logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/02/2014 lúc 09:46:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một người mẹ và 3 đứa con trên boong 1 chiếc tàu rời khỏi Sài Gòn, 29/4/1975
Một trong những bộ phim được mang ra trình chiếu tại Lễ Hội Điện Ảnh Sundance tổ chức vào tháng Giêng năm 2014 vừa rồi là một bộ phim tài liệu về Việt Nam: Phim mang tựa đề “The Last Days in Vietnam - Những ngày cuối cùng ở Việt Nam”. Mục Đời sống Văn Hóa của VOA do Hoài Hương phụ trách xin được dành để điểm lại bộ phim tài liệu mới nhất của nữ đạo diễn Rory Kennedy.

Trong những ngày hỗn loạn cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ, quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn giữa lúc sức kháng cự của quân đội miền Nam Việt Nam đang yếu dần. Với viễn tượng quân đội cộng sản miền Bắc sắp chiến thắng, kèm theo nguy cơ rất thực là một số người miền Nam, đồng minh của Hoa Kỳ, có phần chắc sẽ bị tống giam, hoặc thậm chí, nguy hiểm tới tính mạng, một số nhà ngoại giao và sĩ quan Mỹ hiếm hoi còn ở lại Việt Nam đã phải chất vấn lương tâm của chính mình trước một chọn lựa đạo đức cực kỳ khó khăn. Hoặc là họ nhắm mắt tuân lệnh Tòa Bạch Ốc để chỉ sơ tán các công dân Mỹ, hoặc, làm ngơ lệnh trên để tìm cách cứu vớt càng nhiều sinh mạng dân miền Nam càng tốt, bất chấp nguy cơ có thể bị kết tội phản nghịch khi về nước. Giữa lúc chuông giờ thứ 25 sắp sửa điểm, một nhóm người Mỹ đã hành động theo lương tâm của họ.

Đó là cốt truyện phim "The Last Days in Vietnam - Những ngày cuối cùng ở Việt Nam", do Lễ Hội Điện Ảnh Sundance phổ biến mới đây.

Đạo diễn bộ phim tài liệu này là Rory Kennedy, con gái út của Thượng nghị sĩ Robert Fitzgerald Kennedy và bà Ethel Kennedy, cũng là cháu gọi cố Tổng thống John F. Kennedy bằng bác.

Rory Kennedy ra đời 6 tháng sau khi cha bị ám sát vào tháng Sáu năm 1968. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy lúc bấy giờ mới 42 tuổi, được coi là ứng cử viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ, có triển vọng chiếm được chiếc ghế tại Tòa Bạch Ốc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thời ấy.

Biên tập viên Rob Nelson của Tạp chí Variety nhận định rằng bộ phim tài liệu “The Last Days in Vietnam” của Rory Kennedy phối hợp các hình ảnh và tài liệu quý giá, những hình ảnh khó quên của Sài Gòn vào tháng Tư năm 1975, với những hồi ức của một số người Mỹ hiện diện tại Việt Nam trước khi Sài Gòn thất thủ.

Đối với rất nhiều người Việt Nam cũng như người Mỹ, hình ảnh của đám đông chen chúc xô lấn nhau trong tuyệt vọng để tìm cách đáp chuyến trực thăng cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngay trước khi bức màn sắt rơi xuống thành phố Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, là một hình ảnh hằn sâu trong tâm trí, không làm sao có thể quên được.

Bộ phim tài liệu của Rory Kennedy chủ yếu tập trung vào thời gian 24 tiếng đồng hồ căng thẳng đã chứng kiến chương trình di tản hàng ngàn quân nhân Mỹ và Nam Việt Nam ra khỏi Sài Gòn, cùng với một số thường dân.

Nhà phê bình của tạp chí Variety bày tỏ thất vọng là mặc dù bộ phim thuật lại những căng thẳng từng giờ trong 24 giờ cuối cùng của những người Mỹ còn lại tại Việt Nam, đạo diễn đã không nêu lên bối cảnh lịch sử có thể giải thích việc trì hoãn chương trình tản cư vì thái độ ương ngạnh của một số giới chức Mỹ, không chấp nhận thất bại chua cay mà lần đầu tiên họ nếm trải, với hậu quả thảm hại.

Last Days nói lên niềm tự hào đó, điển hình là niềm tự hào bướng bỉnh của ông Graham Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn từ năm 1973, là năm Hiệp định Paris được ký kết, bước ngoặt đưa đến sự cáo chung của chế độ miền Nam.

Đại sứ Martin được miêu tả là một con người phức tạp. Trong nhiều tháng dài, ông một mực từ chối, không chấp nhận thực tế phũ phàng là Saigòn có khả năng sụp đổ, và do đó ông đã hoãn lại cho tới phút chót những sự chuẩn bị để di tản những người còn lại ở Sài Gòn.

Trong các điều kiện đó, Đại úy Stuart Herrington của quân lực Hoa Kỳ, nhân vật đóng vai trò trung tâm trong bộ phim tài liệu The Last Days, đã bí mật tổ chức chương trình di tản càng nhiều quân nhân Nam Việt Nam càng tốt.

Một nhân vật can trường khác được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu này là cựu giới chức Bộ Quốc phòng Richard Armitage, người đã lên kế hoạch với Hải quân Đại tá Việt nam Cộng hòa Đỗ Kiểm, lúc bấy giờ là Tham mưu Phó Hành quân có trách vụ điều hành và theo dõi các hoạt động của các chiến hạm, để bí mật thực hiện một chương trình di tản tổng quát, đưa 30.000 người tỵ nạn ra khỏi Việt Nam.

Chỉ có 4 người Việt Nam được phỏng vấn cho phim tài liệu “Last Days”, trong đó có một người tỵ nạn. Tuy nhiên trong bộ phim, người ta không tìm được lời giải thích nào về hệ quả của các cuộc biểu tình chống đối chiến tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ đối với những sự kiện diễn ra ở Việt Nam, kể cả quyết định của Quốc hội Mỹ, cắt viện trợ cho quân đội miền Nam. Theo nhận xét của nhà phê bình, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã không thẳng thắn trả lời những thắc mắc về những vấn đề liên quan, mà dường như “chỉ đọc lại một câu trả lời đã soạn sẵn”.

Bất chấp vị thế khó khăn của mình, Đại úy Stuart Herrington thừa nhận ông đã “phản bội” những người bị bỏ lại Việt Nam, khi những chiếc phi cơ Mỹ cuối cùng cất cánh rời xa Sài Gòn.

Nhà biên kịch Don Kleszy được ca ngợi là đã phối hợp tài tình các cuộc phỏng vấn với những đoạn phim tài liệu giá trị, thể hiện được nỗi tuyệt vọng cùng cực của người dân Sài Gòn lúc đó. Nhạc phim do Gary Lionelli sáng tác góp phần làm tăng cảm xúc cho khán giả theo dõi bộ phim tài liệu gợi nhớ giai đoạn lịch sử đau thương này.

Nhà phê bình nói phần lớn các đối tượng được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu này gồm các giới chức quân sự Mỹ mà lương tâm bị cắn rứt vì kết cuộc của chiến tranh Việt Nam, nhưng ông lại cho rằng sự lựa chọn các đối tượng đó là một điều hợp lý. Tác giả nói nếu chấp nhận những giới hạn của bộ phim tài liệu, chỉ tập trung vào những trải nghiệm của người Mỹ chứ không phải những trải nghiệm của người Việt, thì phim “Last Days in Vietnam” đóng góp một phần đáng kể vào kho tài liệu về lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Tên thật là Rory Elizabeth Katherine Kennedy, nữ đạo diễn bộ phim “The Last Days in Vietnam” được biết tiếng qua nhiều phim tài liệu như Ethel (2012), nói về cuộc đời của bà Ethel Kennedy, mẹ của nữ đạo diễn Rory, phim Ghosts of Abu Ghraib – Bóng ma của Nhà tù Abu Ghraib (2007) và American Hollow (1999). Bà lập gia đình với ông Mark Bailey vào năm 1999 và giờ có 3 người con.

Một chi tiết khác có liên quan tới nữ đạo diễn Rory là John Kennedy Junior, con trai duy nhất của cố Tổng Thống Kennedy và Đệ Nhất Phu nhân Jackie Bouvier Kennedy, đã thiệt mạng cùng với vợ Carolyn Bessette-Kennedy, và chị vợ Lauren Bessette, khi John lái máy bay đến Martha Vineyards dự lễ cưới của cô em họ, giờ là nữ đạo diễn Rory Kennedy.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.