logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/10/2013 lúc 05:44:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HÀ NỘI (NV) .- Chưa bao giờ dân chúng Việt Nam phải gánh các loại 'phí' và 'lệ phí' nhiều như hiện nay. Vào lúc này, tại Việt Nam, dân chúng phải đóng 375 loại phí và 75 loại lệ phí.
UserPostedImage
Đường nhựa ở xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là lý do khiến trẻ một tuổi cũng phải nộp phí. (Hình: Đất Việt)

Trong một bài viết có tựa là “Ná thở vì phí và lệ phí”, Ông Ngô Trí Long, một chuyên gia hành chính, nhận định, giới hữu trách cứ ấn định mức thu và người dân đành nộp mà không có sự lựa chọn nào khác, bởi hầu hết khoản phí, lệ phí đều đánh vào tiêu dùng thiết yếu. Túi tiền của người dân vốn đã nhỏ bởi lạm phát cao kéo dài trong nhiều năm, nay lại càng teo tóp vì mức thuế, phí, lệ phí quá cao.

Năm 2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN ban hành Pháp lệnh về phí, lệ phí nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu và tăng khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống công quyền cho xã hội và cá nhân. Đính kèm theo Pháp Lệnh này là danh sách 73 loại “phí” và 42 loại “lệ phí” (tổng cộng 115 loại) mà người dân phải nộp khi sử dụng các dịch vụ do nhà cầm quyền cung cấp.

Sau 12 năm thực hiện pháp lệnh này, ông Long khẳng định, pháp lệnh không phù hợp với thực tế. Hiện nay, các cơ quan cấp trung ương có quyền đặt định 393 khoản phí và lệ phí, còn các cơ quan cấp địa phương có thẩm quyền đặt định 39 khoản phí và lệ phí mà việc đặt định này lại phụ thuộc vào… nhận định của từng cấp, từng nơi nên mỗi chỗ mỗi khác. Cuối cùng, việc đặt định phí và lệ phí, mức phí, cách thu - quản lý - sử dụng trở thành tùy tiện, lộn xộn và không được kiểm soát.

Qua một vài nghiên cứu, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, tỉ trọng các khoản thu từ thuế và phí tại Việt Nam đang tăng ngày càng cao. Trong năm năm vùa qua, nguồn thu từ thuế và phí của Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực. Mức thu từ thuế và phí của Việt Nam hiện chiếm 20% GDP, trong khi Trung Quốc – vốn được xem là cao, chỉ có 17,3% GDP, Thái Lan và Malaysia xấp xỉ 15,5% GDP, Philipines 13% GDP, Indonesia 12,1% GDP và Ấn Độ chỉ 7,8% GDP.

Ông Ngô Trí Long than rằng, chuyện lạm thu phí và lệ phí đang diễn ra tràn lan trong mọi lĩnh vực và trên diện rộng từ thành thị tới nông thôn và tỏ ra đặc biệt lo ngại về tình trạng lạm thu tràn lan ở nông thôn.

Dù bị nghiêm cấm nhưng tình trạng lạm thu vẫn rất phổ biến tại nông thôn. Nông dân vẫn bị buộc phải đóng những khoản phí, qũy hết sức quái đản.

Hồi tháng 7, báo chí Việt Nam cho biết, dân chúng xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang bị buộc phải đóng mỗi người 100 ngàn đồng một năm cho khoản gọi là “phí đường nhựa”.

Theo Ủy ban nhân dân xã Nam Thanh, đối tượng phải nộp “phí đường nhựa” là trẻ em tròn một tuổi cho tới người 60 tuổi. Tuy nhiên, tờ Đất Việt kể là, có những xóm, trẻ con chỉ mới 10 tháng tuổi đã phải đóng “phí đường nhựa”.

Điểm đáng chú ý là nhà cầm quyền xã Nam Thanh thu tiền nhưng không hề xuất biên nhận.

Không riêng Nghệ An, ở thị trấn Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, để né qui định cấm đặt ra các loại phí, nhà cầm quyền thị trấn Thường Xuân đã đổi tên các loại “phí” thành “quỹ” và gọi những khoản thu mà họ buộc dân phải nộp là “tự nguyện đóng góp”, hoặc “phát huy quy chế dân chủ”.

Dân chúng thị trấn Thường Xuân hiện phải nộp 12 loại “qũy”. Trong số này có “Qũy xe tang” với mức 30 ngàn mỗi gia đình một năm. “Qũy đường nghĩa trang” với mức thu là 100 ngàn đồng mỗi gia đình một năm.

Tuy phí và lệ phí đã được xác định là gánh nặng, gây bất bình lớn trong dân chúng, đồng thời, tình trạng lạm thu đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân khiến nông dân trở thành bần cùng, phải bỏ xứ đi làm thuê, sự bất bình trong nông dân về phí, lệ phí, thuế khóa,... càng lúc càng lớn, trở thành mối đe dọa thường trực đối với chính quyền, tại một số nơi như Thái Bình, nông dân đã từng nổi lọan chống lạm thu, tháng 11 năm 2007, chế độ Hà Nội phải công bố bãi bỏ 340 loại lệ phí để giảm bớt gánh nặng cho nông dân nhưng cuối cùng, lạm thu chỉ tăng chứ không giảm.

Năm 2007, Quốc hội CSVN từng yêu cầu nhà cầm quyền trung ương: “Ðối với các khoản đóng góp mang tính xã hội, từ thiện (cứu trợ nạn nhân thiên tai), chỉ được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, cấp trên không được giao chỉ tiêu cho cấp dưới huy động, không được gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng”. Song thực tế cho thấy, lạm thu và tận thu vẫn xuất hiện trở lại và lan tràn như một loại dịch.

Cuối năm ngoái, trước tình trạng lạm thu tràn lan, chế độ Hà Nội tiếp tục ban hành một văn bản, yêu cầu nhà cầm quyền các tỉnh, thành phố “rà soát, chấn chỉnh kịp thời” việc thu phí, lệ phí và huy động đóng góp của người dân, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, những khoản thu như “phí đường nhựa”, “qũy xe tang” vẫn tăng đều đặn, ở khắp mọi nơi.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.