logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/09/2013 lúc 10:34:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dọc đường thiên lý Bắc Nam có rất nhiều Đền thờ Thánh, thờ danh nhân lịch sử. Chúng ta thường nghe: Đền Thánh Trần, Đền Bà Triệu, Đền Hai bà Trưng… nhưng cũng có một số Đền nghe tên, khó mà hình dung được ý nghĩa như thế nào. Đền Quán Cháo, Đền Dâu, Đền Sòng v.v…
Tôi rời Nam Định thật sớm, dọc đường ghé Đền Quán Cháo, Đền Dâu, làm sao đến Thanh Hóa kịp trong ngày để sáng hôm sau đi tìm đất Lam Kinh (cách Thanh Hóa 80 km hướng Tây Bắc), kinh đô của Lê Thái Tổ ngày trước.
Đền Quán Cháo cách Ninh Bình 12 km về phía Nam. Đền Quán Cháo gắn liền với sự tích tiên nữ dâng cháo cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận. Nói đến Đền Quán Cháo không thể bỏ qua chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung. Trận đại phá quân Thanh như một hào quang sáng rực trong lịch sử nước nhà. Dành ít phút để nhìn lại trang sử hào hùng có một không hai này. Chiến thắng của vua Quang Trung có phần đóng góp không nhỏ của một danh tài văn võ kiêm toàn, một kẻ sĩ được vua Quang Trung ngưỡng mộ tin tưởng, đó là Ngô Thì Nhậm.
Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746 mất năm 1803 là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê – Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý phục. Vụ án năm Canh Tý (1780) nổ ra, ông không can dự gì nhưng cũng phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn. Khi biết Nguyễn Huệ nổi dậy khởi nghĩa, đánh đâu được đấy, và rất được lòng dân, Ngô Thì Nhậm đã hướng lòng mình muốn theo phò Nguyễn Huệ. Năm 1787, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, ông đã thực hiện được điều đó. Nguyễn Huệ phong ông làm Tả Thị Lang bộ Lại. Trước khi trở về Phú Xuân, Nguyễn Huệ giao cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Dụng và Ngô Thì Nhậm trấn giữ Bắc Hà.
Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang nước ta, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Thế giặc rất mạnh. Trước tình hình đó, Ngô Văn Sở cho họp các quan văn võ, bàn cách đối phó. Đa số các quan bày mưu cố thủ ở Thăng Long. Riêng Ngô Thì Nhậm nghĩ khác. Ông cho rằng, lúc này quân địch rất mạnh, dân Bắc Hà còn nhiều người vẫn trung thành với vua Lê sẽ bị quân Thanh lừa dối. Nếu cố thủ ở Thăng Long, quân Tây Sơn dễ bị đánh ngay từ phía sau lưng. Theo ông, phải chọn đèo Tam Điệp là nơi ngăn cản quân Thanh, có nghĩa là khóa chặt cửa ải Tam Điệp. Ông lên kế hoạch và đem bàn với các tướng lãnh Bắc Hà: “Đèo Tam Điệp là nơi ngăn cách giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, rất hiểm yếu, ta nên tiến công gấp để giữ lấy. Chớ để quân giặc chiếm trước. Được như vậy thì từ Trường Yên (phủ Trường Yên) về Bắc còn là của mình. Nếu núi Tam Điệp mà mất thì lộ Sơn Nam thênh thang với những cánh đồng bằng phẳng rộng rãi, e khó tranh nhau với giặc, việc nước sẽ không thể làm thế nào được nữa”. Chiến lược đó được các tướng lãnh ủng hộ và thực hiện ngay. Từ Thăng Long, Ngô Văn Sở theo đường bộ lui quân về giữ núi Tam Điệp (Ninh Bình). Thủy quân chở lương thực theo đường biển rút về đóng ở Biện Sơn (Thanh Hóa). Phòng tuyến thủy bộ Tam Điệp – Biện Sơn đã hình thành vững chắc nhằm nhử địch vào sâu về phía Nam, địch sẽ chủ quan kiêu ngạo, còn quân ta chờ vua Quang Trung kịp kéo quân ra Bắc.
Ngô Thì Nhậm chọn Tam Điệp làm nơi rút quân vì ông am hiểu tường tận địa thế nơi này. Ba dãy núi đá vôi chạy suốt từ tỉnh Hòa Bình đổ về, ăn ra tận biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến đây hạ thấp xuống làm thành 3 đèo liên tiếp nhau gọi là Tam Điệp. Từ phía Bắc vào, đèo thứ nhất cao 68 mét, đèo thứ hai ở giữa cao 110 mét, đèo thứ ba cao 80 mét (so với mặt biển). Phía Bắc đèo Tam Điệp lại có một cửa ải hiểm yếu án ngữ. Núi đá đứng sừng sững hai bên, giữa là một lối đi – một thế núi hùng vĩ và cũng tuyệt đẹp (1). Vì thế đèo Tam Điệp là một phòng tuyến lợi hại, một vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường ra Bắc vào Nam của đất nước, địch khó có thể tiến đánh quân Tây Sơn.
UserPostedImage
Đèo Tam Điệp

Chính vì vậy, khi tới đèo Tam Điệp, vua Quang Trung đã thán phục kế hoạch rút quân chiến lược của Ngô Thì Nhậm, “Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chúng, lo chỉnh đốn đội ngũ rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến cho lòng quân phấn khích, ngoài thì khiến cho lòng giặc kiêu căng, đó là một kế hay.” (Hoàng Lê nhất thống chí).
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 -1-1789) vua Quang Trung hội đại binh ở đèo Tam Điệp và dõng dạc tuyên bố: “Nay ta tới đây tự đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi. Chỉ trong 10 ngày thế nào cũng quét sạch quân Thanh… Sau khi thắng trận phải khéo dùng ngọc bút thay giáp binh. Việc đó ta giao cho Ngô Thì Nhậm” (2).
Mười ngày sau, ngày 30 tháng Chạp (25-1-1789) vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp và tuyên bố trước ba quân: “Nay hãy làm lễ ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các người hãy ghi nhớ lấy lời ta nói, xem có đúng không”.
Sự việc diễn ra đúng như vua Quang Trung nói: Chỉ trong 5 ngày 29 vạn quân Thanh bị dập tan. Ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) quân Tây Sơn chiến thắng lớn ở Đống Đa (Thăng Long), chiến thắng nhờ một phần mưu lược của Ngô Thì Nhậm như lịch sử đã ghi. Vì vậy năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng Thư.
UserPostedImage
lễ hội Đống Đa
Tưởng cũng nên nhắc lại: Bảy thế kỷ trước, đại quân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã từng chọn nơi này để đóng quân, đánh giặc. Nay còn Đền thờ Đức Thánh Trần ở Thổ Khối (xã Hà Dương, huyện Hà Trung, Thanh Hóa), nơi xưa kia ngài đánh tan chiến thuyền của Toa Đô. Đèo Tam Điệp là tên gọi chính thức trong sách sử và địa lý cổ Việt Nam, con đường thiên lý từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo nằm trong vùng “Nhất bách lục sơn” (106 quả núi). Thời trước, con đường Thiên lý còn gọi là đường “dịch trạm”, đường “cái quan”, đường “triều chính”. Ngày nay, QL1A qua Tam Điệp, có đoạn không trùng với đường thiên lý cổ, mà vượt qua núi Tam Điệp ở Dốc Xây, ranh giới giữa Ninh Bình và Thanh Hóa. Đoạn đường này do người Pháp mở từ Đền Dâu (thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đến Đền Sòng (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) vào đầu thế kỷ 20 để “nắn” thẳng đường Thiên lý, tránh phải đi qua đèo Tam Điệp cổ cheo leo. Từ năm 1999 đã có đường hầm qua núi ở Dốc Xây, đi lại hai chiều rất thuận lợi. Trong dân gian đèo Tam Điệp được gọi là Đèo Ba Dội. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ:

Đèo Ba Dội
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân, quân tử ai là chẳng…
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.

Vùng Ninh Bình cũng truyền nhau câu:

Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng

Quốc lộ 1A từ Ninh Bình vô Nam khá tốt, lượng xe không bao nhiêu, tôi thong thả chạy, chưa đầy 30 phút, đã nhận ra Đền Quán Cháo nằm trên gò đất cách mặt đường 5 mét. Tôi dừng xe lên Đền. Khuôn viên Đền không rộng, điện thờ 3 gian hẹp, xây theo lối bây giờ: hàng hiên cửa vòm, vào điện thờ cửa ván. Ngay trước sân Đền có một hương án (không rõ thờ ai) với “hòm công đức” bằng kính, bên cạnh lại thêm một “bàn ghi công đức” (3). Trên vách trước Đền có treo bảng cáo thị có nội dung:

Nhà Đền Quán Cháo
Xin kính báo
Đã được sự nhất trí của tập thể vậy nay nhà Đền yêu cầu tất cả khách thập phương xa gần về chiêm bái cửa mẫu tại Đền.
Toàn bộ trong Đền các cụ Từ đã thắp hương vòng để thờ rồi.
Riêng khách về chiêm bái cửa mẫu chỉ được thắp nhang ở bát hương Hội Đồng ở cửa Đền và các bát hương thờ ở cửa Đền và ngoài sân chứ không nên thắp nhang ở trong Đền nữa.
1. Hư hỏng tượng và đồ thờ
2. Tránh hỏa hoạn sự cố xảy ra.
Mong tất cả quí khách hết sức thông cảm cho nhà Đền.

Hai đầu hồi có hình hai vị hộ thần râu ria áo mão như ngài Tiêu Diện ở chùa. Không rõ Đền đang xây dựng gì mà sân đầy gạch ngói vôi vữa rác rến chẳng có vẻ gì là di tích đền miễu.
Trong Đền có mấy người đang lễ, người đi lễ tự lo mọi việc: soạn lễ dâng lễ, tác bạch cầu xin, cách thức tùy tiện không ai hướng dẫn. Tôi bước nhẹ vào nội điện, gian giữa bàn thờ lớn có bảng “Hội đồng Tứ Phủ”. Cách bày biện đồ thờ cũng lạ: Sát đất dưới gầm bàn 3 chung nước trên 3 đôn gỗ, trên bàn có lư nhang, chân đèn, quả phẩm. Trên nữa là bệ thờ có lư trầm lớn và nhiều bình sứ, hai bên có tượng nữ Thánh trong lồng kính. Ngoài rìa bệ thờ mỗi bên thêm một bàn thờ nhỏ cao ngang tầm, cũng tượng Thánh trong lồng kính. Có hai cửa ngăn mở ra phòng sau nội điện, do không gian hẹp nên đồ thờ và tượng, bày biện ở hộc âm trong tường chứ không có hương án.

UserPostedImage
Trước sân đền
Nhìn chung hình thức thờ phượng ở Đền không rõ rệt, thiếu ngăn nắp, cho dù đồ thờ có sơn son thếp vàng cũng không thêm được phần tôn nghiêm. Tuy nhiên “đất lề quê thói”, bá tánh thích như vậy, trong cái không khí lù mù lộn xộn lại như thêm phần huyền bí linh thiêng. Người đi lễ chỉ cần biết dâng lễ cầu xin chứ cũng chẳng mấy ai để ý đến nghĩa lý. “Nhà Đền” hay “nhà chùa” thì cứ ậm ự, tiền công đức vô nhiều là tốt rồi (4).
Tôi loanh quanh chụp ảnh, lát sau mấy bà đi lễ ra, tôi hỏi thăm:
- Bà cho tôi hỏi thăm, sao không thấy ai trông coi Đền nhỉ?
- Có đấy, chắc mấy bác có việc đi đâu đó.
- Nghe nói Đền thờ Thánh Mẫu, chắc bà biết rõ?
- Vâng, đề thờ Mẫu Liễu Hạnh, linh lắm ông à.
- Hôm nay bà đi lễ để xin về chuyện gì?
- Tôi xin cho cháu sớm có việc làm để giúp gia đình.
Tôi nhìn qua cô gái đứng cạnh:
- Cháu học lớp mấy rồi mà xin đi làm?
- Hết cấp ba, cháu không vào được đại học phải kiếm việc làm thôi. Có người rủ cháu đi lao động nước ngoài, cháu không dám, vì nhiều người bị lừa phải sống lang thang không có tiền về nước. Với lại đi cũng tốn nhiều tiền mà nhà cháu làm sao có.
Tôi khựng lại khi nghe cô gái tâm sự. Mãi một lúc mới tìm ra câu hỏi:
- Thường các bà cúng chay hay mặn?
- Cúng Thánh thì mặn, cúng Phật mới cúng chay.
- Tôi nghe nói Phủ Tây Hồ mới thờ Mẫu Liễu Hạnh thưa bà?
- Đấy là đền lớn, mẫu Liễu Hạnh thì nơi nào cũng có đền thờ.
- Thưa bà lễ lớn Đền Quán Cháo vào dịp nào.
- Từ ngày đầu năm đến rằm tháng Giêng khách thập phương về lễ rất đông. Những ngày hội lớn Đền có Đồng hầu Thánh rất nghiêm túc và ý nghĩa. Bà con đi lễ rất thích.
Thờ Mẫu là tín ngưỡng phổ biến ở miền Bắc. Hồi mới đi Bắc lần đầu, tôi rất ngạc nhiên thấy nhiều Phủ Đền: Phủ Tây Hồ, Phủ Dầy, hầu hết thờ Thánh Mẫu… nói chung là tín ngưỡng Tứ Phủ: Thiên Phủ – Nhạc Phủ – Thủy Phủ – Địa Phủ.
Đền Quán Cháo thờ chúa Liễu Hạnh, vị thánh có quyền năng làm mây mưa sấm chớp, cho quyền phép cứu giúp người dân. Truyền thuyết nữ Thánh hiển hiện giúp Vua Quang Trung lúc đưa quân ra dẹp quân Thanh là ý nghĩa tên gọi của Đền.
Rời Đền Quán Cháo lúc ngang qua Đền Dâu (phía trong Đền Quán Cháo một đoạn), tôi dừng lại. Đền Dâu có ngoại cảnh tươm tất hơn và nằm ngang với mặt lộ. Đền cũng thờ Công chúa Liễu Hạnh như Đền Quán Cháo, ngoài ra còn bàn thờ Ngũ vị Tôn Ông, bàn thờ Ban Hội Đồng. Trước thềm điện thờ có hai bia đá: Bia lớn trên khắc chữ Hán, dưới chữ Quốc ngữ: “Hội phụ lão và nhân dân thôn Lý Nhân, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Bia nhỏ khắc tên Ủy ban kiết thiết Đền Dâu cung Đệ nhất Đệ nhị gồm có 11 người.
Từ trong Đền nhìn ra sân, có một bàn thiên thờ biểu tượng ngọn lửa (Thần Hỏa?), có voi chầu hai bên. Hai cây đại (sứ) cổ thụ, ít ra cũng vài trăm năm như dấu hiệu tên tuổi của Đền. Cảnh Đền vắng vẻ, yên tĩnh và ngăn nắp hơn Đền Quán Cháo rất nhiều.
Hằng năm, lễ hội Đền từ 20/2 và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Chụp thêm mấy tấm hình rồi lên xe vào Thanh Hóa để đi Lam Kinh.
Trần Công Nhung
Tháng 6, 2008
—————–
(1) Năm 1842, vua Thiệu Trị tuần du qua đèo Tam Điệp đã làm bài thơ “Quá Tam Điệp sơn”, 10 tháng sau bài thơ được khắc bia đá, dựng ngay cạnh con đường Thiên Lý cổ băng qua đỉnh núi ở giữa, cao nhất. Hiện nay, tấm bia đá đã được tìm thấy trên đỉnh đèo. Năm 1984, tìm được nền nhà bia cũ và bia được dựng đúng vị trí nhà bia cổ. Đỉnh núi có tấm bia này là điểm phân chia địa phận giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.
(2) Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, sinh năm 1746, là con của hoàng giáp Ngô Thì Sĩ, thuộc dòng họ Ngô ở làng Tả Thanh Oai (tục danh là làng Tó), huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là tỉnh Hà Tây). Dòng họ này liên tục gần hai thế kỷ có nhiều người đỗ cao, học rộng, làm quan liêm khiết, lừng tiếng Bắc Hà. Ngô Thì Nhậm cũng hết lòng phục vụ chúa Trịnh Sâm, đề xuất nhiều phương án cải cách lớn nhằm thay đổi cách cai trị, chống quan lại tham nhũng, làm giảm nỗi khổ cho dân. Nhưng ông đã hoàn toàn thất vọng: Trịnh Sâm cũng như các chúa Trịnh trước đó xa xỉ, hoang dâm vô độ, chỉ mỗi ngày một dấn sâu đất nước vào vòng đói khổ.
Người tri kỷ bao năm trời mong đợi của ông là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với lá cờ Tây Sơn đỏ chói phương Nam mà ông đã từng nghe tin tức từ mấy năm về trước nay đã đến. Bài phú nói lên ước mơ của ông: “Chờ khi người biết đến mình, chí lớn nọ đem ra vùng vẫy; giúp tám cực mà chuyển xoay; vỗ chín cực yên rường mối” đã trở thành hiện thực. Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc, chỉ một trận quét sạch cơ đồ hai trăm năm của họ Trịnh. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ hai, giết Võ Văn Nhậm chuyên quyền mưu phản, rồi cho mời ông đến, phong ngay cho ông chức Thị lang Bộ lại, sau đó lại giao cho ông cùng Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thuận Ngôn cai quản toàn bộ mười một trấn Bắc Hà.
Nhân nói về Ngô Thì Nhậm, tôi nhớ ngày còn ở quê nhà (1992), thi sĩ Trần Chấn Uy (Đài truyền hình Nha Trang) có kể cho tôi nghe câu chuyện về bài thơ Lương Thiện đăng trên tạp chí Sông Hương (thập niên 80), bài thơ ca ngợi những người trung liệt bị chém đầu chỉ vì “trọng nhân nghĩa giữ đức lành” “để làm người lương thiện”. Bài thơ đã bị nhà văn Vũ Hạnh (tức cô Phương Thao mục điểm sách tạp chí Bách Khoa trước 75) đả kích kịch liệt vì có những câu sau đây:
Vị đại thần triều Lê – Nguyễn Trãi
Có phải vì thanh liêm mà mắc án Lệ Chi Viên
Kẻ sĩ Bắc Hà Yên Đổ Tam Nguyên
Thương dân, khóc nước mắt mờ
Chí sĩ họ Ngô
Nhận cái chết để giữ mình lương thiện…
Trần Chấn Uy nói: Nếu Vũ Hạnh là kẻ vô danh tiểu tốt thì anh không lên tiếng, nhưng Vũ Hạnh đã từng là “cai văn nghệ”, (tức cô Phương Thảo mục điểm sách tạp chí Bách Khoa trước 75), một người nổi danh là nhà phê bình nên buộc anh phải lên tiếng bằng cách kể chuyện một em mục đồng sáng lùa trâu ra khỏi chuồng đếm đủ 10 con, chiều về đếm mãi vẫn thiếu một, em quên đếm con trâu mình đang cỡi. Vũ Hạnh quên lịch sử còn có chí sĩ họ Ngô (Thì Nhậm) chứ không phải “chí sĩ Ngô (Đình Diệm) mà thôi. Vũ Hạnh bị cú nock out, im luôn.
(3) Việc thờ phụng chùa đền miền Bắc rối rắm màu mè, nặng về khoản tiền “công đức”. Miền Nam trong điện Phật nếu có chỉ 1 thùng gỗ để một bên góc chứ không đặt trước bàn thờ, thùng bằng gỗ không bằng kính. “Hòm công đức” bằng kính có ẩn ý không tốt.
(4) Thế nên “hòm công đức” rải đầy trong chùa đền, lại còn dĩa đặt tiền, VnExpress ngày 26/10 đưa tin một tên lấy trộm cả triệu bạc ở chùa, đền.
Trần Công Nhung

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.144 giây.