Một người đang chơi trò chơi Flappy Bird tại một cửa hàng điện thoại ở Hà Nội ngày 10 tháng 2 năm 2014. AFP PHOTO / HOANG DINH NamTự hào với tác giả Việt NamKính Hòa: Diễn đàn bạn trẻ mời hai bạn cùng ở TP HCM là Đức và Nam Thiên. Chủ đề của chúng ta bàn hôm nay cũng rất là nóng đối với thanh thiếu niên Việt Nam vừa qua, nhất là các game thủ, đó là trò chơi Flappy Bird. Thú thật với hai bạn và các bạn nghe đài là Kính Hòa cũng không rõ chuyện này nó như thế nào. Kính Hòa không phải là game thủ. Chúng ta có thể bắt đầu câu chuyện hôm nay bằng cách mô tả trò chơi đó nhé!
Đức: Game này có lâu rồi, từ hồi tháng 5 năm 2013. Và nó mới thực sự nổi tiếng trong những tháng gần đây thôi, bùng nổ trên thế giới và ở Việt Nam. Game này nói về ứng dụng cũng như lập trình cũng rất là đơn giản. Nhưng cách chơi của nó tác động đến người chơi làm người ta rất hưng phấn hoặc bực và dễ ghiền. Đó là cái lý do mà game này nổi tiếng.
Kính Hòa: Nhưng mà chơi như thế nào…
Đức: Cách chơi cũng rất là đơn giản trên nền tảng của một smart phone, chỉ cần lấy ngón tay chạm vô màng hình và điều khiển con chim đi qua hai khoảng trống. Chỉ đơn giản như thế thôi.
Nam Thiên: Dạ đúng rồi em cũng có chơi một vài lần để biết. Thì tác giả tên là Nguyễn Hà Đông 29 tuổi và cũng sống ở Sài Gòn luôn. Thì như anh Đức đã nói đó, hồi tháng năm năm ngoái thì trò chơi được phát hành trên hệ điều hành iOS và Android, phải đến cuối cuối năm 2013 thì nó mới có những vượt bậc. Bản thân trò chơi chỉ có vài trăm kilobite thôi nhưng nó đã gây một hiệu ứng trên toàn thế giới và mang lại một thu nhập đến 50.000 đô la một ngày, số tiền cực kỳ khủng khiếp.
Đức: Cho Đức đính chính một chút là hình như tác giả sống ở Hà nội chứ không phải Sài Gòn anh Thiên ơi.
Kính Hòa: Mình cũng nghe như vậy. Hình như tác giả tốt nghiệp đại học Bách khoa Hà Nội.
Thú thật với hai bạn là khi Kính Hòa biết được được chuyện này thì cũng cảm thấy khá tự hào, vì một người Việt còn trẻ mà giỏi như vậy, tạo nên một hiện tượng khắp thế giới như vậy…
Đức: Đúng là mình là người Việt Nam, khi nghe nói đến một trò chơi do một tác giả Việt Nam viết được hưởng ứng trên toàn thế giới, cũng như nổi tiếng, thu về một thu nhập không nhỏ thì mình cũng cảm thấy tự hào lây.
Anh Nguyễn Hà Đông, tác giả trò chơi Flappy Bird trong một quán cà phê ở Hà Nội hôm 5 tháng 2 năm 2014. AFP PHOTO.Nhưng mà mình cũng cảm thấy khó chịu xung quanh những scandals không đáng có đối với tác giả. Thì đó phần lớn là do người Việt mình có những ý kiến không hay và nó góp phần tác động đến việc tác giả rút trò chơi của mình xuống, làm xáo trộn cuộc sống của tác giả.
Nam Thiên: Thiên cũng lấy làm vui khi có một người Việt Nam trẻ tuổi mà có một sản phẩm ở tầm mức thế giới. Các quốc gia khác đều có những thương hiệu quốc gia, ví dụ như Nhật thì có Toyota, Mỹ thì có hệ điều hành Windows, và một quốc gia hung mạnh thì phải mạnh trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa…
Vào thời điểm lên báo thì báo chí ở nước ngoài chỉ bình luận về game thôi chứ ít khi bình luận về cá nhân tác giả. Đối với cộng đồng Việt Nam chúng ta thì hay nói về tác giả, ví dụ như là những cái tít giật trong làng báo để câu view ví dụ như hàng xóm bất ngờ trước sự nổi tiếng của cha đẻ game, rồi nghi án đạo game… thì cái điều đó nó rất là không hay. Dĩ nhiên là có sự thông báo chính thức của tác giả rằng trò chơi này gây nghiện nên anh ấy rút xuống.
Còn về sự tự hào thì Thiên nghĩ như thế này: có một bài báo họ phân tích rất là hay, là thu lợi lớn nhất không phải là anh Đông hay game thủ gì hết mà là bộ máy tìm kiếm.
Nam Thiên thấy thế này, người Việt Nam giỏi nhất về toán của chúng ta chỉ là giải bài toán mà thôi, còn cái người ra đề mới là thầy thiên hạ, tức là chúng ta chỉ là trò giỏi thôi. Thì anh Nguyễn Hà Đông cũng vậy. Nói như thế để chúng ta biết chúng ta đang ở đâu để mà….
Kính Hòa: Thiên nói lại rõ câu cuối đi!
Nam Thiên: Dạ thì cũng hy vọng xuất hiện thêm nhiều Nguyễn Hà Đông hơn. Để cho thế hệ thanh niên của chúng ta hướng tới những mục tiêu tốt đẹp hơn.
Lợi ích tương quanKính Hòa: Thiên nói rằng so với thế giới thì chúng ta chỉ là trò thôi, và anh Hà Đông cũng vậy, tức ý nói rằng cái việc anh Đông làm so với tầm mức thế giới thì chỉ mới ở mức học trò thôi, phải vậy không?
Nam Thiên: Nam Thiên ý muốn nói như thế này, người Việt Nam giỏi nhất về toán là ông Ngô Bảo Châu mà chúng ta hay tự hào là ổng giải được cái đề toán của giải Field. Thì suy cho cùng ổng chỉ là học trò giỏi, còn cái người làm thầy thiên hạ là cái người ra đề toán đó. Thì cái chuyện này cũng vậy. một bài báo phân tích rằng google thu phần lớn quảng cáo, còn tác giả chỉ là một phần nào đó. Qua sự kiện này thì sẽ có nhiều người lao vào sản xuất những game mới và mơ thành tỉ phú triệu phú. Cả triệu người như vậy chỉ có một người thành thôi, nhưng tiền quảng cáo thì vẫn đều đều chảy vô túi họ. Họ mới là bậc thầy, còn chúng ta, suy cho cùng cũng chỉ là làm thuê cho họ mà thôi.
Đức: Thì em cũng đồng ý là chuyện đó làm mình tự hào, nhưng đồng thời cũng thấy rằng chúng ta chỉ làm trên cái nền tảng mà nước ngoài người ta làm sẵn. Nhưng em cũng muốn nói là cái idea, cái sáng tạo của một sản phẩm do người Việt Nam mình viết ra và được hưởng ứng trên toàn thế giới, được rất nhiều người chơi. Còn chuyện thu nhập thì tất nhiên là khi nước ngoài họ giúp trò chơi được tiếp cận thì cái thu nhập của họ cũng phải có, đó là cái lợi ích tương quan với nhau thôi.
Kính Hòa: Mình có câu hỏi thế này. Nhiều người cho rằng trò chơi này lấy cắp, mình dùng chữ lấy cắp trong ngoặc kép, từ trò chơi Mario từ rất lâu rồi. Các bạn có thấy thế không?
Đức: Thực sự thì nếu nói trò chơi này lấy cắp từ trò chơi nấm hay Mario thì không đúng lắm, vì nó khác hoàn toàn, từ việc đi cảnh, ăn điểm thưởng cho đến về nước. Trò chơi này chỉ dùng ngón tay điều khiển con chim qua hai lổ hổng mà thôi. Nếu nói là lấy cắp thì chỉ là cái ống khói, cái ống cống màu xanh của trò chơi Mario của Nintendo. Nhưng mà sau vụ lùm xùm đó Nintendo nói là họ sẽ không kiện, không làm phiền gì tác giả về việc tác giả lấy hình ảnh ống khói xanh dùng cho trò chơi Flappy Bird của tác giả cả.
Nam Thiên: Thì em thấy cũng giống như trong âm nhạc vậy thôi, chỉ với 7 nốt nhạc cơ bản mà người ta sáng tạo ra nhiều bản nhạc khác nhau. Tập đoàn Nintendo thì đã nói rằng họ sẽ không kiện, không có vấn đề gì về xâm phạm bản quyền cả. Các nhà chuyên nghiệp có phân tích rằng Mario là chơi trên máy Play Station còn Flappy Bird thì trên smart phone, hai cái hoàn toàn khác nhau. Cách chơi cũng khác hoàn toàn.
Kính Hòa: Một số người bạn bên Tiệp cho biết là báo chí bên đó đôi khi dùng những từ hơi miệt thị như là cái anh bạn Á Châu lắm điều chẳng hạn, hai bạn thấy thế nào?
Đức: Bất cứ người Việt Nam hay người Á Châu nào khi nghe như thế thì cũng thấy tổn thương. Nhưng mình không nên lấy cái tổn thương đó để làm mối thù hằn đối với người khác. Mà mình cần phải làm nhiều hơn nữa để cho thấy là những lời nói sai lầm, thiếu suy nghĩ của họ là không nên. Họ sẽ cẩn ngôn hơn.
Kính Hòa: Mình cũng có một thắc mắc như thế này, ở tuổi trẻ như Nguyễn Hà Đông và được một thành công không phải nhỏ, nhưng khi sự việc nổ ra thì Nguyễn Hà Đông không giải thích mà rút vào im lặng luôn. Tại vì thường thì tuổi trẻ họ rất là, rất là, rất là…
Đức: Nhiệt quyết…
Kính Hòa: Họ sẽ chứng tỏ mình đúng. Hai bạn thấy thế nào?
Đức: Hành động này có thể là để chuẩn bị cho những sản phẩm mới của tác giả sau này.
Kính Hòa: Hình như một số cơ quan ngôn luận của nhà nước thấy anh này thu nhập nhiều quá bèn nói: à cái này phải đánh thuế! Mình thấy nó sao sao đó, các bạn thấy thế nào?
Nam Thiên: Một quan chức thuế của nhà nước nói những lời áp lực như thế thì NamThiên thấy không nên. Chỉ cần đơn giản nói rằng mọi việc theo pháp luật. Còn bản thân anh Đông thì ảnh sẽ có sự tư vấn về vấn đề tài chánh của anh ta, không nên xen vô như thế.
Theo RFA