mấy cụ ấy còn vẫn đăng bài của tôi thì chắc chắn còi báo động chưa rú lên. Vì các cụ ấy mở báo,

làm báo là để phổ biến văn hóa.
Đó là một tâm niệm cao quí, nhưng nếu tháng nào các cụ ấy cũng cứ phải móc hầu bao ra mà nuôi báo

thì chắc các cụ ấy cũng chả thể nào nai lưng ra làm việc chùa như thế mãi được. Mà muốn báo sống

được, muốn có người đọc báo, muốn có người quảng cáo trên tờ báo, thì ít nhất báo phải có bài cho

người ta đọc. Chứ mà báo mà giở qua giở lại chẳng có chuyện gì hấp dẫn thì có biếu không người ta

cũng chả đọc cho thêm ác khẩu, vì vừa đọc vừa chê thì chẳng những mất thì giờ mà còn mang tội với

Trời.
Tôi cứ dựa hồn dựa cốt thế mà mặt chai mày đá tiếp tục viết. Tôi viết báo cũng là vì nhiệm vụ cao quí là

gìn giữ tiếng Việt theo lời khuyên nhủ của ông gì nhỉ???? Nguyễn Văn Vĩnh hay là cụ Phạm Quỳnh. Cái

ông nói rằng tiếng Việt còn thì nước Việt còn ý mà. Còn nhiệm vụ thứ hai là để tập luyện cái bộ óc vừa

cùn vừa rỉ của tôi cho còn làm việc được. Nhà tôi có gene u mê cho nên tôi sợ cụ An Giai lắm. Gặp cụ

thì chỉ có đổ nợ vào thân. Vì thế cho nên mới phải sớm chiêu chiều mộ là vì thế. Chứ thật quả nhà cháu

không hề bao giờ có ảo vọng trở thành nhà văn cả. Thế rồi tôi cứ lộng giả thành chân, thành ra thợ viết

lúc nào không biết.
Cái ông bạn tôi, mấy năm nay, tuy ông ấy vẫn mạnh miệng nói rằng, ông ấy còn viết dài dài, ông ấy chưa

hề có ý tưởng về hưu hay nghỉ việc đâu. Vì thế Chủ Nhật vừa rồi tôi mới đọc được cái bài viết có tên là

Mỗi Người Việt Một Cách, đem ra mượn tạm để ba hoa mí cụ. Nếu cụ xem bài của ông ấy thường

xuyên thì cụ mới biết được tông tích họ hàng bạn bè của ông ấy.
Ông ấy có một ông bạn tên là Mel, tuổi tác cũng chẳng kém gì ông ấy, và cụ Mel cũng làm nghề viết

báo, nhưng cụ Mel ít gân hơn cụ Leon cho nên về hưu lâu rồi.Cụ Mel lại chơi, thấy cụ bạn đang lao động

kịch liệt trên bàn phím cho nên mới bèn phỏng vấn. – Này giả thử chỉ còn hai tiếng đồng hồ nữa cậu

phải nộp bài mà cậu chưa viết được một chữ mà trong đầu thì trống rỗng chẳng có lấy một tí ti ý kiến thì

cậu làm sao hả? – Hai giờ là một thời gian rất dài đối với nhà báo. Dư sức nặn óc nghĩ ra đề tài để viết.

Thông thường, lúc đó tớ sẽ lục lọi trong đầu ra một đề tài cũ rích từ ngàn xưa rồi bịa thêm chi tiết mới

vào để cho nó thành một bài mới, thế là có ngay bài để nộp. Cậu cũng là nhà báo bộ không xài đến cái

tiểu xảo ấy bao giờ sao mà còn phải hỏi. - Hồi trước cậu hay nói chuyện con lừa biết nói mỗi khi cậu bí

có phải không? làm gì có chuyện con lừa biết nói, cậu bịa ra để cứu bần chứ gì? – cái đó là bí mật

nghề nghiệp. Đâu có phải con lừa lúc nào nó cũng thích nói chuyện đâu. Dựa vào nó có khi sập tiệm ấy

chứ.
Nghe hai ông bạn già này nói chuyện với nhau, tôi liên tưởng ngay đến sự nghiệp văn chương của tôi.

Tôi thấy rằng ông Leon ngon hơn tôi,- chỉ vì ông ấy là Mỹ, theo tinh thần vọng ngoại của dân Giao Chỉ -

nhưng lề lối làm việc có vẻ bê bối hơn tôi. Không bao giờ tôi để nước đến chân mới nhẩy như ông ấy.

Lịch trình làm việc của tôi là, tôi luôn gửi bài cho các báo ngày thứ hai đầu tuần, mặc dầu bài nào của tôi

cũng lên báo ngày thư sáu. Như vậy, tuần nào, cho dù bận rộn tới đâu, tôi cũng phải xong trước ngày

thứ Bảy.
Tôi là người Công Giáo đấm ngực, cho nên tôi không bao giờ làm việc ngày Chủ Nhật cả. Nếu chỉ còn

hai tiếng đồng hồ nữa thì tôi không có cách nào hóa phép ra bài để nộp được. Lúc đó chỉ có cách duy

nhất là moi móc trong những năm về trước, càng cũ, càng lâu, càng tốt, để tìm một bài nào chưa bị mất

thời gian tính rồi xóa cái đề tựa cũ đi, đặt cho nó một đề tựa mới, rồi gửi đi, trong bụng vừa đánh lô tô

vừa lạy Trời lạy Phật cho ông tổng thư ký hay bà chủ bút, không nhớ rằng đây là một bài đã đăng rồi.

Còn độc giả thì tôi yêu trí vì tin tưởng rằng mấy cụ bồ tèo của tôi, chỉ cần tìm bài của tôi để đọc, thì đều

trẻ tuổi và có trí nhớ dai như tôi, cho nên chẳng hề biết đây là bài cũ soạn lại. Đằng nào cũng ăn gian thì

tội gì không ăn gian tối đa, cần gì phải hoa hòe hoa sói bày đặt lấy ý cũ viết lại thành bài mới cho nó mất

thì giờ. Rượu cũ thì để bình cũ hay bình mới thì cũng vẫn là rượu cũ. Về vấn đề chạy bài, tôi thấy cụ

Leon mặc dầu lớn tuổi hơn tôi nhưng không chuyên môn và khôn ngoan bằng tôi. Hay là ông ấy lương

thiện hơn tôi thì lại là một chuyện khác.
Còn cái vụ con lừa biết nói của cụ ấy tôi thấy cũng không hay bằng cái gánh hát trên nóc tủ của tôi. Cụ

Leon bịa ra chỉ có mỗi một con lừa. Tôi chẳng phải là đảng viên Đảng Dân Chủ mà là người giao chỉ,

cho nên tôi rất khi dễ con lừa. Đối với người Giao Chỉ chúng tôi con lừa là một con vật vừa ngu, vừa

bướng cho nên nói chuyện với nó thì làm sao mà hấp dẫn thiên hạ cho được. Cho nên từ hồi tôi bắt đầu

đọc báo Mỹ, chẳng bao giờ tôi đọc những bài mà cụ Leon viết về con lừa cả. Lừa làm sao so sánh

được với con người. Trên nóc tủ của tôi có biết bao nhiêu nhân vật, thật cũng như ảo. Nói chuyện với họ

thì biết bao giờ cho hết chuyện.
Cho nên mỗi lần tôi bí đề tài, tôi chỉ cần gõ kẻng leng keng, mấy đào kép của tôi nhất tề xuất hiện. Tôi

tha hô tán láo với mấy cụ ấy. Hết chuyện mình đến chuyện người rồi lan ra đến chuyện đời. Hay ho vô số

kể. Tôi chỉ cần bịa một thì mấy đào kép của tôi bịa ra hàng trăm chuyện. Cứ thế mà tan rộng ra. Tôi học

hỏi được cũng nhiều mà mấy cụ độc giả của tôi cũng học được khối điều hay. Nhiều khi mấy cụ xem

kịch chúng tôi diễn trên nóc tủ, mấy cụ cứ tưởng rằng chuyện bịa, ai ngờ có khi các cụ đang xem chuyện

của các cụ mà các cụ cũng không hay. Cái thần sầu của cái sân khấu trên nóc tủ của tôi là ở chỗ ấy đấy.

Xem kịch nào biết có mình ở trong. Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng. Người đâu tả ở mấy màn kịch đây?
Vì thể, tôi xin chữa lại câu phê bình của cái nhà ông gì Phạm Quỳnh hay Nguyễn Văn Vĩnh khi ông ý nói

rằng người Việt Nam chỉ biết bắt chước là một sự mạ lỵ công khai và thậm từ. Người Việt nam tuy hay

bắt chước, nhưng lại luôn luôn biết thêm mắm thêm muối cho nên cái sự bắt chước của chúng tôi hay

hơn bản chính nhiều.
Tôi, nhân danh người Việt Nam, đòi hỏi một lời xin lỗi và một đồng bồi thường danh dự.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.