logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 28/03/2014 lúc 06:42:08(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Ngày 20/02/2014, một đoàn xe buýt chở hơn 130 người Triều Tiên sinh sống ở Đại Hàn (miền nam Triều Tiên) trong đó có 82 cụ già và 58 người thân từ thành phố Đông Hải (Donghae City) tỉnh Giang Nguyên (Gangwon) đến khách sạn Núi Kim Cương (Diamond Mountain), một khu nghỉ mát ở miền Bắc, gặp lại 180 người thân sinh sống ở Bắc Hàn (miền bắc Triều Tiên), từng xa nhau hơn 60 năm vì cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam Bắc.

Xa nhau lâu ngày bây giờ được gặp lại thế nào cũng xúc động. Cuộc gặp nhau sau hơn 60 năm chia cách của người thân hai miền nam bắc bán đảo Triều Tiên đã diễn ra trong cảnh thương tâm, nước mắt tuôn trào. Người thân xa nhau lâu ngày, nay được gặp nhau vài ba ngày lại phải chia tay trở về nguyên quán, quả thật là đau thương. Nhưng… thời gian gặp nhau tuy ngắn ngủi, đối với các cụ tuổi hạc gần đất xa trời cũng là dịp may vô cùng quý báu. Có lẽ khi từ giã cuộc đời các cụ không còn luyến tiếc hay ân hận điều gì!



Từ tuổi thơ đến tuổi hạc
Cuộc Chiến tranh Triều Tiên về ý thức hệ giữa Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) diễn ra từ năm 1950 đến 1953 tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng khốc liệt, tính đến nay đã hơn nửa thế kỷ.

Hơn 60 năm qua, những chú bé lúc chiến tranh bùng nổ mới chập chững bước đi, biết chơi trò bịt mắt bắt nhau, hay đã cắp sách đến trường tiểu học, bây giờ đều đã “thất thập”. Những thanh niên bước vào đời biết cầm cuốc ra đồng, cầm dụng cụ trong xưởng máy hay cầm súng ra chiến trường còn sống đến bây giờ cũng trở thành những cụ già ngót nghét 100 tuổi. Bởi vậy, trong dịp những người ruột thịt ở hai miền nam bắc gặp nhau lần này, một số cụ đã phải nằm cáng, đi xe lăn, chống gậy hoặc con cháu dìu dắt bên cạnh.

Những gia đình có người thân chia lìa nhau trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên đều có hoàn cảnh éo le tràn ngập máu và nước mắt. Đọc xong những mẩu chuyện “trùng phùng” đăng trên các báo, nhiều người cảm động nước mắt tuôn trào.

Trong dịp đến Núi Kim Cương gặp nhau lần này, câu chuyện cụ Kim sinh sống ở Đại Hàn năm nay ngoài 90 tuổi gặp lại người vợ năm nay tròn 87 tuổi vô cùng xúc động. Năm bùng nổ Chiến tranh Triều Tiên, chàng trai họ Kim cùng người vợ trẻ sinh sống ở Bắc Hàn. Do sợ phải đi lính, chàng trai đó bỏ vợ con chạy trốn về miền Nam, không ngờ đến Đại Hàn cũng phải đi lính, cầm súng đánh nhau. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trở thành kẻ thù không đội trời chung, đất nước chia cắt và phong tỏa, người dân sinh sống ở hai miền nam bắc không được qua lại gặp nhau, chàng Kim phải ở lại miền nam, xây dựng cuộc sống mới. Chàng lấy vợ và sinh được năm người con, cả trai và gái. Sau hơn 60 năm xa cách, chàng trai đó nay là một cụ già ngoài 90. Trong dịp những người ở Đại Hàn đến Núi Kim Cương gặp lại người thân sinh sống ở Bắc Hàn, cụ Kim gặp lại người vợ năm xưa đã 87 tuổi. Hai cụ gặp nhau quá xúc động, im lặng nhìn nhau, mặc cho nước mắt tuôn trào…

Cụ Son Ki Ho, năm nay ngoài 90, cho biết, cụ rất vui mừng khi được gặp lại người con gái cụ để lại miền bắc Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh, khi ấy con gái cụ chỉ là đứa con nít mới lên hai, bây giờ đã 65 tuổi. Cụ Son Ki Ho nói: “Hình ảnh con gái vẫy chào trong ngày chúng tôi chia tay vẫn còn đọng lại trong mắt tôi đến bây giờ”.

Cụ Kim Se Rin, 85 tuổi, nói với với ký giả hãng thông tấn AFP có mặt tại đó, đây là cơ hội cuối cùng cụ được gặp em gái năm nay đã 81 tuổi, có chết cũng nhắm mắt được rồi.

Hình ảnh hai anh em họ Khương gặp nhau trong ngày 20/02 tại Núi Kim Cương khiến cho nhiều người nghĩ đến bộ phim của đạo diễn Kang Je Gyu Cờ Thái Cực Bay Phấp Phới chiếu cách đây 10 năm. Phim, với diễn xuất của các tài tử Đại Hàn: Jang Dong Gun, Won Bin, Lee Eun Ju, Choi Min, Sik Kim, Soo Rob…, được nhiều khán giả Đại Hàn và Đông Nam Á khen ngợi. Cờ Thái Cực Bay Phấp Phới kể lại câu chuyện mùa xuân 1950, anh Jin Tae kết hôn với Young Shin. Tuy cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, nhưng Jin Tae vẫn cố gắng hết sức lo liệu cho người em trai là Jin Soek. Vào ngày 25/06/1950, Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, cuộc sống của ba người vô cùng gắn bó đó cũng vì chiến tranh mà hoàn toàn bị chia lìa nam bắc, không khác gì chuyện khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, cụ Khương Vạn Cầu đang đi thăm gia đình vợ tại Hán Thành, sau đó được gọi đi lính, trở thành người lính của Đại Hàn Dân Quốc. Người em sinh sống ở Bắc Hàn cũng phải đi lính đánh lại đội quân có anh ruột mình tham gia. Hai anh em cầm súng bắn nhau, chiến tranh kết thúc, hai người sống ở hai miền nam bắc, không sao gặp nhau được, mãi 62 năm sau mới có cơ hội gặp nhau.

Người thân hai miền nam bắc vì ý thức hệ phải chia lìa nhau hơn nửa thế kỷ nay được gặp lại nhau là điều vui mừng, nhưng… gặp lại rồi cũng nảy sinh ra nỗi đau khác. Cụ bà họ Kim, năm nay 87 tuổi, sau khi được gặp lại em gái sinh sống ở Bắc Hàn, trở về với con cháu ở Đại Hàn trở thành người ngớ ngẩn, suốt ngày lúc nào cũng vẫy tay, miệng thì gọi to: “Đến… đến… em gái đến với tôi rồi!”.

Có những người ở miền nam biết rõ cuộc sống người dân miền bắc khốn khổ như thế nào, khi gặp lại người thân thường khuyên bảo phải sống như thế nào để được gặp lại nhau lần nữa. Cụ bà họ Khương sống ở miền nam năm nay 80 tuổi khi gặp lại người em trai ở miền bắc năm nay 70 tuổi đã khuyên bảo: “Phải sống thật tốt và nghe lời quan trên để có cơ hội gặp lại nhau…”.



Hòn đá cản đường không cho
người thân hai miền nam bắc gặp nhau

Nguyện vọng người thân chìa lìa xa cách nhau trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên của người dân hai miền nam bắc Triều Tiên muốn gặp lại nhau đã có từ lâu. Nhưng… các chính khách hai miền thường là hòn đá cản đường không cho nguyện vọng này trở thành sự thật.

Theo thống kê, hai miền nam bắc Triều Tiên có trên bảy chục ngàn người ghi tên xin được gặp lại người thân từng chia lìa hơn nửa thế kỷ, trong đó 53% đã ngoài 80 tuổi, 47% thuộc lứa tuổi từ 70 đến 80. Những người có trách nhiệm ở Đại Hàn cho biết, dựa vào tuổi thọ trung bình của người dân Đại Hàn, khoảng 10, 15 năm nữa, sẽ chẳng bao nhiêu trong số người đó còn sống. Khoảng 2.200 người sinh sống ở nam Triều Tiên chưa gặp mặt người thân ở phía bắc Triều Tiên đã lìa trần. Muốn người thân hai miền có cơ hội gặp nhau, cần phải tạo nhiều cơ hội. Theo tính toán, mỗi năm cần phải cho trên 6.000 người có người thân chia lìa ở hai miền nam bắc gặp nhau mới thỏa mãn nguyện vọng của họ. Tuy nhiên, muốn làm được việc này không phải do ý muốn của một cá nhân hay một tổ chức nào, mà do chính phủ hai miền nam bắc quyết định, hội Hồng thập tự thực hiện.

Từ ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên đến cuối thế kỷ 20, Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên coi nhau là kẻ thù không đội trời chung. Trong thời gian từ 1998 đến 2008, hai vị TT Đại Hàn là Kim Đại Trung (Kim Dae-jung) và Lư Vũ Huyền (Roh Moo-hyun) thực hiện Chính sách Ánh dương, quan hệ giữa hai miền nam bắc Triều Tiên chuyển từ đối đầu sang hợp tác. Hai ông Kim Đại Trung và Lư Vũ Huyền từng đến Bình Nhưỡng họp Hội nghị Thượng đỉnh với Chủ tịch Bắc Hàn thời đó là Kim Chính Nhật (tháng 06/2000 và tháng 10/2007) đã đem đến một số dự án kinh tế thu hút sự chú ý của dư luận và những cuộc gặp mặt ngắn ngủi của những gia đình bị chia cắt do Chiến tranh Triều Tiên gây ra. Trong 10 năm đó đã diễn ra 18 cuộc gặp nhau giữa các người thân ở hai miền nam và bắc.

Tháng 02/2008, sau khi đắc cử Tổng Thống Đại Hàn Dân Quốc nhiệm kỳ thứ 17, TT Lý Minh Bác (Lee Myung-bak) từ bỏ Chính sách Ánh dương đối với Bắc Hàn của hai vị Tổng Thống các nhiệm kỳ trước, ngược lại ông yêu cầu Bắc Hàn phải hủy bỏ vũ khí hạt nhân, khiến cho quan hệ giữa hai miền nam bắc từ hòa giải chuyển sang đối đầu. Chuyện người thân hai miền nam bắc qua lại thăm nhau cũng bị gián đoạn một thời gian lâu dài.

Sau khi con gái cố TT Phác Chung Hy (Park Chung Hee) là bà Phác Cận Huệ (Park Geun-hye) đắc cử TT Đại Hàn Dân Quốc, dân chúng Đại Hàn ngày càng đòi hỏi chính phủ cho người thân hai miền chia lìa trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên được gặp lại nhau, Quốc hội Đại Hàn họp lại bàn bạc vấn đề này trong nghị trường, mùa hè năm 2013 mới đề nghị chính phủ Bắc Hàn hợp tác tổ chức cho những người thân trong gia đình xa cách lâu ngày được gặp lại nhau.

Chính phủ Bắc Hàn lại coi các cuộc gặp gỡ này là “canh bạc chính trị” có thể buộc chính phủ Đại Hàn phải viện trợ kinh tế cho mình, hoặc làm theo những điều mình muốn, nếu không đạt được sẽ hủy bỏ các cuộc gặp gỡ, dù đã bàn bạc và nhất trí với nhau. Các chính khách phe hữu ở Đại Hàn cũng vin vào cớ đó để ngăn trở các cuộc gặp.

Qua đó có thể nói, những người thân thích ruột thịt ở hai miền xa nhau vì cuộc Chiến tranh Triều Tiên không được gặp nhau chính là nạn nhân của những tư tưởng và hành động đối đầu này. Đối với họ, ý thức hệ hay quan niệm chính trị đều “vô nghĩa”. Người dân hai miền không có quyền quyết định được gặp người thân hay cầm súng bắn lại nhau. Đó là việc làm của các chính khách. Nguyện vọng duy nhất của họ là không bao giờ xảy ra chiến tranh để người thân không phải xa nhau.

Mùa hè năm 2013 chính phủ Đại Hàn đề nghị chính phủ Bắc Hàn hợp tác tổ chức cho người thân hai miền xa cách nhau trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên được gặp nhau, chính phủ Bắc Hàn lại “mũ ni che tai”, không chịu trả lời. Mãi đến mùa thu 2013, chính phủ Bắc Hàn mới thỏa thuận để tổ chức cuộc gặp cho dân hai miền chia lìa trong chiến tranh.

Ngày 02/02/2013, quân đội hai nước Hoa Kỳ và Đại Hàn tổ chức cuộc tập trận mang tên “Giải pháp then chốt” (Key Solution) và “Đại bàng non” (Young Eagle), nhiều người nghĩ rằng Bắc Hàn xưa nay vẫn phản đối quân đội Hoa Kỳ và Đại Hàn tập trận chung, nay quân đội Hoa Kỳ và Đại Hàn vẫn thực hiện đúng chương trình đã vạch thì lo ngại Bắc Hàn tức giận rồi hủy bỏ không cho người dân hai miền được gặp lại nhau. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra. Người dân hai miền đều hy vọng chính phủ hợp tác tổ chức những cuộc gặp gỡ như thế này, quan hệ giữa hai quốc gia Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ ngày càng tốt hơn.
Lý Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.