logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/04/2014 lúc 09:32:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đám rước Long Phượng trong lễ hội Huế Festival. Courtesy of hueimperialcity.com
Mặc Lâm: Thưa TS cứ hai năm một lần Huế lại tổ chức Festival tập trung những lễ hội đặc biệt trong cũng như ngoài nước. Qua nhiều năm giới nghiên cứu cho rằng Festival Huế vẫn còn có tính vui chơi giải trí hơn là khai thông mặt bằng văn hóa của chính Huế. Là một người xuất thân từ Huế TS nghĩ sao về nhận định này?

TS Trần Đức Anh Sơn: Trước tiên chúng tôi thấy rằng việc tổ chức Festival văn hóa nghệ thuật diễn ra ở Huế cứ hai năm một lần vào năm chẵn và ngoài ra vào các năm lẻ có tổ chức Festival nghề truyền thống. Đến nay đã có 8 Festival văn hóa nghệ thuật do tỉnh đứng ra tổ chức và mời rất nhiều đoàn nước ngoài đến để biểu diễn.

Mục đích của tổ chức Festival là nhằm quảng bá cho thành phố Huế, cho thương hiệu văn hóa Huế, và sau đó thì giống như slogan của các kỳ Festival vừa qua là “Di sản Văn hóa Hội nhập và Phát triển” nhằm để phát triển du lịch. Đó là mục đích lớn mà những người tổ chức Festival đặt ra trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên phải nói rằng việc này nó có chấn hưng văn hóa hay không thì rất là khó đánh giá. Cách đây hai ba ngày, chúng tôi có tổ chức một cuộc tọa đàm khoa học với chủ đề: xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm Văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch của cả nước. Trong cuộc tọa đàm đó cũng có nhiều ý kiến đưa ra về nhiều vấn đề. Có ý kiến nói rằng cho đến nay việc xây dựng tiêu chí thành phố Festival đặc thù ở Huế vẫn chưa được rõ ràng, mặc dù đã có một văn bản của Thủ tướng chính phủ Việt Nam là đưa ra sáu mục tiêu và mười nhiệm vụ cho Thừa Thiên Huế để xây dựng Thừa Thiên Huế thành một Festival đặc trưng.

Nhưng việc đó cũng chưa thực hiện được đến nơi đến chốn và cụ thể như ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên là Giám đốc sở thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đọan trước năm 2005. Sau này ông làm phó ban tổ chức thường trực của Festival Huế thì Ông đưa ra cái nhận định này.
UserPostedImage
Cầu Trường Tiền trên sông Hương trong lễ hội Huế Festival - Courtesy of hueimperialcity.com


Đây cũng có lẽ là nhận định chung của nhiều người khi cho rằng Festival diễn ra, nó mang một không khí hội hè nhiều hơn và nhằm quảng bá hình ảnh Huế là một nơi thân thiện đón du khách tới để mà thưởng thức, còn hiệu quả về tính nhân văn – văn hóa thì có lẽ người ta cũng chưa đặt ra trong mục đích của Festival như vậy.

Mặc Lâm: Có thể vì không đặt nặng vấn đề văn hóa cho nên “Lễ” trong Festival Huế xem ra còn thiếu tính chuyên sâu và rất nặng phần trình diễn. Là người nghiên cứu về văn hóa và di sản ông thấy cần bổ túc những gì vào các nghi lễ trong những lần Festival sắp tới.
TS Trần Đức Anh Sơn: Thật ra định nghĩa Festival thì nó cũng mang ý nghĩa một cuộc liên hoan nghệ thuật và như vậy khi tổ chức Festival thì người ta cũng hướng đến việc quảng bá hình ảnh của văn hóa Huế, quảng bá hình ảnh của Thừa Thiên Huế để thu hút du khách chứ còn đặt ra để tổ chức các lễ hội một cách bài bản, qui mô nhằm cho nhiều người hiểu biết hơn về văn hóa Huế thì có lẽ người ta chưa quan tâm lắm.

Cũng chính vi vậy mà trong những năm qua khi người ta phục dựng các lễ hội, như lễ hội Đàn Nam giao, lễ hội Tế đàn xã tắc, hoặc là phục dựng một số lễ hội mang tính chất huyền sử, cung đình. Trong các kỳ Festival vừa rồi, kể cả thi tiến sĩ Võ để thao diễn tuyển quân thì người ta vẫn đặt nặng yếu tố sân khấu hơn là nghiên cứu một cách bài bản những trình tự thể hiện trong các truyền thống văn hóa của Huế.

UserPostedImage
Cổng Đại Nội trong dịp Huế Festival- Courtesy of of travelandtourworld
Chính vì vậy nên có nhiều nhà nghiên cứu đã có các ý kiến phản đối việc này. Bản thân tôi cũng vậy trong các hội thảo ở Việt Nam, ở Huế thậm chí Hội thảo Việt Nam học chúng tôi cũng đặt ra vấn đề: cần phải xem xét bảo toàn tính nguyên trạng, tính nguyên gốc của các lễ hội. Nhất là Lễ hội Nam Giao, Lễ hội xã Tắc để cho, thứ nhất chúng ta biết đến việc giới thiệu các nét đặc trưng truyền thống văn hóa ở Huế hơn là chúng ta kết hợp rất nhiều yếu tố kể cả du lịch, cả văn hóa và thậm chí là cả yếu tố chính trị ở trong đó thì nó không được hay lắm.

Những ý kiến đó trước đây người ta vẫn bảo lưu cho rằng những việc tổ chức lễ hội của họ mang tính chất là nguyên gốc rồi và trả lời báo chí trước đây họ cũng đã nói như vậy. Nhưng từ năm nay, tôi đã thấy họ có một sự thay đổi. Họ đã trả cái lễ Tế Xã tắc và lễ Tế Nam Giao về lại với cộng đồng, và như vậy họ bắt đầu có một số suy nghĩ trong thay đổi: làm cách nào đó để mà giữ lại các nét chính, giữ lại hồn vía của văn hóa Huế chứ không tập trung để trình diễn và thu hút du khách tới, nhất là các lễ hội quan trọng của văn hóa Huế.

Mặc Lâm: Festival Huế Năm nay lịch trình diễn dày đặc chứng tỏ ban tổ chức rất nghiêm túc và mong muốn đem tới cho người dân Huế những ngày vui đúng nghĩa của một Festival. Xét về mặt kinh tế thì mỗi lần như thế người dân xứ Huế có hưởng chút lợi ích gì về kinh doanh dịch vụ sau 8 lần tổ chức Festival hay không?

TS Trần Đức Anh Sơn: Theo đánh giá chung của các con số thống kế nói rằng số lượng khách năm sau bao giờ cũng hơn số lượng khách năm trước và người dân thì được hưởng lợi trong dịch vụ kinh doanh du lịch. Nhưng theo cảm nhận của cá nhân tôi thì Festival 2012 và 2014 này thì tôi thấy lượng du khách ở trên đường không nhiều như là Festival 2008 và Festival 2010.

UserPostedImage
Múa nón trước Hoàng Cung
Đấy là một cái cảm nhận, còn việc nó có đem đến hiệu quả hay không đó thì tôi nghĩ là có. Bởi vì khi du khách họ đổ về Huế trong dịp này thì sẽ tăng lên các dịch vụ. Trước hết là sử dụng các khách sạn, tỷ lệ đặt buồng, đặt phòng phải cao hơn. Thứ hai là người dân Huế người ta kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lĩnh vực ẩm thực đặt biệt rất là nhiều, cho nên người ta có thể hưởng lợi từ đó. Thứ ba tôi thấy cứ một lần Festival diễn ra thì chính quyền người ta có sửa sang cơ sở hạ tầng, đường phố, rồi mọi công trình văn hóa được chỉnh sửa lại, tân trang lại. Sau khi Festival kết thúc thì bộ mặt của Huế khang trang hơn. Những cái đó thì người dân có thể cảm nhận được sau một kỳ Festival, còn về hiệu quả kinh tế thật sự tôi nghĩ là mỗi kỳ bỏ ra một khoảng tiền 450 tỷ như vậy thì chắc chắn sẽ không thu hồi lại được.

Mặc Lâm: Các nhà Huế học đóng góp thế nào trong mỗi dịp Festival, ngay cả người dân Huế họ có ý kiến gì sau mỗi lần Festival bế mạc thưa ông?

TS Trần Đức Anh Sơn: Trong các kỳ Festival năm 2000 và 2002 thì người dân người ta đã tham gia rất nhiều. Những nhà vườn, các cơ sở, các phủ đệ người ta mở cửa đón khách theo hình thức phát triển du lịch cộng đồng. Nhưng từ Festival 2006 trở đi thì hình thức này tạm thời khép lại.
Lý do là người dân họ cũng chưa được hưởng lợi nhiều trong những việc đó cho nên người ta cũng không mặn mà lắm. Trong Festival năm 2006, chúng tôi tới một số nơi đã từng diễn ra trong các Festival trước đấy, họ đón tiếp rất nhiệt tình, nhưng bây giờ đến nơi họ đón tiếp rất là lạnh nhạt. Chúng tôi làm một khảo sát nhỏ thì họ bảo cho biết rằng người dân đã cố gắng hết sức để hòa vào không khí lễ hội, nhưng lợi ích mà họ thu được không bao nhiêu cả. Vừa mất thì giờ mà theo kiểu người Huế người ta gọi là tốn nát vác nhà, tức là phải đón khách mà không được gì cả.

Còn đối với các nhà nghiên cứu thì trong các Festival từ 2000 đến 2006 lúc mà tôi còn đang làm việc ở Huế thì một số các công trình lúc trước thì ý kiến cũng được các nhà nghiên cứu đóng góp, nhưng mà càng về sau này họ lại giao công việc cho một tổ chức gọi là Trung tâm Festival Thừa Thiên Huế họ đứng ra.

Ngoài ra còn có Trung Tâm bảo tồn di tích cố đô Huế nơi đang quản lý các quần thể di tích cố đô của Chúa Nguyễn. Đơn vị đấy là đơn vị tổ chức từ thiện cho nên cũng có một vài người tham gia với tư cách cá nhân ở trong đó. Còn các nhà nghiên cứu Huế nói chung, bây giờ họ đã trở thành khán giả chứ còn để tham gia hay thật sự đóng góp vô đấy thì tôi thấy không nhiều. Từ Festival năm 2006 tôi cũng có đề xuất một ý kiến với lãnh đạo Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ là nên thành lập một ngân hàng ý tưởng để tổ chức Festival cho mọi người cùng đóng góp. Họ có thể đóng góp một vài ý tưởng tổ chức, một vài công đoạn nào đó hay là tổ chức một vài lễ hội nào đó trong Festival. Thậm chí là đóng góp ý tưởng cho chủ đề của Festival.

Tôi thấy lúc bấy giờ lãnh đạo tỉnh cũng đã hứa là sẽ làm việc đó nhưng từ đó đến nay thì ngân hàng ý tưởng này không có. Tôi cũng không rõ lằm tại sao từ Festival năm 2006 đên nay 2008, 2010, 2012, 2014 vẫn luôn luôn dùng cái câu slogan “ Di sản văn hóa để hội nhập và phát triển”.

Tôi cho rằng đây là sự nghèo nàn, trong lúc nhiều nhà nghiên cứu trao đổi với chúng tôi như nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Phong, nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh … Họ cũng mong mỗi năm chủ đề nên thay đổi để cho văn hóa được nở hoa và giới thiệu, quảng bá đến mọi người trên nhiều phương diện, nhiều khía cạnh, nhiều chủ đề khác nhau chứ không chịu gói gọn trong cái chữ gọi là “Hội nhập và phát triển” nghe nó có vẻ mơ hồ và khuôn sáo quá.

Mặc Lâm: Có thể sự lập lại một cách nhàm chán và khuôn sáo như TS vừa nói cho nên mặc dù năm nay Festival đã gần ngày bế mạc rồi mà báo chí vẫn không mặn mà lắm khi đưa tin cho cả nước biết, hay theo ông còn lý do nào khác khiến báo chí đưa tin rất ít và thua cả những mẩu tin đường phố?
TS Trần Đức Anh Sơn: Tôi cũng không rõ lắm vì mình không có thời gian điều tra thì không có thể quả quyết được. Nhưng tôi cảm nhận chính xác rõ ràng là những tờ báo trước đây họ rất hăng hái nhiệt tình đưa tin Festival, nhưng lần này họ đưa rất ít, ví dụ như tờ Tuổi Trẻ. Tờ Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo mà có title về thông tin cho Lễ hội Festival nhưng sau lễ khai mạc Festival thì họ chỉ có một cái mẫu tin nhỏ đăng khoảng ba ngón tay của phóng viên Thái Lộc. Các báo khác tôi đọc không thấy nó đưa nhiều, có vẻ do có nhiều chương trình nó bị lặp lại và mời tới nhiều đoàn cũ. Không khí nó cũng không có gì thay đôi, khẩu hiệu slogan vẫn như thế cho nên khiến cho mọi người không tìm thấy một nét mới mẻ thực sự thu hút ở trong Festival ở 2014 không nhiều lắm.

Có lẽ vì lượng thông tin không cao nên người ta ít đưa so với các kỳ Festival từ năm 2000 đên 2006. Lúc ấy tôi thấy từ Festival 2002 người ta đưa thông tin dày đặc nhưng đến bây giờ thì càng ngày càng ít thông tin. Có lẽ bây giờ ở Việt Nam cái chữ Festival nó đã bị làm dụng quá nhiều. Chúng ta thấy rất nhiều các Festival ở tại Việt Nam điều đó nó làm cho chữ Festival nó không còn hấp dẫn, sức hút nữa hay sao. Tôi cũng chỉ suy nghĩ như vậy thôi.

Mặc Lâm: Cảm ơn TS Trần Đức Anh Sơn.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.