logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/04/2014 lúc 09:12:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trường nhạc Indiana University Jacobs School of Music đã thông báo chính thức lịch trình diễn của vở opera “Chuyện Bà Thị Kính”/“The Tale of Lady Thị Kính” cho năm học 2013-2014


Tháng Hai vừa qua, tại thành phố Bloomington, tiểu bang Indiana, vở Opera tiếng Anh The Thị Kính Tale của một nhà soạn nhạc Mỹ gốc Việt, tiến sĩ Phan Quang Phục, giảng viên Indiana University Jacobs School Of Music, đã được trình diễn 4 ngày trên sân khấu một ngàn chỗ ngồi của đại học Indiana.

Tiến sĩ Phan Quang Phục
Tiến sĩ Nguyễn Viết Kim, cựu nhân viên NASA ở Washington DC, nói về cảm tưởng và suy nghĩ của ông sau khi đã xem vở tuồng Bà Thị Kính tại hí viện của Indiana University Jacobs School Of Music hồi tháng Hai:

Đây là lần đầu tiên một vở truyền thuyết chèo trong dân gian Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, có thể tạm gọi như là vở đại nhạc kịch (Grand Opera) nói bằng tiếng Anh, hát bằng tiếng Anh đã được trình diễn.

Với khoảng chừng 25 người trong ban nhạc thì anh Phan Quang Phục phải viết cho tất cả các nhạc cụ trong ban nhạc và ông nhạc trưởng sẽ từ đó hòa nhạc. Ngoài ra không phải là nói mà hát theo nhạc, thành ra đó là sự kiện rất công phu. Theo tôi được biết thì sân khấu ở đó rộng ngang với sân khấu của Metropolitan ở New York City tức là sân khấu lớn nhất của Mỹ, chỗ ngồi chừng độ một ngàn. Hôm chúng tôi đi thì còn rất ít ghế trống, khán thính giả đã say mê theo dõi, sự dàn dựng rất công phu, chuyển cảnh mau, phông làm rất đẹp, ngay cả trang phục cũng được nghiên cứu thật kỹ lưỡng. .
UserPostedImage
Tiến sĩ Phan Quang Phục, giảng viên Indiana University Jacobs School Of Music


Với tư cách một khán giả thì tôi có được ngồi cạnh một vài người khách ngoại quốc, họ nói họ rất ngạc nhiên tại sao người phụ nữ Á Đông, điển hình trong này là người phụ nữ Việt Nam như bà Thị Kính, có thể chịu đựng được cái sự hàm oan như vậy. Rồi Thị Mầu là một người lẳng lơ, phóng khoáng nhưng họ thấy trong xã hội nào cũng vậy, những người bị đàn áp, trong trường hợp này là vấn đề giới tính, luôn luôn muốn tìm cơ hội thoát ra, chống đối, phản kháng.

Và vì trong này cũng có vấn đề tôn giáo, thành ra họ thấy có lẽ văn hóa Việt Nam đi rất gần với đạo Phật, có sự từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung và cuộc sống đức hạnh.
Tiến sĩ Phan Quang Phục quê ở Đà Nẵng, thích nhạc và thích sáng tác từ khi còn học khoa Kiến Trúc trong nước, tự học đàn dương cầm hồi 1978. Sang Mỹ định cư năm 1982, ông chuyển từ kiến trúc sang âm nhạc, vào học tại Đại Học Cộng Đồng Riverside ở California.

Năm 1987, cậu thanh niên Phan Quang Phục tốt nghiệp B.M. cử nhân khoa sáng tác tại USC University Of Southern California. Năm 1989, vẫn theo ngành âm nhạc, anh chọn Đại học Michigan, học ở đây 6 năm, lấy hai bằng, một bằng cử nhân về sáng tác và một bằng DMA về Dân Tộc Nhạc Học Ethnomusiccology:
Tại vì tôi nghĩ rằng mình đi càng xa bao nhiêu thì mình càng nhớ về cái gốc của mình bấy nhiêu. Tôi nghĩ sau giai đoạn 10 năm tự nhiên mình thấy kiến thức âm nhạc cổ truyền của mình không được cao lắm, tôi phải lấy thêm bộ môn như vậy để nghiên cứu thêm về âm nhạc dân tộc Việt Nam. Sau khi xem xét tôi thấy hát chèo là hay nhất nên tôi nghiên cứu về hát chèo, biết thêm được nhiều vào cái chiều sâu của tuồng Quan Âm Thị Kính.
UserPostedImage
Poster Chuyện Bà Thị Kính / The Tale of Lady Thị Kính (blog hoacai2012)


Trong lúc đi học thì mình viết bài rất nhiều, có được nhiều cơ hội trình diễn. Nhiều nhóm người ta đặt bài của mình và người ta trình diễn trên thế giới. Nhờ vậy lúc ra trường tôi tìm việc làm rất dễ.

Sau ba năm dạy nhạc tại Cleveland State University, tiến sĩ Phan Quang Phục chuyển sang University Of Illinois At Champagne Urbana. Năm 1998, trong lúc đang dạy ở University Of Illinois At Champagne Urbana, ông được giải thưởng The Rome Prize, được qua Ý ở một năm để nghiên cứu và sáng tác. Đây chính là thời gian gợi cảm hứng sáng tác cho ông nhất về Opera.

Trở lại Hoa Kỳ năm 1999, ông được mời làm giảng viên bộ môn sáng tác tại University Of Indiana, Jacobs School Of Music, là một trong ba trường lớn nhất ở Hoa Kỳ nói riêng, đồng thời là một trong 10 trường lớn nhất trên thế giới:

Ở đây mình có cơ hội viết nhiều tác phẩm lớn và quan trọng tại vì trường có nhiều ban nhạc giỏi và nổi tiếng.
Poster Chuyện Bà Thị Kính / The Tale of Lady Thị Kính (blog hoacai2012)

UserPostedImage
Các diễn viên tham gia vở tuồng Bà Thị Kính tại hí viện của Indiana University Jacobs School Of Music


Tuồng chèo Quan Âm Thị Kính

Cơ duyên nào đã khiến vở Opera Bà Thị Kính lên sân khấu của Jacobs School Of Music:

Trước vở Opera này thì tôi có sáng tác một vở Opera có tên Lorenzo Di Medicis. Tôi dùng vở Opera đầu tiên để thuyết phục người ta trình diễn cho tôi. Nghe nhạc thì người ta thích nhưng người ta không cảm động cho nên người ta có hỏi tôi rằng anh còn một câu chuyện nào khác hay không? Tôi mới đem câu chuyện Quan Âm Thị Kính kể cho người ta nghe thì người ta nói chúng tôi muốn có một cái Opera về câu chuyện này.

Lúc còn nhỏ tôi cũng đã có ý định viết tuồng Quan Âm Thị Kính nhưng lúc đó tôi chưa thấy mình có khả năng sáng tác nỗi trong cái chiều sâu của nó. Hai chục năm sau thì tôi chắc chắn có thể ngồi xuống mà viết vở Opera Bà Thị Kính.

Câu hỏi ở đây là tại sao từ vở tuồng chèo Quan Âm Thị Kính lại được nhà soạn nhạc kiêm tiến sĩ Dân Tộc Nhạc Học Phan Quang Phục viết lại dưới hình thức một Opera để trình diễn cho khán giả ngoại quốc xem:
Tuổng chèo Quan Âm Thị Kính của mình có thể nó đi về phương diện tôn giáo, nhưng sau khi phối hợp nghiên cứu giữa tinh thần của người Châu Âu và tinh thần của người Châu Á thì tôi thấy câu chuyện này còn một chiều sâu khác ngoài vấn đề tôn giáo. Tôi bắt đầu soạn vở Quan Âm Thị Kính lại trong đường hướng mới là Câu Chuyện Bà Thị Kính, tôi thêm nhiều đoạn và bớt đi những đoạn khác. Tại vì trong Opera thì lúc nào cũng có nhóm hợp ca, chorus, nhưng vở chèo của mình ngày xưa thì không có như vậy. Những phần mà tôi cắt đi là hài, một vấn đề có tính chất địa phương, ví dụ hề ttrong Shakespeare thì người Châu Á của mình không thể nào hiểu được. Những cái hề bên Châu Á của mình thì người Tây Phương không hiểu được. Tôi chỉ giữ lại những đoạn hề nào mà có thể giới Tây Phương người ta hiểu được.

Đối với tác giả vở tuồng Bà Thị Kính, điều quan trọng là nêu bật được vẻ đẹp tinh thần và khát vọng của người đàn bà Việt Nam trong một xã hội vốn có những lề thói cổ xưa kiểu phép vua thua lệ làng. Mặt khác, vẫn lời tiến sĩ Phan Quang Phục, ông sử dụng hầu hết từ đàn bà mà không sử dụng từ phụ nữ khi mô tả nhân vật Thị Kính:

Tôi dùng chữ đàn bà thay vì phụ nữ, trong xã hội Việt Nam đàn bà là giới phụ thôi chứ không phải giới chính, cho nên người ta gọi là phụ nữ, nhưng mà tôi thấy chữ đàn bà nó chính xác hơn.

Nội dung câu chuyện Bà Thị Kính là tôn xưng vẻ đẹp, tư tưởng tự do và sự thông minh của người đàn bà trong xã hội nói chung:

Vẻ đẹp đây là cái compassion qua con người Bà Thị Kính, vẻ đẹp từ lòng yêu người, tình người là cao nhất, tình người là quan trọng, chấp nhận hy sinh cho người khác. Những người mẹ của mình thực sự người nào cũng vậy cả.
Bây giờ vấn đề thông minh xuyên qua bà Vợ Mõ (vợ mõ làng). Qua câu chuyện đối đáp giữa Mẹ Mỏ và ông lý trưởng thì Mẹ Mõ chứng minh rằng mình không có học thật, không biết chữ thật, nhưng rất thông minh và khôn khéo. Trong vở chèo cổ người ta gọi nhiều danh từ khác nhau như Mẹ Đóp, Mụ Đóp hoặc Vợ Mõ, Mẹ Mõ… và cái lối bà bắt lý, lối chơi chữ, lối suy nghĩ của bà còn cao hơn ông lý trưởng là một người có học. Đừng nghĩ đàn bà trong xã hội Việt Nam không có học thì rất là ngu, họ thông minh và khéo léo không thua gì đàn ông.

Điều thứ ba là ý tưởng và tinh thần tự do, cái ý tưởng tự do ở đây thực ra là yêu
đương tự do.

Điều này phản ảnh qua nhân vật thứ ba, nguyên nhân đau khổ đoạn trường của tiểu Kính Tâm tức Bà Thị Kính, được tác giả phả một luồng sinh khí mới và một cách suy nghĩ mới từ tinh thần tự do. Đó là cô gái đẹp lả lơi mang tên Thị Mầu:

Cô Thị Kính chấp nhận lời yêu cầu của ba mình và lấy anh Thiện Sĩ, tuy nhiên đối với cô Thị Mầu thì lại khác, cô thương ai thì muốn lấy cho được thôi. Tôi nghĩ trong xã hội xưa Việt Nam của mình đàn bà bị một khuôn khổ quá chặt chẻ, cho nên người ta cũng có suy nghĩ cũng muốn được tự do chứ. Tôi nghĩ người ta phải đào tạo, phải sáng chế vai Thị Mầu để chứng minh rằng đàn bà cũng muốn có được một mối yêu tự do của mình.

Thật ra cái tinh thần người đàn bà của mình hồi xưa, nếu so sánh với người đàn bà trong thế giới Châu Âu, thì cũng ngang nhau cả, cũng lấy tình yêu làm đầu. Đó là muốn chứng minh về vấn đề tình yêu tự do và tình yêu lý tưởng của người đàn bà trong xã hội Việt Nam.

Với giàn diễn viên nam nữ không phải người Việt thì có trở ngại nào trong tập luyện hay trình diễn không, tiến sĩ Phan Quang Phục khẳng định cái khó đối với ông, có chăng, là làm thế nào cho người ta hiểu thấu nội tâm sâu lắng của Bà Thị Kính:

Lúc viết kịch bản thì tôi viết bằng tiếng Anh, nhưng viết thế nào để no có một cái gọi là colloquial (thông thường). Cái khó nhất là làm sao viết một vở Opera mà nâng lên được cái tư tưởng cái ý nghĩa của những lời trong kịch bản.

Một cái khó nhất nữa trong khi viết câu chuyện Bà Thị Kính là những giai điệu:

Tại vì Bà Thị Kính mình nói bà đơn giản mà thật ra bà không đơn giản. Bà Thị Kính có thể nói gần như là thất tình, trong tâm hồn bà có nhiều ý tưởng và cảm xúc khác nhau, thương có, ghét có, tha thứ cũng có mà hận cũng có. Bà là con người suy nghĩ về tôn giáo cũng có mà suy nghĩ về trần tục cũng có. Cho nên phải viết như thế nào để mà phối hợp tất cả những tư tưởng này với nhau thành một giọng hát. Đó là cả một thử thách.

Lúc viết Opera câu chuyện Bà Thị Kính tôi muốn đem chuyện này đến giai đoạn mà tôi gọi là umiversalism tính nhân bản phổ quát.Lúc trình diễn thì có thể nói niềm vui của mình không có chữ nào diễn tả được, ai cũng thích cả. Tôi nghĩ cách làm của tôi, ý muốn của tôi thể hiện vở này qua tầm mắt của tính chất nhân bản đã thành công.

Với niềm tin của tác giả vở Opera Bà Thị Kính, tiến sĩ Phan Quang Phục, Thanh Trúc mạn phép chấm dứt câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay. Kính chào và hẹn gặp quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.129 giây.