logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 23/10/2013 lúc 06:26:10(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Năm 1961, đứng trước nguy cơ của một nạn đói khủng khiếp, chính phủ Ấn Độ đã mời một người đàn ông trung niên, lúc đó đang làm việc cho tổ chức Ford Foundation, đến giúp họ và nông dân Ấn tìm ra những giống lúa mới và cách thức trồng trọt mới để cải thiện nghề canh nông truyền thống và để tìm cách có thể đạt được thu hoạch cao hơn nhằm giải quyết nạn đói đang đe doạ họ.
Người đàn ông đó là Norman Borlaug, mà về sau được người đời mệnh danh là “cha đẻ Cuộc Cách mạng Xanh” (Green Revolution). Đây là cuộc cách mạng nông nghiệp quan trọng mà qua đó việc canh nông do chính Borlaug và các cộng sự viên đã nghiên cứu và phát triển, dựa vào những phương thức canh tác mới như dẫn thủy, tưới nước, sử dụng thuốc trừ sâu rầy, phân bón hoá học và lai giống. Nhờ vậy mà người nông dân Ấn Độ tránh được những vụ mất mùa do sâu bọ gây ra cũng như có được những cây lúa trĩu hạt sau đó.
Trước khi tới Ấn Độ, Norman Borlaug đã từng làm việc nhiều năm tại Mexico. Trong khoảng thời gian đầu, Borlaug và các cộng sự viên đã làm việc 12 tiếng mỗi ngày không ngơi nghỉ, thử 6.000 cách khác nhau để lai giống lúa mì. Đến năm 1954, họ đã thành công gây được giống lúa mì loại thân lùn có thể đậu được nhiều hạt hơn trước và được gọi là “những hạt giống kỳ diệu”.
Năm 1956, nhờ giống lúa mới này đã giúp Mexico tăng gấp đôi sản lượng thu hoạch và lần đầu tiên người dân xứ này đã tự trồng đủ lúa để ăn. Đến năm 1963, 95% giống lúa mì trồng tại Mexico là giống lúa thân lùn của Borlaug và lượng thu hoạch năm ấy nhiều gấp sáu lần so với năm 1944.
Đến khoảng giữa thập niên 1960, những giống lúa khác của Borlaugh được đem đến trồng thử ở Ấn Độ và Pakistan, và đã thành công. Mỗi cây lúa cho được nhiều hạt hơn bất cứ giống lúa nào khác tại Á châu lúc đó. Giống lúa mì trồng tại Pakistan thu hoạch được gần gấp đôi, từ 4,6 triệu tấn năm 1965 lên 7,3 triệu tấn năm 1970; thu hoạch ở Ấn Độ, từ 12,3 triệu tấn năm 1965 lên 20,1 triệu tấn năm 1970. Đến năm 1974, nước Ấn đã tự sản xuất đủ ăn tất cả các loại ngũ cốc, và kỹ thuật canh tác của Borlaugh được đưa sang thí nghiệm tại các vùng Bắc Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latinh.
Tuy thành công nhưng không phải không gặp sự chống đối. Những người chống đối ông cho rằng cách canh tác đó sử dụng nhiều chất hoá học quá và về lâu về dài sẽ có hại cho môi trường. Đáp trả những lời chỉ trích đó, Borlaug nói rằng những người tự cho mình có nhiệm vụ bảo vệ môi trường toàn là những kẻ ăn sung mặc sướng ở những nước Tây phương, chưa hề bao giờ biết cái cảm giác đói là gì. Giả dụ cho họ nhịn đói một tháng ở những nước nghèo như Borlaug từng chứng kiến thì thử xem họ có còn chống lối canh tác của ông nữa hay không.
Năm 1970, Norman Borlaug được trao giải Nobel Hoà bình nhờ những đóng góp của ông. Nghiên cứu của Liên hiệp quốc cho biết nhờ vào kỹ thuật canh nông của Borlaug đã cứu được hơn một tỉ người thoát khỏi nạn đói. Khi được báo tin, lúc đó là 4 giờ sáng tại Mexico nơi ông đang làm việc, tuy còn sớm nhưng chỉ có bà ở nhà còn ông thì đã ra ngoài đồng làm việc. Bà vội vã nhờ người đánh xe chở đi báo tin cho ông cách đó mấy chục dặm. Lúc đầu ông không tin, tưởng có ai phá đám.
Vào thời điểm đó, dân số thế giới mới chỉ có 3,7 tỉ; đến nay con số đó đã vượt qua 7 tỉ và một phúc trình mới đây của LHQ nói rằng hiện có trên một tỉ người trên trái đất đang bị thiếu ăn và suy dinh dưỡng trầm trọng. Chỉ vài chục năm nữa thôi, dân số trên thế giới sẽ là 9 tỉ người. Với 9 tỉ miệng ăn đó, nhiều người lo sợ rằng sẽ không thể sản xuất đủ lương thực cho bằng ấy người với kỹ thuật canh tác như hiện nay. Càng ngày càng có nhiều chuyên gia kinh tế lên tiếng nói rằng thế giới cần có một “cuộc cách mạng xanh” khác thì mới mong tránh được nạn đói trong tương lai.
Phải chăng một phần trong “cuộc cách mạng xanh” mà người ta đang nói đến chính là kỹ thuật canh tác mới được biết đến dưới cái tên khoa học là “Genetic Modification” – tức áp dụng kỹ thuật sinh học làm “biến đổi” gene của một số loại cây nông nghiệp, trong đó các kỹ sư sẽ thay đổi cơ cấu di truyền của những loại cây trồng để tăng khả năng của chúng chống lại cỏ dại, sâu bệnh, chịu lạnh, chịu hạn và làm tăng hàm lượng dưỡng chất của chúng. Kỹ thuật Genetic Modification (GM) trong mấy năm gần đây đang được nhiều nhà khoa học ra sức nghiên cứu, phát triển và từ từ đưa vào áp dụng trong canh nông.
Một trong những loại cây GM được kỳ vọng nhiều nhất đó là giống lúa sinh sản ra những hạt gạo màu vàng được biết dưới tên gọi là “golden rice” hay “yellow rice”.
Đây là giống lúa được lai với bắp và cấy thêm vào đó một loại vi khuẩn, và hạt gạo của giống lúa này là loại gạo duy nhất có chứa chất beta carotene, là chất có trong những loại rau quả có màu xanh đậm hoặc vàng đậm và là nguồn vitamin A rất cần thiết cho con người. Loại gạo này còn chứa nhiều chất sắt. Vì vậy mà các nhà nghiên cứu giống lúa này cho biết những ai ăn gạo này có thể ngừa được căn bệnh thiếu máu và bệnh mù, đặc biệt là ở trẻ em.
Thực ra, giống lúa này đã được lai thành công từ 10 năm trước và hình ảnh của nó đã từng được xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time, được cho là loại gạo có thể cứu sống hằng triệu trẻ em mỗi năm. Được cựu tổng thống Bill Clinton hết lời ca ngợi và nói rằng nếu được trồng thật nhiều ở những quốc gia nghèo thì nó có thể cứu được 40.000 mạng người mỗi ngày, là những người nghèo khổ đang chết dần mòn vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Tuy nhiên vào lúc đó, loại gạo hạt vàng này vẫn chưa sẵn sàng. Nó còn quá mới nên cần phải trải qua một thời gian thử nghiệm vì nhiều người lo sợ rằng nó có thể gây nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu thụ cũng như việc trồng giống lúa này có thể làm hại đến môi trường thiên nhiên, và điều người ta lo lắng hơn hết là cuối cùng rồi những công ty chuyên sản xuất những loại hoá chất nông nghiệp được hưởng lợi.
Thế nhưng những lo lắng đó hoàn toàn không có cơ sở vì loại gạo hạt vàng này không thuộc quyền sở hữu của bất cứ công ty nào. Nó được lai giống bởi một tổ chức vô lợi nhuận có tên gọi International Rice Research Institute với mục đích duy nhất là đem đến nguồn vitamin A mới cho những người dân ở những xứ nghèo, đặc biệt là những nơi mà nguồn calorie chính của họ là từ gạo. Vì thiếu những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đã là nguyên nhân chính làm cho từ ¼ đến nửa triệu trẻ em trên thế giới bị mù mỗi năm. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều triệu người dân ở những quốc gia thuộc Á châu và Phi châu và làm suy yếu hệ miễn nhiễm gây thiệt mạng cho khoảng hai triệu người mỗi năm vì những căn bệnh mà thông thường có thể phòng ngừa hoặc chữa trị dễ dàng nếu được ăn uống đầy đủ.
Hiện vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới cấm không cho trồng những loại cây nông nghiệp cấy giống qua kỹ thuật GM. Nhưng càng ngày càng có nhiều nhà khoa học bày tỏ sự ủng hộ kỹ thuật gây giống mới này và nói rằng hoa quả thu hoạch từ những cây trồng từ hạt giống GM không có dấu hiệu gây hại cho sức khoẻ. Hơn thế, nhiều nhà khoa học còn kêu gọi nên phát triển hơn nữa kỹ thuật gây giống này trong nỗ lực nhằm giải quyết tận gốc rễ nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn đang xảy ra trên thế giới.
Trong 10 năm qua, giống lúa hạt vàng này đã được cải thiện rất nhiều: một bát cơm gạo hạt vàng hiện nay có thể cung cấp khoảng 60% lượng vitamin A cần thiết cho nhu cầu của trẻ em trong một ngày. Nghĩa là một ngày chỉ cần ăn hai bát cơm gạo vàng là có dư lượng vitamin A và chất sắt. Mà loại gạo này giá thành ngang bằng với những loại gạo khác chứ không mắc. Nếu lấy cho đủ vitamin A qua việc ăn trái cây và rau như sự chỉ dẫn của cách dinh dưỡng truyền thống thì tốn kém hơn mà nhiều gia đình nghèo không kham nổi và do đó hậu quả là thiếu những chất vitamin cần thiết.
Các nhà nghiên cứu cho biết loại gạo hạt vàng này không chứa độc tố và những chất gây dị ứng, và chất đạm trong gạo rất dễ tiêu. Việc giống lúa này thụ phấn với những loại cây khác được cho là rất giới hạn bởi vì lúa là loại cây thường tự thụ phấn lấy, do đó người ta cũng không cần phải lo lắng giống lúa này sẽ gây thiệt hại môi trường.
Mới đây, tổ chức Bill and Melinda Gates Foundation cũng lên tiếng ủng hộ giống lúa mới này, và đang tiến hành việc phát triển trồng giống lúa này trong khu vực hạ-Sahara ở châu Phi. Một vài nhóm khác cũng đang nghiên cứu để áp dụng cách lai giống trên cho một vài loại đậu và chuối bởi vì những loại đậu và quả khi được lai giống với bắp cũng sản xuất nhiều vitamin A.
Quyết định trồng và tiêu thụ giống lúa hạt vàng này vẫn còn tùy thuộc vào sự ủng hộ của người nông dân có đông hay không, và cũng như nhiều quyết định quan trọng khác, yếu tố giá thành rẻ và lợi ích nhiều luôn là yếu tố quan trọng trong việc quyết định trồng hay không.
Chắc hẳn loại gạo vàng này ăn sẽ không thơm, không dẻo như những nàng hương, tám thơm của ta, hay ít ra là loại jasmine rice của Thái Lan, nhưng nó mang lại nhiều chất bổ dưỡng cần thiết cho sức khoẻ của con người, đặc biệt là người dân ở những xứ nghèo thiếu ăn. Bây giờ thì chưa nhưng rất có thể trong tương lai gần, nhu cầu ăn của chúng ta không cần phải ngon nữa mà chỉ cần ăn sao cho no, cho đủ chất bổ dưỡng cần thiết cho sức khoẻ. Và đó mới là điều quan trọng.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.