logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/08/2012 lúc 09:57:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Robot Curiosity sẽ đáp xuống sao Hỏa ngày 6/8
Trên nguyên tắc, ngày mai 06/08/2012, sau khi vượt qua đoạn đường dài 570 triệu km, robot Curiosity của Mỹ sẽ đáp xuống sao Hỏa vào lúc 5 giờ 31 phút, giờ quốc tế, để thực hiện một nhiệm vụ khoa học rất quan trọng nhằm xác định xem trước đây trên hành tinh này đã có sự sống hay không.
Được phóng lên từ Cap Canareval ở bang Florida từ ngày 26/11 năm 2011, Curiosity là thiết bị thăm dò tự hành lớn nhất ( 900 kg ) và tinh vi nhất được đưa lên một hành tinh khác từ trước đến nay. Theo lời ông John Logsdon, cựu giám đốc Viện Chính sách Không gian ở Washington, đây là chuyến thăm dò quan trọng nhất về sao Hỏa.
UserPostedImage
Mô hình robot Curiosity dự kiến sẽ hạ xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 6/8/2012. REUTERS/NASA-JPL/Handout
Ông giải thích với AFP rằng, đây là chuyến cuối cùng trong khuôn khổ chiến lược được thông qua cách đây 10 năm nhằm tìm dấu vết của nước trên sao Hỏa, để qua đó biết được là trước đây trên hành tinh này đã có sự sống hay không, trước khi lấy các mẫu đất đá đưa về Trái đất.

Trong chuyến thăm dò dự kiến kéo dài trong hai năm Trất đất ( tức là một năm sao Hỏa ), robot Curiosity, sử dụng nguồn năng lượng từ một máy phát điện hạt nhân, sẽ cố khám phá xem môi truờng của sao Hỏa có đã từng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật hay không. Đối với ông Bill Nyers, chủ tịch của hội Planetary Society, một cơ quan hoạt động thúc đẩy thăm dò không gian, chuyến du hành của Curiosity có thể sẽ làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về vũ trụ.

Robot này được trang bị các camera độ phân giải cao và một máy laser có thể nghiên cứu các mục tiêu xa đến 7 mét. Các dụng cụ khác của robot sẽ tìm kiếm những phân tử methane, chất khí thường có liên hệ với sự sống, đã từng được một phi thuyền của Mỹ phát hiện trước đây. Robot Curiosity cũng có thể sẽ lấy các mẫu đầt đá sao Hỏa để phân tích.

Ngay từ năm 1960, con người đã tìm cách chinh phục sao Hỏa, nhưng trong 14 chuyến bay thăm dò, chỉ có phân nữa là thành công. Nước đầu tiên muốn đặt một thiết bị thăm dò tự hành lên hành tinh đỏ là Liên Xô vào năm 1960, nhưng Liên Xô, rồi sau đó đến Nga lần nào cũng thất bại. Chỉ có Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất cho tới nay đã thám hiểm được sao Hỏa, với 6 máy thăm dò, máy cuối cùng là Phoenix vào tháng 05/2008.

Ngoài 14 chuyến bay nhằm đặt tàu thăm dò tự hành lên mặt sao Hỏa, đã có 29 chuyến bay khác nhằm đặt phi thuyền trên quỹ đạo sao Hỏa hoặc bay bên trên hành tinh đỏ, nhưng trong việc này, tỷ lệ thất bại cũng rất cao. Hiện chỉ có ba phi thuyền còn bay trên quỹ đạo sao Hỏa, gồm hai của Mỹ ( Mars Odyssey và Mars Reconnaissance Orbiter ) và một của châu Âu ( Mars Express ). Lần này, Mars Express sẽ trợ giúp cơ quan NASA trong việc đặt máy thăm dò Curiosity lên sao Hỏa.

Ngay khi Curiosity chạm mặt sao Hỏa, tín hiệu do Mars Express ghi được sẽ được truyền về Trái đất. Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp,các thông tin do Marx Express ghi được sẽ giúp cho các nhà khoa học đào sâu những kiến thức về bầu khí quyển của hành tinh đỏ. Ngược lại, nếu chuyến thăm dò này thất bại, những dữ liệu ghi được sẽ giúp cơ quan NASA phân tích được những nguyên nhân thất bại và qua đó cải tiến việc chuẩn bị cho những chuyến thăm dò sau này.

Riêng đối với nước Pháp, chuyến thăm dò của robot Curiosity cũng rất quan trọng vì lần đầu tiên một phần chuyến thám hiểm sao Hỏa sẽ được điều khiển từ Pháp. Cụ thể, một êkíp các kỹ sư và nhà khoa học Pháp từ thành phố Toulouse sẽ điều khiển hai dụng cụ mà robot Curiosity mang theo, trong đó có ChemCam (Chemicel Camera). Dụng cụ này có thể tiến hành phân tích sơ bộ kết cấu đá và đất chung quanh robot Curiosity và từ kết quả phân tích này, các nhà khoa học sẽ hướng robot đến những mục tiêu mà họ sẽ chọn để phân tích sâu hơn.
Source: RFI

Nhưng đi vào khí quyển sao Hỏa và đáp lên hành tinh đỏ này là một việc rất gay go đối với robot Curiosity, thậm chí đây được coi là nhiệm vụ khó khăn nhất đối với cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA trong lịch sử thăm dò các hành tinh bằng robot.

Như đã nói ở trên, Curiosity là robot nặng hơn các robot trước đây, quá nặng để có thể dùng các túi khí để giảm nhẹ mức độ va chạm của robot này vào mặt sao Hỏa. Thành ra các kỹ sư phải chế một loại dù đặc biệt cho Curiosity để robot đáp xuống nhẹ nhàng, an toàn. Nhưng trước khi đó, tàu thăm dò sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa với tốc độ chóng mặt, với vận tốc sẽ giảm từ 21.243 km/giờ, xuống còn 2,74km/giờ.

Cho nên, thật dễ hiểu là các kỹ sư, nhà khoa học của cơ quan NASA cũng như ở Toulouse đang nín thở chờ đợi giây phút mà Curiosity chạm bề mặt sao Hỏa, ai cũng lo là chuyến thăm dò này sẽ gặp trục trặc vào giờ chót.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 07/08/2012 lúc 09:46:50(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 06/08/2012 lúc 09:05:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Robot « Curiosity » đáp xuống Sao Hỏa an toàn
Có sự sống trên Hỏa tinh hay không? Nghi vấn nầy sắp được giải đáp trong nay mai. Sau hơn 8 tháng du hành, phi thuyền thám hiểm Sao Hỏa của Mỹ đã thành công trong việc thả robot “ Curiosity ” đáp xuống mục tiêu vào lúc 5 giờ 30 sáng nay, giờ quốc tế, đúng theo dự kiến.
UserPostedImage
Robot «Curiosity» tiếp cận Hỏa tinh. REUTERS/ NASA/JPL-Caltech/Handout
Robot “ Curiosity ” đã đáp xuống Sao Hỏa an toàn vào lúc 5 giờ 30 thứ Hai. Nasa thông báo đã nhận được tín hiệu và thiết lập liên lạc với “ bảo vật công nghệ ” sau 7 phút chờ đợi “ nghẹt thở ”.

Những tấm ảnh đầu tiên từ Sao Hỏa gửi về cho thấy bánh xe “mọi địa hình” của Curiosity chạm nhẹ nhàng xuống hành tinh anh em của trái đất. Curiosity là một phòng thí nghiệm tối tân có nhiệm vụ khảo sát mặt Sao Hỏa trong hai năm để tìm cách trả lời câu hỏi: có sự sống trên hành tinh này hay không?

Giám đốc Cơ quan không gian Nasa của Hoa Kỳ, Charles Bolden nhận định hôm nay, là “một ngày vui lớn của Hoa Kỳ và của những đối tác tham gia vào chương trình này”.

Từ trước đến nay, Nasa chỉ tìm kiếm dấu tích của nước. Trong phi vụ này, các nhà khoa học tìm kiếm yếu tố khác: sự hiện diện của carbone hữu cơ.
Source: RFI
song  
#3 Đã gửi : 06/08/2012 lúc 12:43:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
NASA nhận ảnh Sao Hỏa đầu tiên từ tàu Curiosity
Tàu thăm dò tự hành Curiosity trị giá 2,5 tỉ USD của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa vào ngày hôm qua, 6/8, đánh dấu một cột mốc thành công cho nỗ lực khám phá hành tinh Đỏ công phu nhất trong lịch sử.
UserPostedImage
NASA photo. Hình ảnh đầu tiên về bề mặt Sao Hoả do tàu thăm dò tự hành Curiosity chuyển về NASA hôm 06-08-2012.
Tàu thăm dò tự hành Curiosity đã chuyển về 3 hình ảnh đầu tiên trên bề mặt Sao Hoả và sẽ bắt đầu công cuộc tìm kiếm 2 năm những bằng chứng cho rằng từng có các mầm mống cần thiết để phát triển sự sống trên hành tinh này.

Dự án Curiosity là nỗ lực truy tìm dấu hiệu sự sống đầu tiên của NASA kể từ sau sứ mệnh của những chiếc tàu thăm dò Viking hồi thập niên 1970.

Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả kỳ công này là niềm tự hào phi thường của người Mỹ.
Source: RFA
phai  
#4 Đã gửi : 07/08/2012 lúc 09:41:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những hình ảnh đầu tiên của robot Curiosity trên hành tinh Hỏa
Sau cú hạ cánh thành công của robot Curiosity trên bề mặt hành tinh Hỏa vào sáng hôm qua thứ Hai, 06/08/2012, nhiều hình ảnh rất ấn tượng đã được gửi về Nasa từ Curiosity.
Sau giây phút vô cùng phấn khích và nhẹ nhõm kế tiếp cuộc hạ cánh an toàn của Curiosity vào lúc 05 giờ 32 giờ quốc tế, các ê kíp thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) ở Pasadena (California) ngay lập tức bắt tay vào việc.

Tiếp theo hình ảnh bóng robot in lên trên bề mặt hành tinh Hỏa trước lúc tiếp đất, Curiosity gửi về bức ảnh toàn cảnh núi Sharp rực rỡ. Sharp - ngọn núi cao 5.000 mét - là nơi robot Curiosity sẽ “leo” lên trong một năm nữa, để nghiên cứu cấu tạo địa chất của các tầng đá, mà một số trong đó có tuổi thọ một tỷ năm.

Theo báo Le Point, Curiosity di chuyển với tốc độ trung bình 30 mét/giờ để kiểm định kỹ lưỡng thành phần hóa học của bề mặt hành tinh.
UserPostedImage
REUTERS/NASA-JPL
Hiện tại theo bức ảnh, đỉnh núi Sharp có màu trắng, tuy nhiên, theo Joy Crips, một thành viên nhóm các nhà khoa học điều hành cuộc thám hiểm của Curiosity, thì không biết màu trắng của núi Sharp là do tuyết và vì ảnh chỉ có hai mầu đen trắng, hay thực sự núi còn có những màu khác.

Hôm qua, trang Web của Nasa cũng công bố hàng trăm bức hình cho thấy những phút cuối cùng hết sức ấn tượng trước khi Curiosity tiếp đất. Một loạt ảnh khác, với độ phân giải cao gấp 8 lần các bức ảnh được công bố hôm qua, sẽ đến với công chúng trong hai tuần tới.

Curiosity, robot nặng 900 kg, có kích thước tương đương một chiếc xe hơi nhỏ, trị giá 2,5 tỷ đô la, sẽ giúp cho việc phát hiện xem trên hành tinh Hỏa, liệu đã từng có sự sống.

Chỉ nguyên việc Curiosity hạ cánh an toàn cũng đã là một thành công đối với Nasa, vì cơ quan này chưa bao giờ đưa được một robot nặng như vậy và hoàn thiện như vậy tới một hành tinh khác trong hệ mặt trời. Nhiều quốc gia đã đóng góp về kỹ thuật cho robot Curiosity, đặc biệt là Pháp, Canada, Phần Lan, Tây Ban Nha, Nga và Đức.
Source: RFI
khi  
#5 Đã gửi : 09/08/2012 lúc 08:55:20(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

“Tò Mò” lò dò trên sao Hoả
6 phút rưỡi là thời hạn cho chiếc phi thuyền mẹ chở xe robot Curiosity dừng hẳn lại trên không bằng hoả tiễn phản lực, từ vận tốc 6 km một giây trước đó, lúc nó lao đi như một viên đạn trong bầu khí rất loãng của sao Hoả.
UserPostedImage
NASA screen capture. "Tò Mò" mới xuống
Sau đó, tới “7 phút kinh hoàng”, là thời gian cả Trung tâm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California nín thở theo dõi trong nhịp tim đập mạnh, áp huyết tăng cao, để rồi bừng lên ôm nhau nhảy múa reo mừng.

Đó là lúc chiếc xe robot “Tò Mò” chạm đất nhẹ nhàng và an toàn trong bầu trời hồng rực, khi được thả bằng giây thung từ chiếc phi thuyền mẹ đứng lắc lư thật nhẹ trên không bằng bốn chiếc chân hoả tiễn phản hồi phun ra những tia lửa xanh đỏ vàng tím…

10 giờ 32 phút đêm chủ nhật, giờ California, một điện văn từ “Tò mò” báo về Trung tâm cho biết cuộc hành trình 566 triệu km không gian đã kết thúc hoàn toàn tốt đẹp. Chú Tò Mò nặng 1 ton đặt sáu bánh xuống đất với vận tốc không tới 1 mét 1 giây
UserPostedImage
Hính dáng khoa học gia 8 tháng tuổi- NASA screen capture
Cuộc hạ cánh được mô tả là “hơn cả toàn hảo” đã làm cả nước Mỹ thờ phào nhẹ nhõm sau 8 tháng trường chiếc xe “Tò Mò”, hay “Ham học” cũng vậy, vượt 352 triệu dặm đường không gian để khởi sự một công tác 2 năm, rồi ở lại nơi xa xôi đó luôn.

Các khoa học gia của NASA gọi cuộc hạ cánh là một “phép lạ của kỹ thuật”. Kỹ sư trưởng của đề án trị giá 2 tỉ rưỡi đô la này cho biết cả đoàn chuyên viên đã phải tập dượt trong 8 năm trời để làm quen với cảm nghĩ về tình trạng xấu nhất có thể xảy ra ngày hôm nay, không ai dứt bỏ được nỗi ám ảnh đó.

Một bộ ba vệ tinh bay trên quỹ đạo sao Hoả đã thu hình “7 phút kinh hoàng” ấy. Từ quỹ đạo cách đó hơn 300 km, vệ tinh Mars Reconnaisance, “Thám sát sao Hoả”, rất tinh mắt, đã chụp hình chiếc “Tò Mò” treo dưới chiếc dù, trên đường tới miệng lòng chảo Gale, ở nam bán cầu gần xích đạo sao Hoả. Bảy phút sau, vệ tinh trong ba anh em của nó là Odyssey từ quỹ đạo sao Hoả chuyển về hình ảnh một bánh xe của chiếc “Tò Mò” trên nền đất sỏi không khác mặt trái đất là mấy, với những tảng sỏi đá rải rác gần như cùng kích thước.

Đáp xuống cách chân “Núi Nhọn”, Mount Sharp, gần 10 km, các ống kính cặp mắt của Tò mò trông rõ hình thể kỳ dị của những tảng đá dẹp như những khối hợp chất cát sạn dựng san sát nhìn như những con bài khổng lồ cắm sát nhau, cách đáy miệng Gale gần 5 km; ngọn núi Sharp cũng cao 5 km, vượt trên miệng lòng chảo này. Các khoa học gia tin rằng Núi Nhọn được hình thành bằng những thành phần đá sỏi đất cát mà khi xưa phủ kín khu lòng chảo, sẽ hiến tặng những chứng tích địa chất quý giá của lịch sử sao Hoả, hành tinh giống quả địa cầu của chúng ta nhất trong thái dương hệ của con người.

Được trang bị hàng loạt những dụng cụ tinh vi có khả năng phân tích các mẫu đất đá, khí quyển ngay tại chỗ và gửi ngay kết quả về Trái Đất, “Tò mò” sẽ đào bới trên bề mặt sao Hoả ở những nơi được chọn lọc, đem vào phòng lab, tự khảo sát và cho kết quả. Các nhà khoa học của đề án “Curiosity” hết sức chú trọng vào chứng tích còn sót lại của một môi trường sống xưa kia trên hành tình anh em với Trái Đất này. Những chứng tích đó là bằng chứng của sự sống vi sinh. Nhưng phải nhiều tháng nữa chú Tò Mò mới lò dò đến Núi Nhọn.

Mục tiêu không phải chỉ là Núi Nhọn. Một trong những khẩu súng laser của Tò Mò có thể bắn vào một tảng đá cách nó 7 mét, tạo một tia phản xạ để cho một kính viễn vọng phân tích quang phổ của nó, tìm ra các thành phần hoá học trong khoáng chất của tảng đá. Và một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Tò Mò là làm công tác đó với những tảng sỏi đá quanh chỗ nó đặt chân.

Các nhà khoa học cũng đang háo hức được khảo sát những đá sỏi, đá cuội có vẻ như bị nước đẩy trôi tới một khu vực hình quạt ở gần xe Tò Mò. Ngày thứ hai, Tò Mò mở chiếc ăng-ten hình dĩa để liên lạc với Trái Đất dễ dàng hơn.

Quản Trị viên Mike Watkins của công trình Curiosity nói NASA làm nên xe Tò Mò này không phải chỉ để đáp xuống hành tinh Đỏ, mà còn đi đó đi đây để thi hành nhiều sứ mạng khoa học phức tạp và tuyệt mỹ. Trong hai năm tới, Tò Mò sẽ làm việc như 400 khoa học gia cùng nhau khảo sát từng viên đá cuội, từng tảng đá sỏi mà họ gặp trên đường dạo chơi sao Hoả.
UserPostedImage
Tàu mẹ thả Curiosity xuống, 1 mét / giây- NASA screen capture
Tò Mò sẽ mang cả cái phòng lab tối tân đắt tiền nhất thế giới tính theo kích thước bé nhỏ và nhiệm vụ khổng lồ của nó, leo lên lưng chừng Núi Nhọn, nơi có những lớp đá già hằng tỉ năm tuổi. Tuy nhiên phải mất nguyên một năm nữa, chú khoa học gia trẻ tuổi Tò Mò còn non choẹt mới được lò dò tới chân Núi Nhọn hơn chú hằng tỉ tuổi.
UserPostedImage
Reo mừng! NASA screen capture
Và lâu hơn nữa, đến năm 2030 mới có thể có một hay hai phi hành gia bằng con người thật đầu tiên đặt chân lên hành tinh mà Tò Mò đang bắt đầu làm việc hôm nay.
Source: RFA



Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.145 giây.