Sochi trao cờ Thế Vận Hội cho thành phố PyeongChang Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach trao cờ Olympic cho Thị trưởng thành phố PyeongChang Lee Sok-ra trong lễ bế mạc Thế vận hội Sochi 2014, ngày 23/2/2014.WASHINGTON — Các thành phố Sochi của Nga và PyeongChang của Nam Triều Tiên không còn xa lạ với nhau. Cả hai đều đã tranh đấu quyết liệt để đang cai Thế vận hội mùa đông năm 2014 cách đây gần 7 năm. Thị trấn nghỉ mát của Nga đã thắng, nhưng các ủng hộ viên của thành phố Triều Tiên vẫn kiên trì. Cuối cùng, thành phố PyeongChang đã thắng Munich trong cố gắng tổ chức thế vận hôi mùa đông năm 2018.
Giáo sư Victor Cha của trường Đại học Georgetown nói sách lược của PyeongChang nhấn mạnh vào việc đang cai Olympic có thể giúp cho bang giao Triều Tiên như thế nào có thể là lý do vì sao thoạt đầu Sochi đã thắng.
Ông Cha nói: “Ủy ban Thế vận Quốc tế không thích bị đặt vào thế là việc họ chỉ định hay không chỉ định một thành phố cụ thể nào để tổ chức Thế vận hội lại có thể quyết định mức độ hòa giải chính trị với Bắc Triều Tiên.”
Bất kể sự tranh chấp trước đây, các giới chức từ mỗi thành phố đã tập hợp trong lễ bế mạc để chuyển lá cờ Thế vận hội trong cuộc chuyển tiếp tượng trưng qua thế vận hội mùa đông kỳ tới.
Các chuyên gia phân tích cho rằng nhiều mối quan ngại được thảo luận trước khi chọn Sochi cũng sẽ trở lại trong ý nghĩ của mọi người vào lúc sắp tổ chức thế vận hội ở PyeongChang. Phó chủ tịch Hội Triều Tiên Stephen Noerper nói bất chấp sự kiện này, môït số vấn đề đã được nêu lên ở Sochi có thể sẽ không nhiều trong Thế vận hội năm 2018.
Ông Noerper giải thích: “Chắc chắn các vấn đề như khai phóng chính trị và các quyền tự do dân sự ở Nga, việc phóng thích tù nhân chính trị, và những môí quan tâm về phát triển hạ tầng cơ sở, tham nhũng và phí tổn cho thế vận hội, được ước tính chung khoảng 50 tỷ đôla.”
Các chuyên gia nêu ra rằng PyeongChang hiện đang dự chi 2 tỷ đôla nhưng họ tin rằng con số này có phần chắc sẽ tăng lên khi có thêm tiền được dành ra để chi trả cho các dự án hạ tần cơ sở như hệ thống đường sắt cao tốc KTX.
Ông Cha nói Thế vận hội cũng sẽ đem lại cho Nam Triều Tiên khả năng phô trương các tiến bộ kỹ thuật mới nhất của họ và sẽ được dùng để tạo ra một hình ảnh Triều Tiên hiện đại.
Ông Cha nói: “Đối với bất cứ quốc gia hay thành phố nào đang cai Thế vận hội, thì đó cũng là một điểm mốc quan trọng cho khát vọng quốc gia và lai lịch quốc gia. Thế vận hội trở thành một cách thức quan trọng để định hình sự phát triển hay một giai đoạn cụ thể nào đó trong sự phát triển của quốc gia.”
Ông Cha nói trọng điểm của giới chỉ trích có thể không nhắm chủ yếu vào Nam Triều Tiên mà có nhiều phần chắc là muốn kêu gọi sự chú ý đến lân quốc phía bắc.
“Kính viễn vọng sẽ chuyển lên hướng bắc và sẽ khiến quốc tế chú ý đến những vụ vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Đặc biệt, nếu đạt được một hình thức thỏa thuận nào theo đó một đội chung sẽ được thành lập hoặc sẽ có một cuộc tranh tài nào do miền bắc đang cai. Nếu sự kiện đó xảy ra, tôi nghĩ Băéc Triều Tiên sẽ bị đặt dưới áp lực to lớn.”
Ông Cha cũng cảnh cáo rằng nếu sự tập trung chính trị chỉ nhắm vào 1 hay 2 vấn đề chính, như ông nói trong trường hợp ở Sochi có liên quan đến đe dọa khủng bố, thì các vấn đề quan trọng khác cần phải phân tích có thể sẽ được xem xét bớt chặt chẽ hơn.
Mặc dù bàn về khả năng tổ chức một đội tuyển chung như trong các kỳ thế vận hội trước đây, những người theo dõi tình hình Triều Tiên nói rằng ban tổ chức PyeongChang chưa chính thức thảo luận khả năng này và có phần chắc sẽ không thành lập một đội chung. Ngoài những bất đồng chính trị giữa hai nước, cả hai đều không đạt được thỏa hiệp về cách thức thành lập một một đội tranh tài.
Các chuyên gia phân tích nói Bắc Triều Tiên đã đề nghị một hệ thống “cô-ta” để thành lập một đội thống nhất, nơi miền Bắc và miền Nam sẽ có số tham dự viên ngang nhau. Mặt khác, Nam Triều Tiên muốn áp dụng một phương pháp dựa vào kỹ năng theo đó các vận động viên sẽ tranh tài để được vào đội tuyển và các vận động viên xuất sắc nhất sẽ được tuyển bất kể thuộc nước nào.
Trong khi 71 vận động viên Nam Triều Tiên đã tranh tài tại Thế vận hội mùa đông 2014 theo trang web chính thức, không có một vận động viên nào của Bắc Triều Tiên dự tranh cả. Nam Triều Tiên đoạt đuợc 8 huy chương ở Sochi, trong đó có 3 huy chương vàng.
Ông Noerper giải thích rằng bản sắc dân tộc là quan trọng cho đa số các vận động vien khi tranh tài tại Thế vận hội, nhưng tình hình đã trở nên phức tạp khi người Triều Tiên tìm cách lèo lái vấn đề chính trị của thế vận hội, ngay cả khi quyết định không phải là giữa miền Bắc và miền Nam – như trường hợp vận động viên trượt băng tốc độ Victor Ahn.
Ông Noerper phân tích: “Victor Ahn rời khỏi đội Triều Tiên và phải chọn, hoặc cố gắng đi đến quyết định, giữa đội Hoa Kỳ và đội Nga. Thực ra anh đã theo đuổi việc nhập tịch Nga và nay thi đấu cho Nga. Do đó, theo dõi thành tích của anh là điều rất lý thú. Nhưng vấn đề lai lịch đã được nêu lên trong bối cảnh đó.” Ahn đã đoạt 3 huy chương vàng tại Sochi.
Trong khi có khuynh hướng tạo ra một sự tăng vọt trong niềm tự hào dân tộc, Thế vận hội cũng là một diễn biến mà các quốc gia trên khắp thế giới dẹp qua một bên những bất đồng và đến với nhau. Ông Cha nêu ra điểm Uỷ ban Thế vận Quốc tế OIC hy vọng sẽ hoạch định các cuộc tranh rài ở những lãnh vực ít được chú ý trước đây.
Ông Cha nói: “Ta có thể đánh cược đến đồng đôla cuối cùng ở một thời điểm nào đó, thế vận hội sẽ được tổ chức ở Trung Quốc, bởi vì OIC muốn mở rộng sự tiếp cận của Thế vận hội ra ngoài các khu vực truyền thống. Vì thế, ta sẽ thấy có thêm các Thế vận hội được tổ chức ở nhiều nơi tại châu Á. Một lần nữa, IOC dường như chọn cái mới thay cho cho cái cũ bằng cách quyết định những nơi như Sochi và PyeongChang.”
Theo trang web chính thức của PyeongChang 2018, thì khẩu hiệu cho thế vận hội tại Nam Triều Tiên, Chân trời Mới, thể hiện khái niệm mở rộng ra toàn cầu này.
IOC tỏ ý hy vọng thế vận hội PyeongChang sẽ phơi bày các thế hệ vận động viên trẻ hơn tại Châu Á trước sức mạnh của các môn thể thao mùa đông, và mong sẽ để lại một di sản phát triển và tiềm năng mới chưa từng thấy trước đây.
Theo VOA