logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/02/2014 lúc 10:15:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhóm múa Âu cơ tham gia trình diễn trong sự kiện One Billion Raising (Ảnh: Dina Indrasafitri) (Credit: ABC)
Đối với nhiều người thì ngày 14 tháng Hai là ngày của hoa hồng và sôcôla nhưng với nhiều người khác đó là cơ hội để đến với sự kiện ‘One Billion Rising for Justice’ (một tỷ phụ nữ đứng lên đòi công lý).

Tại sự kiện này ở Melbourne chúng tôi có dịp trò chuyện với Tiến sĩ Lã Mạnh Cường, một trong những khách mời người Việt tham gia phát biểu trong chương trình. Anh có hơn mười năm gắn bó với công việc liên quan đến chính sách, kêu gọi quảng bá bình đẳng giới, sức khỏe giới tính, phòng chống HIV/AIDS và các hoạt động phát triển cộng đồng ở Úc cũng như ở nước ngoài.

PV: Anh có thể giới thiệu về hoạt động ‘One Billion Rising for Justice’ tại Melbourne năm nay không?

Đây là một sự kiện toàn cầu nhằm kêu gọi những phụ nữ thoát khỏi bạo lực giới và những người thân của họ tập trung tại một địa điểm công cộng, an toàn. Những người tham gia được kêu gọi nhảy múa hay dùng các hình thức nghệ thuật khác để phá vỡ sự im lặng xung quanh bạo hành đối với nữ giới và chia sẻ câu chuyện của họ với tất cả mọi người.

Năm 2014 chúng tôi nhảy múa để kêu gọi công lý – chúng tôi mang cộng đồng lại với nhau để cùng nói ‘Đủ rồi’ – cần có sự thay đổi, phụ nữ cần một kết cục tốt đẹp hơn, họ cần cảm thấy an toàn và trao quyền tự chủ.

PV: Lý do nào khiến anh tham gia sự kiện? Cá nhân anh mong muốn điều gì từ hoạt động này?

Là một người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với nhiều nhóm phụ nữ thiệt thòi trong xã hội tại Việt Nam cũng như tại Melbourne, Úc, tôi thấu hiểu được những tổn thương do sự bất bình đẳng giới gây ra. Bạo lực đối với phụ nữ, nói cách khác bạo lực xuất phát từ sự khác biệt giới tính nhắm vào phụ nữ, là một vấn nạn, gây tổn thương nghiêm trọng đến cuộc sống thể chất và tinh thần của người phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời nó tạo ra những tác động tiêu cực đối với con cái, gia đình và các tổn hại về kinh tế. Là một người làm nghiên cứu trong lĩnh vực giới, tình dục trên đối tượng nam giới Việt Nam, tôi có cơ hội tìm hiểu nguồn gốc của bạo lực giới gắn kết với các yếu tố văn hóa, xã hội, qua đó giúp tôi củng cố động lực muốn thay đổi trật tự quyền lực giữa nam và nữ tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người. Là một người con trai, anh trai trong gia đình lớn, rồi người chồng, người cha trong gia đình nhỏ, tôi từng ngày thực hành sự tôn trọng, bình đẳng với những người phụ nữ trong gia đình tôi. Với tất cả kinh nghiệm nói trên, tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào nỗ lực muốn ngăn chặn bạo lực nhắm vào phụ nữ trong cộng đồng người Việt tại nơi tôi đang sống - Melbourne.

PV: Anh có biết tình hình của cộng đồng người Việt tại Úc về vấn đề này không? Nếu được xin anh chia sẻ?

Tại Úc, nạn bạo hành xảy ra trên tất cả mọi sắc dân. Theo thống kê của cảnh sát Úc, phụ nữ bị bạo hành nhiều gấp 8 lần so với nam giới; 1/3 trong số các vụ bạo hành phụ nữ là do chồng hoặc bạn tình gây ra. Với dân nhập cư, nhiều người do thiếu hiểu biết luật pháp hoặc do yếu tố văn hóa, ngôn ngữ cản trở nên việc tố cáo tội phạm, người xâm hại gặp nhiều khó khăn. Đối với cộng đồng người Việt, tuy chưa có nghiên cứu riêng biệt trên nhóm cộng đồng này, nhưng theo quan sát cá nhân tôi, những năm gần đây, do việc đi lại giữa Việt Nam và Úc trở nên dễ dàng, cộng thêm số lượng gia tăng du học sinh tới Úc, nhiều đàn ông gốc Việt đã tái kết hôn với nhiều phụ nữ trẻ hơn từ trong nước và với du học sinh. Trong số những phụ nữ này (tôi có dịp tiếp xúc một số), nhiều phụ nữ bị chồng ngăn cản việc tiếp cận thông tin, ngăn cản đi lại (ví dụ, không muốn vợ học lái xe), học tập, làm việc, kiểm soát kinh tế. Nhiều phụ nữ còn bị đe dọa cho về nước (do họ thiếu hiếu biết luật di trú), hoặc là nạn nhân của ép buộc tình dục trong gia đình.

Trong nhóm thiện nguyện tôi đang tham gia với Trung tâm y tế Bắc Yarra, chúng tôi tổ chức nhiều buổi thông tin kiến thức tới nhiều nhóm đối tượng trong cộng đồng người Việt về những nội dung liên quan nói trên giúp cải thiện tình trạng bạo hành trong gia đình.

PV: Việt Nam nằm trong những nước có tình trạng bạo hành đối với nữ giới tệ nhất thế giới, là một người nghiên cứu về xã hội và giới anh có nhận xét gì về điều này? Theo anh, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách thức nào có thể hạn chế tình trạng này?

Bạo lực phụ nữ tồn tại ở tất cả các nền văn hóa xã hội khác nhau dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này xuất phát từ vị thế thấp kém của phụ nữ được chính đáng hóa bởi các chuẩn mực văn hóa, niềm tin, thể chế chính trị, xã hội. Hệ quả là phụ nữ và trẻ em gái trở thành nạn nhân của bạo hành do nam giới gây ra trong suốt vòng đời của họ. Ví dụ với trẻ em gái là nạn nạo phá thai và giết trẻ sơ sinh; phân biệt chế độ dinh dưỡng; cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ; hãm hiếp trẻ. Khi vị thành niên và trưởng thành, nhiều nữ thanh thiếu niên là nạn nhân của nạn cưỡng bức, nô lệ tình dục, quấy rối tình dục trong và ngoài gia đình, nơi công sở...

Khi nói tới bạo lực nhắm vào phụ nữ, chúng ta thường chỉ nói tới hình thức bạo lực về thể chất/thể xác mà quên đi rằng còn có nhiều loại hình bạo lực khác như: bạo lực tinh thần (mạ lị, xỉ nhục), bạo lực tình dục (ép buộc vợ quan hệ tình dục ngoài ý muốn), bạo lực xã hội (ngăn cản phụ nữ giao tiếp xã hội hoặc tiếp cận nguồn lực), bạo lực kinh tế (kiểm soát chi tiêu).

Nghiên cứu về bạo lực giới luôn là vấn đề tế nhị và đôi khi khó kiểm chứng được kết quả chính xác do những nạn nhân của bạo hành giới cảm thấy xấu hổ, ngần ngại nói ra sợ bị xã hội chê cười, lên án. Tại Việt Nam, quan niệm 'đóng cửa bảo nhau', 'vạch áo cho người xem lưng' gây không ít trở ngại khi tiếp cận thông tin về bạo lực giới khi làm nghiên cứu. Hiện nay ở trong nước chưa có nghiên cứu tổng thể để đưa ra con số cụ thể về tỉ lệ bạo hành giới trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, căn cứ theo một nghiên cứu của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2006 cho thấy rằng: 2% những người trả lời cho biết đã từng bị bạo lực thân thể, 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong gia đình và 30% cho biết đã bị cưỡng ép tình dục. Trên thực tế con số này có thể cao hơn.

Thay đổi văn hóa, lối sống luôn là một điều rất khó khăn và đôi khi mất nhiều thời gian.

Những rào cản văn hóa xã hội đặt phụ nữ ở thế thiệt thòi trong cán cân quyền lực giới, việc can thiệp chống bạo hành giới nhắm vào phụ nữ là một thách thức lớn và đòi hỏi nỗ lực của nhiều phía (cơ quan luật pháp, thi hành luật, tổ chức vận động thay đổi...), ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội).

Trên cương vị cá nhân, tôi trước hết thực hành bình đẳng giới trong gia đình, nơi công sở và ngoài xã hội; Không im lặng và thỏa hiệp với bạo lực nhắm vào phụ nữ; tích cực tham gia thiện nguyện vào các hoạt động nhằm cổ súy bình đẳng giới do nhiều tổ chức xã hội thực hiện tại Melbourne; hướng dẫn, giúp đỡ những người cần giúp đỡ tiếp cận tới nguồn thông tin và dịch vụ hỗ trợ chống bạo lực phụ nữ. Kể từ năm 2013 tôi đã trở thành Đại sứ của chương trình vận động White Ribbon ngăn chặn bạo lực nhắm vào phụ nữ, tôi cũng là thiện nguyện viên của Trung tâm đa văn hóa chống bạo lực gia đình. Tại nơi làm việc hiện tại (Trung tâm văn hóa, di dân và sức khỏe), tôi là thành viên tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động trong chủ đề này. Tôi hi vọng, thay đổi trong cộng đồng người Việt sẽ được tạo ra từ những việc nhỏ nhất mà chúng tôi đã và đang làm.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.