7 phụ nữ đáng để nước Úc ngưỡng mộ, tự hào
1. Tara Winkler, Tổ Chức Chăm Sóc Trẻ Em Campuchia
Cambodian Children's Trust
Tara được bang New South Wales chọn là Người Úc Trẻ của Năm năm 2011 cho những đóng góp của cô để giảm đói nghèo và bạo lực ở Cam-pu-chia.
Năm 2004, khi đang đi nghỉ tại Đông Nam Á, Tara lần đầu chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của các em nhỏ sống ở trại mồ côi. Sau chuyến đi đó, cô thành lập Tổ Chức Chăm Sóc Trẻ Em Campuchia, và cùng với đội ngũ ở Battambang xây nhà cho các em nhỏ cũng như tham gia các dự án phát triển cộng đồng khác.
Tara tin rằng giúp phụ nữ phát triển kĩ năng và kiến thức có vai trò quan trọng vì “tập trung giúp đỡ phụ nữ và các em gái là một trong những cách hiệu quả nhất để xóa đói nghèo của thế giới... Trong khi đó, chúng ta không đạt được gì nếu chỉ có nhóm đàn ông da trắng ngồi đàm luận ở phương Tây và quyết định xem điều gì là tốt nhất cho những nước như Campuchia.”
Khi nói về những gia đình cô hợp tác và giúp đỡ, Tara cho biết, “Sợi gây gắn kết giữa chúng tôi là động lực giúp tôi dậy mỗi buổi sáng và vượt qua những thời điểm khó khăn của cuộc sống. Nó khiến tôi cố gắng trở thành người tốt nhất tôi có thể. Tôi rất may mắn vì được bao bọc bởi tình yêu thương.”
2. Natasha Stott Despoja, Nhà Ngoại Giao và Hoạt Động Chính Trị
Natasha Stott Despoja meets Sister Doreen in Honiara, Dec 2013
Năm 1993, Natasha Stott Despoja là người phụ nữ trẻ nhất nghị viện khi cô tham gia nghị viện ở tuổi 26. Sau đó cô cũng trở thành người trẻ tuổi nhất làm lãnh đạo một đảng chính trị khi cô được bầu là lãnh đạo của đảng Những Người Dân Chủ Úc.
Trong 13 năm hoạt động chính trị, Natasha đã đấu tranh nhiệt tình cho vị trí của ngươi phụ nữ. Ngay từ trước khi sinh con, Natasha đã luôn kêu gọi các chính sách trợ giúp các gia đình Úc có được cân bằng giữa việc công sở và việc nhà như chính sách tiền nghỉ phép cho phụ nữ sau khi sinh con, chính sách nâng cao hệ thống chăm sóc trẻ, và chính sách giờ đi làm linh hoạt.
Natasha đã rời chính trị và giờ đang đảm đương vai trò ngoại giao. Cô vừa được trao chức vụ Đại Sứ Cho Phụ Nữ và Bé Gái Úc, chức vụ Natasha miêu tả là “công việc mơ ước của cô”. Hiện giờ cô còn là chủ tịch của Hiệp Hội Phòng Chống Bạo Hành Phụ Nữ và Trẻ Em.
3. Kate Witcombe, Đại Sứ Trẻ
Kate and the class of third year nursing students at the Kiribati School of Nursing
Năm vừa rồi, Kate Witcombe đã tham gia tình nguyện với tư cách là y tá và huấn luyện y tế cho tổ chức Đại Sứ Thanh Niên Úc ở một đất nước xa xôi của vùng đảo Thái Bình Dương.
Trước đó Kate làm ở khoa cấp cứu của Melbourne, nhưng cô sớm nhận ra rằng kinh nghiệm ở đây không thể áp dụng với tình huống ở Trường Huấn Luyện Y Tá Kiribati, nơi thiết bị không đầy đủ và hiện đại như ở Melbourne.
Để bù trừ cho hạn chế về thiết bị, Kate phải dùng thắt lưng của y phục y tá để thay quay cầm máu, dùng bàn tay để thay nhiệt kế, và dùng dừa để thay thế các mô hình sọ người.
“Khi dạy học, tôi cũng học được thêm nhiều điều từ học sinh của mình. Tôi cũng khám phá thêm về bản thân mình, bao gồm khả năng thích ứng với môi trường luôn thay đổi.”
“Tôi đã có thời gian với những người theo tôi là hạnh phúc nhất thế giới, những người luôn cười rạng rỡ mỗi ngày.... Tôi rời Kiribati an tâm rằng tương lai của y tế nơi đây đang nằm trong tay những sinh viên thông minh và đầy nhiệt huyết.”
4. Bác sĩ Bernadette Poynter, The Prosperous Future School
australiaunlimited.com
Bác sĩ Bernadette Poynter được biết tới với vai trò là người thành lập The Prosperous Future School ở khu vực nông thôn Trung Quốc.
Bernadette và đội ngũ của cô đã hợp tác với cộng đồng Zhao Jue để cung cấp nhà ở và giáo dục cho các em bé mồ côi, qua đó nhen nhóm trong các em hi vọng cho một tương lai sáng ngời.
Mỗi đứa trẻ có một người nước ngoài đỡ đầu trong suốt quá trình đi học, và các em thường trao đổi thư với người đỡ đầu để tăng thêm sự gắn bó. Bernadette coi việc trao đổi này là cách để đoàn kết các cộng đồng trong khu vực.
“Đây là công việc đáng làm nhất tôi từng biết. Những người tôi gặp hàng ngày đều có đam mê muốn giúp trẻ em không màng lợi nhuận như tôi. Thật tuyệt....”
5. Sonja Stefen, Hỗ Trợ các cộng đồng dân bản xứ
Sonja and her counterpart interview an elderly woman about her struggles as an indigenous woman. Melissa Piper
Sonja Stefen vừa dành 12 tháng qua tại khu vực đông bắc của Bangladesh để làm việc cho Tổ Chức Phát Triển Cộng Đồng Các Dân Tộc, một tổ chức phi chính phủ nhằm giảm thiểu khoảng cách giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số và xã hội.
Vai trò của Sonja là chịu trách nhiệm về Tiếp Thị và Liên Kết. Cô giúp tổ chức bằng cách viết bài, quảng bá về những vấn đề như sức khỏe, giáo dục, tư vấn luật pháp và nâng cao nhận thức về quyền công dân.
“Trong 7 tháng qua sống với những cộng đồng thiểu số và học về văn hóa của họ, tôi nhận ra rằng dù môi trường có khác biệt thì chúng ta vẫn có nhiều điểm tương đồng. Quan trọng nhất, chúng ta có cùng mục tiêu trong chiến dịch đấu tranh vì quyền bình đẳng.”
6.Penny Williams, Đại sứ Úc đầu tiên cho phụ nữ và bé gái.
Năm 2011 chính phủ Úc lập ra vị trí Đại Sứ Úc Cho Phụ Nữ và Bé Gái Toàn Cầu nhằm kêu gọi bình đẳng giới và tạo cơ hội cho phụ nữ phát biểu ý kiến, đặc biệt phụ nữ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Penny Williams là người đầu tiên giữ chức đại sứ này.
Penny đã làm việc không ngừng để nhấn mạnh vấn đề bạo hành phụ nữ và tầm quan trọng của việc phụ nữ được giao các chức vụ có ảnh hưởng chính trị.
“Càng thiếu bình đẳng trong xã hội, phụ nữ càng gặp nhiều bạo lực.”
Tuy vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhưng Penny tin rằng chiến dịch đã có nhiều tiến bộ. “Qua các chuyến quan sát tôi cảm thấy lạc quan hơn bi quan.”
7. Lorraine McBride, Mạng lưới hữu nghị Úc-Timor-Leste
Lorraine with colleagues Alexandrina and Candida. austimorfn.com
Mười năm trước, Lorraine làm việc cho chương trình Australian Aid nhằm giúp phát triển xây dựng một trung tâm cộng đồng ở Baucau. Qua lần đó, Lorraine đã có nhiều bạn bè địa phương, và giờ cô là Tư vấn của Mạng Lưới Hữu Nghị Úc- Timor Leste.
Các nhóm hữu nghị giữa Úc và Timor Leste đã có từ năm 1999 nhằm giúp các cộng đồng của Timor-Leste phát triển qua việc chia sẻ thông tin, liên lac. Ban đầu chỉ có 2 nhóm, nhưng hiện giờ số nhóm đã tăng tới 50.
Lorraine rất đam mê và quyết tâm với các dự án phát triển cộng đồng ở Timor-Leste, và qua công việc tư vấn, Lorraine muốn quảng bá văn hóa và học vấn giữa hai nước. Giờ cô sống ở thành phố sát bờ biển Baucau.
Theo ABC