logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/04/2014 lúc 08:07:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ca sỹ Khánh Ly ‘hạnh phúc được gặp lại’ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn


UserPostedImage
Ca sĩ Khánh Ly (Ảnh: NguoiViet)
Nữ danh ca hải ngoại cho biết như vậy trước chuyến trở về Việt Nam biểu diễn tại Hà Nội vào tháng Năm tới đây sau nhiều năm xa cách.

Trước khi về nước, ca sỹ Khánh Ly đã gửi lời chào tới khán giả trong nước trong một đoạn video ngắn.

“Tôi là người đã sống qua hai thế kỷ, là kẻ kể chuyện rong trong suốt hơn 50 năm. Tôi đã kể cho các bạn nghe về tình yêu đôi lứa, tình bằng hữu, tình quê hương. Các bạn đến với tôi ngày hôm nay không phải tôi đẹp hơn như tuổi hai mươi, cũng không phải vì giọng hát tôi còn như thuở thanh xuân, mà vì những năm tháng cách xa, tôi đã trở thành kỷ niệm. Tôi sẽ rất hạnh phúc được gặp lại nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong những khoảnh khắc quý giá trên sân khấu quê nhà".

Tin cho hay, ngoài buổi biểu diễn duy nhất tại Hà Nội, ca sỹ này cũng sẽ đến viếng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đi làm từ thiện.

Theo ban tổ chức chương trình, show diễn của ca sĩ Khánh Ly được tổ chức một đêm duy nhất ở Hà Nội vì đây là nơi danh ca sinh ra và lớn lên cũng như lần đầu tiên bước lên sân khấu khi 9 tuổi.

Trong chuyến trở về Việt Nam biểu diễn lần này, ca sĩ Khánh Ly sẽ trình bày các ca khúc quen thuộc cùng với những đoạn phim tư liệu quý.

Theo lịch trình dự kiến, ca sĩ Khánh Ly sẽ có mặt tại Việt Nam vào những ngày đầu tháng 5 để tập luyện cùng ban nhạc.

Hồi tháng Chín năm 2012, cùng với Bằng Kiều, nữ ca sĩ đã được Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa ký giấy phép đồng ý cho về Việt Nam biểu diễn.

Ca sỹ Khánh Ly, tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, bắt đầu sự nghiệp ca hát những năm 60 và gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Nghệ danh Khánh Ly được bà ghép từ tên hai nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly trong Đông Chu Liệt Quốc.

Sau năm 1975, bà rời Việt Nam sang Mỹ định cư, và sau năm đó, bà trở về nước hai lần để thăm gia đình.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 25/04/2014 lúc 09:07:13(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 25/04/2014 lúc 09:04:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khánh Ly hát cho quê hương?
UserPostedImage

Khánh Ly, cùng Thanh Thúy và Hoàng Oanh, là vài nữ ca sĩ vang danh thời Việt Nam Cộng hòa đã ra đi vào thời điểm 30-4-1975. Cô lênh đênh ra biển như nhiều người di tản khác, như hàng triệu người vượt biển về sau.

Ở lại để làm chứng nhân cho đổi thay của đất nước có Lệ Thu, Thái Thanh, Thanh Lan, Lê Uyên, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Hồng Quế, Hương Lan, cũng là những giọng hát nữ có chỗ đứng trong làng âm nhạc miền Nam. Nhưng chỉ vài năm sau cuộc đổi đời, những tiếng ca đó cũng vượt bay khỏi quê hương, bằng thuyền hay các phương tiện khác.

Từ những ngày đầu định cư tại Mỹ, Khánh Ly thường xuất hiện trong các chương trình ca nhạc của người Việt tị nạn, bắt đầu ở California, đến các tiểu bang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia có đông người Việt định cư.

Người Việt yêu Khánh Ly vì giọng hát đó gắn liền với những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Mới đến Mỹ chưa tròn một năm, cô đã phát hành băng cát-sét chủ đề “Như cánh vạc bay” gồm 17 ca khúc nhạc Trịnh.

'Biết đâu nguồn cội'
Nhiều người cảm mến Khánh Ly, nhất là giới trẻ của thế hệ 1965-75 dù là sinh viên nơi sân trường đại học hay anh lính trẻ ngoài tiền đồn, vì giọng hát đó in đậm trong họ những lời thở than, rũ rượi buồn cho thân phận quê hương, qua những “Ca khúc da vàng” vang vang từ các quán cà-phê nơi thị thành đến thôn làng xa xôi, qua những bài hát về chiến tranh nhưng mang đầy tính nhân bản.
UserPostedImage
Khánh Ly và một người hâm mộ tại Hoa Kỳ

Ra hải ngoại, cô xuất hiện trong những chương trình văn nghệ với “Diễm xưa”, “Biển nhớ”, “Hạ trắng” là những bản tình ca vang danh một thuở, đưa người nghe về khung trời kỷ niệm với nhiều yêu thương. Kết thúc phần biểu diễn của mình, nhiều khi cũng là kết thúc chương trình, Khánh Ly thường hát “Biết đâu nguồn cội”, hay yêu cầu khán giả cùng vỗ tay đồng ca “Gia tài của Mẹ” để nhắc nhở người nghe về cội nguồn, về quê hương cũ với những điều rất thật như trong ca từ.

Tôi ru tôi giữa đời, ơi a biết đâu nguồn cội

Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài…

Sau 30-4, với người trong nước Khánh Ly còn như một huyền thoại. Qua biến cố di tản kinh hoàng của cả trăm nghìn người bỏ nước ra đi, kẻ mất người còn nào ai biết được, nên ở quê nhà đã loan truyền những tin đồn Phạm Duy, Khánh Ly vùi thây trong lòng biển cả.

Khánh Ly không chết trên biển. Được tàu Mỹ vớt từ xà lan, đưa đến đảo Wake trên Thái Bình dương, ở đó cô bắt đầu đời ca hát lưu vong với những đêm hát cho đồng bào nghe.

Trong nước, nhiều người tưởng Khánh Ly đã chết thật. Cho đến một sáng sớm hay chiều tối, khi lén lén nghe đài BBC, đài VOA và gặp lại giọng hát xưa, với những lời ca như nói lên giùm họ hoài niệm về một thành phố nay đã đổi tên:

Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời

Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời…

[Sài Gòn ơi vĩnh biệt, Nam Lộc]

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên

Như giòng sông nước quẩn quanh buồn

Như người đi cách mặt xa lòng

Ta nhủ thầm em có nhớ không…

[Sài Gòn niềm nhớ không tên, Nguyễn Đình Toàn]

Nói giùm mơ ước
UserPostedImage
Tên tuổi của Khánh Ly gắn liền với nhiều ca khúc tự tình dân tộc

Khánh Ly đã đi vào lòng người hải ngoại, cũng như người ở quê nhà qua những ca từ như viết cho chính họ, nói lên giùm họ những mơ ước, nhớ nhung, hoài niệm cùng với nỗi đau.

Những sáng tác của Nguyễn Đình Toàn, Nam Lộc, Trầm Tử Thiêng, Việt Dzũng, Châu Đình An, Hà Thúc Sinh đã trở thành lời kinh quê hương, về thân phận người Việt sau 30-4, cũng như ca từ của nhạc Trịnh khi đất nước còn chiến tranh, mà giọng hát Khánh Ly đã không thể tách rời.

Hàng triệu người có cha anh trong trại học tập cải tạo, có thân nhân vượt biển làm sao quên được “Một chút quà cho quê hương”, làm sao không khỏi xao xuyến lòng khi nghe “Đêm chôn dầu vượt biển” hay “Lời kinh đêm”:

Thuyền trôi xa về đâu ai biết

Thuyền có về ghé bến tự do

Trời cao xanh hay trời oan nghiệt

Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ...

[Lời kinh đêm, Việt Dzũng]

Sau tháng Tư 1975 Việt Nam trở thành một nhà tù lớn. Tự do bị siết lại. Khánh Ly gửi về những lời ca là mơ ước, trông mong, là hy vọng, ủi an khi người ở lại biết được người ra đi vẫn luôn nhớ đến họ trong chốn ngục tù tối tăm:

Ai trở về xứ Việt

Nhắn giùm ta

Người ấy ở trong tù…

Ai trở về xứ Việt

Ta gửi về theo một ít tự do

Tự do, tự do và nhiều lắm

Nhiều nhớ thương tha thiết

Đến cửa ngục tù

Chia bớt chút buồn lo…

[Ai trở về xứ Việt, thơ Minh Đức Hoài Trinh, nhạc Phan Văn Hưng]

Cả triệu người lao ra biển đi tìm tự do giữa cái chết, tìm sự sống giữa thủy thần nên ai từng là thuyền nhân mà không rưng rưng buồn theo lời ca:

Tự do ôi tự do tôi trả bằng nước mắt

Tự do ôi tự do anh trao bằng máu xương

Tự do hỡi tự do em đổi bằng thân xác

Vì hai chữ tự do ta mang đời lưu vong…

[Xin đời một nụ cười, Nam Lộc]

Khánh Ly đặt nhẹ những lời ca đó vào lòng người, qua sân khấu trước hàng nghìn khán giả ở nhiều nơi trên thế giới, từ California sang Texas, Paris đến Melbourne, Berlin, Moscow; qua băng cát-sét, VCR, CD, DVD cất giữ trong nhà như món quà tinh thần được trân quý mãi trong tim.
UserPostedImage
Liệu buổi hòa nhạc có diễn ra hay không?


Phản ứng trước chuyến điSự kiện Khánh Ly về Việt Nam hát gây ngạc nhiên và phản đối từ một số người, bởi vì cô đã như một biểu tượng cho tính nhân bản, cho tự do, cho khổ đau và hy vọng của dân Việt, xa xứ hay ở quê nhà. Đã bao nhiêu lần cô đã thay họ nói lên những suy tư, tuy của riêng cô, nhưng là của chung nhiều người hải ngoại.

Nhiều ca sĩ đã về hát – Thanh Tuyền, Lệ Thu, Hương Lan, Giao Linh – và ai cũng biết để được hát trên quê hương sẽ không thoát khỏi sự kiểm duyệt của quan chức văn hoá, tư tưởng. Các ca khúc, kể cả phát biểu, phải được duyệt trước khi biểu diễn. Sự trở về của Khánh Ly như thế có phải là chấm dứt một đời “hát ca rất tự do”, kể từ ngày cô đứng bên Trịnh Công Sơn ở sân cỏ quán Văn.

Về Việt Nam, Khánh Ly chỉ có một sô duy nhất tại Hà Nội tối 9-5, với giá vé vượt quá tầm với của người dân muốn đến nghe cô hát.

Điều đó không như mơ ước của cô. Trong đĩa nhạc “Khánh Ly 30 năm - một đời Việt Nam” cô có nói rằng: “Cũng như mọi người, tôi mơ ước được trở về, được hát tại Việt Nam, hát một cách tự do trên cả ba miền.”

Cuối năm 2012, tưởng cô đã về rồi cô lại không về. Khi đó, trước tin Khánh Ly có giấy phép biểu diễn trong nước, nhiều báo chính thống đăng bài bơi móc đời tư, bôi bẩn tư cách của cô. Không biết có phải vì thế mà cô không về. Lần này dư luận trong nước đã lắng xuống.

Tại hải ngoại, cả tháng qua trên báo chí, sóng phát thanh và các diễn đàn có nhiều ý kiến bênh cũng như phản đối việc cô trở về hát.

Riêng San Jose có chương trình ca nhạc chủ đề “Đêm nhớ về Sài Gòn” diễn ra tối 30-4-2014, ban đầu quảng cáo có Khánh Ly góp mặt. Nay ban tổ chức đã quyết định rút tên cô ra khỏi chương trình.

Tôi yêu nhạc Trịnh và mê giọng Khánh Ly từ những ngày còn ở quê cũ và luôn tìm nghe cô tại hải ngoại. Đến nay cuộc đời ca hát ở nước ngoài đã dài gấp mấy lần thời gian cô hát ở quê nhà và giọng hát của cô tuy đang tàn úa theo tuổi đời đã 70, có lẽ cô không còn hát lâu được nữa, nhưng tôi, và nhiều người khác, vẫn yêu mến Khánh Ly vì cô chính là mình, vì cô đã làm chúng tôi rung động, thổn thức với nhịp thở của quê hương, của con người Việt Nam qua nhiều giai đoạn buồn đau nhất của đất nước.

Nếu chỉ trở về để được hát trên quê hương thì hành trình đó không mang trọn vẹn ý nghĩa, “Khánh Ly hát cho quê hương” mới thực là Khánh Ly đã từng đi rong hát trong nửa thể kỷ qua.

Mong cô sẽ hát “Gia tài của mẹ” trên quê hương Việt Nam, như cô đã cất tiếng với bài ca đó trên mảnh đất thân yêu từ nửa thế kỷ trước và trong suốt 39 năm qua ở hải ngoại. Bài này, trên mạng có Khánh Ly hay chính Trịnh Công Sơn ôm đàn hát và ở mỗi nơi đã có vài trăm nghìn lượt nghe.

Bài hát mà tới nay ca từ vẫn đúng và rất hiện thực khi đất nước đang cần tinh thần hòa giải, hoà hợp dân tộc.

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ để lại cho con

Gia tài của mẹ là nước Việt buồn…

Dạy cho con tiếng nói thật thà

Mẹ mong con chớ quên mầu da

Con chớ quên mầu da nước Việt xưa

Mẹ trông con mau bước về nhà

Mẹ mong con lũ con đường xa

Ôi lũ con cùng cha quên hận thù.

Nhạc Trịnh có hai bài đồng dao rất phổ biến trước năm 1975. Bài “Nối vòng tay lớn” còn vang vang trên quê hương. Mong Khánh Ly sẽ đem “Gia tài của Mẹ” vào lòng người Việt trong chuyến trở về.

Hay đó vẫn chỉ là giấc mơ của cô, của tôi và của cả dân tộc?


Bùi Văn Phú gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
phai  
#3 Đã gửi : 29/04/2014 lúc 08:39:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hãy đặt người nghệ sĩ đúng vị trí của họ

Tin ca sĩ Khánh Ly sẽ về nước hát vào ngày 9/05/2014 đã và đang gây bàn cãi xôn xao ở hải ngoại lẫn trong nước.

Sự tranh cãi diễn ra trên nhiều lãnh vực, từ chính trị, tiền cát xê, đến nơi trình diễn… nhưng trọng điểm vẫn là chính trị.

Tôi thật sự không quan tâm đến chuyện Khánh Ly về nước hát, cho đến khi đọc bài báo với lời nói của Khánh Ly: – Tôi hạnh phúc được gặp lại Trịnh Công Sơn trên sân khấu ở quê nhà.

Tôi là người chưa bao giờ coi trọng giới nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, bất kể là nghệ sĩ cải lương, ca nhạc hay diễn viên điện ảnh… do bởi đa số có lối sống buông thả, không có kỷ cương, đạo đức.

Trở lại với Khánh Ly. Chế độ CSVN dùng Khánh Ly như môt lá bài chính trị.

Trong khi đó thì cộng đồng NVHN lên tiếng chỉ trích sự trở về hát tại VN của Khánh Ly. Nhiều bài báo lên tiếng chửi bới, nhục mạ bà.

Từ trước đến nay đã có rất nhiều ca sĩ tị nạn cộng sản ở hải ngoại về hát trong nước như Hương Lan, Tuấn Ngọc, Phi Nhung, Quang Lê, Lệ Thu, Chế Linh… nhưng chưa có người nào gây tranh cãi và gặp nhiều ‘sự cố‘ như Khánh Ly.

Cho dù bị áp lực từ cả 2 phía, Khánh Ly vẫn xâm mình, hiên ngang đi vào giữa 2 lằn đạn (mã tử) để tìm lại hạnh phúc mà mình đã đánh mất 39 năm qua tại quê nhà là gặp lại Trịnh Công Sơn (qua những bản nhạc của ông thôi, không phải gặp thật, dù trước sau rồi cũng sẽ gặp thôi).

Người nổi tiếng cùng thời và không kém Khánh Ly là Lệ Thu, nhưng Lệ Thu dường như không hát nhạc Trịnh Công Sơn. Có phải nhờ đó mà Lệ Thu không hề gặp khó khăn, trở ngại khi về hát tại Việt Nam cũng như không bị báo chí, truyền thông hải ngoại đem ra làm bia tập bắn?

Thật ra cũng dễ hiểu. Khánh Ly là một giọng hát đặc biệt cho nhạc Trịnh Công Sơn. Có thể nói từ khi có nhạc của Trịnh Công Sơn, tôi chưa thấy người thứ hai nào hát nhạc họ Trịnh hay như Khánh Ly.

Nhạc Trịnh Công Sơn có nhiều bài phản chiến mà cộng sản Hà Nội không thích nếu không muốn nói là sợ hãi. Hơn thế nữa, khi qua Mỹ, Khánh Ly đã hát nhiều bài chống cộng cũng như có những lời nói có nội dung chỉ trích, đụng chạm chế độ cộng sản Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam, đồng ý cho Khánh Ly về hát chỉ nhằm mục đích tuyên truyền cho chính sách (bịp bợm) hòa hợp, hòa giải (lèo) theo nghị quyết ba lăm (con dê) cộng một của mình, nhưng bởi là một chế độ đa nghi, gian ác nên đồng thời cũng sợ ảnh hưởng lời ca, tiếng nhạc của bà tác động tiêu cực đến chế độ.

Tất nhiên họ sẽ đặt những điều kiện để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng lời ca tiếng hát của bà, bài nào được phép hát, bài nào không. Qua những lời tuyên bố của Khánh Ly chúng ta thấy rõ được điều đó.

Với thành trì chống cộng hải ngoại, việc Khánh Ly về hát trong nước là một tổn thất lớn vì từ trước đến nay họ đã ‘đùm bọc, thương yêu‘ coi bà như một chiến sĩ chống cộng kiên cường không màng lợi lộc, danh vọng…

Do đó có nhiều bài báo đã lên tiếng chỉ trích, chửi bới…, coi bà như là một kẻ phản bội chỉ biết chạy theo đồng tiền, quên mất những ngày gian khổ mà nhờ cộng đồng hải ngoại cưu mang Khánh Ly mới có được ngày hôm nay.

Thái độ của nhà cầm quyền cộng sản không cần phải bàn đến vì họ chủ trương văn nghệ phải phục vụ cho chính trị.

Nhưng còn những người chống cộng hải ngoại? Tại sao lại bắt một người ca sĩ phải hành động theo ý mình? Tại sao không để cho Khánh Ly tự do chọn lựa khán giả, sân khấu, nơi trình diễn?

Đã một dạo người ta người ta ồn ào chửi bới, nhục mạ Phạm Duy khi ông trở về Việt Nam, nay đến Khánh Ly.

Tôi không bênh vực cho Khánh Ly vì đã quá hiểu con người của bà dù chỉ qua vài lần tiếp xúc. Tôi chưa bao giờ coi trọng Khánh Ly dù mấy chục năm trước rất mê tiếng hát của bà.

Tuy nhiên tôi tôn trọng quyết định của Khánh Ly, bởi vì bà là một ca sĩ. Người ca sĩ cần gì ngoài ánh đèn sân khấu, tiếng vỗ tay hoan hô, những vòng hoa, lời khen tặng và điều quan trọng nhất là… tiền?

Đặt lên vai những người như Khánh Ly, Phạm Duy trọng trách chống cộng là một điều sai lầm nếu không nói là hoang tưởng, bởi họ là nghệ sĩ, họ sống theo bản năng nhiều hơn là lý trí.

Cũng đừng nhục mạ, chửi bới họ là những kẻ phản bội, trở cờ… Họ không phản bội ai hết, nếu có chỉ là chính bản thân, lương tâm của họ.

Cũng đừng ngụy ngôn như cộng sản, dùng những từ ngữ thương yêu, đùm bọc trong vòng tay cộng đồng người Việt tị nạn…

Bỏ tiền ra mua một vé coi trình diễn văn nghệ, ca hát, mua một đĩa CD nhạc… là thương yêu, đùm bọc người ca sĩ, nhạc sĩ ư? Và nếu đùm bọc, thương yêu Khánh Ly thì cộng đồng người Việt có đùm bọc, thương yêu Hương Lan, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà… không? Ngụy ngôn!

Tất cả chỉ là sự trao đổi, mua và bán. Khi có nhu cầu thưởng thức văn nghệ, nghe nhạc, coi phim… mua một vé đi xem, chúng ta chỉ tự thỏa mãn nhu cầu của mình, chẳng phải vì thương yêu hay muốn đùm bọc ai. Người ca sĩ, diễn viên điện ảnh qua lời ca, tiếng hát, tài diễn xuất của mình thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu người nghe nhạc, xem phim, kịch…

Khi cung và cầu hợp nhau thì trao đổi diễn ra. Không hợp nhau nữa thì chấm dứt. Từ năm 1975 đến cuối thập niên 80, tiếng hát Khánh Ly vẫn còn ăn khách, người Việt hải ngoại đi VN chưa nhiều, Khánh Ly còn sống được trên sân khấu hải ngoại.

Nhưng từ thập niên 90 về sau, khi số lượng người Việt đi VN ngày càng tăng, ca sĩ trong nước ra hát tại hải ngoại ngày càng nhiều cũng như ca sĩ hải ngoại về VN hát cũng lục tục diễn ra, không riêng gì Khánh Ly không còn chỗ đứng ở hải ngoại mà những ca sĩ khác cũng thế. Họ trở về VN để hát là chuyện đương nhiên. Số lượng khán, thính giả ở VN cao gấp hàng trăm, hàng ngàn lần hải ngoại, tại sao không về?

Tóm lại, hãy trả người nghệ sĩ nói chung, Khánh Ly nói riêng lại đúng vị trí của họ. Chỉ trích, phê bình cộng sản là ép buộc nghệ thuật phục vụ chính trị thì đừng nên làm như cộng sản.

Thạch Đạt Lang

chung  
#4 Đã gửi : 06/05/2014 lúc 05:38:22(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao: Tôi xót cho Khánh Ly!

UserPostedImage
Ca sĩ Khánh Ly bên mộ NS. Trịnh Công Sơn hôm 01/5/2014
Liên quan đến chuyến về Việt Nam biểu diễn sắp tới của danh ca Khánh Ly, Vũ Hoàng có cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Hoàng Thi Thao.

Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn nhạc sĩ Hoàng Thi Thao đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay, thưa nhạc sĩ, nhiều ca sĩ đã về Việt Nam biểu diễn rồi, tại sao lần này ca sĩ Khánh Ly về VN dư luận lại rất xôn xao bàn tán ạ?

N.S Hoàng Thi Thao: Trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ Khánh Ly đi hát khá sớm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60. Tôi nhớ Khánh Ly đi hát ở Anh Vũ, ở Đại Nam, ở Đồng Khánh, thế nhưng không nổi tiếng, rồi sau đó, cô lên Đà Lạt hát, trong một dancing. Mãi đến năm 1967, khi gặp lại Trịnh Công Sơn, tôi nói “gặp lại” là bởi vì trước đó 2 năm Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã quen biết nhau ở Đà Lạt. 1967, Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn cùng nhau hát những bài da vàng hay phản chiến, những bài về thần thoại, về quê hương, về thân phận…

Lúc đó, cặp đôi Trịnh Công Sơn – Khánh Ly mới thực sự nổi tiếng và tiếng tăm Khánh Ly bắt đầu từ đó, nghĩa là từ năm 1967. Nói như vậy, Khánh Ly không hẳn nổi tiếng nhờ nghệ thuật ca hát, mà nổi tiếng là vì đứng bên cạnh hay là vô tình bước một chân vào tình hình thời đó, tức là tình hình chiến tranh. Tôi không biết nói làm sao hơn cho rõ, lúc đó, không phải như những ca sĩ bình thường khác, Khánh Ly đã vô tình hòa nhập với dòng nhạc phản chiến và hiện thực của đất nước, chiến tranh vào thời đó, cho nên, không như những ca sĩ khác, Khánh Ly đã như vậy thì tiếp theo những nhân vật như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ hay thiền sư Nhất Hạnh, tôi cho rằng Khánh Ly lại rơi vào người thứ 4.

Cũng như trước đây, những ngày 30/4 hay ngày lễ, Khánh Ly mặc những chiếc áo dài có cờ vàng ba sọc đỏ hay là hát những bài ca rất xúc động, thì những ca khúc đó gây cho mọi người một ấn tượng khá nhiều. Cho nên, việc các ca sĩ khác về không ai ít đề cập, trong khi Khánh Ly được nhắc nhở đến cũng như dư luận xôn xao thì chuyện đó không có gì ngạc nhiên.

Vũ Hoàng: Vâng, thưa ông, lý do nào mà ca sĩ Khánh Ly nhận lời mời lần này sau vài lần đã trì hoãn rồi, tức là vì sao là lần này mà không phải lần nào khác ạ?

UserPostedImage
Ca sĩ Khánh Ly thăm mộ Ns. Trịnh Công Sơn. Courtesy of afamily.vn
N.S Hoàng Thi Thao: Cách đây 2 năm, tôi có đoán với một số bạn là Khánh Ly không về đâu vì nhiều lý do tôi đã nêu ra. Hình như lúc đó, Khánh Ly cũng có một vài projects (dự án) ở đây, ra mắt CD ở nhà thờ Kiếng, cho nên, Khánh Ly đã hoãn chuyện đó, và trong thâm tâm Khánh Ly tôi nghĩ là cũng còn kẹt một số show ở đây, cho nên, việc đi Việt Nam lúc đó khá bất tiện và cũng chưa chuẩn bị kỹ. Nhưng lần này, tôi nghĩ, Khánh Ly nghĩ rằng tuổi tác đã lớn, khó có cơ hội khác để về và cũng có thể là ơn nghĩa, lời hứa với phía bên kia, đấy là suy nghĩ của tôi.

Vũ Hoàng: Theo ông thì kịch bản sẽ diễn ra như thế nào? Chẳng hạn ca khúc gì hay ca sĩ Khánh Ly sẽ nói gì, làm gì, thưa ông?

N.S Hoàng Thi Thao: Thật ra đây là câu hỏi khó, rất khó trả lời. Bởi vì ai cũng biết “nhập gia tùy tục,” vào đến nơi, lâu nay ở trong nước những buổi ca nhạc tầm cỡ như thế này thì luôn luôn có sự kiểm duyệt, phúc khảo, có nghĩa là phải biểu diễn trước để cho nhiều cơ quan, bộ sở thông tin văn hóa, rồi cục biểu diễn, rồi công an văn hóa, rồi ban tư tưởng, tuyên giáo…họ kiểm tra: từ cách ăn mặc cho đến những gì cần nói, hay ca khúc…
Tôi nghĩ rằng, ca khúc có thể kiểm duyệt được vì bài thế nào thì cứ thế mà hát, nhưng cái nói, người dân Việt Nam hiện nay cũng như ở Hà Nội, họ không trông đợi Khánh Ly hát nhiều đâu, bởi vì họ biết một người phụ nữ, một ca sĩ 70 tuổi hát khó mà hay, chuyện đó cũng bình thường. Nhưng họ trông đợi là thái độ, những điều cảm xúc của Khánh Ly qua những phát biểu, chuyện kiểm duyệt những lời nói, những phát biểu là quá khó, bởi vì khi nói phải tùy theo cảm hứng của mình lúc đó, sân khấu thế nào, khán giả thế nào, bài hát thế nào…

Hát xong phải nói vài câu, những điều suy nghĩ, cũng như trước khi hát cũng phải có script (lời thoại) để giới thiệu bài hát cũng như nói đến tâm tư của mình, thì những cái đó không thể nào kiểm duyệt trước được. Tôi cũng vì tình nghĩa với Khánh Ly ngày xưa, rất thân thiết, tôi quí mến Khánh Ly, cho nên tôi thấy xót cho Khánh Ly.

Nói thật, tâm tư của tôi là xót cho Khánh Ly khi phải hát như vậy. Mình là một người nghệ sĩ tự do, mà mình bị phải thế này, phải thế kia… Khánh Ly không thể nào hát những bài người ta yêu thích, người ta mong đợi “khi đất nước tôi thanh bình, tôi đi thăm hầm chông và mã tấu”… làm sao mà hát được những điều đó… hay là “một chiếc xe tang” “trái mìn nổ chậm” “người chết hai lần”… những điều đó rõ ràng Trịnh Công Sơn lên án phía bên nào thì ai cũng thấy. “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, 20 năm nội chiến từng ngày” thì làm sao mà hát được. Cho nên những gì muốn hát lại không hát được, những gì muốn nói lại sẽ bị kiểm duyệt. Tôi nghĩ kịch bản, danh sách bài hát của Khánh Ly, tôi không nghĩ ra mà thấy mệt mỏi.

Vũ Hoàng: Xin được hỏi ông câu cuối, ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam dư luận đã bàn tán xôn xao như vậy rồi thì không biết là khi ca sĩ Khánh Ly trở ngược lại Hoa Kỳ thì mọi chuyện sẽ như thế nào ạ?

N.S Hoàng Thi Thao: Thì mọi người cũng không nói gì nhiều đâu, sau khi trở về cũng im lặng thôi. Khánh Ly im lặng thì mọi người cũng im lặng theo thôi, hoặc là cũng lai rai một số bài cũng hơi phiền muộn cô ấy thôi. Thế nhưng, tôi đoán Khánh Ly đi chuyến này về rồi giải nghệ luôn, tôi nghĩ như vậy! Bởi vì nhiều lần rồi, tôi đã vài lần phụ giúp, đi xem hoặc đánh đàn và Khánh Ly tuyên bố giải nghệ và lần này đến tuổi này, Khánh Ly đóng góp quá nhiều rồi, nếu có giải nghệ thì cũng thật đúng thời điểm.

Tôi cũng xin nói thêm, trong một clip quảng cáo, Khánh Ly nói lần này về để gặp Trịnh Công Sơn, tôi lại thấy là hình như cô ta quảng cáo cho show hơn là sự thật. Bởi vì làm sao mà gặp được, nếu muốn gặp, thì tại sao trước đó 1 tháng Khánh Ly không về ngày 1/4, để cùng với các em của Trịnh Công Sơn ra Phú Mỹ Hưng hát cho ba mươi mấy nghìn người, tiền bạc sẽ có, mà nó hai bên cả bên ngoài cũng như trong nước không ai có thể chê trách gì được cả.

Tôi còn nhớ, những thập niên cuối 60, đầu 70, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã cầm tay nhau bước lên vinh quang, thì nếu ngày 1/4 mà Khánh Ly về hát cho đồng bào ở Phú Mỹ Hưng như 2 năm qua, thì tôi nghĩ chắc chắn thành công ghê lắm, hay ghê lắm và không có một điều tiếng gì cả.

Vũ Hoàng: Xin cám ơn nhạc sĩ Hoàng Thi Thao rất nhiều đã dành cho đài RFA cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Theo RFA
song  
#5 Đã gửi : 08/05/2014 lúc 08:11:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Trịnh Công Sơn và tôi có sự đồng cảm'

Ca sỹ Khánh Ly nói sự đồng cảm là yếu tố giúp cho việc trình bày thành công các nhạc phẩm của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

"Dĩ nhiên là nhạc của ông Sơn thì tôi phải thích, và khi đã thích thì tôi cảm thấy nhạc của ông vào ngay đầu và trong tim tôi và nó ở lại đó mãi, kể cả trong giấc ngủ", ca sỹ nói với BBC tiếng Việt trong lần phỏng vấn được thực hiện vào mùa thu năm 2012 tại California, Hoa Kỳ.

Theo dự kiến, ca sỹ Khánh Ly sẽ diễn tại Hà Nội vào ngày 09/05/2014.

Theo BBC

song  
#6 Đã gửi : 08/05/2014 lúc 11:11:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khánh Ly về Việt Nam hát, dưới mắt bầu sô hải ngoại
WESTMINSTER (NV) - Thứ Sáu, ngày 9 Tháng Năm, ca sĩ Khánh Ly sẽ có buổi trình diễn tại Hà Nội trong chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.

Dưới đây là nhận xét của một số bầu sô, cũng như đại diện trung tâm ca nhạc tại hải ngoại, về sự kiện này.

UserPostedImage
Nữ ca sĩ Khánh Ly trong chương trình “Ru Tình.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)


Ông Tô Văn Lai, giám đốc điều hành trung tâm Thúy Nga
Ðã có rất nhiều ca nghệ sĩ về Việt Nam hát, họ là những ca sĩ tên tuổi tại hải ngoại, từ bấy lâu nay không có ai thắc mắc gì cả... Và khi họ vào trong nước được đồng bào ở đó ái mộ những thần tượng của hải ngoại. Tôi nghĩ chuyện ca nghệ sĩ ở đây về Việt Nam hát, được đón tiếp nồng hậu thì điều đó chứng tỏ chúng ta là người chiến thắng... thế thì tại sao chúng ta lại lấy chuyện đó để kỳ kèo?

Văn hóa không biên giới, âm nhạc chỉ đơn thuần là nghệ thuật, không có xu hướng chính trị gì cả, thế thì tại sao chuyện Khánh Ly về hát lại bị thắc mắc, trong khi nhiều ca sĩ khác về hát chẳng ai có ý kiến, hay những ca sĩ trong nước ra hải ngoại rồi định cư luôn ở đây, cũng không ai nói gì cả...

Ngày xưa thời Việt Nam Cộng Hòa có chiến tranh tâm lý, thời đó có những phái đoàn ca nghệ sĩ được ra nước ngoài để quảng bá những sự phát triển, tiến bộ trong nước... Thế thì ngày hôm nay cũng thế, các ca sĩ ở đây về Việt Nam hát để cho người trong nước thấy thế nào là sự tự do, dân chủ ở các quốc gia văn minh, tiên tiến.... Như vậy chuyện ca nghệ sĩ về Việt Nam trình diễn phải là chuyện cần ủng hộ phải không?

Dũng Taylor, giám đốc trung tâm D&D Entertainment

Ðó chỉ là vấn đề sớm hay muộn thôi. Cách đây không lâu chúng tôi đã tiên đoán về chuyện đó, nhưng dường như không ai chịu tin đó sẽ là sự thật...

Tôi không có ý kiến gì về vấn đề đó cả, vì cô Khánh Ly tuổi cũng đã cao, và về Việt Nam hát là ước vọng của cô, thế thì giúp một người lớn tuổi được hoàn thành ước mơ của họ tôi nghĩ cũng là điều tốt. Còn chuyện tại sao trước khi đi họ không muốn cho ai biết tin tức nhiều, đó là vấn đề cá nhân hay gia đình họ có lý do riêng.

Michael Nguyễn, người tổ chức các chương trình ca nhạc tại miền Nam California

Chuyện ca sĩ Khánh Ly trở về Việt Nam trình diễn chỉ là chuyện xảy ra không sớm thì muộn thôi, tôi không có ý kiến gì về chuyện ấy! Mà tại sao nhiều người phản đối, trong khi có rất nhiều ca sĩ tên tuổi khác cũng về nước trình diễn, thấy có sao đâu? Bên cạnh đó có nhiều ca sĩ từ trong nước ra hải ngoại trình diễn cũng không ai có ý kiến phản đối gì cả, thậm chí họ còn được khán giả ở đây rủ nhau đi xem rất đông nữa... Thế thì tại sao lại chống chuyện ca sĩ Khánh Ly về nước hát?

Mặt khác tuổi chị Khánh Ly đã cao, chị vẫn thường nói ước mơ của chị là được về diễn ngay trên quê hương mình, cho đồng bào bên đó được thưởng thức “sống” tiếng hát Khánh Ly... Thế thì tôi nghĩ không có lý do gì để chống chuyện “ước mơ của một người nghệ sĩ” được trở thành sự thật.

Jade Lê, giám đốc trung tâm Mornarch

Tôi thất vọng vì không ngờ ca sĩ Khánh Ly đã không giữ lời khi trước đây bà nói “Không về Việt Nam hát khi đất nước còn cộng sản.” Thế nhưng nghĩ lại thì đã có nhiều ca sĩ tên tuổi ngày trước từ Việt Nam sang hát, rồi ở lại luôn, họ cũng có những tuyên bố về chuyện lập trường chính trị, nhưng rồi cuối cùng cũng trở lại Việt Nam trình diễn, rồi sao chứ? Bên cạnh đó còn một số ca sĩ khác từ hải ngoại về ở luôn trong nước, sinh sống ở đó. Bởi vậy tôi thấy cũng chẳng cần phải đay nghiến chuyện ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát làm gì?

Tuy nhiên tôi cảm thông với những suy nghĩ của một số đông khán giả trách móc chuyện ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát, có thể họ nghĩ Khánh Ly bước vào Việt Nam giống như Người Việt Quốc Gia bị mất một thành viên của mình, và như thế ảnh hưởng không tốt cho công cuộc đấu tranh của chúng ta.

Dẫu sao chị tuổi cũng đã cao, ước vọng về Việt Nam hát cho trên 80 triệu đồng bào là nỗi khắc khoải của bà, cho dù về đó hát chỉ một lần rồi thôi... Bởi vậy tôi suy nghĩ đối với một người lớn tuổi như thế, nếu có cơ hội cho ước mơ của họ trở thành sự thật thì chắc cũng nên.

Ðức Tuấn/Người Việt (Ghi)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.349 giây.