logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/03/2014 lúc 10:14:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ở Việt Nam ngày trước, khi nền kinh tế còn nặng về nông nghiệp với khoảng 90% dân số làm nghề nông, sinh hoạt cuộc sống của người dân được tổ chức thành những làng ấp được bao quanh bởi những lũy tre xanh. Mỗi gia đình, nếu đừng quá nghèo, đều có một khoảng sân rộng với một căn nhà, và cả ba thế hệ–ông bà, cha mẹ, con cái–đều chung sống dưới mái nhà đó. Những người con gái lớn lên lấy chồng theo về nhà chồng thì không nói, nhưng những người con trai lấy vợ rồi vẫn tiếp tục ở nhà cha mẹ. Đến khi con trai của anh chị này lấy vợ lại mang về thêm cô con dâu mới nữa, sau đó sinh con đẻ cái. Do vậy, đôi khi, có những nhà còn thêm thế hệ cháu chắt nữa là thành bốn thế hệ sống chung với nhau, được gọi là “tứ đại đồng đường”. Bốn thế hệ cùng sống dưới một mái nhà là chuyện hiếm hoi nhưng lại là một hạnh phúc và niềm hãnh diện lớn cho gia đình đó, vì con cháu vẫn còn đầy đủ ở nhà chứ không thất tán đây đó tha phương cầu thực.

Thường là hầu hết mọi gia đình đều có ba thế hệ sống chung với nhau trong một nhà. Rồi thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, con cháu đông đúc hơn làm căn nhà chật chội thêm. Căn nhà trước đây hai ba gian nay không đủ thì nối thêm thành bốn gian. Thế là chuyện đâu lại vào đó.

Mà không chỉ ở nông thôn mới có chuyện như vậy, ngay tại thành thị vẫn có nhiều trường hợp nhiều thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà. Bởi đó là một tập quán truyền thống, gia đình quây quần đùm bọc lẫn nhau. Ông bà già yếu thì cần sống gần con cái để có người chăm lo phụng dưỡng, đổi lại, ông bà quanh quẩn ở nhà trông nom được những đứa cháu nhỏ, đi ra đi vào nghe thấy mấy cháu khoanh tay vâng dạ chắc cũng làm khuây khỏa tuổi già và cuộc sống bớt quạnh quẽ.

Thế nên, ta có thể nói lối sống tập thể gia đình đó là thứ văn hóa đẹp và nhân bản.

Cách đây không bao lâu, người Mỹ cũng đã sống như thế. Cho đến thập niên 1940 vẫn còn khoảng 25% người Mỹ sống trong những căn nhà gồm nhiều thế hệ. Nhưng kể từ sau Thế Chiến II, người trẻ ở Mỹ được khuyến khích ra sống tự lập khi vừa đến tuổi trưởng thành để được tự do, thoải mái hơn, không bị cha mẹ rầy la nhắc nhở. Vài thập niên sau, họ quen với lối sống đó, cứ đủ lớn là ra ở riêng, tách rời khỏi vòng tay của cha mẹ, và đôi khi quên luôn cái căn nhà mà họ được sinh ra, được nuôi dưỡng và trưởng thành ở đó.

Đến thập niên 1990, thì chỉ còn 14% gia đình người Mỹ đa thế hệ sống chung với nhau.

Nhưng ngày nay, số gia đình đa thế hệ sống chung một nhà tăng trở lại. Nhất là sau thời kinh tế suy trầm, bắt đầu từ năm 2007, con số những gia đình này còn tăng nhanh hơn nữa, và đến năm 2009, số gia đình đa thế hệ sống chung một mái nhà lên đến 17%, căn cứ theo dữ liệu của tổ chức Pew Research Center. Nghĩa là có khoảng 51 triệu người Mỹ đang sống trong những căn nhà bao gồm nhiều thế hệ.

Hiện tượng gia tăng này có nhiều nguyên do. Một phần do ở làn sóng di dân, phần khác là vì những người trẻ ngày nay lập gia đình trễ hơn so với những thế hệ trước.

Rồi tuổi thọ tăng cao hơn. Số người Mỹ tuổi từ 65 trở lên được tiên đoán sẽ tăng 35% từ 2010 đến 2020. Do chi phí y tế ngày càng cao và cuộc sống đắt đỏ, các cụ già muốn tiết kiệm thì cách tốt nhất là sống chung với con cái.

Kinh tế suy trầm cũng tạo áp lực lên nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, học xong không kiếm được việc, hoặc có việc rồi mất việc và vẫn chưa kiếm được việc làm mới, hoặc những người trẻ này muốn tiết kiệm, dành tiền để sau này có thể mua một căn nhà cho riêng họ. Người ta tính trong năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của thành phần thanh niên tuổi từ 18 đến 29 là 38%, cao nhất so với những nhóm tuổi khác. Do đó, nhiều người trẻ đã phải trở về sống với cha mẹ. Theo Viện nghiên cứu Pew, số người Mỹ tuổi từ 18 đến 31 sống trong nhà của cha mẹ họ tăng đến 36% trong năm 2012, với con số kỷ lục là 21,6 triệu thanh niên tuổi trưởng thành.

Số gia đình đa thế hệ sống chung một mái nhà có chiều hướng tiếp tục đi lên, nên từ năm ngoái, để đáp ứng với nhu cầu trên, một số công ty xây dựng đã cho thiết kế một số nhà kiểu mẫu được xây thêm một phòng riêng gần như tách hẳn ra và biệt lập với căn nhà chính, có cửa ra vào, phòng tắm và nhà bếp riêng biệt. Một số phòng được xây thêm trên còn có chỗ để máy giặt máy sấy và có mái hiên để cuộc sống của người ở căn phòng đó được thêm phần riêng tư cá nhân; tuy nhiên, những căn phòng trên vẫn được nối liền với nhà chính qua một hành lang bên trong chứ không tách rời hẳn ra.

Lối sống tập thể gia đình như trên đã đưa đến một kiểu mẫu gia đình mới ở Mỹ, mà các nhà nghiên cứu trong lãnh vực khoa học xã hội đang chú ý tới rất nhiều trong thời gian gần đây, làm thành một hiện tượng mà các nhà kinh tế gọi là “những khuyết gia” (missing households), để chỉ những người trưởng thành mà đáng lẽ ra những người này có thể ra sống riêng, tạo dựng một gia đình mới, nhưng họ vẫn chọn sống chung với cha mẹ; và cả những người lớn tuổi già sức yếu không muốn sống riêng nữa mà dọn vào sống với những người con đã có gia đình riêng.

Hiện có khoảng 2,4 triệu gia đình kiểu này. Theo phân tích của một số chuyên gia tâm lý, nền kinh tế tại Hoa Kỳ đã được phục hồi phần nào trong mấy năm qua, nhưng do hiện tượng trên, sự hình thành những gia đình mới khá chậm, góp phần cản trở sự phát triển kinh tế ở mức độ mạnh hơn. Nó làm nhu cầu thị trường nhà cửa chậm lại, mặc dù trong mấy năm qua, thị trường này có tăng nhưng vẫn thấp hơn mức độ tăng trưởng như trước đây.

Các nhà kinh tế nói rằng sự hình thành những gia đình mới có sự liên hệ rất chặt chẽ với việc xây dựng nhà ở. Nếu 2,4 triệu gia đình “khuyết gia” này bỗng thay đổi lối sống hiện nay và bước vào thị trường nhà ở–cho dù là mướn hay mua cũng được–thì nhu cầu nhà ở nói chung sẽ tăng, đưa tới số công việc trong ngành xây dựng tăng theo.

Năm 2013, theo phúc trình của Bộ Thương mại, các công ty xây dựng đã cho xây khoảng 836.000 căn nhà. Con số nhà mới này cao hơn 10% so với một năm trước đó, nhưng vẫn thấp hơn so với con số trung bình trong nhiều năm qua là 1,5 triệu căn nhà mới một năm.

Với những nhóm sắc tộc như Á châu, Mỹ Latinh và ngay cả người da đen (trong đó một phần là những nhóm di dân đến từ Phi châu), lối sống tập thể gia đình như trên là chuyện hết sức bình thường. Nó là một phần sinh hoạt tập quán mà những người di dân mang theo đến Mỹ. Theo kết quả thăm dò vào năm 2009, số gia đình Á châu với đa thế hệ sống chung một nhà tại Hoa Kỳ chiếm 9,4%, người da đen chiếm 9,5% và người châu Mỹ Latinh chiếm 10,3% (so với người da trắng, chỉ có 3,7%).

Có nhiều dấu hiệu cho thấy chiều hướng này còn tiếp tục tăng trong tương lai. Người ta ước tính nhóm người 65 tuổi trở lên tại Mỹ sẽ tăng gấp đôi lên đến 92 triệu vào năm 2060. 61% người Mỹ trong độ tuổi từ 25 tới 34 có bạn bè hoặc người thân trong gia đình đã dọn về ở với cha mẹ (vì không có việc làm, khả năng tài chánh eo hẹp và không có chỗ ở nào khác). Và gần đây, dự đoán dân số Hoa Kỳ trong tương lai, nhóm dân gốc châu Mỹ Latinh–là nhóm ưa thích lối sống tập thể gia đình–còn tiếp tục tăng nhanh và sẽ làm thay đổi nhiều hơn nữa cái cơ cấu căn bản của một gia đình cùng sống trong một nhà. Người ta còn ước tính đến năm 2043, người Mỹ da trắng sẽ không còn chiếm đa số nữa.

Trong một phúc trình, tổ chức Pew cho biết hơn ba phần tư những người trẻ ở độ tuổi từ 25 tới 34 dọn về sống với cha mẹ nói rằng họ hài lòng với cuộc sống hiện tại. Gần một nửa trong số đó góp phần trả tiền nhà và gần 90% giúp trả những chi phí khác trong gia đình.

Thời kinh tế đại khủng hoảng trước đây, lối sống tập thể gia đình ở Mỹ tăng cao nhưng sau đó giảm dần một khi người ta bắt đầu kiếm được việc làm và sống tự lực được. Thời kinh tế suy trầm gần đây lại một lần nữa mang nhiều người Mỹ trở về sống chung dưới một mái nhà, nhưng lần này có khác lần trước là nhiều người nay đã nhận thấy giá trị của lối sống nương tựa lẫn nhau hơn hẳn lối sống độc lập như trong nhiều thập niên qua.

Thế nên, có người nói rằng nhiều thế hệ trong gia đình trở lại sống chung với nhau có thể là vì lý do kinh tế, nhưng họ sẽ còn tiếp tục ở lại với nhau vì có thể nương tựa giúp đỡ lẫn nhau và tất cả đều có lợi. Ít nhất về mặt tài chánh thì điều này đúng. Hơn nữa, trong gia đình có đầy đủ ông bà, cha mẹ, con cái cùng tề tựu thì lúc nào cũng đông vui chứ đâu cần phải chờ tới những dịp lễ tết mới được đầy đủ như vậy.

Từ bao đời trước, tục ngữ mình vẫn có câu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Hóa ra, người Việt mình sống khôn quá đi đấy chứ.



Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.