Các bà mẹ đang cho con bú cần ăn đầy đủ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng thực phẩm là tốt nhất. Tuy nhiên, có một số món ăn nên tránh, vì có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, nghĩa là sức khỏe của trẻ.
Cà phê. Khi uống cà phê (trà hay soda), một ít caffein sẽ thấm vào sữa mẹ. Vì trẻ sơ sinh không thể bài tiết nhanh và hiệu quả như người lớn, nếu có quá nhiều chất kích thích trong cơ thể sẽ khiến trẻ cáu kỉnh và mất ngủ.
Chocolate. Chocolate cũng chứa caffeine. Nếu bạn còn nghi ngờ chocolate là nguyên nhân gây ra sự quấy khóc của trẻ, đừng ăn chúng trong một vài ngày. Nếu thấy trẻ khá hơn thì hãy kiêng hoặc không ăn chocolate nữa.
Trái cây họ cam quít. Trái cây họ cam quít và nước ép có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, khiến trẻ quấy khóc, ọc, ói. Vì vậy, bớt ăn cam, quýt, bù lại có thể thay bằng các loại trái cây giàu vitamnin C như đu đủ và xoài. Tuy nhiên, cũng nên dùng một lượng vừa phải.
Bông cải xanh. Bông cải xanh trong món rau trộn bữa trưa có thể là nguyên nhân gây đau bụng, đầy hơi, quấy khóc của trẻ lúc nửa đêm. Thay vì, ngưng ăn hoàn toàn bông cải xanh, có thể ăn một lượng nhỏ để xem trẻ phản ứng như thế nào.
Rượu. Những bà mẹ có uống rượu hằng ngày hay uống nhiều rượu không chỉ giảm lượng sữa mà còn gây ra tác dụng phụ đến trẻ như: uể oải, suy nhược và tăng cân bất thường.
Thức ăn cay. Làm thế nào để tăng vị cay của thức ăn mà không làm trẻ khó chịu? Bạn nên dùng gừng thay thế, vì gừng là một trong những gia vị có thể làm dịu bao tử và ấm cơ thể trẻ.
Tỏi. Thường xuyên ăn tỏi sẽ làm sữa mẹ có mùi (sau bữa ăn hai giờ đồng hồ, mùi tỏi có thể thấm vào sữa mẹ). Nhiều trẻ sẽ nhăn nhó, quấy khóc trong lúc bú khi nhận ra mùi tỏi trong sữa mẹ.
Đậu phọng. Nếu trong gia đình có bệnh sử dị ứng thì nên cẩn thận, đặc biệt là với đậu phộng. Có thể nhận thấy các triệu chứng trẻ bị dị ứng như phát ban, nổi mề đay hoặc thở khò khè. Một vài bé bị dị ứng với đậu phọng nhưng không biểu hiện triệu chứng.
Lúa mì. Nếu mẹ ăn bánh sandwich hoặc một đĩa mì ống mà trẻ quấy khóc hoặc đi phân có máu thì có thể trẻ bị dị ứng lúa mì.
Sữa. Các triệu chứng trẻ dị ứng với sữa như đau bụng, nôn mửa, mất ngủ và chàm khô, da xù xì, đốm mẫn đỏ.
Tôm cua. Các chuyên gia cho rằng gia đình có tiền sử dị ứng với thực phẩm thì trẻ sơ sinh càng có biểu hiện triệu chứng dị ứng càng sớm. Nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với tôm cua, mẹ thì không, cũng không nên ăn khi cho con bú.
Cá. Thủy ngân trong cá có thể thấm vào sữa mẹ và truyền sang con. Phụ nữ cho con bú chỉ nên ăn khoảng 300g cá (trung bình 2 bữa ăn) một tuần. Cần tránh ăn các loại cá biển khi đang cho con bú, như cá kiếm, cá thu và cá kình.
Bạc hà. Một số hợp chất trong bạc hà có thể giảm lượng sữa. Hãy thay thế bằng một tách trà hoa cúc. Các hợp chất trong trà hoa cúc thấm vào sữa mẹ có tác dụng xoa dịu trẻ và bạn!
* Lưu ý: Trong trường hợp không chắc chắn món nào trẻ dị ứng, hãy bắt đầu bằng một cuốn nhật ký liệt kê chi tiết những gì đã ăn và ghi chú lại bất cứ triệu chứng dị ứng nào của trẻ vào ngày hôm đó. Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm nào thì không ăn món đó.
ST