logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/10/2013 lúc 10:45:45(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Có nhiều bằng chứng cho thấy con người thường có khuynh hướng nghiêng về loại nghệ thuật nói chung có chất buồn. Từ tiểu thuyết đến kịch nghệ và phim ảnh, hầu như tất cả những tác phẩm ăn khách thì thường có cốt truyện bi thảm và kết cuộc buồn. Rồi trong nghệ thuật hội họa cũng thế, những tranh vẽ từ Đông sang Tây, từ những bức chân dung cho đến những bức vẽ cảnh vật, cũng mang ít nhiều những nét buồn. Người ta mê Mona Lisa có lẽ cũng vì cái mỉm cười buồn vu vơ của nàng. Thậm chí ngay cả nhiều tranh vẽ trong những hang động thời tiền sử cũng mang những nét u sầu đấy thôi.
Âm nhạc cũng không là ngoại lệ. Những nhạc phẩm nổi tiếng thế giới đều có chung những chủ đề về chia ly, tan vỡ, nhớ nhung v.v… Chỉ nói riêng tới những ca khúc quen thuộc với người Việt chúng ta như Autumn Leaves, Ne Me Quitte Pas, Yesterday, Yesterday Once More… thì từ ca từ cho đến nhạc ngữ trong những tác phẩm bất hủ này thường là những lời than thở.
Trong âm nhạc hiện đại của Việt Nam cũng không khác, những nhạc sĩ của chúng ta từ Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn đến Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương v.v…, hầu hết các tác phẩm của những nhạc sĩ này đều là những nhạc phẩm buồn. Thậm chí có những nhạc sĩ như Từ Công Phụng, Vũ Thành An, có thể nói tất cả những nhạc phẩm của họ đều là những bài tình ca chứa chất những âm thanh buồn bã.
Có lẽ một phần vì nỗi buồn, nỗi đớn đau dễ tạo ra cảm xúc và người nhạc sĩ dễ dàng đưa những cảm xúc đó vào thẳng trong những nhạc phẩm của họ. Nỗi buồn ở lại với chúng ta lâu hơn, có thể là vì bản tính tự nhiên của con người, nên nỗi buồn thường đọng lại trong tâm tư, âm ỉ trong trí nhớ của chúng ta nhiều hơn là niềm vui. Cũng vì vậy nên có người đã nói rằng ngày vui thì qua mau. Và khi nó đi qua rồi thì người ta quên nó ngay. Chỉ có nỗi buồn là làm cho người ta cứ nhớ mãi.
Không chỉ các nhạc sĩ mới thích viết nhạc buồn, ngay chính chúng ta là người nghe cũng thường chuộng nghe những bản nhạc buồn. Mà chúng ta không chỉ nghe, nhiều khi chúng ta còn nghêu ngao vài câu. Buổi sáng thức dậy, bước vào phòng tắm dội nhanh lên người dòng nước mát cho tỉnh táo trước khi tới sở làm. Trong khi làm công việc ấy, vô tình chúng ta bật miệng hát vài câu của một bài hát quen thuộc. Rồi sau khi quần áo chỉnh tề đâu đó, bước ra khỏi nhà, ta lại bất chợt chu môi huýt vài nốt nhạc trước khi rồ máy xe lái đi. Rồi chiều trên đường lái xe từ sở về, gặp những quãng kẹt xe phải đi chậm lại, nhìn trước ngó sau, miệng lại bỗng nhiên bật ra vài câu hát. Mà bạn ngẫm nghĩ lại coi, những câu nghêu ngao đó, phần lớn là từ những bài hát ít nhiều có ý nghĩa buồn. Những câu hát nghêu ngao hay những nốt nhạc huýt sáo đó chúng ta làm thường là trong vô thức nên ta không có chút ý niệm nào về những âm thanh kể trên và vì thế không chắc là chúng ta làm việc đó trong trạng thái buồn.
Thông thường, người ta vẫn cho rằng nhạc buồn mang đến cho người nghe tâm trạng buồn, mà buồn thì được xem là thứ cảm xúc không ai ưa thích, tránh được càng xa càng tốt. Và nếu nhạc buồn chỉ mang đến cho ta buồn phiền thì đâu ai lại muốn cứ tiếp tục nghe nhạc buồn như thế để buồn phiền thêm và làm cho cuộc sống thêm chán nản.
Người ta thường cố tìm cách tránh né nỗi buồn như tránh một điều bất hạnh. Tuy nhiên, con người ta đôi khi mất tự chủ, không tự kiểm soát được mình khi bất chợt bị những thanh âm du dương gợi cảm của một khúc nhạc buồn quyến rũ lôi cuốn để rồi không ngờ rằng chính mình đang say mê thưởng thức khúc nhạc đó. Các nhà nghiên cứu âm nhạc đã phải vò đầu bứt tai vì sự mâu thuẫn tâm lý trên. Mấy năm gần đây, sự mâu thuẫn tâm lý ấy càng ngày càng gây được sự chú ý của nhiều nhà tâm lý học, và một số cuộc nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu nguyên do từ đâu.
Trong lãnh vực tâm lý học, theo các nhà nghiên cứu tâm lý, cảm xúc, trong đó bao gồm niềm vui, nỗi buồn, giận dữ, sợ hãi, phẫn nộ, ngạc nhiên… có thể phân loại thành những loại cảm xúc vui-không vui, sinh động-thiếu sinh động. Trong mô hình phân loại hai chiều đối nghịch đó, nỗi buồn nói chung được đặt ở vị trí là loại cảm xúc không vui và thiếu sinh động.
Theo hai nhà nghiên cứu A. Gabrielsson và S. Lindstrom thuộc Đại học Uppsala ở Thụy Điển, mặc dù nỗi buồn nói chung được hiểu như là điều tiêu cực và không được ưa thích trong lãnh vực tâm lý cảm xúc, nhưng trong lãnh vực thẩm thấu nghệ thuật, nỗi buồn có thể mang những nét khác và được cảm nhận một cách khác. Ví dụ, trong lãnh vực kịch nghệ, cả hai loại hài kịch và bi kịch đều được nhiều người ưa chuộng, nhưng người viết và dựng kịch không nhất thiết phải tránh sử dụng nỗi buồn làm tiêu điểm của vở kịch. Mà trái lại, chủ đề nỗi buồn chính là điều cơ bản đối với cái mỹ học của kịch nghệ. Cùng lối giải thích trên, ta cũng có thể nói rằng nỗi buồn gây ra bởi nhạc buồn, nếu có, qua cách diễn đạt của nó, cũng có cái vẻ thú vị của riêng nó. Thật ra, có nhiều bằng chứng cho thấy một số tác phẩm âm nhạc diễm lệ và hoàn hảo nhất đều có liên hệ ít nhiều đến nhạc buồn.
Vậy thì, với tất cả những yếu tố nêu trên, chúng ta không nên vội vã kết luận rằng nỗi buồn chính là cảm xúc không vui khi ta cảm nghiệm nó như là một phản ứng đối với một hình thức nghệ thuật là âm nhạc.
Các nhà nghiên cứu còn chia cảm xúc thành hai loại: cảm xúc từ nhận thức và cảm xúc từ cảm giác.
Qua một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tokyo dẫn đầu bởi giáo sư Ai Kawakami, nhận thấy rằng loại cảm xúc từ nhận thức không hoàn toàn tương ứng với loại cảm xúc từ cảm giác. Mặc dù nhạc buồn mà người nghe cảm được từ nhận thức (khối óc) cũng như từ cảm giác (con tim) đều mang tính chất bi thảm (rầu rĩ, trầm tư, khổ sở), nhưng người nghe nhạc lại không cảm thấy cái cảm xúc bi thảm nhiều như họ nhận thức khi nghe nhạc buồn. Cũng thế, khi nghe một đoạn nhạc buồn, người nghe cảm thấy nhiều cảm xúc mang tính lãng mạn (quyến rũ, đáng yêu, yêu thương người) và cảm xúc sung sướng (vui vẻ, phấn khởi) hơn là họ cảm nhận từ nhận thức.
Điều tương tự như trên cũng xảy ra với nhạc vui: những cảm xúc vui vẻ từ nhận thức được chấm cao hơn là những cảm xúc vui từ cảm giác.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sự hiểu biết về âm nhạc của mỗi cá nhân không ảnh hưởng tới cảm xúc của họ khi nghe nhạc buồn.
Như vậy, khi nghe nhạc buồn, giữa hai loại cảm xúc đã có sự chồng chéo lên nhau. Trong ngôn ngữ thuộc lãnh vực tâm lý cảm xúc, người ta gọi đó là cảm xúc mâu thuẫn. Để giải thích điều này, các nhà nghiên cứu nói rằng có thể là vì trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cảm nghiệm những cảm xúc được nối kết trực tiếp với sự vật hoặc hoàn cảnh đưa tới những cảm xúc trên. Nhưng khi chúng ta nghe một bản nhạc buồn (hoặc xem một cuốn phim buồn, đọc một cuốn tiểu thuyết buồn), chúng ta không phải đối diện với những đe dọa hay nguy hiểm có thật mà âm nhạc (hoặc phim, tiểu thuyết) mang đến.
Do đó, không như nỗi buồn trong cuộc sống thường ngày, nỗi buồn cảm nghiệm qua nghệ thuật mang lại cho ta cái cảm giác thú vị, như vừa nói ở trên, có thể là vì nỗi buồn trong âm nhạc không thật sự đe dọa tới sự an toàn cá nhân của chúng ta. Nếu hiện tượng này được chứng minh là đúng thì nó có thể giúp con người đối phó với những cảm xúc tiêu cực của họ trong cuộc sống thường ngày, như khi chúng ta bị đau khổ vì những cảm xúc không vui do sinh hoạt cuộc sống gây ra, nhạc buồn có thể là vũ khí lợi hại để làm giảm bớt đi cảm xúc tiêu cực đó.
Khi chúng ta cảm động đến rơi lệ vì những âm thanh diễm tuyệt của một bản nhạc buồn, thì đó là lúc chúng ta đang cảm nghiệm cái diện mạo cảm xúc sâu kín của chính chúng ta có thể đang chất chứa những nhận thức về ý nghĩa và sự trọng đại của cảm nghiệm nghệ thuật.
Nghệ thuật khởi đi từ những rung cảm của con tim. Vậy thì mỗi khi muốn nghe nhạc, chúng ta hãy cứ để con tim sai khiến. Con tim nói nghe nhạc vui thì chúng ta nghe nhạc vui. Con tim nói nhạc buồn thì hãy nghe nhạc buồn. Nhạc vui hay buồn chỉ là một phương tiện như trăm ngàn phương tiện khác trong cuộc sống giúp chúng ta tự chuyên chở lấy cuộc sống của chính chúng ta trong suốt cuộc hành trình vui buồn này.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.