logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 06:11:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Lấy Nam Phong làm mốc chỉ nhắm trình bày cuộc tranh luận về Truyện Kiều cho rõ ràng mà thôi chứ không phải một sự phân chia có giá trị khoa học. Ngày nay, ý kiến mâu thuẫn về Ðoạn Trường Tân Thanh, ngay cả về luân lý, không còn nữa vì không mấy người còn dùng những tiêu chuẩn “chật hẹp” (nói theo Bergson là thứ morale close) kết án cô Kiều và Nguyễn Du.

Tuy nhiên càng tranh luận giá trị Truyện Kiều càng sáng tỏ và nền học thuật chữ quốc ngữ càng thêm sinh khí. Từ lâu, các nho gia thường ca tụng Truyện Kiều về văn chương nhưng chê về mặt đạo lý. Bước sang thế kỷ XX giới tân học có người không tiếc nhiệt tình cho rằng tác phẩm của thi hào Tố Như như thánh thư và Nguyễn Du như một bậc thánh của dân tộc ta.

Trở lại “Vụ án Truyện Kiều” (chữ dùng của nhà phê bình Nguyễn văn Trung), theo Giáo sư Thanh Lãng, trong Văn học Thế hệ 1913-1932 không phải đợi tới 1924 nhân hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức giỗ Nguyễn Du ở Hà nội mới có việc xưng tụng Truyện Kiều và dấy lên hồi chuông bài Kiều, mà trên Nam Phong số 30, tháng 12, 1919 chủ bút Phạm Quỳnh đã mở ra một phong trào tán dương Truyện Kiều và tác giả của nó là Tiên điền Nguyễn Du.

Khi ấy, Phạm Quỳnh đã viết một bài trường thiên 60 trang ca ngợi truyện Kiều. Trong bài này nhà báo họ Phạm đã phân tích cái hay của tác phẩm và tài hoa của tác giả như sau:
- Trước hết ông chứng minh Kiều là cuốn sách được tôn sùng hơn hết vì nhiều độc giả nhất, được ưa chuộng nhất và tôn trọng nhất so với các danh tác của thế giới, và về tiêu chuẩn này thì chưa tác phẩm nào bằng.
- Kiều là cuốn sách cao thượng hơn hết. Ông chủ Nam Phong khi ấy viết: “Không đâu có quyển sách nào vừa cao thượng đủ cảm được người có học thức, vừa giản dị đủ cảm được kẻ bình thường như truyện Kiều vậy.”
- Kế tiếp theo Phạm Quỳnh, tác giả Kiều đáng được toàn quốc tôn thờ. Phạm Quỳnh nhận định về Nguyễn Du: “Một người đã có công với quốc văn như cụ thật đáng lưu danh thiên cổ và đáng cho quốc dân sùng phụng muôn đời như một ông thánh trong nước vậy.”
- Chủ bút tờ Nam Phong khi ấy dự liệu: Truyện Kiều và tác giả truyện Kiều sẽ bất diệt. Phạm Quỳnh nhấn mạnh lòng sùng mộ Kiều, lòng yêu mến Nguyễn Du không phải là tình cảm nhất thời mà hằng cửu nên Kiều và Nguyễn Du sẽ bất diệt.
- Ngoài ra, Nam Phong cũng khẳng định: Văn chương truyện Kiều tài tình, kiệt xuất nhất. Phạm Quỳnh cả quyết, xét về phương diện văn chương, Kiều không những hơn hết thảy các sách ở Việt Nam mà ngay đến Trung hoa cũng không có áng văn nào hoa mỹ bằng.
- Cuối cùng, Nhân vật trong truyện Kiều sống động như thực, nghệ thuật sáng tạo của Nguyễn Du không thua kém nhà văn nào trên thế giới. Đáp lời hô hào của Phạm Quỳnh là những trí thức tân học như Vũ Đình Long. Nguyễn Tường Tam (khi chưa lấy bút hiệu là Nhất Linh) tham dự việc suy tôn Truyện Kiều trong nhiều thiên đại luận.

Tuy nhiên, đỉnh cao của phong trao này là bài diễn văn Phạm Quỳnh đọc trong dịp Giỗ Tiên điền Nguyễn Du 10-8 năm Giáp Tý (1924). Trong dịp này, ngoài Phạm Quỳnh còn có Trần Trọng Kim diễn thuyết liên quan đến tác giả và tác phẩm Đoạn trường tân thanh. Sự kiện văn hóa này thu hút được khá đông giới tinh hoa của Hà Thành vừa về văn hóa vừa về xã hội, trong đó có nhiều thính giả người Pháp.

Sau đây là phần trích dẫn bài diễn thuyết ca tụng Kiều bằng tiếng Việt của Phạm Quỳnh:

“Hiện nay suốt quốc-dân ta, trên từ hàng thượng-lưu học-thức, dưới đến kẻ lam-lũ làm ăn, bất-cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết truyện Kiều, ai ai cũng thuộc truyện Kiều, ai ai cũng kể truyện Kiều, ai ai cũng ngâm truyện Kiều, như vậy thời ai ai cũng đều hưởng cái công-nghiệp của Cụ Tiên-điền ta, ai ai cũng phải nhớ ngày giỗ Cụ và nghĩ đến cái ơn của Cụ tác-thành cho tiếng nước nhà.

Muốn cảm cái ơn ấy cho đích-đáng, hẵng thử giả-thiết Cụ Tiên-điền không xuất-thế, Cụ Tiên-điền có xuất-thế mà quyển truyện Kiều không xuất-thế, quyển truyện Kiều có xuất-thế mà vì cớ gì không lưu-truyền, thời tình-cảnh tiếng An-Nam đến thế nào, tình-cảnh dân-tộc ta đến thế nào?

Văn-chương người ta thiên kinh vạn quyển, dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng hại gì. Văn-chương mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh-thư, Phúc-âm của cả một dân-tộc, ví lại khuyết nốt thì dân-tộc ấy đến thế nào?

Than ôi! mỗi lần nghĩ tới mà không khỏi rùng mình, chột dạ, sửng-sốt, rụng-rời, tưởng như hòn ngọc ở trên tay bỗng rơi xuống vỡ tan-tành vậy.
Rồi mới tỉnh ra, sực nhớ đến mấy câu Kiều, vỗ bàn đập ghế, gõ dịp rung đùi, lên giọng cao-ngâm:
Lơ-thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa-mai,
hay là:
Phong-trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo túi cơm xá gì,

bỗng thấy trong lòng vui-vẻ, trong dạ vững-vàng, muốn nhẩy muốn múa, muốn reo muốn hò, muốn ngạo-nghễ với non sông mà tự-phụ với người đời rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!…

Có nghĩ cho xa-xôi, cho thấm-thía, mới hiểu rằng truyện Kiều đối với vận-mệnh nước ta có một cái quí-giá vô-ngần.

Một nước không thể không có quốc-hoa, truyện Kiều là quốc-hoa của ta; một nước không thể không có quốc-túy, truyện Kiều là quốc-túy của ta; một nước không thể không có quốc-hồn, truyện Kiều là quốc hồn của ta. Truyện Kiều là cái « văn-tự » của giống Việt-Nam ta đã « trước-bạ » với non sông đất nước này. Trong mấy nghìn năm ta chôn rau cắt rốn, gửi thịt gửi xương ở cõi đất này, mà ta vẫn hình như một giống ăn trọ ở nhờ, đối với đất nước non sông vẫn chưa từng có một cái văn-tự văn-khế phân-minh, chứng-nhận cho ta có cái quyền sở-hữu chính-đáng. Mãi đến thế-kỷ mới rồi mới có một đấng quốc-sĩ vì nòi-giống, vì đồng-bào, vì tổ tiên, vì hậu-thế, rỏ máu làm mực, « tá-tả » một thiên văn-khế tuyệt-bút, khiến cho giống An-Nam rõ-ràng, đích-đáng làm chủ-nhân-ông một cõi sơn-hà gấm vóc.

Đấng quốc-sĩ ấy là ai? Là Cụ Tiên-điền ta vậy. Thiên văn-khế ấy là gì? Là quyển truyện Kiều ta vậy.”

Phạm Quỳnh tỏ ra là một nghệ sĩ khi ca tụng truyện Kiều và nhà thơ Tố Như. Hiển nhiên với thái độ đam mê một danh tác, đôi khi ông đã dùng những lời lẽ quá khoa trương về thi phẩm và tác giả. Chính ngôn từ diễn thuyết của Phạm Quỳnh về Truyện Kiều và Nguyễn Du đã dấy lên phong trào bài bác truyện Kiều.
UserPostedImage

Sự thực những người chỉ trích luân lý truyện Kiều và việc tôn sùng truyện Kiều quá mức trong những năm đầu thế kỷ XX như Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng (đại diện cho lớp bất hợp tác với Pháp) đã mượn việc sùng bái Kiều để châm biếm Phạm Quỳnh mà các cụ cho là tay sai của Pháp. Kiều chẳng qua chỉ là nạn nhân của cuộc tranh luận về chính trị. Cuộc tranh luận này lại gợi ta nhớ tới cuộc bút chiến giữa Tôn Thọ Tường và Phan văn Trị cuối thế kỷ XIX ở trong Nam.

Thế hệ kế tiếp (1932-1945), khi các nhà tân học đã tiếp xúc khá sâu rộng với văn học Âu Tây thì truyện Kiều và Nguyễn Du được nghiên cứu trên một nền tảng khác chứ không còn kẻ bênh người chống về mặt đạo lý hay chính trị nữa.

Lần này các nhà nghiên cứu và phê bình đi vào tác phẩm theo nhiều hướng khác nhau. Có người cho rằng nên dùng khoa học nghiên cứu Kiều, như dùng học thuyết Freud, biện chứng pháp duy vật để phân tích tâm lý nhân vật, tác giả và thời đại tác giả. Học giả Nguyễn Bách Khoa (tức nhà văn Trương Tửu) trong Nguyễn Du và truyện Kiều, và Văn chương truyện Kiều đã làm việc này nhưng gặp nhiều chỉ trích là võ đoán và máy móc.

Cũng có triết gia như Trần Đức Thảo đã nghiên cứu “nội dung xã hội” truyện Kiều. Còn các cây viết khác như Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư, Đoàn Phú Tứ… thì nghiên cứu Kiều về mặt học thuật hoặc ca tụng truyện Kiều về tính nhân bản và nghệ thuật sáng tác (Hoài Thanh viết Quyền sống của con người trong truyện Kiều).

Không phải nhờ Phạm Quỳnh mà truyện Kiều chiến thắng quan điểm bảo thủ mà chính tác phẩm là lời biện hộ hùng hồn cho giá trị của nó. Từ đó về sau giới văn học nếu có dịp vẫn làm lễ giỗ Tiên điền Nguyễn Du và các nhà nghiên cứu, nhất là trong Nam trước 1975, cũng hợp sức ra tuyển tập về Nguyễn Du có tên là Chân dung thi hào Nguyễn Du (XB 1960), trong đó có các bài khảo luận giá trị của của Vũ Hoàng Chương – Nguyễn Sỹ Tế – Nguyễn Văn Trung – Trần Bích Lan – Đinh Hùng – Doãn Quốc Sỹ – Việt Tử – Trần Thanh Hiệp – Phạm Thếng – Thanh Tâm Tuyền – Vũ Khắc Khoan và Nguyễn Thị Sâm.

Đặc biệt giới thi nhân luôn luôn coi Nguyễn Du như thần tượng và Đoạn trường tân thanh là khuôn mẫu thi ca và nguồn cảm hứng bất tuyệt cho họ trong việc sáng tác.

Trong tác phẩm Việt Nam Văn Học Sử Trích Yếu, viết vào một năm cuối tiền bán Thế kỷ XX (1949), Giáo sư Nghiêm Toản đã tóm lược dư luận chung về tài hoa của Nguyễn Du và giá trị tác phẩm Kiều bằng những lời hoa mỹ và xác đáng như sau:

“Khi chưa có cây bút thần Hồng Lĩnh thì những áng văn nôm khác còn tranh giành nhau hơn kém, tới khi “cõi Tiên điền” “khí linh kỳ rót xuống” để tạo nên hòn ngọc liên thành không vết ấy, tất cả các thi phẩm trước hay sau đều lui xuống, như trăm nghìn con chim im bặt khi Sơn ca cất tiếng, như bức tranh thủy mặc “chim đầu cành gào tuyết” xóa nhòa các bức họa xanh đỏ, như nàng tiên giáng thế, làm thẹn chết các cô gái đẹp dưới trần… Nghệ thuật của Nguyễn Du đã đến chỗ nhập thần, và văn nôm có Đoạn trường tân thanh đã hoàn toàn thành lập”.

Kiều được chính thức đưa vào chương trình trung học kể từ Giáo sư Dương Quảng Hàm trong các bộ Việt Nam thi văn hợp tuyển, Quốc văn trích diễn đã chọn nhiều bài giới thiệu và giảng dạy ở Đại học sau 1945. Hiện lưu hành bộ Từ điển Truyện Kiều (Đào Duy Anh, Nguyễn Thạch Giang) và nhiều sách nghiên cứu về bói Kiều, tập Kiều…(Phạm Đan Quế). Tác phẩm cũng được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh và tiếng Pháp.

Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.