logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/03/2014 lúc 05:59:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
ĐIỆN BIÊN (NV) .- Không có cầu, không có xuồng, các cô giáo và học trò ở một huyện miền núi tỉnh Điện Biên phải vượt suối nước chảy xiết đến trường bằng một cách nguy hiểm thật dễ chết là nín thở ngồi trong bao ni lông rồi nhờ người kéo.


UserPostedImage
Vào mùa lũ, các cô giáo ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối. (Hình báo Tuổi Trẻ trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh)
“Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối.” Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai 17/4/2014 kể câu chuyện vượt suối “kiếm con chữ” như vậy của học trò miền núi tỉnh Điện Biên mà có độc giả báo này bình luận “rơi nước mắt” hay “quá sức tưởng tượng.

Bài viết kèm theo cả video clip về cảnh vượt suối của các cô giáo lớp mẫu giáo ở bản Sam Lang, xã Nà Hỷ huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên vào mùa mưa lũ. Ký giả báo Tuổi Trẻ được cô giáo Tòng Thị Minh cho coi video clip mạo hiểm vượt qua suối nước chảy xiết bằng cách chui vào bao nilong, bịt kín.

“Trong chiếc điện thoại của cô giáo Tòng Thị Minh, đoạn clip quay cảnh các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn. Rồi các cô chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô - lúc này nằm im trong túi nilông ấy - để bơi vượt qua suối. Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.” Báo Tuổi Trẻ kể. “Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái “phao túi bóng” ấy. Nói dại, nước thì xiết, cái túi nilông mỏng manh, nhỡ tuột tay hay các cô cựa quậy vì ngộp làm cái túi mỏng manh kia rách thì tính mạng các cô giáo sẽ thế nào giữa dòng suối ấy đây?”

Tờ Tuổi Trẻ kể tiếp: Thấy chúng tôi quá quan tâm tới đoạn phim quay cảnh vượt suối mùa lũ có một không hai này, cô Minh bảo: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.

Con suối cô Minh quay cảnh tượng “rùng rợn” kia là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào. Cô Minh nói với nhà báo: “Hồi tháng 9-2013 em bắt đầu chuyển từ Nà Bủng về điểm trường này. Lần đầu gặp lũ không biết làm thế nào để đi qua thì thấy dân bản đều “vượt lũ” bằng cách này nên cũng liều mình làm theo”.

Nguồn tin trên kể, hôm đó cô Minh đi cùng với cô giáo Huệ, dạy ở Nậm Chua. “Cô Huệ nhìn thấy thế hơi hãi không dám qua, vậy là cô Minh đánh bạo chui vào bao và nhờ dân bản đưa qua suối. Qua tới bờ bên kia, cô Minh vừa gọi với sang động viên cô Huệ, trong clip còn có tiếng của cô Minh: “Chui vào đi, chui vào đi, chị to hơn em mà còn chui được vào cơ mà...”.
UserPostedImage
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại bản Sam Lang (Hình: Tuổi Trẻ)
“Vừa gọi cô vừa lấy chiếc điện thoại quay cảnh cô Huệ qua suối trong túi nilông làm kỷ niệm vì quá... ấn tượng. Nhìn cô Huệ vừa được đưa qua suối, chừng ngộp thở bởi bị nhốt kín trong bao, nét mặt thất thần.” Báo Tuổi Trẻ kể.

Những năm gần đây, nhiều ký sự, bài viết mô tả cảnh vượt sông của người dân và học trò các vùng núi miền trung, Tây nguyên, miền bắc phải đu dây hay thậm chí cởi quần áo đội trên đầu rồi bơi qua sông cho khỏi ướt và khỏi chết trong mùa lũ, dù là mùa đông giá buốt. Tưởng như vậy đã là nguy hiểm lắm rồi, không ngờ lại còn chuyện liều mạng qua suối trong bao ni lông bịt kín có thể có một không hai trên thế giới.

Ngày 24/2/2014, tin tức cho hay có 8 người thiệt mạng và 41 người bị thương khi một đám ma đi qua một chiếc cầu treo ở xã Sơn Bình huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Các cuộc điều tra đang ỳ ạch tiến hành mà người ta chưa cho biết lý do đích thực làm chiếc cầu xây dựng với tiền viện trợ của nước Đan Mạch tại sao lại sập. Hiện mới chỉ có các kết luận ban đầu là “đứt đột ngột phần ắc neo tăng đơ”.

Còn rất nhiều cầu treo tương tự như vậy tại Việt Nam mà nhà cầm quyền loan báo cho kiểm tra vấn đề an toàn trong khi nhiều nơi khác thì người dân gồm cả học sinh đi học cũng vẫn còn phải đu dây hoặc tệ hơn, phải vượt suối nước xiết trong bao nilong như ở Điện Biên.
Theo báo Người Việt
song  
#2 Đã gửi : 17/03/2014 lúc 10:30:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết

Tháng 6-2012, báo chí các “lề” rầm rộ đưa tin: theo đánh giá của Quỹ Kinh tế mới (NEF), Việt Nam đứng nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc, chỉ sau mỗi Costa Rica! Nhân sự kiện này, các báo “lề đảng” “nhảy cẫng” đồng loạt tán dương. Báo “lề dân” lại có dịp dè bỉu, công kích báo “lề đảng”. Người dân ù cả tai, hoa cả mắt, chẳng biết đâu mà lần.

Ngót 2 năm thu thập thêm thông tin và nghiền ngẫm đề tài này, nhân sự kiện vừa được báo Tuổi Trẻ phát hiện và đăng tải (phóng sự kèm video clip người thật việc thật ở bản Sam Lang -Điện Biên) về câu chuyện học trò, cô giáo, người dân hàng ngày vượt suối lũ bằng cách chui vào… túi bóng (nilon), nhờ thanh niên khỏe mạnh kéo qua, người viết bài này đã có thể rút ra được kết luận khó phản bác: NEF và báo “lề đảng” chuẩn không cần chỉnh (xin nói thêm, NEF là tổ chức quốc tế hẳn hoi, mặc dù tên gọi của nó có gợi lại thảm họa “kinh tế mới” – chẳng mấy hạnh phúc với hàng triệu gia đình). Báo “lề dân” chỉ được cái xuyên tạc, thiếu thiện chí.

Xin chứng minh:


Này nhé, ai phủ nhận được luận điểm: chỉ những người dư dả tiền bạc mới có thể đi du lịch?


Này nhé, ai dám phản bác kết luận: chỉ những người có sức khỏe thể chất và tinh thần thật mạnh mẽ, lạc quan mới dám tham gia các môn thể thao mạo hiểm như leo núi, chèo xuồng vượt thác ghềnh…?


Này nhé, nếu không có sức khỏe hạng A, đố bạn hàng ngày cuốc bộ đường rừng từ vài cây số đến hàng chục cây số.


Này nhé, ai dám bảo việc đi rừng hằng ngày không cho ta duy trì sức khỏe dẻo dai?


Này nhé, ai dám nói việc vượt suối bằng túi bóng không mạo hiểm bằng các trò leo núi, chèo thuyền vượt thác ghềnh?


Này nhé, du lịch mạo hiểm đâu chỉ có ở Sam Lang? Bạn có thể thấy hàng ngày ở khắp nơi trên đất nước ta tươi đẹp. Từ Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên (đu dây vượt suối), đến đồng bằng sông Cửu Long (cầu tre, cầu khỉ), dọc quốc lộ 1A cùng hàng trăm tuyến đường bát nháo khác…


Này nhé, người dân vùng sâu, vùng xa, vốn dĩ được nhà nước xếp vào dạng nghèo khó, lạc hậu… còn hạnh phúc đến mức hàng ngày vẫn có điều kiện thực hành du lịch mạo hiểm, thử hỏi người dân ở đô thị còn hạnh phúc đến cỡ nào?

Võ Văn Tạo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.