logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 03/04/2014 lúc 08:20:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cùng với cha và em gái, ông Trí Nguyễn dùng thuyền trốn khỏi Việt Nam vào năm 1982. Ông hiện kéo theo bản sao của chiếc thuyền khi đi bộ từ Melbourne tới Canberra để cám ơn nước Úc và tỏ sự liên đới với người tỵ nạn trên toàn thế giới. (ABC: Nick Fogarty)
Ông Trí Nguyễn, một cựu tỵ nạn người Việt hiện sinh sống ở Úc, hy vọng sẽ tới thủ đô Canberra vào đúng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 18/4/2014. Trên chặng đường dài hơn 600 km, ông cuốc bộ và kéo theo sau bản sao của chiếc thuyền ông từng dùng để trốn khỏi Việt Nam sau những năm tháng chiến tranh và chịu nhiều đau khổ.

Mục sư Trí Nguyễn thuộc Giáo hội Tin lành Baptist ở Brunswick, Melbourne, cho biết ông muốn nói lời cảm ơn nước Úc đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đó bằng một phương cách độc đáo nhất.

Vào đêm thứ Ba 1/4 ông đến Wodonga, nơi được xem là nửa đoạn đường trong chuyến hành trình đi bộ hiện nay của ông.

Với sự hỗ trợ nhiệt tình và đầy đủ của một nhóm thân hữu, chuyến hành trình bằng đường bộ hiện nay của ông hoàn toàn khác với chuyến hải hành ông và gia đình từng thực hiện sau khi cuộc chiến tranh đầy kinh hoàng ở Việt Nam chấm dứt.

Bom đạn đã phá hủy đất đai và cha của ông bị bắt đưa vào trại cải tạo trong rừng sâu, bỏ lại sau lưng người cha là gia đình của ông.

Ông Trí nói về giai đoạn khi cha ông bị đi cải tạo: “Gia đình tôi không có tương lai, không còn hy vọng”.

Cơ hội để gia đình trốn thoát khỏi Việt Nam đã bùng lên khi cha ông kiếm được việc đóng thuyền cho nhà nước; tuy vậy các mưu toan vượt biển đã gặp 3 lần thất bại.

Ông Trí cho biết: “Chuyến đầu tiên trong 3 chuyến này kinh hoàng quá. Cuối cùng mẹ tôi quyết định không đi nữa vì nó khủng khiếp quá”.

Mẹ ông ở lại với hai người em trai của ông và như vậy chỉ còn ba người, cha ông, Trí và người em gái, liều mình vượt biển.

Tuy nhiên, một cơn bão khiến thuyển của họ bị mắc kẹt trên một bãi cát gần biên giới Thái Lan - Malaysia, và họ cướp biển bắt giữ.

Bọn cướp biển giữ mọi người trong một cái chuồng quây kín bằng kẽm gai trong 4 đêm. Chúng chỉ cho những người này ra khỏi chuồng khi chúng đưa họ vào một nhà kho để lột trần truồng các nạn nhân để tìm kiếm vàng bạc và cưỡng hiếp phụ nữ.

Sau đó những người này được trao cho nhân viên phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và họ được chuyển tới sống trong một trại tỵ nạn đông đúc bên ngoài thủ đô Kuala Lumpur.

Sau 9 tháng sống trong trại này và một trại khác bên trong Kuala Lumpur họ tới Úc vào năm 1982.

‘Cuộc sống mới’

Ông Nguyễn cho biết cuộc sống ở Úc là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị.

Ông phát biểu: “Điều đặc biệt đối với chúng tôi tại thời điểm đó là chúng tôi ở trong một ‘ký túc xá’ không có hàng rào kẽm gai vây bọc hoặc nhân viên an ninh canh chừng”.

Ông cho hay ‘ký túc xá’ này được mở ra cho toàn thể cộng đồng để “mọi người ở mọi tầng lớp khác nhau tới và cho chúng tôi quần áo và mọi thứ chúng tôi cần để khởi đầu một cuộc sống mới ở Úc”.

Sau đó nhiều năm, gia đình ông đoàn tụ khi mẹ và các em của ông tới Úc.

Bây giờ là một mục sư tại nhà thờ Tin lành Baptist ở vùng Brunswick, ông Trí nói rằng thông qua chuyến đi bộ của mình, ông muốn mang mọi người tỵ nạn và cộng đồng mới mẻ của họ kết hợp chung với nhau.

Ông cũng hy vọng sẽ cho Quốc hội Liên bang Úc thấy bản sao chiếc thuyền của ông.

Ông phát biểu: "Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của tôi để hy vọng rằng chúng ta nói về những người xin tị nạn như nói về những con người. Đồng thời để phục hồi phẩm giá con người thay vì cứ tiếp tục gây ra các nỗi thống khổ và đau đớn cho họ”.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.041 giây.