logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/02/2014 lúc 09:26:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Trong phần phát biểu, Nguyễn Hưng Quốc đề cập tới một số vấn đề trong đó có những khó khăn của nhà phê bình và sự tương quan giữa tác giả với độc giả. (Phong Lê) .
“Sau một thời gian cố gắng tập trung vào lãnh vực chuyên môn là phê bình và lý thuyết văn học, một lúc nào đó, tôi chợt nhận ra: mình không thể làm ngơ trước những vấn đề từng làm cho mình đau đáu nghĩ ngợi được”. Nguyễn Hưng Quốc giải thích lý do ông viết về những vấn đề chính trị và thời sự sau nhiều năm “hầu như không viết về bất cứ thứ gì khác ngoài văn học”.

Hôm Chủ nhật 16/2/2014 Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, tức nhà phê bình văn học và blogger Nguyễn Hưng Quốc, Chủ nhiệm ban Việt ngữ và Việt học tại Đại học Victoria, Melbourne thuộc tiểu bang Victoria, Úc, đã lại một lần nữa công bố tác phẩm của ông.

Cũng như những lần ra mắt sách trước đây, buổi ra mắt sách của ông, lần này tại giảng đường C203 của Đại học Victoria, vẫn là buổi rất thành công.

So với lần ra mắt sách hồi gần đây nhất của ông tại tiểu bang Victoria thì lần này số lượng tác phẩm được ông giới thiệu với độc giả nhiều gấp ba.

Nếu lần gần đây nhất, vào ngày 6/2/2012, cũng tại Đại học Victoria, ông ‘trình làng’ cuốn ‘Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai’ thì lần này ông giới thiệu với độc giả Melbourne ba tác phẩm: Phản tỉnh và phản biện; Thơ Lê Văn Tài (do Nguyễn Hưng Quốc biên tập và giới thiệu) và Văn học Việt Nam tại Úc: chính trị và thi pháp của lưu vong.

So với những lần ra mắt trước đây, phần văn nghệ trong lần ra mắt sách lần này dường như sôi nổi và đa dạng hơn với sự đóng góp của nhiều văn nghệ sĩ cũng như các nhà nghiên cứu từ Sydney hoặc Melbourne như Hoàng Ngọc Tuấn, Lê Nguyên Tịnh, Chim Hải, Phan Quỳnh Trâm, Võ Quốc Linh, Đoàn Sơn, Hoàng Trang, Peter McKenzie.

Cho tới nay, Nguyễn Hưng Quốc đã cho ra đời 16 tác phẩm, trong đó 15 cuốn viết bằng tiếng Việt. Tác phẩm duy nhất, và cũng là luận án tiến sĩ của ông, là cuốn Socialist Realism in Vietnamese Literature: An Analysis of Relationship Between Literature and Politics. (Mối quan hệ giữa văn học và chính trị trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Một trong những đặc điểm rõ nét nhất của Nguyễn Hưng Quốc là hầu như toàn thể 16 tác phẩm của ông đều đề cập tới vấn đề văn chương, văn học, như chính ông xác nhận rằng trong suốt nhiều năm ông “hầu như không viết về bất cứ thứ gì khác ngoài văn học”.

Tuy nhiên, sự thay đổi rõ nét nhất của ông, đặc biệt trong giai đoạn gần đây, là sự ‘chuyển dịch’ từ chủ đề văn học sang chủ đề thời sự và chính trị.

Nếu như trước đây, độc giả của Nguyễn Hưng Quốc có lẽ gói gọn trong một bộ phận của người Việt, chủ yếu ở nước ngoài, và gói gọn trong chủ đề văn học thì sau này, đặc biệt từ tháng Sáu năm 2009, số người biết đến tên tuổi của ông, trong và ngoài nước, đã mở rộng hơn nhiều, sau khi ông nhận lời viết blog cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ (đài VOA).

Nếu như trước đây một số người ở Melbourne biết Nguyễn Hưng Quốc là một nhà giáo dạy ở trường Đại học Victoria; thì nhiều người hơn, đa số sống tại nước ngoài, đã biết ông là nhà phê bình văn học. Tới năm 2009, nhiều người hơn nữa, cả trong lẫn ngoài nước, biết đến ông như một blogger trong vai trò của một người phản biện; phản biện từ văn học, văn hóa tới xã hội và nhất là chính trị.

Tại buổi ra mắt sách, nhà thơ Lê Nguyên Tịnh nhận xét về 3 vai trò Nguyễn Hưng Quốc nắm giữ: “Những lúc chừng mực, nghiêm chỉnh, Nguyễn Hưng Quốc là một nhà giáo. Lúc sôi nổi Nguyễn Hưng Quốc là một nhà phê bình. Lúc quyết liệt Nguyễn Hưng Quốc là một người viết blog".

Quả thật, Nguyễn Hưng Quốc hiện đang được biết đến như một người phản biện quyết liệt, không khoan nhượng.

Nhân dịp ra mắt sách tại Melbourne, Nguyễn Hưng Quốc đã dành cho Ban Tiếng Việt Radio Australia thuộc Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc ABC phần phỏng vấn sau:

Radio Australia (RA): Xin anh cho biết lý do khiến anh viết tác phẩm ‘Văn học Việt Nam tại Úc: chính trị và thi pháp của lưu vong’.

Nguyễn Hưng Quốc (NHQ): Thưa anh, có ba lý do chính.

Thứ nhất, vào đầu năm 2013, tôi và một số đồng nghiệp tại trường Đại học Wollongong và Đại học Sydney được Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Úc (ARC-Australian Research Council) tài trợ một khoản ngân sách để nghiên cứu trong vòng ba năm về các nền văn học không phải bằng tiếng Anh tại Úc, chủ yếu tập trung vào bốn ngôn ngữ chính: Ả Rập, Trung Hoa, Tây Ban Nha và Việt Nam; trong đó, tôi chịu trách nhiệm về phần văn học Việt Nam.

Thứ hai, quan trọng hơn, nền văn học Việt Nam tại Úc từ năm 1975 đến nay, theo tôi, có khá nhiều đặc điểm nổi bật và những thành tựu đáng kể, nhưng tiếc thay, hoàn toàn chưa được ai để ý. Giới nghiên cứu Úc không để ý, đã đành, vì phần lớn chúng ta viết bằng tiếng Việt. Giới nghiên cứu ở Việt Nam cũng không để ý vì những kỳ thị chính trị đã thành quốc sách: họ loại trừ hầu như hoàn toàn những giá trị tinh thần và văn hóa của những người họ gọi là “Việt kiều”. Đáng tiếc hơn là ngay cả giới nghiên cứu Việt Nam tại Úc cũng không để ý lắm. Lý do chính, trong trường hợp này, là không có thì giờ. Lấy bản thân tôi làm ví dụ: Từ lâu, tôi theo dõi rất kỹ và rất sát văn học Việt Nam tại Úc nhưng suốt bao nhiêu năm, tôi cứ bận bịu mãi với những đề tài khác, với tôi, hấp dẫn và hứa hẹn nhiều khám phá hơn, nên đến bây giờ tôi mới thực sự bắt đầu. Muộn, nhưng tôi rất vui: Nền văn học Việt Nam tại Úc xứng đáng để được phê bình trong cả một cuốn sách dày.

Thứ ba, qua những sinh hoạt văn học bằng tiếng Việt tại Úc, tôi phát hiện một số đặc điểm chung của văn học lưu vong không những bằng tiếng Việt ở các nước mà còn bằng các ngôn ngữ khác. Dù có gốc gác từ đâu, định cư ở quốc gia nào, và viết bằng bất cứ thứ tiếng gì, những người lưu vong thường cũng có một số tâm trạng và tâm thế giống nhau được phản ánh không những trong sáng tác mà cả trong phê bình và lý thuyết. Viết cuốn ‘Văn học Việt Nam tại Úc: chính trị và thi pháp của lưu vong’, tôi có cả tham vọng ấy: Tìm một số nét chung của cái gọi là lưu vong (diaspora).

RA: Văn học Việt Nam tại Úc khác với văn học VN tại VN như thế nào, thưa anh?

NHQ: Nếu văn học, nói theo cách người ta thường nói, phản ánh con người và xã hội, một hệ luận đầu tiên cần được rút ra là: Khi con người và hoàn cảnh khác thì văn học cũng sẽ khác. Khác, trước hết, ở hoàn cảnh địa lý: Một bên sống trong nước và một bên sống ở ngoài, có khi xa, thật xa, trong một quốc gia khác. Khác, ở hoàn cảnh xã hội: trong khi ở trong nước, dù đã thay đổi khá nhiều, vẫn còn khá khép kín, không những trong sinh hoạt mà còn cả trong cách suy nghĩ; ở hải ngoại, chúng ta sống trong một thế giới mở, không ngừng giao tiếp với các dân tộc khác và các nền văn hóa khác. Khác, còn ở lịch sử và ký ức: Ở trong nước, đó là lịch sử và ký ức ít nhiều chính thống hóa, còn ở hải ngoại, với phần lớn người Việt, là lịch sử và ký ức của thua trận, của trại tù, của vượt biên và của những ngày tháng tị nạn đầy thảng thốt. Ngay cả ngôn ngữ cũng khác: Trong môi trường đơn ngữ, tiếng Việt trong nước là thứ tiếng Việt ròng; tiếng Việt ở nước ngoài lại được duy trì và phát triển trong môi trường song ngữ hoặc đa ngữ, nó không ngừng bị tác động và có khi biến dạng theo một trong hai, hoặc cả hai, chiều hướng: tốt và xấu. Với tất cả những cái khác vừa kể, văn học Việt Nam tại Úc chắn chắn không thể giống hẳn văn học Việt Nam tại Việt Nam.

RA: Đó là so sánh với văn học Việt Nam tại Việt Nam; còn với văn học chính mạch viết bằng tiếng Anh tại Úc thì sao?

NHQ: Dĩ nhiên là rất khác. Khác, trước hết, về phương diện ngôn ngữ: một bên là tiếng Việt và một bên là tiếng Anh. Gắn liền với ngôn ngữ là một cái khác khác, khác ở tầm vóc: một bên chỉ giới hạn trong cộng đồng và một bên có tầm phổ biến quốc tế. Nhưng những cái khác sâu sắc hơn là ở ngay trong bản thân những người cầm bút: Người Úc, trong một đất nước giàu mạnh và hòa bình, có những kỷ niệm, những ám ảnh và những mơ ước khác. Còn những người cầm bút Việt Nam, nhất là đối với thế hệ lớn tuổi, trải qua bao nhiêu năm chiến tranh và tù đày, sau đó, lại sống ở một quốc gia khác, phải bắt đầu lại từ đầu, đầy những vất vả và trắc trở, trong khi đó, lại không nguôi thao thức về đất nước cũ: Tâm hồn như bị xé làm đôi, lúc nào cũng chông chênh nghiêng về bên này hay bên nọ. Tất cả những cái khác ấy chắc chắn cũng phản ánh trong cách viết của họ.

RA: Còn với văn học VN tại Mỹ và các nước khác thì như thế nào, thưa anh?

NHQ: Bất cứ người cầm bút lưu vong nào cũng chịu hai nguồn ảnh hưởng chính: Một là ảnh hưởng từ quê gốc, qua những gì mình đọc và học ngay từ thuở nhỏ; hai là ảnh hưởng đến từ quốc gia mới, nơi mình đang định cư. Những người cầm bút ở Úc và những người cầm bút ở các quốc gia khác chỉ giống nhau ở nguồn ảnh hưởng thứ nhất; còn nguồn ảnh hưởng thứ hai thì lại khác nhau. Mức độ khác biệt giữa những người cầm bút tại Úc và tại Mỹ tương đối ít vì cả hai quốc gia đều nói tiếng Anh, có một nền văn hóa khá gần nhau. Riêng với các quốc gia khác, như Pháp, Đức, Nhật thì sự khác biệt nhiều hơn. Đó là chưa kể, ngay ở nguồn ảnh hưởng đầu, giữa người cầm bút này với người cầm bút khác cũng không giống nhau hẳn: Một người trưởng thành trước năm 1975 có nhiều kinh nghiệm và tâm trạng không giống những người thuộc thế hệ sau; ngay trong thế hệ sau, một người sinh trưởng ở miền Bắc có lẽ cũng khác với những người sinh trưởng ở miền Nam … Tất cả những cái khác ấy cũng đều được phản ánh trong văn học.

Trong cả ba câu hỏi anh vừa nêu, tôi chỉ đưa ra một nhận định chính: Khác nhau. Tuy nhiên, tôi chưa phân tích những sự khác biệt ấy cụ thể như thế nào. Lý do là chúng quá phức tạp và tinh tế. Đó là điều tôi cố trình bày trong cuốn sách dày 300 trang của mình, nhưng tôi lại không thể tóm tắt vào một hai câu mà lại không đơn giản hóa vấn đề được.

RA: Nhân nói về văn học, trong tác phẩm ‘Văn học Việt Nam tại Úc: Chính trị và thi pháp của lưu vong’ anh cho biết trước đây anh chỉ say mê về một chủ đề duy nhất là văn học, và theo như lời anh nói, trong suốt nhiều năm, “hầu như không viết về bất cứ thứ gì khác ngoài văn học”. Tuy nhiên sau này, anh đã chuyển sang viết nhiều về chính trị và thời sự. Anh có thể cho biết lý do có sự thay đổi đó được không ạ?

NHQ: Tôi bắt đầu viết văn khá thường xuyên từ năm 1986, lúc tôi vượt biên và sang tị nạn tại Pháp. Đến năm 1988, tôi xuất bản tác phẩm đầu tay, Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam do nhà Quê Mẹ in tại Paris. Từ đó đến năm 2009, tôi in khoảng 14 cuốn sách, vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh, tất cả đều về văn học. Giữa năm 2009, tôi nhận lời viết blog trên Chương trình Việt ngữ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA). Thoạt đầu, tôi viết mỗi tuần bốn bài, hầu hết đều về văn học và văn hóa. Sau, tôi viết thêm về chính trị. Tỉ lệ các bài về chính trị cứ tăng dần, tăng dần, từ một phần tư đến một nửa, rồi, cuối cùng, về sau, hầu như hoàn toàn. Nhìn lại, cả mấy năm nay, tôi viết về chính trị là chính. Các bài về văn học hoặc văn hóa chỉ là họa hoằn. Tại sao có sự thay đổi như vậy? Có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là, để viết blog, tôi phải đọc nhiều, đọc kỹ và đọc thường xuyên các tin tức về Việt Nam trên báo chí, từ Việt Nam đến nước ngoài; khi đọc như thế, các vấn đề của Việt Nam càng ngày càng trở thành nhức nhối khó chịu, chúng cứ ám ảnh mình mãi, không thể thoát được. Thứ hai, từ đó, tôi mới phát hiện ra điều này: Với những người cầm bút hải ngoại, để không viết về chính trị là một cố gắng, nhiều khi là một cố gắng đầy khó khăn và đau đớn. Tự bản chất, chấp nhận vượt biên, hoặc ít nhất, chấp nhận sống vĩnh viễn ở nước ngoài, với những mức độ khác nhau, đều là một chọn lựa giữa hai thể chế hoặc hai tương lai, nghĩa là, nói cách khác, một lựa chọn chính trị. Với một bản chất như thế,việc người cầm bút lưu vong hoặc ở hải ngoại nói chung, viết về chính trị là điều tự nhiên. Đó chỉ là một phản ứng tất yếu của những kẻ không ngớt trăn trở về số phận, về gốc rễ và về bản sắc của mình. Riêng trong trường hợp của tôi, sau một thời gian cố gắng tập trung vào lãnh vực chuyên môn là phê bình và lý thuyết văn học, một lúc nào đó, tôi chợt nhận ra: mình không thể làm ngơ trước những vấn đề từng làm cho mình đau đáu nghĩ ngợi được. Ừ, thì viết. Viết riết thành một nhu cầu. Đến nay, tôi đã viết được khoảng vài trăm bài về chính trị. Một số được tập hợp và xuất bản trong cuốn Phản tỉnh và Phản biện vốn được nhà Văn Mới xuất bản năm 2012, và mới đây, được nhà Người Việt tái bản ở Mỹ.

RA: Xin anh cho biết lý do anh chọn nhan đề tác phẩm là “Phản tỉnh và Phản biện”, trong đó anh nói rằng tác phẩm này ”Tập hợp các bài viết về chính trị tâm đắc nhất của Nguyễn Hưng Quốc trên VOA blog”.

NHQ: Vâng, trong cả mấy trăm bài đã đăng trên blog, tôi chỉ chọn những bài tôi tâm đắc nhất để in vào cuốn sách này. Còn tại sao đặt nhan đề là Phản tỉnh và Phản biện? Phản tỉnh là tự nhìn lại mình, tự ý thức về mình, tự biến mình thành khách thể để quan sát và đánh giá. Phản biện là dùng óc phê phán để “cãi” lại những gì vốn được xem là chân lý, để chọn lựa và tiếp cận một phương hướng tối ưu để giải quyết vấn đề. Theo tôi, phản tỉnh và phản biện là hai xu thế quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay, ít nhất là trong giới trí thức. Thứ nhất, về phương diện xã hội học, xu thế ấy nảy sinh từ xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Về phương diện chính trị, nó tách khỏi lối tuyên truyền thiển cận kiểu “ta là ta mà vẫn cứ mê ta” rất phổ biến một thời, ở đó, người ta bị huyễn hoặc bởi ảo tưởng, bị che lấp bởi những sự lừa dối, và cuối cùng, sống trong mê muội. Về phương diện triết học, phản tỉnh và phản biện vốn gắn liền với những câu hỏi căn bản của nhân loại, từ câu hỏi “ta là ai?”, “ta như thế nào?” đến câu hỏi “tại sao?” và “đặc biệt, “tại sao không?” Tôi cho một trong những câu hỏi quan trọng nhất ở Việt Nam hiện nay chính là câu hỏi “tại sao không?” như vậy. Khi nghe nói Việt Nam chưa thể đa đảng được, chúng ta đặt ngay câu hỏi “tại sao không?” Khi nghe nói Việt Nam không thể dân chủ hóa như Tây phương được, chúng ta lại hỏi “tại sao không?” Trong Lời nói đầu cuốn Phản tỉnh và Phản biện, tôi có viết:

“Chúng ta là những cây sậy biết tư duy nếu chúng ta biết đặt những câu hỏi ‘là gì’; là những con người văn minh nếu biết đặt câu hỏi ‘tại sao’; là những con người hiện đại nếu biết đặt câu hỏi ‘như thế nào’, nhưng chúng ta chỉ thực sự là những người tự do nếu chúng ta biết và được quyền đặt câu hỏi ‘tại sao không’. Hỏi “tại sao không” là bắt đầu phản biện.”

RA: Trong Phản tỉnh và Phản biện, anh đề cập nhiều vấn đề khác nhau và được anh phân chia khá rõ như “về chính trị, về giáo dục, về văn hóa”… Vậy, điểm chung của các vấn đề này là gì?

NHQ: Điểm chung là tất cả đều liên quan đến Việt Nam, đều là những câu hỏi hóc búa khiến mọi người Việt Nam quan tâm đến đất nước phải trằn trọc. Một điểm chung khác nữa là cách tôi tiếp cận vấn đề. Viết về mọi chuyện, tôi đều coi các sự kiện chỉ là một cái cớ để đào sâu vào một vấn đề khác, theo tôi, căn bản hơn: văn hóa; hoặc cụ thể hơn nữa; văn hóa chính trị. Khái niệm văn hóa chính trị (political culture) tương đối mới, ít được dùng ở Việt Nam. Nhưng theo giới nghiên cứu Tây phương gần đây, đó lại là một khía cạnh quan trọng nhất cần được lưu ý khi muốn phân tích tình hình chính trị một nước. Nói chung, để viết về chính trị, người ta có thể xuất phát từ ba góc độ khác nhau: một là tường thuật các sự kiện (fact) hoặc biến cố (event) theo lối các ký giả thường làm; hai là phân tích các thiết chế (institution) theo lối giới nghiên cứu hàn lâm thường làm; và ba là mổ xẻ văn hóa chính trị vốn là những yếu tố nền tảng âm thầm chi phối cách suy nghĩ, ứng xử và chọn lựa của một cộng đồng. Tại sao cùng một trình độ phát triển kinh tế giống nhau, nước này là dân chủ, còn nước kia thì không? Tại sao dân chủ nước này thì ổn định còn ở nước kia thì đầy những gập ghềnh, có lúc khúc khuỷu? Trả lời những câu hỏi ấy, phần lớn đều đến cùng một điểm: văn hóa. Ý thức được tầm quan trọng ấy, tôi muốn đi sâu vào khía cạnh văn hóa chính trị Việt Nam để không những giải thích một số sự kiện và biến cố hiện nay mà còn ít nhiều soi sáng được một số vấn đề trong tương lai, những vấn đề mà chúng ta, dù muốn hay không, cũng sẽ phải đương đầu.

Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.