logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/10/2013 lúc 06:39:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ca khúc “Bài Ca Tuổi Trẻ” do các em thuộc Gia Đình Việt Ngữ Tự Lực, cùng Ly Ly và Kim Ngân đệm đàn và hát trong phần văn nghệ.
WESTMINSTER - Tết đến, mọi người gặp gỡ, đoàn tụ trong niềm hân hoan, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp và... tặng tiền mừng tuổi, là một trong những phong tục truyền thống tạo nên sắc thái riêng của ngày xuân, được xem là biểu tượng mang lại sự may mắn trong suốt một năm mới, mang nhiều ý nghĩa của nét đẹp văn hóa từ bao đời nay. Trong một hành xử nhỏ nhoi ấy là cả một giá trị văn hóa tinh thần, là những chuẩn mực của xã hội trường tồn. Đối với người Việt nơi hải ngoại, phong tục mừng tuổi luôn được những bậc ông bà, cha mẹ trân quý giữ gìn, như một cách để lưu truyền cho con cháu của mình nơi quê người hiểu hơn về những nét đẹp trong ngày Tết Nguyên Đán. Và sẽ càng ý nghĩa hơn biết bao khi những lời chúc tụng cùng tiền mừng tuổi được gói ghém trang trọng trong một chiếc phong bao đẹp đẽ, được thiết kế với những hình ảnh thuần Việt, mang niềm tự hào của người Việt về những giá trị văn hóa Việt, thay cho những chiếc phong bao chữ Tàu xa lạ.
Điều này đã được Viện Việt Học khởi xướng từ dịp tết nguyên đán Quý Tỵ 2013, qua 3 kiểu mẫu phong bao mừng tuổi hình Trống Đồng, hình Hoa Sen (theo hình hoa sen trong cung đình Huế), và hình Trò Chơi Rồng Rắn trong dân gian, do Họa Sĩ Doãn Quốc Vinh (con trai của nhà văn Doãn Quốc Sỹ) vẽ kiểu.
Ngay khi các phong bao mừng tuổi này phát hành trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, Úc... đã được đồng hương khắp nơi hưởng ứng nhiệt tình. Để chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ 2014 sắp tới, vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, 20-10-2013 tại phòng sinh hoạt của Viện Việt Học, thành phố Westminster, đã diễn ra buổi giới thiệu phát hành Phong Bao Chúc Mừng và Mừng Tuổi Xuân Giáp Ngọ 2014 và lễ tiếp nhận bộ chiêng của người dân tộc Mạ (Bảo Lộc, Việt Nam) do ông Nguyễn Đình Hiếu trao tặng Viện Việt Học.



Phát hành phong bao mừng tuổi

Phong bao năm nay được họa sĩ Doãn Quốc Vinh thiết kế đặc sắc với 6 mẫu khác nhau, và 2 loại Phong Bao Chúc Mừng và Mừng Tuổi để đồng hương dùng trong dịp Tết hay để chúc mừng trong những dịp lễ đặc biệt trong năm. Khổ của phong bao năm nay được in nhỏ, tương đương khổ giấy tờ tùy thân, rất tiện bỏ vào túi, ví...
Thay mặt cho ban quản trị của Viện Việt Học, ông Nguyễn Minh Lân đã chia sẻ đôi điều về tâm huyết của một số thành viên Viện Việt Học ngay từ buổi đầu khởi xướng thực hiện phong bao mừng tuổi, duyên may được sự trợ giúp của họa sĩ Doãn Quốc Vinh tham gia, nhờ những thành công của việc phát hành phong bao mừng tuổi trong dịp tết năm ngoái, ông cho biết năm nay Viện Việt Học đã in ra 120 ngàn phong bao và chính thức phát hành từ ngày 20-10-2013.
Nhà văn Bùi Bích Hà cũng lên trình bày vài điều về ý nghĩa của việc thực hiện phong bao mừng tuổi, dẫu bà không tham gia trực tiếp vào dự án này, nhưng bà là một trong những người đã đóng góp nhiều suy nghĩ đẩy việc thực hiện này thành một dự án cụ thể. Bà kêu gọi mọi người hãy tiếp tay phổ biến phong bao này đến với các gia đình đồng hương và các sắc dân khác, hy vọng thay thế dần phong bao của Trung Hoa đang tràn ngập tại đây.
Còn khoảng hơn 3 tháng nữa mới đến tết nguyên đán, nhưng dường như không khí xuân đã phảng phất trong khán phòng Viện Việt Học, từ hình ảnh những chiếc phong bao xinh xắn chuẩn bị phát hành sau chương trình và từ những tiết mục văn nghệ đặc sắc với chủ đề “Mùa Xuân, Tuổi Trẻ và Quê Hương,” mang đậm phong vị văn hóa 3 miền Bắc- Trung- Nam, dưới sự điều hợp của chị Ái Phương và Thạch Thảo.
Màn hợp ca “Ly rượu mừng” (Phạm Đình Chương) mở đầu cho chương trình văn nghệ và kết thúc là hợp ca “Việt Nam- Quê hương ngạo nghễ” (Nguyễn Đức Quang), xen kẽ là các tiết mục đơn ca, song ca, tứ ca, qua những tiếng hát ngọt ngào, trầm ấm của Andy Lê với “Bài ca tết cho em” (Quốc Dũng), “Cho tôi lại từ đầu” (Trần Quang Lộc) do Ái Liên, Ái Phương, Kim Quang và Thạch Thảo, “Điệu Buồn Phương Nam” (Vũ Đức Sao Biển) Kim Thoa hát, “Bài ca tuổi trẻ” (Phan Văn Hưng) do các em thuộc Gia Đình Việt Ngữ Tự Lực, cùng Ly Ly và Kim Ngân đệm đàn và hát với các em, “Huế Thương” do Ái Liên hát, “Bức họa đồng quê” (Văn Phụng) do Đỗ Thái và Hoàng Tuấn hát, “Trả lại lời thư em” do Andy Lê hát, màn múa của các nữ vũ công trong trang phục sắc tộc thiểu số Cao Nguyên và màn biểu diễn của Võ Sư Nguyễn Minh, phụ trách lớp võ Bình Định tại Viện Việt Học cùng các võ sinh thực hiện một số thế tấn của môn võ dân tộc này.

Lễ tiếp nhận bộ chiêng

Sau chương trình văn nghệ đặc sắc, âm thanh của tiếng chiêng đồng mang âm hưởng của hồn làng, của ký ức tổ tiên được vang rền, do các em nhỏ của lớp Việt ngữ căn bản Viện Việt Học trong trang phục cổ truyền của người dân tộc thiểu số, cầm chiêng đồng và hát vang, gõ nhịp theo lời ca “Một Mẹ Trăm Con” (nhạc Dân ca Jarai, nhạc sĩ Phạm Duy phóng tác và soạn lời). Các em đi từ bên ngoài tiến dần lên sân khấu, hòa theo giọng hát của các em là những khán giả tham dự trong chương trình, đã tạo nên sự hào hứng cho buổi lễ tiếp nhận cồng chiêng của dân tộc thiểu số miền cao nguyên Trung phần giữa Viện Việt Học và ông Nguyễn Đình Hiếu.
Ông Nguyễn Quang Phú, thân hữu của Viện Việt Học, trong trang phục người dân tộc, nói theo giọng lơ lớ của người dân tộc thiểu số vùng cao nguyên Trung Phần, đã trình bày về nguồn gốc và ý nghĩa cồng chiêng từ đâu ra. Những lời này được chính ông biên soạn và chiếu lên trên màn ảnh lớn. Ông nói “Ngày xưa có một đàn voi to từ trên rừng về buôn phá phách rẫy, phá nơi ăn chốn ở của dân. Con trai trong buôn lấy cung tên ra bắn nhưng đàn voi không hề hấn gì.
Cuối cùng dân làng quỳ xuống cầu xin ông Trời. Rồi dân làng thấy những đống đất nổi lên. Dân làng ra xem rồi gõ chiêng. Voi dừng lại nghe nhưng sau đó, dân làng đồng loạt gõ chiêng gây âm thanh vang dội khiến đàn voi bỏ chạy. Từ đấy, dân làng nhà nào cũng có một cái chiêng và là một vật linh thiêng trong nhà.”
Đối với hầu hết các tộc người thiểu số miền cao nguyên Trung phần, chiêng là nhạc cụ mang sức mạnh thiêng, tiếng nói tâm linh, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Họ coi mỗi chiếc chiêng ẩn chứa một vị thần, chiêng càng cổ thì vị thần càng quyền lực. Vì thế, chiêng cũng là phương tiện tín ngưỡng dùng để giao tiếp với các đấng siêu nhiên, là thứ tài sản quý giá, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Văn hóa cồng chiêng là hình thức sinh hoạt cộng đồng có từ lâu đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh cao nguyên Trung phần (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) và chủ nhân của nó là các dân tộc Bana, Xê-đăng, M nông, Cơho, Ê đê, J'rai... Mỗi buôn làng có một đội cồng chiêng riêng phục vụ đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, lễ hội. Mỗi dân tộc lại sáng tạo ra những bản nhạc cồng chiêng khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình. Cồng chiêng có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa, lễ hội của người dân tộc. Cồng chiêng được đánh lên để mừng những ngày hội mùa màng như lễ mừng cơm mới, lễ đâm trâu... đến những lễ ma chay, cưới hỏi, thổi tai cho trẻ sơ sinh.
Vào những ngày lễ tết, ngày hội, già trẻ gái trai quây quần bên đống lửa, vừa đánh cồng, gõ chiêng, vừa cùng nhau nhảy múa, uống rượu cần... Năm 2005, UNESCO đã công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng của Việt Nam là “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” (Sau Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam).
Trong không khí cảm động, sau lời trình bày về nguồn gốc cồng chiêng của Ông Nguyễn Quang Phú và tiếng hát của các em hòa cùng các khán giả qua bài “Một Mẹ Trăm Con” , ông Nguyễn Đình Hiếu cho biết ông rất hạnh phúc khi nhìn thấy các em gốc Việt sinh ra tại Hoa Kỳ, mặc trang phục dân tộc, gõ chiêng và hát tiếng Việt.
Ông Nguyễn Đình Hiếu là con rể của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, mới đến định cư tại thành phố Gadern Grove được 3 tháng 1 ngày, và đã nhận lời phụ trách giờ sinh hoạt học đường cho các em học lớp Việt ngữ căn bản của Viện Việt Học hơn 1 tháng nay, ông dạy các em hát những bài tiếng Việt à Ông là kiến trúc sư tại Việt Nam, đã từng thiết kế xây dựng nhiều trường học tại các buông làng các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Cao Nguyên, nên được các dân tộc thiểu số quý mến. Khi biết ông sang Hoa Kỳ định cư, dân tộc người Mạ tại Bảo Lộc đã tặng cho ông bộ chiêng gồm 6 cái lớn nhỏ, tượng trưng cho các thành viên trong một gia đình giống như cha, mẹ, anh, em... mà họ đang dùng trong các buổi lễ truyền thống và một số bộ quần áo dân tộc, để bày tỏ lòng biết ơn và cảm mến ông và gia đình ông. Ông cho biết bộ chiêng này đem qua tới đây cũng là một hành trình gian lao, vì Việt Nam cấm đem cồng, chiêng ra nước ngoài. Theo ông Hiếu, nếu ông cất giữ những bộ quần áo dân tộc trong tủ, để lâu ngày, sẽ không còn giá trị nữa, vì ít khi mặc đến, hoặc treo những cái chiêng trên vách tường, cũng chỉ là vật trang trí cho căn nhà đẹp thêm mà thôi.
Ông nói, “Thật ra tôi nghĩ bộ chiêng này, những trang phục dân tộc này ở tại Viện Việt Học là xứng đáng hơn ở lại nhà tôi. Chắc chắn Viện sẽ có nhiều phương cách để lưu giữ những vật phẩm này, để nhiều đồng hương, các em các cháu có dịp biết đến và hiểu hơn những nét văn hóa của người dân tộc thiểu số. Nhờ đó, giúp thế hệ con cháu của chúng ta hiểu rằng văn hóa của dân tộc Việt Nam rất phong phú, không chỉ có của người Kinh mà còn có rất nhiều dân tộc anh em khác nữa.”
Bài và hình: Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.