logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/04/2014 lúc 06:31:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dường như mỗi người có một cách kết thúc khác nhau về một sự kiện vui buồn, một cuộc tình lãng mạn hay một cơ hội “tuyệt cú mèo” nào đó. Chẳng hạn thi sĩ Vũ Hoàng Chương, một người vẫn xem sự “Say” là lạc thú “tuyệt chiêu” trên đời. Chẳng hiểu mỗi lần đối ẩm với nhà thơ, mỹ nhân của ông “cụng” được mấy vòng mà khi nàng ra đi, thi sĩ họ Vũ đã phải thất vọng than ầm lên, “Đời vắng em rồi, say với ai!” Ấy, than thì than vậy chứ sức mấy Vũ Hoàng Chương sống mà thiếu rượu nên chẳng cần “với ai,” ngài vẫn say, bởi đệ nhất chân lý trong “tứ đổ tuờng” là “uống rượu mà không say, nào hay!” Thành ra trong thực tế, việc “có em” hay “vắng em” muôn đời vẫn chỉ là “chuyện nhỏ.”

Trong một bản tình ca khác, nhạc sĩ tác giả lại quả quyết, “Đời mất vui khi đã vẹn câu thề.” Giữa hai kẻ “phải lòng nhau,” thường thường “câu thề” vẫn là phải lấy được nhau bằng bất cứ giá nào, là phải đuợc sống trọn kiếp bên nhau cho dù trời long đất lở. Khiếp thế đấy. Vậy mà bây giờ bà xã hỏi ngược lại, “Bộ lấy được em rồi, anh hết vui hả?” bảo đảm một trăm ông thì cả trăm lẻ một ông đều chối dài, đều thề độc... Nhân nói về vấn đề “vẹn câu thề,” người viết bỗng liên tuởng đến một trường hợp thuộc “môi trường... hài” nhưng lại phản ảnh trung thực tâm lý giới đàn ông. Số là một “chàng trai vốn dòng hào kiệt” nọ mê như điếu đổ con gái một viên chức thẩm phán. Một hôm trong lúc hai trẻ đang trao nhau “cặp môi vô thường” thì ông bố nàng bắt gặp tại trận. Không hiểu ông thẩm phán đã nổi cơn tam bành thật sự hay ông nhập vai “tắc-dzăng nổi giận” quá chuẩn khi ông lớn tiếng buộc tội người thanh niên này, “Tao sẽ kêu án tù mày 10 năm về tội dụ dỗ gái con nhà lành nếu mày không thề về xin bố mẹ mày hỏi cuới con gái tao đàng hoàng cho mày.” Dĩ nhiên anh chàng này sợ teo lại, bằng lòng thề đủ thứ theo ý của ông thẩm phán. Vả lại chính chàng cũng ước muốn nên duyên với người đẹp. Đúng 10 năm sau, kỷ niệm ngày cưới, anh chàng thẫn thờ tính nhẩm, “Giá mình ngày ấy cứ can đảm từ chối thì hôm nay mình cũng vừa mãn hạn tù, được tự do. Đàng này, mình vẫn... tù chung thân!”

Chuyện vẫn chưa hết, quí bạn đọc ạ. Vâng, còn người bình dân Việt Nam xưa cũng có lối chấm dứt độc đáo một “sự cố,” tuy chẳng tình tứ hay thơ mộng gì cả nhưng quá ư “ấn tượng” với câu tuyên bố nẩy lửa, “Chó chết, hết chuyện!” để rồi “Amen, tắt đèn đi ngủ.” Thế nhưng, cũng như ngày nay, thực tế thì “chuyện” có bao giờ hết, trong khi chó chết, vẫn chết, nhưng lại có hàng loạt con khác ra đời để sẵn sàng “thí mạng cùi,” hàng loạt con khác cứ may mắn mà “thừa thắng xông lên” đến tột đỉnh vinh quang.


5 triệu con chó bị làm thịt trong một năm

Nhân nói về nạn “chó chết” mà vẫn không “hết chuyện,” tôi sực nhớ về Việt Nam. Theo một bản thống kê “có cầu chứng tại tòa” án quốc tế đàng hoàng, mỗi năm người Việt ở trong nước vẫn giết ít nhất 5 triệu con chó để cung ứng thịt cày cho dân nhậu. “Mặt trận cờ tây” phát triển từ thôn quê ra thành thị, tràn lan từ “hạ tầng cơ cở” lên tới “thượng tầng kiến trúc,” bành trướng từ chốn thanh lịch, sang trọng vào tận hang cùng ngõ hẻm lẫn các khu nhà lá, ổ chuột. Đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nơi trước kia vẫn kiêu hãnh là “chốn ngàn năn văn vật,” nay dưới chế độ cộng sản đã trở nên “thành phố thịt chó” chính hiệu. Khắp nơi, kể cả mấy đường phố gần lăng Hồ Chí Minh, các quán thịt chó “thi đua” mà “chen vai sát cánh” bên nhau như cảnh “trăm hoa đua nở.” Mùi thơm chả chìa, nhựa mận... tỏa lan khắp nơi, bay vào tận quan tài đựng xác bác. Chẳng thế mà một ký giả trong nước đã gọi đây là một thứ văn hóa mới do Xã Hội Chủ Nghĩa đẻ ra, “Văn hóa cầy tơ.”


‘Khuyển quyến’ và nạn ‘cẩu tặc’

Điểm cần nhấn mạnh nữa là trước họa chó bị tuyệt chủng ở Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ súc vật đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ban hành những biện pháp cứu chó, nhưng đã không được đáp ứng. Phần thì chính bản thân các lãnh tụ, toàn thể đảng viên và mọi thành phần công nhân viên nhà nước, thảy đều “ghiền” thịt chó đến độ họ luôn luôn lo sợ rằng “sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không,” nay e “mở miệng mắc quai”; phần khác chế độ cộng sản Việt Nam gần đây vẫn tiếp tục bị thế giới phê phán vi phạm nhân quyền trầm trọng, thử hỏi như vậy thì thiện chí đâu, đầu óc đâu mà họ quan tâm đến “khuyển quyền”? Tuy vậy những tin tức về nạn “cẩu tặc” thì nhà nước CHXHCN Việt Nam không những chẳng giấu giếm, trái lại còn tìm cách phô diễn cho cộng đồng thế giới biết là chính quyền hỗ trợ hết mình tinh thần tự phát của người Việt trong việc ngăn chận tệ trạng trộm chó; theo đó tình hình khan hiếm chó đã làm nẩy sinh nạn “chôm” chó. Mỗi khi bắt được “cẩu tặc,” dân chúng thường nổi giận, nện cho nhừ tử, trong số đó, đại đa số đã bị đánh chết không kịp ngáp.

Nhân đây, thiết tưởng cũng xin vô phép nhắc nhở quí độc giả nào dự tính sẽ đóng vai Việt Kiều hầu mượn danh “chánh nghĩa thăm quê hương và thăm gia đình” để về Việt Nam thì cần thận trọng: Tuyệt đối không nên đi vào các ngõ hẻm mà tìm nhà thân nhân hoặc hỏi thăm về người quen. Thái độ ngơ ngơ ngác ngác “chẳng giống ai” dễ khiến thiên hạ sinh nghi là “cẩu tặc.” Mất mạng dễ như chơi!


Bia dành cho chó


Xin lập tức “thanh minh thanh nga” rằng chữ “bia” ở đây không có nghĩa là bia chôn ở mộ phần tuy rằng ngày nay chó ở Tây phương cũng đã có bác sĩ thú y riêng, bệnh viện riêng, có dưỡng đường riêng, viện dưỡng lão riêng và có cả nghĩa địa riêng. Một khi đã được chôn cất theo nghi thức đàng hoàng thì việc chó có “bia” trên mộ, âu cũng thường tình thôi. Thế nhưng lọai “bia” này không phải là chủ đề của phần bài này.

Vâng, chữ “bia” này là tiếng phiên âm Việt từ ngoại ngữ “Beer,” một loại nước uống có chất men và “ga,” họ hàng với rượu. “Bia” dành cho người thì quá thường rồi vốn đã chào đời từ 3500 - 3100 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên đáng nói là một loại sản phẩm mới toanh mang tên hiệu “Dog Beer” - bia dành cho chó - vừa được sản xuất tại Ba Lan (Poland) và đã đuợc bày bán ở nhiều cửa hàng.

Theo Jezy Dilyk, chủ nhân một cửa hàng thực phẩm ở thành phố Widzew Lodz, loại “Dog Beer” này ngay từ đầu đã thu hút những người nuôi thú cưng. Số lượng “bia chó” đuợc tiêu thụ gia tăng đặc biệt vào các dịp cuối tuần. Jezy cho biết, “kể ra cũng dễ hiểu thôi; mỗi khi tiệc tùng vào những chiều Thứ Sáu, ngày Thứ Bẩy và Chủ Nhật thì chủ cũng đồng thời cho chó thưởng thức bia chung với họ.”

“Dog Beer” màu vàng nhạt, có hương vị rất hấp dẫn, đặc biệt cái nắp đậy chai bia được chiết xuất từ thịt bò nên càng khiến bất cứ con chó nào vừa ngửi cũng đã muốn “sa chước cám dỗ.” Bình thường bia dành cho người mà dùng “đãi” chó thì chỉ làm hại sức khỏe của nó thôi, bởi vì hàm lượng cồn và luợng hydrat-cacbon cao; còn bia của chó thì không có “ga” nhưng vẫn tác động tích cực đường tiết niệu của chó.

Mặc dù các bác sĩ thú y ở Ba Lan lẫn trên thế giới chưa lên tiếng hay đưa ra ý kiến gì về loại Dog Beer này, có thể vì họ chưa có cơ hội hoặc thời gian để kiểm tra, tuy nhiên cho tới nay chỉ thấy giới chủ chó khen ngợi chứ chưa có tin tức gì về nạn chó say rượu cắn ẩu hay chó say ruợu phóng uế bừa bãi.

Một điều khiến kẻ hèn này thắc mắc: Người ta khi say “ngoắc cần câu” thường nôn mửa; hiện tượng này gọi là “cho chó ăn chè.” Nay chó cũng đã có bia riêng và gặp những khi chủ của nó nhân danh “nam vô tửu như kỳ vô phong” đồng thời cho nó “enjoy” thoải mái sau khi đã nghiêm dạy, “Rượu bất khả ép, ép bất khả từ” ... để rồi sau cùng nó hết chịu nổi, bèn tống ra ngoài hết mọi thứ trong bụng. Vậy ta nên gọi hiện tượng này của chó là gì nhỉ?


Chiến dịch cứu chó khỏi án tử hình


Bà chánh án Deborah Griffiths phán:”Đây là một thảm kịch. Quả thật đã quá nguy hiểm cho đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiều người lớn ở đây phải chịu trách nhiệm.” Lời tuyên bố này nghe y chang dành cho một tội nhân trước ba tòa quan lớn, thế nhưng can phạm trong trường hợp này lại là một con chó tên là Mickey, 5 xuân xanh. Đầu đuôi “sự cố” diễn ra thế này: Ngày 20-02-2014, bé trai Kevin (4 tuổi) ở thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ, chạy chơi gần nơi con chó Mickey đang bị xích. Bất thần con chó nhẩy lên cắn vào mặt Kevin. Mấy người lớn vội chạy lại nhưng không bắt nổi con chó nhả mồi. Bé Kevin bị thương nặng ở mặt và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ xác nhận việc chữa trị sẽ phải kéo dài trong nhiều năm, nhất là các cơ chung quanh mắt.

Chủ nhân cùng với chó Mickey đã phải ra hầu tòa ngày 26 tháng 3 vừa qua; theo đó thông thường “thủ phạm” cắn người như vậy kể như đã cầm chắc án tử hình. Theo nhật báo The Arizona Republic, thế là một chiến dịch Facebook - Save Mickey (cứu chó Mickey) - được vận động rầm rộ để rồi chỉ không đầy một tuần lễ đã có 68,000 chữ ký ủng hộ. Những nguời này qui trách cho người lớn và gọi cha mẹ của bé Kevin là “những kẻ ngu đần bất cẩn.” Công ty luật sư Schill nhận tranh cãi “free” cho vụ này.

Bên ngoài tòa án, nhiều người... thắp nến cầu nguyện cho chó Mickey được thoát án tử hình. Nữ thẩm phán Deborah Griffiths tha chết cho Mickey nhưng xác nhận con chó này nguy hiểm nên phải bị thiến, bị mài mòn các răng nhọn và phải bị nhốt đến tàn đời trong một “trại học tập cải tạo” dành cho thú vật. Tổ chức The Lexus Project tình nguyện trả chi phí trong suốt thời gian Mickey bị giam giữ trong “trại cải tạo” ấy.

Kể như số Mickey quá hên nên mới sống sót, trong khi đó hàng trăm con chó dữ khác ở Arizona đã bị xử tử; theo báo The Arizona Republic, chỉ nội Maricopa City, “quê nhà” của Mickey, mỗi tháng có tới 450 chó - hay 13 con mỗi ngày - bị tử hình về tội cắn người.
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.