logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/03/2014 lúc 06:16:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mở đầu.
Là người mới bắt đầu đi vào đường Thiền, chúng ta cần biết sơ lược giá trị tiến trình tu chứng của đức Phật Thích Ca, vị đã lập ra Thiền Phật giáo. Qua đó, chúng ta sẽ biết động cơ gì đã thúc đẩy Ngài từ bỏ tất cả những gì Ngài đã có và đang chiếm giữ để vào chốn rừng sâu tìm thầy học đạo. Tại sao Ngài lại muốn đi tìm phương cách thoát khỏi đời sống phàm tục đầy xa hoa khoái lạc, và giàu sang lộng lẫy mà Ngài đang thụ hưởng ? Tại sao Ngài sớm nhận ra những thứ xa hoa lộng lẫy và dục lạc thế gian chỉ đưa đến khổ đau và tái sinh triền miên? Tại sao Ngài muốn thoát khỏi những thứ làm giác quan của Ngài mê thích? Tại sao Ngài muốn thoát khỏi cái bị sanh để tìm câu cái vô sanh? Rồi nhân duyên gì đưa đến Ngài thành tựu những mục tiêu đó? Pháp đó là pháp gì?

Hơn thế nữa, qua quá trình tu tập của Ngài, chúng ta cũng sẽ nhận rõ các chủ điểm trong những chặng đường thực hành mà Ngài đã trải qua:

. Phương hướng dụng công cơ bản mà từ đó Ngài đã tiến sâu vào những trạng thái định cao hơn, dựa trên yếu tố gì? Ngài đã thực hành ra sao?

. Phương thức tìm ra cái vô sanh¸ loại bỏ cái bị sanh, và con đường đưa đến giác ngộ và giải thoát tối hậu qua 6 năm tu khổ hạnh, mấu chốt nằm ở điểm nào? Làm thế nào để ta kinh nghiệm từng bước như Ngài?

Từ đó chúng ta sẽ có ý niệm cụ thể về giáo lý tâm linh cơ bản mà Ngài truyền lại thế gian vốn bắt nguồn từ đâu? Chúng ta cũng biết rõ vì sao giáo lý đó cho đến nay, tuy đã trải qua hơn 25 thế kỷ, mà vẫn còn có giá trị đối với con người có tinh thần tự lực cao, có trí tuệ sáng suốt: tin vào lời Phật dậy và quyết tâm thực hành miên mật để kinh nghiệm an lạc, hài hòa, tự tại, thanh thản, không dính mắc, và sau cùng là kinh nghiệm phát huy trí tuệ tâm linh, giác ngộ và giải thoát.

Rồi tùy theo điều kiện và hoàn cảnh riêng biệt của chính mình, chúng ta sẽ nương theo pháp thích hợp để ứng dụng hay thực tập. Bởi vì hầu hết giáo pháp của Ngài đều thích hợp từng căn cơ và từng hoàn cảnh riêng biệt của chúng ta. Người có dư thì giờ nhiều thì dụng công theo lối nhập thất ngắn hạn hay dài hạn. Người có ít thì giờ, mỗi ngày chỉ thực hành 30 phút hay 60 phút v.v.. Ngoài ra, ta cũng có thể thực hành bất kỳ nơi nào tiện lợi cho ta, từ sở làm đến công viên; từ nơi đồng ruộng đến xí nghiệp; từ lúc lái xe đến khi đi tiểu tiện, ăn cơm, mặc áo, tắm giặt. Nơi đâu ta cũng đưa Thiền vào trong sinh hoạt của ta được. Bởi vì mấu chốt ưa đến an lạc, hài hòa của Thiền vốn được đặt trên cơ sở: tác động vào một trong ba tánh trong cơ chế tánh giác bằng những tiến trình áp dụng : “thầm nhận biết”, “tỉnh thức biết” hay “thấy biết, nghe biết, xúc chạm biết mà không suy luận”.

Tác dụng

Khi nghiên cứu những chặng đường dụng công của Đức Phật, chúng ta sẽ tập chú vào công việc tìm ra ánh sáng pháp Thiền mà Ngài đã ứng dụng và thành công. Cho nên, dù không đặt trọng tâm thành Phật như Ngài, ít ra ta cũng biết rõ mình có cái bất sanh, bất diệt vốn là tánh giác, và nhận ra gía trị pháp bảo của Đức Phật như thế nào đối với nhân sinh. Nếu đủ duyên, ta có thể nương theo pháp nào thích hợp với nhu cầu và trình độ nhận ra của ta để thực hành. Bởi vì chỉ có thực hành, chúng ta mới có khả năng chuyển đổi cách nhìn, cách thấy, cách quan niệm của chúng ta về cuộc đời, về người, về ta, về tâm, về những gì ta sở hữu. Từ đó, ta mới kinh nghiệm những mức độ chuyển hóa nội tâm, chuyển hóa nghiệp, đưa đến thân tâm hài hòa, và loại trừ những ngu si chấp trước ra khỏi nội tâm ta.

Ta cố gắng tu tập để đạt được cái thấy như thật về hiện tượng thế gian bao gồm người, cảnh vật, sự kiện, sự việc bằng tánh thấy chứ không phải cái thấy thêu dệt, vẽ vời, yêu nghét của trí năng hay của ý thức. Từ lần, ta sẽ dẹp bớt các thứ bệnh ngã ái, ngã chấp, ngã dục, và ngã mạn, làm cho thân và tâm được cân bằng và chuyển hóa được nghiệp xấu. Từ đó các quán tính dính mắc sẽ bị loại dần ra khỏi nội tâm, an vui và bình thản sẽ thực sự có mặt thường trực trong cuộc sống hằng ngày của ta. Cuộc đời quá ngắn. Ta cần tạo một cuộc sống mang nhiều ý nghĩa, lợi ích hơn cho chính mình, cho gia đình mình, và cho cộng đồng chung quanh.

Cho đến khi nào nhận thấy đủ duyên để về nhà – ngôi nhà vô sanh – ta sẽ phát tâm cắt đứt tất cả nhân duyên thế gian, tri kiến thế gian; rồi mở cuộc hành trình mới, đi vào nội tâm, chiến đấu với tập đoàn ma vô minh vọng tưởng bên trong ta, như Ngài đã từng chiến đấu với tập đoàn ma chướng nội tâm trước khi thành đạo.

Kết luận

Bình cũ rượu mới

Qua trên 2.500 năm, bằng tiếng nói của nhiều dân tộc, tiểu sử Đức Phật Thích Ca đã được nhiều học gỉa của các quốc gia trên thế giới nhắc đến. Tại Việt Nam – từ thế kỷ thức hai cho đến đầu thế kỷ 21 – khi đạo Phật du nhập vào, tiểu sử của Đức Phật cũng đã được nhiều học gỉa cũng như các vị Hòa Thượng và các vị Thiền Sư ghi lại thành sách. Nay chúng tôi lập lại những điều sách vở đã nói từ hơn 20 thế kỷ về trước, nghĩ ra đây là làm chuyện dư thừa. Tuy nhiên học thiền của Đức Phật, chúng ta cần biết những chặng đường tu tập của Ngài để nhận ra những điểm then chốt:

Quá trình tu hành của Ngài đã trải qua những gian truân như thế nào?
Phương thức dụng công đầu tiên của Ngài ra sao?
Vì sao Ngài bỏ phương thức tu Thiền của hệ thống Yoga và bỏ phương pháp Khổ hạnh để tìm ra phương thức mới giúp Ngài đạt được Giác ngộ tối hậu?
Tiến trình các phương thức đó như thế nào, diễn tiến ra sao? Vì sao Ngài xem ý thức và suy nghĩ là chướng ngại của tu Thiền?
Mấu chốt nào đưa Ngài đến Giác ngộ tối hậu?
Toàn bộ tác dụng này đều nhắm vào điểm duy nhất là giúp chúng ta nhận ra phương hướng dụng công đưa đến cân bằng thân tâm và triệt tiêu phiền não, khổ đau ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hơn nữa, tuy tiểu sử của Ngài đã được viết ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, thử hỏi mấy ai trong chúng ta đã có điều kiện nghiền ngẫm tiểu sử của Ngài để rút ra kinh nghiệm tu tập khổ hạnh của Ngài? Có bao nhiêu vị biết sơ lược về cuộc đời tu tập vô cùng gian khổ của Ngài để khích lệ sự tiến tu của mình trong hòan cảnh không thuận lợi?

Đấy là lý do chính mà bài này được soạn ra.

“Bình tuy cũ, nhưng chứa rượu mới”. Rượu này sẽ có những hương vị lạ. Hương vị đó sẽ giúp quý vị nhận ra gía trị cốt lõi thành đạo của Đức Phật; gía trị tinh tấn nỗ lực trong giai đoạn đầu của Ngài, và con đường ngắn gọn mà Ngài đã phát hiện sau khi Ngài thành đạo để giáo hóa lại chúng sanh.


Bài trích từ sách Tìm Hiểu và Ứng Dụng Thiền Phật Giáo Tập 1 – Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật, tác giả Hòa Thượng Thích Thông Triệt, Thiền Chủ Thiền Viện Tánh Không, Hội Thiền Tánh Không ấn hành, 2007.

Chú Thích: Hội Thiền Tánh Không Ontario xin giới thiệu Buổi Giảng Pháp về Tiến Trình Tu Chứng của Đức Phật dưới sự hướng dẫn của Thích Nữ Ni Sư Triệt Như trong Tăng Đoàn Tánh Không vào ngày 3 tháng 5 tại Chùa Tích Lan West End Buddhist Temple, 3133 Cawthra Road, Mississauga, Ontario. Xin liên lạc qua số điện thọai: (416) 912-7985 hoặc qua email: tanhkhongontario@gmail.com.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.